Home Tin Tức Bình Luận Tổng Thống Obama Đang Khổ

Tổng Thống Obama Đang Khổ PDF Print E-mail
Tác Giả: Vi Anh   
Thứ Hai, 16 Tháng 2 Năm 2009 02:29

Chủ Nhựt 1 tháng Hai, TT Obama và Đệ Nhứt Phu Nhân mời 75 người vào cùng xem trận chung kết Super Bowl ở Nhà Trắng. Trong đó dĩ nhiên có những chánh khách của hai đảng cùng bè bạn và gia đình con cái cùng đi. Theo báo Washington Post, một cậu bé trai hỏi thăm người ngồi bên cạnh đường vào phòng vệ sinh. Người ngồi bên cậu ấy là TT Obama, Ông trả lời, "Tôi không biết. Tôi mới ở đây chỉ có 10 ngày. Hãy hỏi người nào đó ở trong phòng."
Mới hai tuần lễ sau khi nhậm chức, TT Obama chưa biết hết đường đi nước bước trong Nhà Trăùng. Thế nhưng TT Obama đã phải khổ sở đương đầu với cả một thâm cung quyền thế thâm căn cố đế ở Washington DC.
TT Obama khổ vì vấn đề thuế của những nhà chánh trị chuyên nghiệp lão làng ở Washington mà ông mời cộng tác. Thống đốc Bill Richardson từ chối chức bộ trưởng Thương mại được đề cử, vì tai tiếng làm ăn. Còn Bộ trưởng Tài chánh Tim Geithner, thì trả thuế nộp chậm. TNS Tom Daschle, trưởng Khối Dân Chủ, một trong những cộng sự viên thân cận được TT Obama tin cậy giao cho chức bộ trưởng Y tế  để lo cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế Hoa Kỳ, một trong những ưu tiên của tổng thống mới. Bà Nancy Killefer được ông để cử  trong một chức trách mới là kiểm soát ngân sách liên bang, lọai bỏ những khoản chi ngân quỹ một cách phí phạm. Bà Nancy Killefer thiếu  thuế, ít thôi nhưng vẫn thiếu;  nhưng ông Ô. Tom Daschle thiều hơi nhiều, phải trả hơn 140.000 đôla.Cả hai nhân vật này buộc lòng phải từ chối sự chỉ định của tổng thống và TT Obama tiếc nhưng chấp nhận.
Tất cả những khổ sở xuất thân từ những chánh trị gia thâm căn cố đề gây ra cho TT Obama, một thượng nghị sĩ đảng Cộng Hoà, John Ensign kết luận:''Barack Obama đã hứa sẽ dọn sạch Washington, nhưng đây không phải là điều đang diễn ra". Nghe rất đau!
TT Obama khổ với nghị sĩ dân biểu Cộng Hoà chống đối làm chậm kế hoạch khẩn trương phục hồi kinh tế với hơn 900 tỷ đôla do Ông đề ra. Điều mà Oâng xem là siêu ưu tiên, cần phải làm ngay khi nhậm chức. Ơû Hạ Viện các dân biểu Cộng Hòa bỏ phiếu chống. Ở Thượng Viện nhiều nghị sĩ Cộng Hòa chỉ trích, cho rằng kế hoạch này bao gồm những chi tiêu vô ích và thiếu những biện pháp giảm thuế. Ngày 04/02/2009, các dân biểu và  thượng nghị sĩ Cộng Hòa ở hai viện đồng thanh yêu cầu sửa đổi lại hoàn toàn kế hoạch của đảng Dân Chủ. Trong lúc chỉ nội tháng 1 năm 2009, đã có gần nửa triệu người Mỹ mất việc làm, tỉ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ lên 7,6%, mà một số nghị sĩ dân biểu Cộng Hoà cứ kiếm chuyện chống đối. Tổng Thống Obama phải thốt lên "các nhà lập pháp cần phải bỏ qua các trò chơi chính trị nhỏ nhen mà chú trọng đến quyền lợi của đất nước. Người dân Hoa Kỳ đang chờ xem. Họ không chọn chúng ta để bị sa lầy vào những sự trì trệ cũ, những việc làm chúng ta chia trí, những điểm chỉ nói để cho có, những cuộc tán gẫu trên truyền hình. Quý vị có chán những chuyện này không?" Chính vì những chống đối này mà kế hoạch của TT Obama đòi hỏi phải đủ 60 phiếu, bị sửa tới sửa lui, chậm và chưa thông qua được. 
