Home Tin Tức Bình Luận V.C "Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào" và " Khi Đồng Minh Tháo Chạy" với TS Nguyễn Tiến Hưng

V.C "Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào" và " Khi Đồng Minh Tháo Chạy" với TS Nguyễn Tiến Hưng PDF Print E-mail
Tác Giả: Trương Minh Hoà   
Thứ Tư, 04 Tháng 2 Năm 2009 21:17

        Hai chữ" tháo chạy" mang ý nghĩa một cuộc chạy trong hổn loạn, hốt hoảng mà cách hành văn nầy được nhiều người biết qua những bản tin chiến sự trước 1975 ở miền Nam, thường được báo chí, đài phát thanh, truyền hình trình bày về một trận đánh:"... sau 30 phút giao tranh, Việt Cộng mở đường máu tháo chạy, bỏ lại trên chiến trường 50 xác chết, một số được đồng bọn mang đi..". hay là:" Sau cuộc hành quân vào mật khu...sau 10 phút giao tranh, địch tháo chạy, bỏ lại nhiều xác chết và quân trang quân dụng và nhiều tài liệu quan trọng.."

      Thật sự thì đồng minh Hoa Kỳ đã" tháo chạy" hay không?. Một câu hỏi mà tới giờ nầy, chưa có ai giải đáp một cách ổn thỏa, tình lý, kể cả chính giới Hoa Kỳ qua các nhân vật chóp bu quan hệ trong cuộc chiến Việt Nam, hiện vẫn còn sống như tiến sĩ Henry Kissinger, từng là bộ trưởng ngoại giao thời tổng thống Richard Nixon..... Tuy nhiên, một nhân vật có quan hệ nhiều đến những chuyện tối mật giữa hai chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đó là tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, đã dùng nguyên câu" Khi Đồng Minh Tháo Chạy" để làm đề tựa cho một quyển sách, được bán và phổ biến khắp trong cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản, tại các châu lục, nơi mà họ có mặt, được nhiều tờ báo quảng cáo, kể cả phỏng vấn tác giả trên các đài phát thanh như SBS ở Úc Châu, truyền hình SBTN ở Hoa Kỳ.... cũng như đã được một số người Việt trong nước biết, đọc qua cơ quan truyền thông của Cộng Sản. Đương nhiên là quyển sách nầy cũng được đảng Cộng Sản" điều nghiên" rất kỷ như nhiều quyển sách khác, nhất là người viết là một giới chức cao cấp trong chính quyền miền Nam; một ghi nhận khác là từ ngày sách được phát hành, hình như chưa nghe nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lên án là tác phẩm mang nội dung" cực kỳ phản động", chủ ý xuyên tạc đảng và nhà nước, luận điệu thường được giới truyền thông quốc doanh tung ra mỗi khi có những bất lợi cho họ.

       Đồng minh Hoa Kỳ, là quốc gia tích cực nhất trong cuộc chiến bảo vệ vùng đất tự do miền Nam,  sau thời gian tham chiến ngăn chận làn sóng đỏ, đã có những chuẩn bị rút khỏi Việt Nam từ sau trận tổng công kích tết Mậu Thân 1968, chớ không phải" tháo chạy" trong trận cuối cùng  ngày 30 tháng 4 năm 1975. Họ đã chuẩn bị qua cái hội đàm Paris từ 1968 kéo dài đến ngày 27 tháng 1 năm 1973 thì coi như đã sẵn sàng không còn ủng hộ một đồng minh, với nhiều lý do, có người cho là: do nhu cầu chiến lược thay đổi và khi Hoa Kỳ đã  nhìn thấy cấp lãnh đạo đất nước là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã tỏ ra thiếu viễn kiến từ dạo mới lên cầm quyền, thành lập nền đệ nhị Cộng Hòa với hiến pháp 1-4-1967. Đúng ra trong cương vị lãnh đạo quốc gia, tổng thống Thiệu đã nhìn thấy vấn đề nầy sau Mậu Thân và đã có những chuẩn bị để có thể đối phó khi đồng minh áp dụng kế:" phủ đề trừu tân" là giảm dần sự quan hệ, yểm trợ miền Nam, như lời khuyên của Nguyễn Trải:

" Biến cố nhiều thì suy nghĩ sâu.
Mọi việc lo trước, ắt thành công kỳ"

     Thống chế Tưởng Giới Thạch là người nhìn xa, dù có trong tay một chính quyền khá vững từ năm 1928, nên ông đã lo chuẩn bị một nơi phòng hờ khi hữu sự có nơi nương tựa, nên sau năm 1949, tàn quân họ Tưởng vẫn còn đất dung thân, chờ ngày khôi phục giang sơn với:" Đài Loan hải đảo, vạn đại dung thân" và nay phần nào xảy ra y như câu sấm truyền tụng trong dân chúng trước 1975:

" Chừng nào ĐÁ nổi LÔNG chìm.
ĐỒNG khô, HỒ cạn, búa liềm ra tro".

