Home Tin Tức Bình Luận Bị đẩy mới chịu đi?

Bị đẩy mới chịu đi? PDF Print E-mail
Tác Giả: Trần Khải   
Thứ Sáu, 23 Tháng 1 Năm 2009 12:41

Nhà nước CSVN vẫn luôn luôn nói giáo dục là ưu tiên, trong đó giáo dục bậc đại học cần đổi mới để bước lên đẳng cấp quốc tế. Nhưng thực tế, có phải chính phủ Hà Nội muốn sớm tăng tốc đổi mới, hay là vẫn trì kéo muôn năm tư tưởng Hồ Chí Minh?

Bởi vì ngu dân là chính sách thường được các chế độ sử dụng để dễ cai trị, thậm chí như trường hợp các nước cộng sản và độc tài vẫn ưa muốn người dân không cần mở mang trí tuệ, vì lý luận đã có Ban Khoa giáo Trung Ương lý luận giùm, và kiến thức cũng cần có lề phải do Bộ Văn Hóa Thông Tin điều hướng. Thậm chí tới mức, một Thứ Trưởng CSVN mấy tuần trước mới nói rằng dân chúng không cần tự do báo chí làm chi, bởi vì căn bản là chỉ cần cơm no áo ấm.

Nhưng nếu những cáí đầu của giới trí thức chỉ loanh quanh với lý thuyết Mác Lê, thì quê nhà rồi sẽ dẫn tới đâu? Hay là nhà nước CSVN chỉ chịu đi tới, khi bị các áp lực thúc đẩy phải đi? Đó là chỗ chúng ta đang suy nghĩ.

Ts Phạm Duy Nghĩa (ĐH Quốc gia Hà Nội) trả lời phỏng vấn trên báo SVVN số ngày 10/12/2008 đã cho thấy chính phủ CSVN thực ra vẫn do dự.

Câu hỏi của phóng viên Tuệ Lâm lúc đó là, “Một thời, dư luận rùm beng việc xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế, rồi mọi thứ lại chìm vào im lặng. Ông nghĩ sao về điều này?”

Và câu trả lời của TS Phạm Duy Nghĩa là,

http://www.dcvonline.net/php/images/012009/pduynghia.jpg

P.Gs.Phạm Duy Nghĩa
Nguồn: vnthuquan.net

“Trong cạnh tranh, các trường đẳng cấp sẽ xuất hiện, đừng có dựng nó lên. Tuy nhiên, nếu thiếu sự hỗ trợ và định hướng của nhà nước thì cũng khó hình thành. Ví dụ, nếu ĐH Thanh Hoa không có sự hỗ trợ của nhà nước Trung Quốc thì khó mà có danh tiếng như bây giờ. ĐH Tokyo cũng được Nhật hoàng hỗ trợ rất lớn. Các quốc gia đều có những trường mà Nhà nước đặt niềm tin ở đó. Những trường đó hình thành dựa trên chính sách công dồn tiền vào để xây dựng cơ sở vật chất, dữ liệu, thư viện, trả lương cho người giỏi...”

Có phảỉ đây là lời trấn an để xin nhà nước hỗ trợ đổi mới giáo dục đaị học như Trung Quốc và Nhật Bản?

Một bản tin trên Đaì VOA hôm Thứ Hai 19/01/2009 đã cho thấy một diễn tiến mới, mà kẻ bảo thủ có thể gọi là Hà Nội chấp nhận “diễn biến hòa bình.” Bản tin VOA viết:

“3 tập đoàn Hoa Kỳ xúc tiến thành lập ĐH tư theo mô hình Mỹ ở VN

Ba tập đoàn của Hoa Kỳ đang xúc tiến việc thành lập một trường đại học tư theo mô hình của Mỹ tại Việt Nam.

Theo tin của Đài Tiếng Nói Việt Nam và của trang tin điện tử báo Sài Gòn Giải Phóng, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak vừa loan báo việc xúc tiến thành lập trường đại học tư theo mô hình của Mỹ như vừa nói, đồng thời cho biết sinh viên Việt Nam học giỏi sẽ được thu nhận vào trường đại học này.

Tin cho hay Đại Sứ Hoa Kỳ còn cho biết Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ việc nâng cao chất lượng giáo dục tại cấp bậc đại học ở Việt Nam qua chương trình đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin và thực thi các chương trình hỗ trợ giáo dục.

Tin của Sài Gòn Giải Phóng cho hay đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lập lại lời cam kết của chính phủ Mỹ là trong tương lai sẽ dành mọi sự dễ dàng cho công tác thực tập của sinh viên Việt Nam trong các công ty Mỹ, đồng thời tăng số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ.”

(hết trích)

Có nghĩa là tư bản Mỹ bắt đầu nhúng tay vào giáo dục đaị học VN. Thế còn tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ để ở học trình nào? Tiểu học, hay trung học, hay chuyên ngành cho Bộ Công An học?

Một thời, chúng ta còn nhớ rằng chính nhà nước vài năm trước, qua lời GS Đỗ Trần Cát, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, hồi năm 2005 đã nhìn nhận rằng, Giáo dục đại học Việt Nam ngày càng bết bát, và giáo sư Cát đã để laị một câu nói trứ danh trên mặt báo Hà Nội về giáo dục đaị học VN là “Càng đổi mới, càng thụt lùi.”

