Home Tin Tức Bình Luận Trung Quốc thách thức Dân Chủ bằng những trò chơi

Trung Quốc thách thức Dân Chủ bằng những trò chơi PDF Print E-mail
Tác Giả: Bai An Tran   
Thứ Ba, 30 Tháng 9 Năm 2008 07:46

Harold Meyerson - tivo chuyển ngữ

Nguồn: http://www.mercuryn ews.com/opinion/ ci_10212368

Vào thứ Sáu hoặc khoảng thứ Sáu vừa qua, thế giới đã thay đổi.  Với hai tiệc ra mắt khác nhau - lễ khai mạc Thế Vận Hội và sự xâm lăng Georgia – Trung Quốc và Nga đã cảnh báo đến mọi người rằng ván bài liên kết quyền lực của quá khứ vừa được xào lại và những quyền lực kinh khủng mới này đang thách thức một trật tự đã được thiết lập.

Lẽ dĩ nhiên là tôi không muốn so sánh hai sự kiện đã diễn ra vào thứ Sáu vừa qua.  Sự xâm lăng Georgia là một phô trương lạnh người về sức mạnh hung bạo của Nga Sô.  Lễ khai mạc Thế Vận Hội là một trưng bày ngợp thở của giàu có, quyền lực, sức sáng tạo và tưởng tượng của Trung Quốc - một sự kiện đã làm hàng tỷ khán giả kinh ngạc và thích thú. Tuy vậy, chính lễ khai mạc là tuyên bố thách thức lớn đối với những giá trị Dân chủ hơn là sự xâm lăng Georgia.

 Chiến tranh tại Georgia (Nguồn: dailymail.co. uk)
Các tay trống Trung Quốc đang chuẩn bị cho lễ khai mạc TVH 2008 (Nguồn: Getty Image)
Những sự kiện này đã không xảy ra một cách rỗng tuếch.  Chỉ vài tuần trước đó, thương thảo mậu dịch toàn cầu đã thất bại vì Trung Quốc và Ấn Độ tin rằng những quy định được đề nghị có thể sẽ dồn nông dân của họ vào tình trạng nguy hiểm.  Khi các cuộc thảo luận Doha Round bắt đầu vào năm 2001, không ai có thể tưởng tượng rằng nó có thể bị đánh bại trước những sức mạnh không thuộc phương Tây.  Tuy nhiên vào mùa hè năm nay, với sức mạnh kinh tế mà Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được, họ hoàn toàn có khả năng chấm dứt cuộc thương thảo.

Thay đổi quyền lực

Các sử gia chắc chắn sẽ cho chúng ta biết mùa hè năm 2008 là năm báo hiệu sự lớn dậy của một hành tinh chiếm ưu thế bằng những quyền lực đa dạng không thuộc phương Tây.  Nó cũng là thời điểm mọi việc đã trở nên rõ ràng rằng Thế Kỷ Hoa Kỳ có thể sẽ không tiếp nối từ thế kỷ 20 qua thế kỷ 21.

Sự xâm lăng của Nga Sô chắc chắn là cú xốc về những diễn biến này nhưng lại ít gây bất ngờ nhất. Nó hoàn toàn phù hợp với xu hướng sức mạnh quyền lực đã có từ thời xa xưa - khẳng định nữa chủ quyền lãnh thổ trực tiếp qua các nước láng giềng.

Ngay cả Hoa Kỳ cũng có tên cho quyền can thiệp của họ vào công việc của các nước láng giềng: Monroe Doctrine.  Và ngay khi Nga Sô ra tay đánh phá một đồng minh quân sự của chính quyền Mỹ trên biên giới của họ, Mỹ cũng tiến hành việc lật đổ Castro tại Bay of Pigs, hạ bệ Sandinistas ở Nicaragua, và bật đèn xanh âm mưu táo bạo chống lại Hugo Chávez của Venezuela năm 2002.  Tất cả những can thiệp này đã không mang lại uy tín nào cho Hoa Kỳ và Nga Sô, nhưng sự việc cũng chẳng phải là điều mới lạ dưới ánh  mặt trời.