      Nếu ông Thiệu nhìn xa và biết đặt quyền lợi đất nước trên hết, thì ông đã có những việc làm thích hợp với những bước chuẩn bị" tiến-thủ" như xây dựng quân đội, ít nhất cũng có vài mảnh đất dung thân khi hữu sự ở đảo Phú Quốc, Côn Sơn...thì có thể không xảy ra thảm trạng 30 tháng 4 năm 1975 và ngày nay, không chừng miền Nam tiến ra Bắc tiếp thu, hoặc giữ hai nước Việt Nam như Nam-Bắc Triều Tiên. Đương nhiên là cái ngày đảng Cộng Sản Bắc Việt cáo chung không xa, sau khi quan thầy Liên Sô và toàn thể khối Cộng đảng Đông Âu tàn hàng" trong vòng trật tự" và miền Nam có cơ hội thống nhất đất nước, có thể tránh khỏi tình trạng đất nước ngày nay đang nằm trong vòng" bắc thuộc thời đại" mà hệ thống đảng và nhà nước cai trị Việt Nam chỉ là" tập đoàn Thái Thú Trung Cộng GỐC VIỆT".

      Ông Thiệu là người thời cơ và có tham vọng cá nhân rất cao, nên trong cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, chỉ là viên đại tá, tư lịnh sư đoàn 5, tham gia đảo chánh, có công rất lớn đối với cái gọi là" hội đồng quân nhân cách mạng", đánh" quân ta" hay hơn đánh với Việt Cộng khiến anh em tổng thống Ngô Đình Diệm phải rời dinh và sau đó bị bắt, bị sát hại hèn hạ, sau đó những người giết anh em tổng thống Ngô Đình Diệm đã tung ra nhiều quả mù để dư luận không còn biết ai là thủ phạm nhằm chạy tội. Nếu không có cuộc đảo chánh nầy, thì thể chế chính trị miền Nam càng vững mạnh qua quốc sách Ấp Chiến Lược; đương nhiên là Cộng Sản khó tìm được chiến thắng sau cùng, đây là cái tội rất lớn của những kẻ đảo chánh đối với đất nước nói chung và gia đình chí sĩ Ngô Đình Diệm nói riêng.

      Cái chết của chí sĩ Ngô Đình Diệm và bào huynh Ngô Đình Nhu được phe đảo chánh đổ thừa cho thiếu tướng Mai Hữu Xuân, thiếu tá Nhung...nhưng thực ra thì thủ phạm chính là trung tướng Dương Văn Minh, người chịu trách nhiệm cầm đầu đảo chánh. Hảy nhìn sự kiện thượng tọa Thích Trí Quang, lãnh đạo khối Phật Giáo Ấn Quang, là người có quan hệ mật thiết với trung tướng Dương Văn Minh từ lâu, tên Thích Trí Quang là người đóng góp tích gây ra" pháp nạn cho Phật Giáo" và đại nạn cho dân tộc, nhưng hắn léo lự, nói trắng thành đen, cho Phật Giáo bị pháp nạn ở miền Nam, chụp mũ chính phủ đàn áp Phật Giáo, được tên" đại gian tăng" Thích Nhất Hạnh thổi phồng ở hải ngoại. Sau cuộc đảo chánh 1-11-1963 đến thời Nguyễn Khánh chỉnh lý, tên Thích Trí Quang đã lợi dụng đàng sau có khối Phật tử mà hù dọa biểu tình, gây áp lực để Nguyễn Khánh giết đứa em út của nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Cẩn. Như vậy, thì có thể là trung tướng Dương Văn Minh đã" thừa lịnh thầy" Thích Trí Quang với cái" công đức vĩ đại", là ý đồ của đảng Cộng Sản để giết cho bằng được, giết sạch anh em nhà chí sĩ họ Ngô để diệt trừ hậu hoạn và là món quá vô giá mà tên sư" đầu đỏ" nầy muốn" dâng cho Hồ Chí Minh, lập công dâng đảng"?.

