Home Tin Tức Bình Luận Mũi Tên Trúng "Gót Achilles"Giao Gia

Mũi Tên Trúng "Gót Achilles"Giao Gia PDF Print E-mail
Tác Giả: Giáo Già   
Thứ Năm, 29 Tháng 1 Năm 2009 11:50

Cuối tuần qua, ngày 16-1-2009, đài BBC và đài RFA đã đưa hai bản tin khiến cộng đồng người Việt hải ngoại hoang mang. Chúng cùng đưa ra sự phỏng đoán: "Gởi Tiền Về Việt Nam Bị Ðánh Thuế 10%?" Tiếp theo sau đó nhiều diễn đàn Internet và báo chí, đài phát thanh và truyền hình Việt ngữ phổ biến như một thứ tin nóng không ai không lưu ý.

Nhưng, chỉ vài ba ngày sau, 19-1-2009, tin từ đài BBC cho biết Bộ Tài Chánh Cộng sản Việt Nam đã gửi công văn hỏa tốc nói "không có việc đánh thuế 10% đối với kiều hối gửi về nước và giải thích rằng đã có sự 'nhầm lẫn'." Ngoài ra, tin của BBC cũng cho biết thêm là "Ngân Hàng Nhà Nước VN dự báo lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về nước năm 2008 có thể lên tới 8 tỷ đôla, tăng 2,5 tỷ tương đương 45% so với 2007. Việt Nam dựa nhiều vào lượng kiều hối để thăng bằng cán cân thương mại. Tiền người Việt nước ngoài gửi về và giải ngân tiền đầu tư trực tiếp là hai nguồn chính để bổ sung cho dự trữ ngoại hối trong nước".

Theo dõi nội vụ, nhiều email được dồn dập chuyển lên Internet cho biết:

"Nguồn tin từ Công ty kiều hối Kim Phú (một trong số các công ty thực hiện dịch vụ chuyển kiều hối lớn nhất tại Las Vegas - Mỹ) cho biết, mức tỷ giá mà người nhận tiền được chuyển tại Việt Nam áp dụng cho ngày 17.1.2009 là 17.300 VND/USD. Tuy nhiên, ngay sau khi công bố quy định mới này 9/10 khách đến công ty định chuyển tiền về Việt Nam cho người thân đều bỏ đi".

Ðồng thời, ông Ngô Thanh Tuấn - nhân viên của một đại lý chuyển tiền của Công ty Kim Anh (tại Las Vegas) cũng cho biết:

"Những ngày giáp Tết Nguyên đán, thông thường, đại lý này nhận chuyển khoảng 50.000 USD về Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ sau đúng 1 ngày công bố quy định mới, số tiền gửi được yêu cầu chuyển giảm xuống chỉ còn 950 USD. Ông Tuấn dự báo trong những ngày tới quy định này còn có thể làm cho lượng kiều bào muốn chuyển tiền về Việt Nam giảm hơn..."

Chưa ai biết mức độ sẽ giảm như thế nào, nhưng phản ứng mau lẹ của người Việt hải ngoại cho thấy cung cách làm tiền bỉ ổi của Cộng sản Việt Nam đã có hệ quả "lý thú". Mặt khác, nếu tính trên con số tiền từ hải ngoại do người Việt gởi về nước hằng tháng hơn 650 triệu đô la [tính theo con số hơn 8 tỷ cho năm 2008] thì thiệt hại cho ngân sách Nhà nước và số tiền cán bộ đảng viên có liên quan đến đồng tiền từ hải ngoại gởi về nước bị mất mát hẳn là con số đáng kể, song song với số ngoại viện qua ngả ODA vừa bị Nhựt Bổn đe dọa ngưng cấp nếu không giải quyết thỏa đáng chuyện tham nhũng trong guồng máy điều hành Nhà nước, với điển hình trước mắt là vụ án PCI với Huỳnh Ngọc Sỹ và đồng bọn có thể lên tới Bí thư Thành Ủy Sài Gòn Lê Thanh Hải cùng các đàn em thân tín của Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh và cấp lãnh đạo hàng đầu Bộ Chánh trị Cộng sản Việt Nam.

Từ đó, đề nghị người Việt hải ngoại hưởng ướng chiến dịch "Không gởi tiền về nước và không về Việt Nam trong ngày 30 tháng Tư" hẳn có hiệu quả [chỉ ngày 30/4 cũng đủ thấy hiệu quả, vì nó không ảnh hưởng bao nhiêu đến người nhận tiền ở Việt Nam và người về Việt Nam, trừ trường hợp khẩn cấp người đi đúng ngày vẫn cứ đi, số người này chẳng có bao nhiêu].

Ðược như vậy thì ngày 30 tháng 4 tới đây phi trường Tân Sơn Nhứt sẽ vắng tanh [xin những người đi không mua vé đến Việt Nam ngày đó, nếu đã mua vé rồi xin đổi ngày đi sớm hay trễ hơn 1 ngày], làm cho các hãng hàng không đưa khách về Việt Nam có thể bị thiệt hại hàng triệu đô la; và Cộng sản Việt Nam phải xét lại thái độ của chúng trước áp lực đòi hỏi Dân Chủ Hóa Việt Nam của đồng bào trong và ngoài nước [theo thống kê ghi nhận được thì số đông hành khách hủy bỏ hay thay đổi chuyến bay trong một ngày sẽ làm xáo trộn việc điều hành và gây thiệt hại hàng triệu đô la cho các hãng hàng không].

Hẹn con thư sau