13/04/2009 Suy thoái toàn cầu vẫn là mối đe dọa
Từ khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn trong thị trường nhà đất ở Hoa Kỳ bùng phát một năm rưỡi trước đây đã đẩy các ngân hàng Mỹ và công ty kinh doanh tín dụng địa ốc của nước nầy rơi vào tình trạng không thể kiểm soát và thu hồi nợ xấu do tín dụng cho vay và đầu cơ địa ốc gây nên. Từ đó, thị trường chứng khoán liên tục mất điểm, bốc hơi trên 25,000 tỷ USD trong một thời gian ngắn đã cho thấy nguy cơ sụp đổ và bế tắc toàn diện của cơ chế luân chuyển tư bản không những giữa các nước phát triển mà còn đe dọa đến khả năng vô hiệu hóa hoạt động điều tiết của các cơ quan tài chính quốc tế như IMF,WB, ADB… vì thiếu vốn và cơ chế quản lý mới. Trong khi đó các tay trùm ngân hàng thì bốc đầy túi tham trước khi về hưu, chia nhau hàng chục tỷ đô la từ tiền vay ưu đãi để cứu vãn của chính phủ như chúng ta đã thấy ở Mỹ ! Đặc biệt từ đầu năm 2009 đến nay, đã trải qua hơn ba tháng dưới bầu trời u ám của suy thoái, nền kinh tế thế giới vẫn chưa thấy đâu là lối thoát mặc dù các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Châu âu, Nhật… và cả TQ, Ấn độ-- đại diện của nền kinh tế phát triển tốc độ cao trong thập kỷ qua--- đã liên tục tung ra lượng tiền khổng lồ từ hàng trăm đến nghìn tỷ USD để cứu vãn tình trạng khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu hiện nay(1). Các cuộc hội họp, gặp gỡ cấp cao liên tục để điều chỉnh, các nước phát triển tranh nhau dành thế chủ động về vị trí đồng tiền chuyển đổi trên trường quốc tế, giảm bớt sự “độc tôn” thao túng của đồng đô la Mỹ trong dự trữ ngoại hối nhằm ngăn chận tác hại của khủng hoảng lây lan từ Hoa Kỳ sang khu vực mình nhưng tất cả hầu như chưa đạt đến một sự thỏa thuận nào có hiệu quả như Hội Nghị G-20 vừa diễn ra tại Anh quốc mặc dù đã cam kết là cùng nhau huy động 1,100 tỷ đô la Mỹ để vượt cạn trong đó dành riêng 300 tỷ cho các nước đang phát triển như phát biểu của TTK LHQ Ban Kim Moon vào ngày 6/4/2009 vừa qua. Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Strauss-Kahn xác nhận từ tháng 1/2009 đến nay, kinh tế thế giới diễn biến theo chiều hướng ngày càng xấu đi, rằng “bây giờ có thể nói chúng ta đã rơi vào đại suy thoái. Suy thoái có thể kéo dài đến chừng nào các chính sách mà chúng ta mong đợi sẽ phát huy tác dụng” . Trước đó, ngày 8/3/2009, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng âm trong năm nay. Theo Barrett Sheridan” cuộc khủng hoảng diễn biến quá nhanh, và phát triển theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một lúc, làm cho sự nhạy bén theo tư duy kinh tế cổ điển đuổi không kịp tình hình.Vừa mới vài tuần lễ gần đây, các nhà phân tích cho là cuộc khủng hoàng tài chánh đã vượt qua thời kỳ tệ hại nhất, nhưng hôm nay, ngân hàng Citigroup vẫn bị đe dọa sụp đổ. Suốt năm 2008, các nhà dự đoán đều cho là đồng đô la sẽ mất giá. Bây giờ người ta thấy rõ là đồng euro và sterling đang tụt giá” là một trong 5 huyền thoại đảo ngược lại với mọi dự báo trước đây(Newsweek 23-2-2009) Việt nam đứng trước thử thách suy thoái
Có người cho rằng tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ không tác động trực tiếp đến nền kinh tế đang tăng tốc—có thể bị chậm lại—của nước ta vì VN chưa thẩm thấu sâu trong thị trường vốn quốc tế. Trong phiên họp Chính phủ sáng 31/3/2009, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đưa ra những nhận định khá lạc quan. Theo ông, với quy mô kinh tế khá nhỏ cũng như mức độ hội nhập chưa sâu vào kinh tế thế giới, Việt Nam sẽ nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng, thậm chí, còn có thể thoát ra trước cả Trung Quốc, quốc gia được cho sẽ ra khỏi khủng hoảng ngay những tháng sắp tới(2) .Một số nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng VN có thể “vượt qua” nếu biết củng cố nội lực, giảm chi tiêu và nhân cơ hội nầy cải thiện công nghệ sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh đồng thời đẩy mạnh kích cầu bằng 17,000 tỷ đồng(1 tỷ đô la) có thể lên đên 110,000 tỷ đồng(6 tỷ đô la)…để duy trì mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên TS Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội TP. Hà Nội) cho rằng “các doanh nghiệp Việt Nam chỉ ‘bám hờ’ vào nền sản xuất thế giới, chưa thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, nên khi các đối tác nước ngoài cắt đơn