Như vậy, những Phật tử, tăng ni nào từng ủng hộ, sát cánh với tên Thích Tri Quang trước năm 1975 với cái goi là" pháp nạn" qua cuộc bạo loạn miền trung 1966, những cuộc biểu tình, tự thiêu, làm suy yếu chính quyền tự do miền Nam, cũng phải" chia xẻ" nghiệp báo đối với đạo pháp và dân tộc; nếu vẫn còn say mê danh lợi trong cái giáo Hội Phật Giáo quốc doanh trong nước và đám tay sai" sư về nguồn", không sám hối, tiếp tục gây nên" đại pháp nạn" do bọn quỷ đỏ gây ra. Một điểm quan trọng là: nếu đám phản tướng trong cái gọi" Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng" sau khi đảo chánh thành công, biết kế tiếp quốc sách" Ấp chiến Lược" thì Việt Cộng cũng không thể ngóc đầu lên nổi. Đó cũng có thể là dụng ý của trung tướng Dương Văn Minh, làm theo" mục đích yêu cầu" của đảng Cộng Sản, Hồ Chí Minh để cho đám du kích, mặt Trận Giải Phóng hồi sinh sau bao năm nằm im trong hầm bí mật, đói khát với hình ảnh" 5 thằng du kích đeo một tàu đu đủ mà không gảy". Tức là Dương Văn Minh là người" đại ân nhân" của du kích, Việt Cộng" lập công rất lớn với Cộng Sản nên sau 1975 được sống thoải mái, sau cùng được đảng cho xuất ngoại, hình như cũng được giao phó cho công tác gì đó?

     Trong suốt thời gian cầm quyền từ 1967 đến 1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã không tạo dựng được một hàng ngũ lãnh đạo vì dân vì nước, đa phần dựa vào gia đình thân hữu, như trường hợp trung tướng Đặng Văn Quang, là cố vấn an ninh, trung tướng Nguyễn Văn Toàn được trọng dụng, Hoàng Đức Nhả làm tổng ủy Dân Vận Chiêu Hồi, đại tá Hoàng Đức Ninh, càng làm bậy càng được thăng quan tiến chức.... Ông Thiệu là người chỉ biết đến quyền lợi cá nhân, gia đình, bè phái nên khi hữu sự thì" tháo chạy trước" trong cái tinh thần" được làm vua, thua chạy trước" mà người đời dùng hai câu thơ để nói về hạng người nầy, đó là sự bất hạnh của quân dân miền Nam:

" Thời thái bình dựa bệ ăn lương.
Lúc hữu sự đâm đơn xin nghỉ".


      Chính vì lòng ích kỷ và sự tham quyền lực ấy  khi quốc gia đang trên đà lâm nguy, ở miền Tây tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã nhìn thấy nên các vị lãnh đạo như Lê Văn Tập, Lương Trọng Tường huy động tín đồ, thành lập Bảo An Đoàn vào tháng 10 năm 1974, thì ông Thiệu đã ra tay trấn áp, dẹp tan. Nếu lực lượng Bảo An Đoàn được duy trì, được trang bị vũ khí, thì không dễ gì Việt Cộng chiến thắng dễ dàng ở vùng 4, đây là lực lượng quân sự có tình thần rất cao, có thể sát cánh tử thủ cùng với quân khu 4 nếu tình hình bi đát.

     Kinh nghiệm chiến trường và những điều đã được chứng minh về sức mạnh, lòng quả cảm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa được rèn luyện trong suốt hơn 20 bảo vệ đất nước và lý tưởng tự do cho vùng đất còn lại của Việt Nam:

-Trận tổng công kích tết Mậu Thân, quân nhân nghĩ phép đến 1/3 quân số, vũ khí trang bị chưa tối tân (đa số là vũ khí từ đệ nhị thế chiến), thế mà đã đánh bật nhiều sư đoàn chánh qui Bắc Việt, tiêu diệt đa số cơ sở nằm vùng, lại bị đánh bất ngờ; chỉ sau thời gian ngắn, quân lực VNCH đã đẫy lui toàn bộ lực lượng Cộng quân, gây thiệt hại rất nặng nề, gần như tan hàng nhiều sư đoàn, con số Cộng Quân thiệt hại lên đến 100 ngàn tên và hơn 5 ngàn tên nằm vùng bị loại ra khỏi vòng chiến. Sau nầy, chính những tên tướng chóp bu trong cuộc chiến như Trần Văn Trà, Văn Tiến Dũng... đều phải nhìn nhận sự thảm bại.

-Trận mùa hè đỏ lửa 1972, riêng tại chiến trường Bình Long, chỉ có một sư đoàn 5 do chuẩn tướng Lê Văn Hưng làm tư lịnh, phối hợp với Dù, Biệt Kích Dù, địa phương quân, nghĩa quân, cảnh sát, công chức... đã đương cự với nhiều sư đoàn chánh qui Bắc Việt với đại pháo, xe tăng yểm trợ; thế mà quân ta vẫn giữ vững vị trí, chiến thắng vẽ vang. Làm bạt vía kinh hồn giặc Cộng với" Bình Long anh dũng, Trị Thiên kiêu hùng..."