Bây giờ thì, Biển Đông bị chiếm nhiều đảo, vây khắp mạn Biển Đông và cả từ vùng đất núi rừng phía Tây Trường Sơn, nhà nước Hà Nội mới lo vùng vẫy để thoát ra.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng chính áp lực qúôc tế đã buộc Hà Nội phaỉ nới gọng kềm để cho tư bản qốuc tế vào mở trường đaị học.

Báo SVVN số nêu trên, bài viết nhan đề “Giáo dục đại học của Việt Nam và mốc 01/01/2009: Sinh viên muốn được đối xử như người lớn” đã cho biết rằng thực ra CSVN mở cửa đại học chỉ vì đó là cam kết với qúôc tế từ lâu rồi. Bây giờ nước tới chân mới nhảy, mới chịu hé hé cửa cổng trường.

Bài báo viết, trích:

“Việt Nam (VN) sẽ mở cửa giáo dục đại học (ĐH) theo cam kết khi gia nhập của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm 2009. Trong cam kết này, dịch vụ giáo dục được đặt bên cạnh những dịch vụ khác như y tế, viễn thông, phân phối, vận chuyển... SVVN đã có cuộc trò chuyện với TS Phạm Duy Nghĩa (ĐH Quốc gia Hà Nội) trước thời điểm quan trọng này.”

(hết trích)

Như thế, đã quá lố cột mốc thời gian phảỉ mở cửa cả ba tuần lễ rồi. Không chỉ cam kết với WTO là sẽ mở cửa giáo dục, mà còn mở cửa đủ thứ như y tế, viễn thông, phân phối, vận chuyển...

Nhưng điều chúng ta quan tâm là chính phủ CSVN sẽ kiểm soát sinh viên qua cơ chế đoàn và đảng sẽ hiệu lực tới đâu? Và Hà Nội học được những gì từ Bắc Kinh qua cách kiểm soát quyền lực, và kềm chặt dân chủ?

Tình hình này cho thấy một thực tế rằng, nhà nước CSVN chỉ nới lỏng ra nếu có áp lực qúôc tế. Ngay cả khi mở cửa giáo dục Đạị Học, không phaỉ là vì thương dân, thương thế hệ trẻ... mà chỉ vì đã quá hạn mà WTO đặt ra rồi.

Cuộc chiến vì tự do dân chủ rồi cũng sẽ như thế. Không thúc ép, nhà nước CSVN không bao giờ mở lòng từ bi mà đổi mới. Còn như thuần tuý tin rằng các chính sách đổi mới naỳ tất sẽ dẫn tới dân chủ tự do, thì đó laị là chuyện rất là xa, phải rất nhiều thế hệ “diễn biến hòa bình” mới xong.

Cứ xem như Trung Quốc. Mở cửa đã nhiều năm rồi, mà quyền lực vẫn chuyên chính độc đảng. Thế cho nên, không thúc ép, các chế độ này sẽ không chịu nhúc nhích bao giờ.

Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.


[ Trở lại ]

http://www.dcvonline.net/php/themes/Cars/images/bullet01.gif

Đọc những bài khác trong mục Chính Trị Xã Hội Việt Nam   http://www.dcvonline.net/php/themes/Cars/images/bullet01.gif

Gởi điện thư Gởi điện thư
 
 http://www.dcvonline.net/php/themes/Cars/images/bullet01.gif Đăng Ý kiến của bạn về bài này?

   Ý kiến Bạn đọc
   (DCVOnline không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ bạn đọc)

 Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-21 23:43:22

LaGiang

GIáo dục là ông địa phải không?

Đại học là một bộ phận của hệ thồng giáo dục. Nó chỉ là một nối tiếp cuồi cùng của đuờng học vấn. Một nền giáo dục tốt là cả một hệ thống. Chứ đâu phải có ngay một vài đại học có tầm vóc quốc tế mới gọi là nền giáo dục tôt.

Học là một chuyện và hành lại là chuyện khác. Trên nguyên tắc, bẳng điếu cao không có nghiã là nhân tài cao! Một lầm lẫn quái dị. Một lối suy tư của thời ông trạng ông nghè. Một tôn thờ bằng điều. Hiện nay tại Bắc Phi, có cả khốn tiền-sĩ từ các trường đại học quốc tế có tiềng. Vì một thành phần xã hội có tiền do dầu lửa và không biết phải làm gì, nên cứ ngồi học và lấy đù thừ bằng. Rồi ngồi đó.

Ai đã đảm nhiệm giáo dục tại đại học phải thấy hiện tuợng nầy. Ngày nay tại Âu-Châu số thí sinh tiền-sĩ Á Rập cao hơn số số thí sinh da trắng trong một vài truờng hợp. Vì mấy anh da trắng không còn nhắm văn bằng tiền-sĩ nữa, mà bỏ đại học sau Master. Họ có lý.