Oâng khổ với tính "vô liêm sĩ" và "vô trách nhiệm hoàn toàn" [chữ TT Obama dùng] của những nhà tài phiệt thăm căn cố đế. Khổ sở đến phải nổi giận "kêu lên một tiếng cho dài kẻo câm" khi Oâng biết tin là lãnh đạo nhiều ngân hàng và công ty tài chính đã tự thưởng cho mình những khoản tiền lớn, 18.4 tỷ Đô la cho dù những cơ sở này vừa mới được nhà nước tài trợ cứu nguy. Tuần sau, ngày 4 tháng Hai,  TT Obama quyết định, sắc lịnh từ nay trở đi mức lương hàng năm của giới lãnh đạo các ngân hàng và cơ sở tài chính được Nhà nước liên bang trợ giúp là 500 ngàn đô la. "500 ngàn đô la mỗi năm và không thêm một xu nào nữa", Ông khăûng định.
Làm thế nào khác được. Dân chúng Mỹ đều biết rõ  người dân Mỹ đâu có gây ra khủng hoảng tài chánh kéo theo suy thoái sắp khủng khoảng kinh tế, mà giới tài phiệt đã làm điều này. Tại sao  trong khi  dân chúng phải trả nợ non để có tiền cứu trợ cho ngân hàng và định chế tài  chánh, mà tài phiệt lại tự tưởng thưởng 18 tỷ 4 Đô la cho họ, và còn dùng tiền cứu trợ dư định đi du lịch xa xí như ban quản trị ngân hàng Wells Fargo tính đi Las Vegas và còn City Group dự định mua máy bay chuyên cơ cho ban lãnh đạo. Làm như thế TT Obama mới trấn an công luận được, mới chứng tỏ cho dân chúng Mỹ cứu trợ các định chế tài chánh là để tránh chết chùm, chớ  không phải vì đặc quyền đặc lợi của một giới nào cả.
Nhiều dấu chỉ cho thấy TT Obama không chùn bước dù áp lực công khai hay ngầm ngầm của những chánh khách lão làng quyền thế, những tài phiệt giàu mạnh -- có người gọi là chánh phủ Mỹ trong bóng tối, hội đồng an ninh, kinh tế, tài chánh siêu quốc gia trên thế giới. Chủ trương thay đổi khi tranh cử và được dân chúng tín nhiệm, ông  giữ vững. Trong một cuộc phỏng vấn của Đài CNN, ông tỏ ra không thoả hiệp với quyền lực của thâm cung chánh trị ở Wasghington. TT Obama nói "Tôi nhận trách nhiệm và chúng ta sẽ giải quyết vấn đề để chắc chắn những vấn đề ấy không xảy ra nữa." Oâng nói Oâng không dùng "hai trái cân, hai cây cân, một đối với những người có quyền lực và một với người dân thường làm việc và đóng thuế."
Trong tranh cử TT Obama đã tạo được lý tưởng và tinh thần quốc gia và quốc dân Mỹ, Trong khi thành lập nội các cho chánh quyền do Oâng lãnh đạo cũng thế, người Mỹ Trắng, Đen,  Vàng, Cộng Hoà, Dân Chủ hay không đảng phái nào  miễn ai có tài đức là Oâng mời. Với tinh thần đó nên hầu như những người bi phanh phui tì vết rất nhỏ, nhẹ gần như không đáng kể  như thiếu thuế, chưa nộp đều tự ý rút lui để dễ dàng cho TT Obama. TT Obama buồn  tiếc nhưng chấp nhận sự từ chức, chớ không binh vực dù là ngưòi thân thiết, tín cẩn.
Vạn sự khỏi đầu nan. Càng khó khi mới chấp chánh mà phải thay đổi một thâm cung quyền lực thâm căn cố đế. Nhứt là trong chế độ dân chủ đại diện với guồng máy thư lại rất lớn và nhiều sức ì nhưng lòng dân vẫn là then chốt. Dân chúng Mỹ đại đa số đã đưa TT Obama lên, thiết nghĩ thừa sáng suốt để bảo vệ người  mình đặt nguyện vọng và tín nhiệm. Chống đối của chánh trị phe đảng, khuấy rối của tài phiệt mạnh hay yếu cũng tùy lòng dân. Thăm dò của viện Gallup mới đây chỉ rõ, dân chúng Mỹ đang hậu thuẩn cho Oâng.  64% số người được hỏi tán thành đường lối hiện nay của đất nước. 3/4 dân chúng ủng hộ các quyết định đầu tiên của Nhà Trắng như vịệc đề cử đặc phái viên đến Afghanistan và Cận Đông hoặc việc giới hạn các nhóm gây áp lực hành lang.
Vì vậy có tin vui, rồi ra Cộng Hoà và Dân Chủ ở Thượng viện đang tiến đến thỏa thuận về kế hoạch chấn hưng 790 tỷ đôla.TT Ông Obama hoan nghinh. Người Mỹ sẽ có hàng triệu việc làm. Tốc độ thất nghiệp sẽ giảm.