-Trận chiến cuối cùng ở mặt trận Long Khánh, chỉ với sư đoàn 18 do thiếu tướng Lê Minh Đảo chỉ huy, cùng với vài đơn vị bạn, đã đẫy lui ít nhất 4 sư đoàn chánh qui Bắc Việt, gây thiệt hại nặng, khiến chúng phải thay đổi kế hoạch, quay sang ngõ Biên Hòa để tiến vào Saigon.

     Vào tháng 2 năm 1975, quân khu 1 và 2 vẫn đứng vững, lúc đó nếu Cộng Sản Bắc Việt có dốc toàn lực để tấn công, thì trên nguyên tắc chiến thuật" biển người" như binh thư" quân tấn công đông hơn 5 lần quân phòng thủ", Cộng Sản phải huy động ít nhất từ 3 đến sư đoàn để đánh một. Quân lực VNCH có 10 sư đoàn bộ binh ( 1,2,3, 5, 7, 9, 18, 21, 23, 25) và có sư đoàn Dù, Thủy Quân Lục Chiến, liên đoàn 81 Biệt Kách Dù, các liên đoàn Việt Động quân, địa phương quân, nghĩa quân, cảnh sát.....với hơn 1 triệu tay súng, dù cho Cộng Sản Bắc Việt có muốn tổng tấn công như tết Mậu Thân, chúng cũng phải tổn thật rất nạng và không chừng tan hàng. Mặt khác, các đơn vị chánh qui Bắc Việt không rành địa thế, lạng quạng như trận tết Mậu Thân, khi vào thành thị trở thành mục tiêu lý tưởng cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các lực lượng bán quân sự, thì thiệt hại của họ chắc chắn là không thể nhỏ.

       Ông Thiệu là người có tánh nghi kỵ, luôn luôn lo sợ bị đảo chánh, nên các tướng tài, những người có khả năng thường bị đẩy đi xa, hay cho" ngồi chơi xơi nước", phí những tài năng cần thiết cho đất nước trong thời chiến. Điển hình như trường hợp đại tá Nguyễn Mâu, nguyên là chỉ huy trưởng ngành Cảnh Sát Đặc Biệt, người từng tóm cổ cụm tình báo chiến lược A 22 với tên Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ...xâm nhập tận Dinh Độc Lập. Trong quyển N.D.B, trang 58 có đoạn nguyên văn như sau:

" Chúng tôi đọc The Phoenix Program do Douglas Valentine, nhà xuất bản Morrow, 1988, trang 393: The special Branch was up to the job Wall added" Mau had instituted a training program in 1970, but Khiem prevented them from getting good quality people, because Mau had demonstrated the operational capability necessary to pull off a coup. Not that he was close to truing it but when Thieu listed the possibilities, Mau was at top. He was smart, charismatic, courageous, cold blooded, politically minded and he had access to the agency and troop who could pull it off.."


(Tạm dịch: Ngành Đặc Biệt đã làm tròn sứ mạng của mình, ông Wall, nói thêm. Mâu đã hoạch định một chương trình huấn luyện đặc biệt vào năm 1970 cho hệ thống tình báo nhân dân, nhưng Khiêm không cho hắn tuyển người tốt vì hắn tỏ ra có khả năng cần thiết để làm đảo chánh. Không phải vì hắn đã toan tính hành sự nhưng khi tổng thống Thiệu liệt kê các khả năng đảo chánh thì Mâu đứng hàng đầu. Hắn thông minh, có lý tưởng, can đảm, máu lạnh, quan tâm đến chính trị và hắn đã có liên hệ với tổ chức và đơn vị có khả năng khởi phát đảo chánh. ( ngưng trích)

     Địch quân nơi chiến trường không nguy hiểm bằng" kẻ thù sau lưng" là những tên nội tuyến nằm vùng. Trong bất cứ một quân đội, khi cấp chỉ huy không muốn đánh, thì dù quân có tinh nhuệ cũng đành thất thủ, rút lui. Do đó, khi cấp chỉ huy muốn quân ra thua là điều rất dễ, nhất là vị chỉ huy ấy lại là" tổng tư lịnh quân đội" của quân lực VNCH. Sau thời gian cầm quyền, ông Thiệu không còn được Hoa Kỳ ủng hộ, nên vào những ngày tháng cuối cùng, trước khi từ giả chính trường qua các áp lực của Mỹ ( theo như những tin tức trước đây được tung ra). Nếu ông Thiệu là người có tấm lòng, tinh thần yêu nước và đương nhiên ông không có lòng ích kỷ, thì không bao giờ" phá nát" quân đội trước khi từ chức, để nguyên quân đội và lặng lẽ bàn giao cho người khác, có tài lên tiếp tục con đường bảo vệ đất nước, thì tình hình không bi đát, thảm hại, chỉ 55 ngày mà một quân đội hùng mạnh đành tan hàng một cách tức tưởi; đó là lòng ích kỷ:" ăn không được ta phá cho hôi", gây ra hậu quả khôn lường cho đất nước đến ngày hôm nay.