Nhưng tại VN lại đặt tiêu chuẫn tiến-sĩ làm hàng đầu. Tôn thờ bằng điều vẫn muôn năm trong tâm tư dân Việt. Đào tạo quan cai trị là cái chắc và đã vô tình cho giai cấp nầy một địa vị qúa ưu tiên. Trong khi giai cấp căn bản của xã hội VN không phải là giai cấp nầy. Chắc là muốn thầy nhiều thấy hơn thợ! Một tình trạng giáo dục mà một số nước chậm tiến mắc phải. Toàn thấy một bọn nhiều bằng điều chỉ tay năm ngón vô tìch sự. Trong khi lớp chuyên viên trung cấp giỏi trong nghề nhiệp và suy tư cao, lực luợng căn bản đàm nhậm phát triễn kỷ nghệ, lại không có.

Tại Âu-Châu có hai nuớc đặt nặng vấn đề nầy là Đức và Thuỳ-sĩ. Và kết quả như ai đã thấy. Tại nơi đây, không chắc là ông tiến-sĩ sẽ phải là ông chỉ huy. Mà có thề là một ông, tuy văn bằng thầp, nhưng có nhiều sáng tạo và tài giỏi trong nghề lạl nắm chức giám đốc.

Vì các lý do trên. VN phải đặt vấn đề ưu tiên là phải đào tạo một giai cấp căn bản có tính cách quần chúng để giai cấp vửa là thầy vừa là thợ và rất giỏi. Đề hường dẫn giai cấp nầy về lý thuyệt. Chì cần một số nhỏ tiến-sĩ có thực lực thật. Chứ không phải một đống tiến-sĩ rõm.

Vấn đề căn bản là làm sao lương thướng giữa các giai cấp không qúa chếnh lệch. Từ quan niệm nầy đặt căn bản giáo dục tại VN.

Một nuớc muốn tiến phải tiến điều và quần chúng động đảo tiền. Không chì một nhóm dẫn đầu thôi. Một chiến thắng thừơng là do đại quân theo sau nhóm tiền quân. Khi hai thành phần xa nhua qúa. Làm sao mà tiến đuợc?

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]
 
Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-21 23:55:37

anbinh94

Nhà nước VN hay TQ gởi sinh viên đi du học ở Mỹ/Quốc tế hay cho Mỹ/Quốc tế mở trường đại học ở ngay trong nước mình thì cũng chẳng có sự "đổi mới" gì cho lắm...ngoài ra còn có 1 lợi điểm:

Tránh tình trạng đi du học nhưng không chịu về nước phục vụ cho chế độ.

Ở TQ cứ 4 người đi du học thì chỉ có 1 người về, ở VN có lẻ tỉ lệ còn tệ hơn, cho nên nhà nước CSVN nhất định không chịu làm thống kê.

Ở TQ hàng triệu người đi du học,những chỉ có hàng trăm ngàn trở về.. còn ở VN thì sao ?

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]
 
Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 00:23:06

LaGiang

VN có lẽ nên theo tổ chức nầy:

1.- Tất cả con em phải tới trường học từ 5 tới 17 tuổi. Cho cảnh sát đi tuần tiểu. Vào giờ học thấy tên nào thuộc loại tuồi nầy lang thang ngoài đường tóm cổ hềt và bắt đi học ( miễn phí ). Nêu con em nào có vấn đề phải giài quyết qua hai cách:Ai giàu cho vào trừơng tư. Ai nghèo cho vào các lớp đặc biệt.

2.- Sau 17 tuổi phân loại: Loại nào còn có khả năng tiếp tục cho đi tiềp. Loại xem ra mệt rồi cho vào các truờng thực tập huấn nghệ để sau năm ra làm ăn-

3.- Lớp đi tới sau ba năm thi một văn bằng. Anh nào cò có khả năng cho đi tiếp. Còn anh nào mệt rùi cho vào truờng huần nghệ để có cái nghề mà sống.

4.- Sau tú tài. Anh nào còn có khà năng đi tiếp. Các Anh kia ra truờng huấn nghê.

5.-Lấy bachelor làm căn bản. Sau bachelor cho ra gần hầu hềt xem như giai đoạn giáo dục đã xong.

6.- Còn vài ba anh cón muốn học tiếp cho đi tiếp. Sau Master cho ra và còn leo teo mấy anh nữa.

7.- Mấy anh leo teo cho đi tiếp tới tiến-sĩ. Như thế làm gì mà có 20 ' 000 tiến sĩ trong vòng 10 năm cho XHCN?

8.- Theo khuôn khổ ấy. Truờng huấn nghệ và các truờng kỷ sư xem ra làm quan trọng hơn số đại học. Cho nên đặt tất cả nỗ lực vào mở các truờng nầy để tạo một số khả năng kiếm ăn cho quần chúng đã.

9.- Còn số tiến-sĩ ngay tại một số nuớc rất tiến vẫn không phải là ưu tiên. Ưu tiên là mấy ông đã ra rià từ truớc. Nhóm ấy là căn bản của xã hội. Cố đào tạo thành phần ấy để đàm nhiệm một cách nào đó thầy nhỏ thợ lớn. Thầy lớn là mấy anh còn sót lại. Tại đây thêm khóa chỉ huy.

10. Cò vài anh có cù lẩn và mọt sách cho ở lại Đaị học và đẩy tời Thạc sĩ phân khoa để cù lần tiếp dưới mái truờng Đại Học trong tư thế đầu to đít teo.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 00:41:21

LaGiang

Tiếp.