Nga Sô ngày hôm nay là sự pha trộn giữa chủ nghĩa vua chúa độc đoán cấp tiến trong nước và Slavic toàn trị hung hăng toàn cầu.  Tham vọng của nó không đặt ở niềm tin và thực thi chính trị - không như chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa toàn trị Slavic chắc chắn sẽ không tranh thủ được những người không ủng hộ chủ nghĩa này – hay mô hình kinh tế mà vào khả năng dự trữ dầu hỏa và nguyên khí tự nhiên, những thứ mà Âu Châu bị lệ thuộc.  Nó không chính thức là bạn thân của dân chủ nhưng cũng không là một tai họa, đòi hỏi phải khởi sự lại cuộc chiến tranh lạnh như John McCain và nhóm bảo thủ cấp tiến của ông ta đã tin.

Một lần nữa, Trung Quốc lại là vấn đề khác.  Nếu đã có sự phô trương của một chủ nghĩa tập thể hoà nhã, thì đó chính là phần lễ khai mạc của đạo diễn Zhang Yimou qua việc thu nhỏ nhiều con người thành một vật trừu tượng chính xác, hình như cũng đã phát xuất từ một phạm vi bằng nhau từ Busby Berkeley và Leni Riefenstahl. (Cũng nên nhắc lại rằng đa số lễ Thế Vận Hội Berlin năm 1936 đã được dàn dựng bởi Riefenstahl cho phù hợp với óc thẩm mỹ phát xít của bà ta trong cuốn phim “Olympiad”).  Trọng tâm tác phẩm của Zhang là chúc mừng thành tựu và sức mạnh của người Trung Quốc, cũng như luôn luôn nhấn mạnh mối quan hệ hòa thuận giữa Trung Quốc cùng toàn thế giới.  Tuy nhiên, cái sáng kiến tài tình của nó không nằm ở những thiết kế tài giỏi mà ở quyết định để người cầm cờ Trung Quốc trong cuộc diễn hành của các vận động viên là Yao Ming đi cùng với cậu bé 9 tuổi đáng yêu, người đã sống sót sau thảm họa động đất xảy ra cách đây không lâu đã giết chết gần hết bạn học của cậu, và cậu đã quay lại sau khi tự giải thoát mình từ đống gạch đổ nát để cứu hai người bạn học.  Xướng ngôn viên của đài NBC thuật lại rằng khi được hỏi tại sao cậu quay trở lại, cậu trả lời vì là người giám sát hành lang và trách nhiệm của cậu là phải chăm sóc các bạn học.
Câu trả lời này cho chúng ta biết nhiều hơn điều chúng ta muốn biết.  Cũng có thể cậu bé quay lại vì biết các bạn học của mình vẫn bị kẹt bên trong.  Thay vào đó, câu trả lời lại là cậu trở lại vì là một phần trách nhiệm nhỏ của một hệ thống tôn ti trật tự tốt.

Lời tuyên bố chính trị

Như chúng ta biết, cậu bé rất có thể trở lại cho dù cậu không phải là người giám sát hành lang, nhưng câu trả lời của cậu – dù tự phát hay là của ai đó có trách nhiệm đã bịa đặt cho cậu – có tác dụng tuyệt vời cho sự quảng cáo một quyền lực độc tài luôn có khuynh hướng muốn thuyết phục thế giới rằng mô hình xã hội và chính trị của nó cũng lành mạnh như bất cứ mô hình xã hội chính trị dân chủ nào.

Điều Nga sô làm thứ Sáu vừa rồi thật kinh khủng, nhưng cuối cùng nó vẫn không là một thách thức cấp thời đối với các nước dân chủ trên thế giới.  Điều Trung Quốc làm chỉ là bước mở đầu, nhưng sự âu yếm chủ nghĩa tư bản-Lê-nin của nó, cùng sự yêu chuộng bởi đa số các ngân hàng và công ty vì hiệu quả tiền lương thấp, mới đích thực là một thách đố kinh tế đến các khối lao động ngày thêm phức tạp và không đồng bộ của các nước dân chủ.  Một quốc gia có thể tập hợp 2,000 tay trống đồng bộ và hoàn hảo rõ ràng đã xác định vị trí hàng đầu trên thế giới của mình về đội ngũ lắp ráp dây chuyền.