Home Tin Tức Bình Luận Cùng non sông cất cánh?

Cùng non sông cất cánh? PDF Print E-mail
Tác Giả: DCVOnline   
Chúa Nhật, 22 Tháng 3 Năm 2009 11:00

Cảnh sát đã phá vỡ một đường dây tội phạm lớn chuyên ăn cắp hàng hóa ở các siêu thị Nhật Bản và chuyển lậu về bán ở Việt Nam, với sự giúp đỡ của phi hành đoàn hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam.

Cảnh sát của 14 tỉnh khác nhau, bao gồm Saitama, Yamaguchi, Aichi và Osaka, đã bắt giam tối thiểu 80 người, bao gồm cả ông cơ phó, 33 tuổi của hãng Hàng không Việt Nam. Rất nhiều người trong nhóm bị tình nghi này là người Việt Nam.

Trát bắt giam đã được cho phép để bắt một người phụ nữ 34 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh, bà này đã bị tình nghi là người đứng ra tổ chức chuyện ăn cắp hàng và đường dây chuyển hàng lậu này.

Người phụ nữ này đã từng đi Nhật Bản mỗi một ba tháng để cho biết những mặt hàng nào bà cần. Nhưng bà đã chấm dứt chuyện đi Nhật Bản khi thanh tra đi vào giai đoạn cuối của cuộc điều tra, theo nguồn tin của sở cảnh sát cho hay.

 Hàng ăn cắp từ Nhật Bản được bày bán ở chợ An Đông, thành phố Hồ Chí Minh.

"Khi được hỏi, các cửa tiệm đều nói những hàng này được mang vào Việt Nam bởi phi hành đoàn của hãng Hàng không Việt Nam". Nguồn: The Yomiuri Shimbun

Những mặt hàng người phụ nữ này đặt bao gồm những mỹ phẩm, như son môi và lớp phấn nền, bồn vệ sinh cá nhân và vòi sen, hai mặt hàng khó kiếm ở Việt Nam, và máy chụp hình xài một lần và thức uống gia tăng sinh lực, là những sản phẩm Nhật Bản thông dụng ở Việt Nam.

Ông cơ phó Đặng Xuân Hợp, người đã bị bắt tháng Mười Hai năm rồi ở một khách sạn gần phi trường Narita, đã được ấn định ngày hầu tòa lần đầu tiên ở Tòa án Hạt Saitama vào thứ Năm này.

Theo sự buộc tội, ông cơ phó này bị tình nghi mang 10 mặt hàng mỹ phẩm ăn cắp, gía trị 17.000 yên (khoảng 160 đô-la), trong hành lý từ một khách sạn ở Izumisano, tỉnh Osaka, đến phi trường quốc tế Kansai hôm tháng Bảy năm 2008. Ông bị truy tố về tội mua 27 cuốn videotapes gía 10.456 yên với gía 3.420 yên, cũng ở cùng khách sạn này vào hôm tháng Một năm 2008, dù ông biết đây là những mặt hàng bị đánh cắp.

Cảnh sát nghi ngờ ông cơ phó này nhận khoảng 100 đô-la từ người phụ nữ Việt Nam nói trên cho mỗi chuyến hàng ông mang về Việt Nam trót lọt.

Cuộc điều tra hỗn hợp này khởi đầu bởi một sự gia tăng những trường hợp ăn cắp hàng hóa ở các cửa tiệm Nhật Bản mười năm trước đây. Nhiều người bị tình nghi ăn cắp hàng người Việt Nam cho cảnh sát hay là những mặt hàng ăn cắp này đã được chuyển về Việt Nam bởi phi hành đoàn của hãng Hàng không Việt Nam.

Ăn cắp hàng ở các cửa tiệm trở nên phổ biến lan tràn ở vùng Chubu sau khi hãng Hàng không Việt Nam bắt đầu mở chuyến bay giữa phi trường Chubu và thành phố Hồ Chí Minh. Những tay đạo chích này sau đó đã tràn qua hai vùng Kansai và Kanto sau khi hãng hàng không đình chỉ tuyến đường từ Chubu vào cuối năm 2007.

Viên chức quan thuế Nhật Bản cho hay là phi hành đoàn của hãng Hàng không Việt Nam thường mang lượng hành lý xách tay lớn bất thường.

Tuy nhiên, cảnh sát Nhật Bản cho hay cái điều là nhân viên phi hành đoàn Vietnam Airlines là nhân viên nhà nước (của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) và đây là điều lấn cấn cho thanh tra Nhật Bản khi họ muốn thẩm tra những người bị họ nghi ngờ.

 

Logo mới của Vietnam Airlines
Nguồn: DCVOnline

Thanh tra Nhật Bản vớ được mẽ lưới tháng Bảy năm rồi khi cảnh sát tỉnh Yamaguchi bắt được một người phụ nữ Việt Nam 33 tuổi vì bị tình nghi mua những mặt hàng bị ăn cắp (là người đứng trung gian mua hàng ăn cắp ở Nhật để chuyển vể Việt Nam). Thanh tra tịch thu được một mẫu đặt hàng với chỉ thị gởi những mặt hàng ăn cắp này đến một khách sạn nơi ông cơ phó đang ngụ.

Cảnh sát cũng bắt được những người mua hàng trung gian ở Yao, thuộc tỉnh Osaka, ở Mitaka và Isesaki của Đông Kinh, thuộc tỉnh Gunna.

Cuối cùng, cảnh sát đã bắt giữ tối thiểu 70 người bị tình nghi ăn cắp hàng ở các cửa hàng và tối thiểu là 10 người mua hàng đánh cắp này. Cảnh sát Nhật Bản cũng thu được những toa nhãn ghi địa chỉ nhận của những mặt hàng ăn cắp này gởi đến những nhân viên phi hành đoàn khác bên cạnh ông cơ phó này.

Hãng Hàng không Việt Nam sẽ đệ trình trong thời gian ngắn nhất một báo cáo cho bộ giao thông những biện pháp họ sẽ áp dụng để tránh tình trạng này xảy ra trong tương lai.

Viên chức của hãng Hàng không Việt Nam ở Nhật Bản nói rằng hãng HKVN “sẽ hợp tác toàn diện” với thanh tra Nhật Bản.

Nhưng một viên chức Việt Nam nói rằng sẽ mất thời gian để giáo dục nhân viên hãng Hàng không Việt Nam về luật pháp Nhật Bản và "biết phân biệt chuyện đúng sai theo lẽ thường."

Viên chức này cũng cho hay không giống Nhật Bản, Việt Nam hiện không có quy định nào ở Việt Nam cấm nhân viên nhà nước “cải thiện thêm”, và người Việt Nam có một “nguyên tắc xử thế riêng.”