PS: Mỗi sắc tộc thừơng có năng khiếu riêng. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh luôn có giá trị. Có phát triển và khai thác năng khiếu ấy và dưa trên tài nguyên địa chất và điạ lý của xứ sở.

Ai bảo một ông farmer tài giỏi lại thua một ông tiến-sĩ của Harvard? Còn lâu. Khi tuyển chọn. Câu hỏi không phải là " Cha nội nè! Cha nội có bằng gì và từ truờng nào? Mà Cha nội nè! Cha nội làm được cái gì?" Ôm một đống bằng mà tinh thần bệ rạc và thiếu sáng tạo thì làm cái gì?

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 00:48:23

LaGiang

Kềt luận:

Vấn đề căn bản là yêu cầu các viện trợ đào tạo đặt căn bản là tạo một hệ thống trường trại trung cắp thật mạnh và hữu hiệu để có một thành phần đông đảo thật có khả năng vửa thầy và vừa thợ. Thấy lớn chưa có thì không sao. Còn thầy nhỏ chưa có là phải một quan tâm. Đề làm sao bộ phận đông đảo có cơm ăn áo mặc đã.

Giờ nấy nếu thiếu ý thì có thể mua ý. Nhưng thành phần nào đảm nhiệm thực hiện đây là vấn đề quan trọng nhất.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 01:51:31

Lê Văn

"Giáo dục" không phải "nghề" của tôi, nhưng cũng xin đóng góp vài ý kiến cho đông đảo (để mình bác LG "độc diễn" sợ bác í buồn!).

1.
Tổng quát, có hai phạm vi mà bất cứ chính phủ nào, ở đâu và lúc nào cũng phải đặt quan tâm hàng đầu, lo toan cho hết khả năng của mình: đó là giáo dục và ý tế. Vì dân có kiến thức, hiều biết thì tương lai quốc gia sẽ khá. Điều này là "định đề" không thể sai. Y tế thì khỏi cần giải thích! (Hoc sinh, thợ thuyền, chuyên viên... ngườ già... nếu không có sức khỏe tốt thì... noí chuyẹn gì nữa?!).

Theo tôi hiều thì đây lại là hai lãnh vực yếu kém, và ngaỳ càng thụt lùi của VN, do đ1o tương lai dất nước thật đáng lo...

2.
Học nghề hay học đại học (nhất là cấp tiến sĩ) - điều nào đáng là ưu tiên hơn? Câu hỏi này rất hóc búa. Kinh nghiệm của tôi thì quả thực là cái gì cũng cần, vì thực tế cấp bực nào mà thiếu hụt thì trưóc sau đếu sẽ có vấn đề. Có lẽ trong tương lai gần, thì VN cần chuyên viên trung cấp nhiều nhất (học lực tương đương bachelor - hay ít hơn nhưng có kinh nghiệm thực tế kéo lại).

Có chuyên viên trung cấp thì mới đào tạo ra được thợ chuyên môn. Đàng khác, tôi thấy thợ chuyên môn VN tay nghề không cao, sản phẩm cũng không tình xảo ... đều do thiếu chuyên viên trung cấp (huấn luyện thợ, kiểm tra phẩm chất hàng hóa) v.v.

Chuyện đào tạo cấp "hậu đại học" (tiến sĩ v.v.) tuy cũng cần nhưng rất tốn kém, nên phải có một nền kinh tế phát triển rồi mới có khả năng đào tạo "giai cấp" này. Câu hỏi là: lấy đâu ra người để dạy đại học? Thưa, công đồng người Viêt hải ngoại và cả người Tây Phương không thiếu người có khả năng và sẵn sàng đảm nhận công việc đó - chỉ cần một chính quyền.. đàng hoàng dứng đán, và biết cư xử văn minh một tí. Điều này VN ta chưa có!

3.
Tạm tóm tắt, tôi đồng ý hoan toàn với "quy trình" của bác LG đưa ra: tta bắt đầu băàng những bước cơ bản, vừa lo kinh tế vừa lo giáo dục - từ dưói lên trên - tứ nông thôn ra thành thị.. khi quôc gia "khoẻ mạnh" thì lúc đó muốn làm việc vĩ đại mới được (Tôi theo dõi tiến trình phát triển của TQ từ cuối thập niên 70 - cùng với sự "phát" của siêu sao" Đặng Tiểu Bình - thì đây đúng là phương pháp phát triển kình tế của TQ "hậu Mao Trạch Đông - Tứ Ban"..).

(Trên đây chỉ là những điểm khái quát, nhiều lắm là bưó ckhởi đầu cho cuộc tranh luận chi tiết hơn)

LV

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 02:31:05

LaGiang

Xin chào Quân Sư Lê Văn,

Năm mới về. Xin gửi kính gửi tời Quân Sư lời cầu chúc an khang.

Quân Sư hòan toàn có lý. Giáo dục là phải thế. Nhất là cho một xã hội như xã hội VN.

Mời Quân Sư qua chơi. Bí giờ hồi hưu non nên có thời gian nhiều.