        Ông Thiệu xuất thân là một sĩ quan, từ cấp úy bò lên cấp tướng, thì ông hiểu rất rõ bài học căn bản" đại đội rút lui" ở quân trường và sau nầy làm chỉ huy đơn vị, việc rút lui là bài học quí giá, rút lui mà bảo toàn lực lượng và khi cần biến thành phản công. Cho nên việc ông Thiệu ban ra những lịnh bất nhất, làm tan rả các lực lượng nồng cốt như Dù, Thủy Quân Lục Chiến, với cái gọi là" tái phối trí lực lượng", tạo thành cuộc" tháo chạy hổn loạn" biến thành" di tản chiến thuật" tạo điều kiện cho Cộng quân pháo kích, tấn công, làm chết nhiều thường dân trên Đại Lộ Kinh Hoàng. Chính hành động phát nát quân đội nầy đã trói chân, chặt tay trung tướng Ngô Quang Trưởng, thiếu tướng Phạm Văn Phú, đưa đến thất thủ Saigon.

     Ông Thiệu hiểu rất rõ về hoàn cảnh đất nước và cái lý do" sợ Mỹ giết như tổng thống Diệm", đây là theo tin đồn, vì đến nay chưa có tài liệu nào của Hoa Kỳ" giải mật" nói về việc Mỹ muốn giết tổng thống Ngô Đình Diệm, cố vấn Ngô Đình Nhu cả. Đây  cũng có lẽ là" hỏa mù" của đám tướng tá đảo chánh do trung tướng Dương Văn Minh lãnh đạo, tung ra để chạy tội giết chết vị tổng thống quyết tâm chống Cộng, một lòng vì dân vì nước. Tuy nhiên cái tin đồ nầy chỉ là cái kế để ông và những người thân cận thoải mái ra đi, trước khi đất nước lọt vào tay giặc, đó là kế" kim thiền thoát xác". Trên đời nầy, bất cứ ai cũng không tránh khỏi cái chết, có những cái chết trung liệt lưu danh thiên cổ như thiếu tá Ngụy Văn Thà, H.Q 10 trong trận hải chiến  Hoàng Sa, cái chết  của các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên vĩ.... là những tấm gương trung liệt, nên ông Thiệu sợ chết nhưng sau nầy cũng phải chết trong thầm lặng và bị hậu thế nguyền rủa. Sau khi miền Nam  lọt vào tay giặc Cộng, chúng tung hỏa mù là ông Thiệu mang theo 16 tấn vàng. Thế mà ông vẫn" im lặng là vàng" trong thời gian dài, đến khi số vàng đã" hoàn toàn bị giải phóng" trở thành tài sản riêng của Lê Duẫn và đám lãnh đạo đảng, khi mà phó thủ tướng chính quyền cũ là tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo cho biết. Hình như ông Thiệu không muốn làm mất lòng đảng và nhà nước Cộng Sản, để mưu tìm cái gì, là thói đón gió của ông từ lâu.

    Trong suốt thời gian sống lưu vong ở xứ người, ông Thiệu hiếm khi lên tiếng và nhất là biết hối cải về những việc làm của mình, để miền Nam lọt vào tay giặc. Trái lại ông còn nói một câu vô trách nhiệm:" Thuyền nhân tỵ nạn không mắc mớ gì đến tôi". Thời gian trước khi qua đời, thì bỗng nhiên ông Nguyễn Văn Thiệu xông xáo tham gia chính trị, ông bí mật hội thảo với Bùi Tín, coi là" hội đàm Paris 2" nhằm làm nhịp cầu" hòa hợp hòa giải" bán đứng người Việt hải ngoại lần nữa; năm 1997, ông Thiệu cho ra đời cái tổ chức mang tên:" Phong Trào Xây Dựng Dân Chủ Và Tái Thiết Đất Nước", có ra thông báo nhiều nơi, nhìn cái tên phong trào, đủ biết ông Thiệu muốn và sắp làm gì. Tuy nhiên sau đó ông bị chết bất ngờ tại Hoa Kỳ, ông Thiệu cũng là người chửi Mỹ trước khi" tháo chạy" và Dương Văn Minh cũng đuổi phái đoàn DAO của Mỹ khi mới lên cầm quyền để rồi bàn giao cho Cộng Sản; thế như trớ trêu là hai ông đều sang Mỹ để chết cho sướng và chết an toàn. Không biết những kẻ chống Mỹ điên cuồng trong bộ chính trị trung ương đảng Cộng Sản, có tên nào muốn qua Mỹ để được" chết" cho sướng, dù chết ở Việt Nam rẻ hơn rất nhiều.