Kính Quân Sư

LaGiang

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 02:57:42

mau-nhiem

Kính chào hai anh .
Rất đồng ý nhận định của hai anh.
Cũng nói rõ hơn các đại học quốc tế được phép đào tạo các môn KHOA HỌC TỰ NHIÊN còn XÃ HỘI NHÂN VĂN
cho đến thời điểm này chưa cho phép. Nghĩa là CSVN vẫn nắm chắc cái cốt lõi là tư tưởng con người.
Như anh Lê Văn đã nói, đây đúng là áp dụng sách lược của Đặng tiểu Bình. Đặng tiểu Bình rất đề cao chính trị tư tưởng một trong những lý do mà Trung Quốc chưa có nền dân chủ, tự do đúng nghĩa.
Thực sự thì ở VN ba cái lý thuyết tào lao này sinh viên quá ngán, cộng với cái lịch sử tô bóng mà CSVN được độc quyền rao giảng không ít thì nhiều cũng sản sinh những ông nghị gật cho xã hội.
Tôi chẳng trông chờ điều gì cả. Chỉ mong CSVN giáo dục nhân bản cho lớp trẻ, sống sao cho có tình người "đói cho sạch, rách cho thơm" là được.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 23:22:46

Lê Văn

Có lẽ đa số người Việt ai cũng mong xã hội đạo đức trở lại như xua, bạn MN à. Được vậy tôi sẽ tự nguyện... nhịn đủ thứ... 3 tháng!

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 10:27:11

UncleFox

Nói như hai cụ La Giang và Lê Văn thì Việt Nam đã thành một nước theo ...Chủ Nghĩa Xã Hội bố nó rồi còn gì ! Hai cụ nên nhớ nước "ta" chỉ đang trong tiến trình gọi là "quá độ" lên Xã Nghĩa thôi . Mà cái "quá độ" này thì nó vỗ béo đảng viên CS . Không còn "quá độ" nữa thì có đứa mô thèm theo Đảng Phỉ bán nước buôn dân cho người đời nguyền rủa . Bởi thế, ngày nao diễn đàn này không còn các anh có mồi dùng lưỡi gỗ nâng bi đảng, thì ngày ấy các cụ sẽ thấy cảnh sát VN đi tuần tiễu để tóm cổ mấy cô cậu "cúp cua" ném trở vào lớp học .
Mà Bác La Giang và anh Lê Văn chắc chưa từng hưởng thú "cúp cua", những ngày đẹp tuyệt vời nhất của tuổi học trò hay sao mà đề nghị ác thế ?

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 11:49:41

Lê Văn

Thưa bác Fox,
Bác "ác" thật.. nói đâu trúng đó!

Theo tôi, chủ nghĩa CS siêu việt ở chỗ cái gì cũng có thể giải thích được. Chỉ cần chế ra từ ngữ mới là xong! Chẳng hạn, thay vì nói "bế tắc", ta chỉ cần nói đó là "giai đoạn quá độ" (nhưng quá độ thì đi đến đâu thì.. dân tự hiểu!).

Hay, CS thì không thể có "tham nhũng" (đảng là "lương tâm" của nhân dânh thì không thể tham nhũng - có ai lại "nhũng" với chính mình?) - CS thì chỉ bị "tha hóa" thôi (theo tôi hiểu, "tha hóa" là đánh mất "lưong tâm" cộng sản - chỉ có người CS tha hóa mới xấu, đảng CS không thể xấu!) v.v.

Chuyện dài XHCN...

TB. Bác Fox lại.. stereotyping các KV rồi!

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 13:32:40

Hữu Sơn

Bác Lê Văn,

Muốn biết chữ "độ" đi đến đâu thì nên "đối thoại trực tuyến" với Dũng xà mâu thì sẽ biết. Nó giải thích về việc giải quyết vấn đề tham nhũng, ăn cắp "xa lộ ĐT" :"điều tra đến đâu, giải quyết đến đó!" Nên nếu không điều tra thêm được, thìu ngừng ở đây! Đúng là vẹm, quan tòa là tao mà ăn cướp cũng là tao.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 16:48:08

Lê Văn

Hahaha.. cám ơn bạn HS giải thích rõ về chuyện tham nhũng... ý quên "tha hóa"! (Tôi tự giải thích "tha hóa" là... ta "tha" của công về tổ... hóa thành của riêng mình). Thân mến

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 12:45:24

LaGiang

Bác UncleFox,

"Mà Bác La Giang và anh Lê Văn chắc chưa từng hưởng thú "cúp cua", những ngày đẹp tuyệt vời nhất của tuổi học trò hay sao mà đề nghị ác thế ?"

Thường cúp cua là đi có cặp (có cả mình và nhà tôi). Cảnh sát chỉ tóm cổ mấy anh đi lẻ và nhỏ thôi (từ 5- 12 tuồi). Và khi cùp cua thuờng chọn tời chổ hơi vắng. Như hồ Than Thở hay thác Preng tại Đà Lạt. Cảnh sát không ra chổ ấy.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 18:44:05

Lê Văn

Bác LG,
Thành thực chúc mừng "đôi trẻ": ý hợp tâm đầu như thế - hồi nhỏ đã cũng nhau cúp cua rồi! - dễ gì ai có được héng!
Thân ái
TB. vậy bác LG phải là dân Yersin rồi ... vậy bác gái phải là gốc Couvent - vì Yersin đâu có nữ học sinh?

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 22:15:21

LaGiang

Marie cút Sài Gòn = Marie-Curie

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 22:18:34

LaGiang

Yersin hỗn hợp . Có cả trai lẫn gái Bác à!

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 23:26:17

Lê Văn

Vậy sao? Bác LG thật là may mắn... Kính

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 07:12:17

Hữu Sơn

Xin hỏi ông LaGiang

Trong bằng cấp ở Mỹ thì sau tốt nghiệp Trung học là associate (2 năm = cán sự), bachelor, master và doctoral. Vậy nếu bachelor = kỹ sư thì master = ?, tiến sĩ = ? và thạc sĩ = ?.

Theo tôi nhớ thì ở ngày còn đi học thì giới nhà giáo được gọi : thầy cô ở bậc tiểu học, giáo sư ở bậc trung học, giảng sư ở bậc đại học, còn riêng những người phụ giúp giảng sư được gọi là giảng viên.
Với văn chương của loài vẹm thì "phó" tiến sĩ = ? và "phó" giáo sư = ?

Dạo này tôi cũng thường (bị) được nghe là sinh viên phải đi "thực tế", có phải thực tế là đi thực tập để làm để có kinh nghiệm như ở Mỹ là "intern" hay "co-op" không ?

Xin cám ơn ông.
HS

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 10:10:37

UncleFox

Mấy danh từ kia đâu đã chướng tai bằng "du học ...tại chỗ" , thưa anh Hữu Sơn . Thật là "đỉnh cao trí tuệ loài người" phái không anh ?

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 15:52:20

TranCali

Học tài thi phận. đảng viên ta khỏi học khỏi thi nhưng cũng có bằng tú tài toilet như ai.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 10:23:38

Elle

Các loại "phó tiến sĩ" hay "phó giáo sư" là cách phân bậc theo hệ thống XHCN cũ. Bây giờ phó TS hay TS cũ đều gọi như nhau là TS. Nếu phân chia theo học hàm kiểu Pháp thì:

- Phó giáo sư = maître de conférences

- Giáo sư = professeur des universités

Chưa biết nguồn gốc đâu ra thì nên tìm hiểu trước khi chỉ trích, như thế sẽ nói lung tung.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 10:54:12

UncleFox

Gửi Éo Le,
Ông Nguyễn Thanh Giang từng trình luận án "phó tiến sĩ" Địa -Vật Lý trước hàng trăm người ở Hà Nội . Trong đó có ông Trần Đức Lương (sau này là Chủ Tịch Nước VN) là người chất vấn đầu tiên, và ông Nguyễn Thanh Giang đã bảo vệ thành công đề tài luận án của ông .Sau này VN không còn dùng danh vị "phó tiến sĩ" một cách ngu xuẩn nữa, các vị "phó tiến sĩ" đã được đồng hoá thành Tiến Sĩ .
Mấy tuần trước khi ông Nguyễn Thanh Giang bị cả một hệ thống truyền thông chó má của nhà nước Việt Cộng bôi nhọ là xài văn bằng giả thì ngay trên diễn đàn này, Éo Le cũng hùa theo tấn công ông Giang một cách thô bỉ mà có cần biết "nguồn gốc ở đâu ra trước khi chỉ trích" không ?

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 11:36:43

nguoivehuu

Mja,
Miệng lưỡi lão ngày càng....nhọn dek chịu được. lão nói thế khác nào chửi...bố anh Lương nhẩy? Anh ấy có bằng kỹ sư Mỏ, đi chất vấn phản biện luận án Phó Tiến Sĩ thì cũng gan Trời chứ chả chơi.
P/s: lão được hớp nào chửa?

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 12:45:29

UncleFox

Nói thế thì tội cho Kụ Lương . Ta chỉ "tháu cáy" em Le một phát cho em ấy chừa chứng cái lưỡi hay khua bắng nhắn đấy thôi mà .
Mới làm được một tợp thì đã bị Lão chặn họng .Mất mẹ nó cả hứng, không thì đã "dận" cho em Le thêm phát nữa rồi .

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 14:32:54

nguoivehuu

Haha,

Thôi, cũng tại ta cả. Con mụ Hưu béo nghe ta la lên ăn chay hết tuân trăng nên nghiêm kỹ mất hũ rượu. Thèm quá chịu hổng thấu. Cò kè khích bác lão Tà làm đỡ hụm Vodka mà lão ấy trốn tiệt, xem ra Tà lão phu nhân nằm lòng câu "Canh chua thua nước mắm" mất rồi....

Ta cũng vừa coi lại danh sách Ban Giám Khảo, quả anh cu Lương có làm Phó ban. Ở VN, tuy kỹ sư cũng học 5 năm như nhau, nhưng kỹ sư dạy và chấm bài kỹ sư gọi là "Cơm chấm (dot) Cơm". Còn trường hợp kỹ sư chấm bài Phó tiến sĩ như thế này thì gọi là..."Mắm tôm chấm Cơm"...

Thôi nha, làm đỡ của lão hớp, gì mà than dữ.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 18:38:19

UncleFox

Lỗi : nhắn =nhắng .


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 13:28:43

LaGiang

Khi một thí sinh trình luận án trước công cọng. Sau khi đã qua kỳ sát truớc ban giám khảo. Ai cũng có thề chất vấn hay đặt câu hỏi mà không cần học cao.