      Quyển" Khi Đồng Minh Tháo Chạy" của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng có giá trị về phần tài liệu, trong đó có những hình chụp của những nhân vật thời danh, có quan hệ trực tiếp đến cuộc chiến như: tổng thống Richard Nixon, bộ trưởng ngoại giao Henry Kissinger....tuy nhiên, sau khi đọc hết quyển sách, thì đây là một tài liệu" thiếu khách quan" được ngầm hiểu đây nhằm binh vực một cách khéo léo của một người từng được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban nhiều đặc ân, xuất ngoại, đi đây đi đó thoải mái; ông là người" đánh giặc đêm ngày trong phòng lạnh, hành quân bằng phi cơ phản lực hạng sang và pháo kích bằng champaign, rượu mạnh.." trên các" chiến trường đi mà chẳng tiếc ngày xanh" ở những nơi sang trọng, có an ninh chặt chẻ, nên đất nước không bình yên, mà còn lọt vào tay giặc. Binh vực cho chủ tướng bằng cách đổ lổi cho" đồng minh tháo chạy" là điều mà quyển sách nầy nhắm tới, dù tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cố gắng thu thập, đưa ra những tài liệu có lợi cho việc" đổ thừa" và trốn tránh trách nhiệm trước quốc dân, lịch sử, trước mắt là nạn nhân với hàng trăm ngàn quân nhân cán chính bị trù dập tù đày nhiều năm trong các trại tù dã man, được che đậy bằng tên trại cải tạo

    Trong cuộc chiến tranh lạnh, với các điểm nóng là Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên, Đông-Tây Đức. Đồng Minh Hoa Kỳ chỉ " tháo chạy" tại Việt Nam, là một sự bất hạnh, nhưng còn xem lại. Trước khi trách người, hảy xem lại mình trước để rút làm bài học sau nầy, có như thế mới giải tỏa những u ẩn trong cuộc chiến Việt Nam. Một số người cho là: Mỹ vì quyền lợi mà bắt tay với Trung Cộng, để bán đứng, bỏ rơi miền Nam, đưa đến ký kết hiệp định Paris, là giấy khai tử miền Nam, và sau đó cúp quân viện, khiến miền Nam bị mất...trong khi đó Đài Loan cũng giống như Việt Nam, Mỹ và Trung Cộng bắt tay nhau, rồi Mỹ nâng đỡ Trung Cộng nhiều thứ, tạo thế đứng trên chính trường quốc tế....dù Mỹ đã" tháo chạy" khỏi Đài Loan, và Trung Cộng rất muốn thu hồi cái" tỉnh ly khai nầy" thế mà Mỹ đâu có bắt tay với Trung Cộng để bán đứng Đài Loan. Lý do là hải đảo nầy ổn định, đa số dân chúng hết lòng ủng hộ chính quyền của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và nhất là Phật Giáo Đài Loan, đa số chỉ chuyên lo tu hành, phụng sự đạo pháp, nên tình hình ổn định; Hoa Kỳ không dám xúi dục ai đó đứng lên đảo chánh để thành lập một chính quyền thân Bắc Kinh để dể mua bán trong tinh thần" hòa hợp hòa giải theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Mỹ cũng không thể hù dọa vị tổng thống nước nầy, như ám sát nếu không làm theo họ. Trong khi đó ở miền Nam, ông Thiệu hèn nhát, sợ chết, ích kỷ và nhất là tình hình rối loạn từ lâu: bên ngoài giặc tấn công, bên trong đám" giặc thầy chùa" do Thích Trí Quang lãnh đạo ngày đêm phá rối. Bên Công Giáo cũng có" giặc áo đen do nhóm linh mục Chân Tín Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ, Trương Bá Cần....", và ngay tại nước Mỹ, những kẻ mạo danh" yêu chuộng hòa bình" thuộc phòng trào phản chiến luôn gây rối, trong chính giới, đa số các chính trị gia đảng Dân Chủ gây áp lực giảm dần quân viện từ lâu.... thì Mỹ không tháo chạy sớm cũng là còn tốt đấy.