Một kỷ sư hầm mỏ là có thớ lắm rồi để chất vấn hay đặt câu hỏi. Trả lời được hay không. Không có gì quan trọng. Nhưng khi một người trong ban giám khảo đặt câu hỏi. Nếu trả lời hay gãy thời có ảnh hường tới thứ hạng của luận án. Nhưng không hỏng nữa.

Địa Vật Lý không khó lắm đâu. Vì toán và vật lý dùng cho món nầy không cần nhiều và chỉ cần biết sơ sơ về toán thôi.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 11:25:30

LaGiang

- Giáo sư = professeur d'université

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 19:50:06

gia-loc

Giảng Sư đại học = Professeur de l'université
Giáo sư trung học = Professeur du lycée
Giáo viên tiểu học = maitre ou maitresse

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 15:53:03

nguoivehuu

Cô Éo cứ làm bộ nhập nhèm,

Giáo sư hay Phó Giáo sư là chức danh, một trường Đại học nào đó cần chức danh giảng dạy môn học nào, mọi người bu vô...tuyển. Đạt thì là Giáo sư dạy môn nọ môn kia của trường Y, trường X...Khi hết dạy thì không gọi là Gíáo sư nữa, hoặc phải thêm chữ "Cựu" vào. Khi người ta gọi Giáo sư thì phải kèm theo tên trường.

Ở VN nó được coi là...Học hàm, để trước tên cho oai, hết (mất) dạy hay chỉ làm công tác quản lý (Bộ, Sỡ etc) cũng được phong (tiêu chuẩn Phó Giáo hay Giáo sư theo thâm niên trong ngành giáo dục) thế cho nên bố ai biết đã từng dạy gì, trường gì. Được gắn theo tên cho...đến chết.

Tương tự các ngành khác có Nghệ sị Nhăn răng hay nghệ sĩ ưu tú....

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 10:35:16

LaGiang

Chào Bác Hữu Sơn,

Chúc Bác năm mới. Bác à tôi không ở Mỹ mà ở bên ni: Switzerland. Tuy thế cũng cố gắng trả lời các câu hỏi. Nếu có sai lầm. Xin mấy Bác tại Mỹ sửa dùm cho ngu sĩ nầy. Xin cám ơn trước.

Các câu hỏi:

"Vậy nếu bachelor = kỹ sư thì master = ?, tiến sĩ = ? và thạc sĩ = ?. "

1.- Xin ghi trước nếu không lầm. Ông Tàu (đọc ngọng ngọng một chút là đúng đó Bác) gọi Bachelor là "Học Xĩ", Master là " Xạc Xĩ" và tiến sì là " Bốc Xĩ". Cho nên tại XHCN một số người nói tréo " Xạc Xì " là "Thạc Sĩ" cho văn bằng Master.

2.- Còn thạc sĩ không nên lầm lẫn với Concour d'Agrégation" (một loại thi tuyển vào chính nghạch giáo dục trung cấp) tại Pháp không ai gọi những người nầy là Thạc sĩ cả. Mà xem họ là giáo sư như ở VN.

3.- Trái lại có văn bằng cao hơn tiến-sĩ là "Thạc sĩ phân khoa". Tại một vài nước văn bằng Thạc sĩ nhiều năm sau văn bằng tiến-sĩ mới có. Thường là một tỗng hợp lấy từ các tài liệu của công trình nghiên cứu (của ông tiến-sĩ) đã đăng tải trên các báo nghiên cứu và trỉnh lên hội đồng Giảng sư biểu quyết bằng phiều kín. Thông thường là đuợc. Nhưng cũng có vài ông GS dộng cho quả trứng 0. Tại Pháp chì có một vài phân khoa có thạc sĩ thôi. Bên khoa học có, Y khoa có, kinh tế có, văn chương không có. Một loại để đi dạy thôi và không phổ thông cho lắm.

4.- Giáo dục cao cấp gồm hai hệ thồng: Hệ thồng đại học ( Bachelor...) và hệ thống các truờng cao đẳng kỷ thuật. Thứ thì Bách Khoa kỷ thuật, thứ thì mang tên khác đào tạo kỷ sư. Chương trình kỷ sư thường là 4 năm. Tương đượng bên đại học 4 năm cho cữ nhân (nay gọi là Bachelor). Cho nên Kỷ sư là văn bằng của các truờng kỳ thuật. Còn Bachelor là của bên đại học cho tất cả các ngành.


"Với văn chương của loài vẹm thì "phó" tiến sĩ = ? và "phó" giáo sư =" ?

1.- "Phó tiến-sĩ" theo tôi là một loại tiến-sĩ tương đượng với tiến-sĩ đệ tam cấp, hay là tiến sĩ đại học (Docteur d'Université ) ngày xưa của Pháp để phân biệt với Tiên sĩ Quốc Gia cần hai luận án và thời gian dài lắm. Có lẽ vì thiếu tiến-sĩ đúng tiêu chuẫn. Nên VN chế ra loại tiến-sĩ vừa vừa ấy gọi là phó tiến sĩ.

2.- "phó giáo sư" thừơng là một giáo sư trực thuộc một giáo sư chính (Chairman). Ông nầy đảm nhiệm dạy một chuyên môn nào đó và chia cho ông kia một phần nhỏ để dạy dưới trách nhiệm của của Chairman. Tôi hiều như thế. Không biết có đúng không. Bác hỏi ai tại VN xem.

"Dạo này tôi cũng thường (bị) được nghe là sinh viên phải đi "thực tế", có phải thực tế là đi thực tập để làm để có kinh nghiệm như ở Mỹ là "intern" hay "co-op" không ? "

1.- "Thưc tế" là thực tập. Trong chương trinh Bachelor và Master có món nầy. Các sinh viên khi thì đi thực tập thật và có luơng ít ít. Khi thì đi thực tập có luơng để dọn một vấn đề gì đó xem như một phần của đề tài mà sinh viên phải trình bày lúc thi ra trừơng.

Tạm như thế đó Bác. Chung chung là thế. Chi tiềt hơn xin Bác hỏi mấy tại VN về một vài điểm riêng biệt của XHCN. Vì tôi ra đi chưa có một ngày nào về lại quê hương, tuy đã nhiều năm xa cách như bao lá rụng của mỗi thu. Kệ mẹ! Tuy có nghe trong khóe mắt giòng lệ


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 10:44:33

Elle

Bác nói đúng đấy, có dạo" PTS cũ" đổi thành "TS" và "TS cũ" thì thành "TS khoa học". Bây giờ lại đổi một lần nữa, gọi tất là "TS".

1.- "Phó tiến-sĩ" theo tôi là một loại tiến-sĩ tương đượng với tiến-sĩ đệ tam cấp, hay là tiến sĩ đại học (Docteur d'Université ) ngày xưa của Pháp để phân biệt với Tiên sĩ Quốc Gia cần hai luận án và thời gian dài lắm. Có lẽ vì thiếu tiến-sĩ đúng tiêu chuẫn. Nên VN chế ra loại tiến-sĩ vừa vừa ấy gọi là phó tiến sĩ.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 11:03:24

Bạn đời của dân hèn

Ấy Vc hay nắm cơ. Lúc trước cón có cả phó tiến sĩ...bơi lội nữa đấy...

Đúng là...rỡm, phát khiếp!

CS có cái hay là...phải để cho dân ngu, vửa dể ăn hiếp, dân lại vừa...chết sớm (vì ngu). Nước do cs cầm quyền, sẽ...trẽ mãi...

Giáo dục chi cho khổ chớ? bác Hồ, bác Duẫn, bác Kiệt... có học đâu?

Lớn lên cũng mần chủ tịch!

Bãnh hết biết, có ai dám chê không?

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 22:55:44

CHIỀU TÂY ĐÔ

Chú Elle nầy hơi bị... dốt!
1- VC khoái tiến sĩ, nên các chú có CAO HỌC, thì thích xưng là PHÓ TIẾN SĨ.
Vì quá thiếu TIẾN SĨ, nên sau nầy VC nâng cấp(phong) các anh có CAO HỌC(VC gọi là PHÓ tiến sĩ) thành TIẾN SĨ luôn cho tiện việc!
2- Tiến sĩ ĐỆ TAM CẤP ngày xưa(theo hệ thống Pháp) là TS, mà văn bằng chỉ được Đại Học đó công nhận.
Còn muốn thành TS QUỐC GIA, thì văn bằng TS(hay công trình nghiên cứu) của anh ta, phải được hầu hết các Đại học công nhận.
3-Hiểu "Phó Tiến sĩ" của VC là một loại tiến-sĩ tương đương với tiến-sĩ đệ tam cấp, thì chú ELLE đúng là
"trí thức đỉnh cao trí tuệ XHCN "..., lúc nào cũng quen lập lận!

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Bị đẩy mới chịu đi?
2009-01-22 13:13:26

Hữu Sơn

Trước hết, nhân dịp Tết đến tôi xin chúc tất cả quí vị được một năm khoẻ mạnh và yêu đời. Và tôi cũng chúc riêng cho tất cả đám vẹm và bưng bô sớm được mở mắt, "động não" để cho đất nước và người Việt Nam ở quê nhà sớm có được tự do, dân chủ và độc lập.

Dù vẫn còn choáng váng vì văn hoá của loài vẹm, nhưng tôi cũng xin cám ơn ông LaGiang và quí vị đã chia sẻ trong đề mục này. "du hoc ... tại chổ" :-) đúng là ngôn ngữ của đám "đỉnh cao trí tệ" phải không Ufox?

Riêng về Đ éole, tôi thật tình mà nói, tôi không tin tưởng những sự giải thích của vẹm đâu. Bởi vì ngay cả vẹm gộc như giặc già hồ chí minh cũng lai căng mất gốc rồi thì nói chi đám con cháu của hắn. Hơn thế nữa, bản tính của vẹm là thượng độ hạ đạp và nhổ xuống liếm lên thì cái gì chúng chẳng dám làm, dám nói. Ngay cả thằng Trường Chinh còn dám đánh bố "đẻ" có nó nữa là. Cho dù vẹm có ở nhà lầu, mặc veston, đi xế hộp, ăn thai nhi thì cũng chẳng dấu được cái đuôi vẹm đâu.