     Quyển" khi đồng minh tháo chạy" được coi là một tài liệu lịch sử, nhưng chỉ mang tính cách cục bộ, khiến nó mất đi rất nhiều điều cần thiết ắt có và đủ nhằm tìm ra sự thật. Khi mà đồng minh chưa tháo chạy, thì tổng thống Thiệu, gia đình, những người thân tín đã" tháo chạy" trước và sau đó, Vũ Văn Mẫu, thủ tướng của Dương Văn Minh, là người đuổi cơ quan DAO của Mỹ phải" cút trong 24 giờ" và sau đó thì bàn giao cho Cộng Sản, tức là" Ngụy nhào" y như bài thơ xuân Mậu Thân 1968 của Hồ Chí Minh:

" Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào.
Tiến lên chiến sĩ đồng bào.."

     Quyển sách" Khi đồng minh tháo chạy" được ra đời tại Hoa Kỳ nhằm giải thích những bí ẩn trong cuộc chiến và sự thất thủ miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, được một số người đón nhận như một thứ tài liệu lịch sử; tuy nhiên quyển sách nầy vô tình hay cố ý, làm lợi cho Cộng Sản, nên trang web của tờ Thanh Niên, có lưu trữ" Khi Đồng Minh Tháo Chạy", là điều thông thường, vì Việt Cộng không bao giờ phổ biến bất cứ sách báo, tài liệu nào bất lợi cho họ. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cộng Sản huênh hoang đưa ra 3 bài học chính trị với các tiêu đề:

-Đế quốc Mỹ là kẻ thù số một, xâm chiếm nước ta.
-Ngụy quân, Ngụy quyền là tay sai của đế quốc Mỹ.
-Đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất, tiến lên xã hội chủ nghĩa.

      Ba cái bài học" bá láp" nầy được nhồi sọ từ học đường, dân chúng và các trại tù cải tạo. Ba bài học đó được lập đi lập lại nhiều lần như con vẹt, bị đảng bắt buộc thảo luận theo quan điểm" dắt tay nhau đi theo tấm bản chỉ đường"; trong các trại cải tạo từ Nam ra Bắc, các tù chính trị phải làm cái gọi là" thu hoạch", viết theo những gì nội trong ba bài học, kèm theo tờ" phê và tự phê"..

     Như vậy" khi đồng minh tháo chạy" tức là miền Nam Việt Nam bị" đế quốc Mỹ" khống chế, cai trị, nên khi họ" tháo chạy" là  cái" chế độ Saigon" sụp đổ". Đó là cái ý nghĩa mà Việt Cộng từng đưa ra thời Hồ Chí Minh mới chiếm miền Bắc sau hiệp định Geneve 1954, dù năm 1959, ở miền Nam chưa có quân đội Mỹ, nhưng Hồ ra lịnh cho thành lập đoàn công tác đặc biệt 559, huy động hàng trăm ngàn nhân công tu sửa con đường mòn xuyên ba nước Đông Dương, rồi được mang tên" đường mòn Hồ Chí Minh"; lúc đó làm gì có Mỹ mà bọn gian manh Cộng Sản hô hào:" đánh Mỹ cứu nước". Sau khi đệ nhất Cộng Hòa bị đảo chánh bởi những"phản tướng, phản tá" thì cái gọi là:

" Còn trời còn nước, còn non.
Đánh thắng giặc Mỹ ta xây dựng hơn mười lần qua"

     Được chứng minh qua quyển" khi đồng minh tháo chạy" của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng. Nếu ông bị tù đày" cải tạo" thì có thể không viết cái quyển sách nầy, được coi là đi vào quỷ đạo của đảng Cộng Sản trong chiến lược bành trướng làn sóng đỏ, được những người Cộng Sản ngụy trang với tiêu đề" đánh Mỹ cứu nước"

      Và ba bài học đó được nhồi nhét hàng ngày trong trường, cơ sở, từ Mường Tè đến Mống Cái ở miền Bắc và từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau. Nên những tên cán ngố, dân chúng vùng nông thông miền Nam... đều tin là" đế quốc Mỹ xâm chiếm nước ta" cũng giống như" thực dân Pháp cai trị nước ta bằng sưu cao thuế nặng". Do đó, quyển khi đồng minh tháo chạy là một tài liệu quí báu đối với đảng Cộng Sản để chứng minh" cuộc chiến vừa qua là chánh nghĩa", nên ngay cả một người phụ tá cho ông Thiệu là tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng còn công nhận. Đó là điều làm đau lòng những người nằm xuống cho quê hương, những người còn lại, sống sót sau cuộc chiến và người dân Việt Nam, khi mà những người từng có cuộc sống nhung lụa trong cuộc chiến lại đâm sau lưng mình lần nữa. Do đó, những người có bằng cấp chưa hẳn là có lập trường và có tấm lòng, như tiến sĩ Vũ Quốc Thúc nịnh đảng khi toan tính sễ được Đảng ban bố ân huệ trả lại nhà đất, nên" khi đồng minh tháo chạy" được coi là cuộc tháo chạy" sự thật" của Mỹ đưa đến sụp đổ miền Nam trong vòng 55 ngày và Việt Cộng được khoát lên chiếc áo gấm" chính nghĩa" trong cuộc chiến xâm lấn miền Nam, dù ai cũng biết đảng Cộng Sản Việt Nam là tay sai đắc lực của khối Cộng Sản Quốc Tế do Nga, Tàu lãnh đạo.

    Đồng Minh không tháo chạy như tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng viết trong cái quyển sách" để đời" của ông; vì sau cuộc chiến Việt Nam, quan thầy của những tên cán ngố" đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào" là Liên Sô chính là những kẻ" tháo chạy" khỏi bộ máy" chính quyền vô sản chuyên chính" và những kẻ" từ cuộc chiến hôm nay, ta lạy Mỹ gắp mười lần qua" ở Bắc Bộ Phủ hiện nay. Quân lực Việt Nam cũng không hề thua, bị tan hàng chỉ vì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phá nát quân đội trước khi" tháo chạy" vì tánh ích kỷ, hẹp hòi.

    Người Việt Nam ngày nay đã trưởng thành về mặt dân trí, nên vấn đề bằng cấp không còn là cái" đỉnh cao trí tuệ" để lắng nghe, kính phục như ngày xưa. Do đó, giới khoa bảng không nên tự hào có bằng cấp để nói hưu nói vượn, ai cũng nghe:

" Cử nhân, tiến sĩ tên đề.
Nói, viết bậy bạ, ai nghe chúng mầy"

      Nhan nhản trong giới khoa bảng, những tiến sĩ, bác sĩ...có những bài biết trên Giao Điểm, các tờ báo điện, giấy...cũng khó thuyết phục người đọc theo họ. Do đó cái học vị Tê-ết của Nguyễn Tiến Hưng cũng khó thuyết phục người ta tin là" đồng minh Hoa Kỳ" tháo chạy thiệt. Một điều lưu ý là quyển sách nầy được tờ báo Thanh Niên của đảng và nhà nước lưu trữ trong trang báo điện tử của họ, một điều thông thường đối với đảng Cộng Sản, nhất là các cơ quan truyền thông, những tài liệu nào có lợi cho họ hay được phổ biến rộng rải, trái lại những gì bất lợi thì được bưng bít như" mèo dấu C.." vậy./.

    * THƠ LÁI ÂM.

GIÀ DỊCH.

Sau khi đảng Cộng Sản mở cửa để tại cứu nguy, một số người Việt tỵ nạn Cộng Sản bỗng" lột xác" hiện nguyên hình là" Việt kiều", trở về Việt Nam với dạng" Tam du": du lịch, du dâm, du hý. Nhiều ông già bỏ vợ về cưới gái nhí, gây bao tan nát gia đình; thậm chí một số sư về nguồn, sau khi về dự Phật Đản do lũ quỷ vô thần tổ chức, trở qua cũng có" đèo" theo một tín nữ trẻ, đẹp, ở trong chùa để" tu đạo", luyện thiền Tiếp Hiện...Việt Cộng chiếm, người bỏ nước ra đi, khi Việt Cộng mở cửa, người quay về, mang tiền nộp và đồng thời cũng mở cửa nhà để ly dị. Nhiều ông lão sau khi lãnh vợ nhí, hết thời gian ăn ở theo luật định, bị cắm sừng, đau điếng. Việt Cộng chính là thủ phạm gây ra tất cả, nhưng tại người Việt mau quên, tham lợi nhỏ mà tiếp tục bị lọt bẩy, chớ thực ra Việt Cộng có hay ho gì, toàn là" chiêu cũ" cả.

TỀ GIA chưa trọn, lại TÀ DÊ.
VỌNG MỞ hồi xuân, VỞ MỘNG về.
BỢ VỎ gái thơm, bèn BỎ VỢ.
TÊ DẠI thân già, bởi TẠI DÊ.
THÀ DẦN thịnh nộ THẰNG GIÀ dịch
TẬT DÂM khó bỏ, TÂM GIẬT kề.
TÂM GIÀ thay đổi TÀ DÂM đấy.
DÊ MÀ theo gái, đúng GIÀ MÊ.