hàng, thì ngay lập tức Việt Nam bị ảnh hưởng” (3) Nhìn vào thống kê về kinh tế trong ba tháng đầu năm, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều giảm mạnh, từ xuất-nhập khẩu( nhưng tỷ lệ trên GDP thì xuất khẩu bằng 77% GDP và nhập khẩu bằng 90% GDP điều nầy có nghĩa là GDP tăng trưởng âm hay dương đều tùy thuộc vào thị trường nước ngoài) trong đó Mỹ, Nhật, Châu âu là những nước nhập siêu trong thương mại với nước ta…chiếm 60% giá trị xuất khẩu của Việt nam (4) Mặt khác, vốn đầu tư FDI sa sút, chỉ bằng 70% cùng kỳ năm ngoái, kiều hối tụt giảm, chỉ số sản xuất nông công nghiệp đều không khá hơn so với cùng kỳ(5), không kể thị trường chứng khoán luôn chao đảo, luôn “đỏ” đèn trên sàn giao dịch , nhún nhẩy ở mức 260-300 điểm trong khi nhà đất vẫn chưa ra khỏi thị trường đóng băng kể từ đầu năm 2008 đến nay. Thực tế sức mua của người dân đã bị các cơn bão giá lạm phát vùi dập từ tháng 4 năm 2008 đến nay, giá các mặt hàng nhu yếu phẩm vẫn còn tiếp tục tăng 23% tính từ đầu năm 2009 , cho thấy mức sống của người dân bị đẩy lên quá cao, vượt mức chịu đựng trong suốt 18 tháng qua nếu kể cả mức tăng giá cả hàng hóa của năm 2008, buộc mọi người phải “thắt lưng buộc bụng” ngày càng chặt hơn. Trong bối cảnh đó, giá xăng dầu ngấp nghé tăng trở lại khi giá dầu thô trên thị trường vượt mức 50 USD/thùng, giá điện mới với các mức tăng theo lượng điện, giờ sử dụng tương ứng theo bậc thang mới từ 9-13%, rồi đây giá nước(xin tăng vì nước thất thoát, rò rỉ trên đường ống dẫn 30-40%), giá dịch vụ cơ bản trong đời sống, giáo dục (học phí theo chủ trương xã hội hóa), y tế…cũng nương theo lên giá(hay điều chỉnh giá theo thị trường) thì không rõ hiệu quả “kích cầu” theo chủ trương của chính phủ sẽ đi về đâu.Hơn thế nữa,kim ngạch xuất khẩu giảm, cơ sở sản xuất không tìm được đầu ra cho sản phẩm sẽ tạo ra hàng triệu người thất nghiệp mới như dự đoán của Bà Nguyễn Lan Hương Viện trưởng Viện Khoa học Lao động (Bộ LĐ-TB-XH) số người thất nghiệp có thể lên đến con số 2 triệu trong năm nay.(6). Hàng loạt cơ sở sản xuất nhỏ phá sản, hay nhà máy thuộc FDI, liên doanh đóng cửa vì công ty mẹ ở nước ngoài phá sản, thu nhỏ qui mô sản xuất ở nước ta là khả năng rất lớn. Do đó vấn đề kích cầu để “an sinh xã hội” ở đô thị cũng như nông thôn ngày càng trở nên trầm trọng nếu không cải thiện kịp thời có biện pháp ứng cứu hiệu quả. Tái cơ cấu nền kinh tế trong tình hình mới Cơ cấu phát triển kinh tế lấy doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế quốc doanh kém hiệu quả mặc dù được đảm bảo và ưu tiên về vốn, tín dụng, chính sách ưu tiên , ưu đãi về thuế, thủ tục như VNPT, Vietnam Airlines, EVN, Than khoáng sản …với mức đóng góp vào GDP thấp—ngoài Dầu khí-- là mối đe dọa mãn tính ngăn cản phát triển nếu không nói đây là những nơi tạo nợ mới cho ngân sách nhà nước. Theo TS Vũ Thành Tự Anh thì “mô hình tăng trưởng dựa vào các DNNN quy mô lớn, có vị thế độc quyền trên thị trường trong nước không những tỏ ra thiếu sức chống đỡ đối với khủng hoảng đến từ bên ngoài, mà trong một chừng mực nào đó, còn là nguyên nhân gây ra sự yếu kém bên trong của nền kinh tế. Nếu không có một lượng tín dụng lớn nhưng kém hiệu quả đổ ào ạt vào các DNNN, nếu các DNNN không đầu tư tràn lan ra các lĩnh vực có tính đầu cơ cao như chứng khoán và bất động sản, nếu như hoạt động của các DNNN hiệu quả hơn nhờ kỷ luật của Nhà nước (thông qua việc điều tiết) và kỷ luật của thị trường (thông qua sự cạnh tranh) thì nền kinh của Việt Nam đã được chuẩn bị tốt hơn để đương đầu với khủng hoảng từ bên ngoài.(7).Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ với lực lượng lao động lớn lại đóng góp vào nền kinh tế quốc dân cao hơn, mặc dù thiếu những chính sách hổ trợ ở tầm vĩ mô, nói chi đến vốn vay dù là đã có chủ trương “lãi suất ưu đãi” của chính phủ nhưng mấy ai tiếp cận được nguồn vốn nầy ! Thiết nghĩ tách rời “nghĩa vụ xã hội” với lợi nhuận kinh doanh của các tập đoàn nầy là điều nên làm, áp dụng bình đẳng về mọi mặt trên hiệu quả kinh doanh ngang với các công ty tư nhân rất cần thiết, và đây cũng là biện pháp chống quan liêu, tham nhũng, hành động lấn sân của doanh nghiệp quốc doanh nhằm kiện toàn hoạt động khi đã được “cổ phần hóa”. Không thể “nhân danh nghĩa vụ xã hội “để độc quyền mua bán và phân phối điện không hợp lý (như cuộc tranh chấp giữa Điện Cà Mau với EVN), lợi dụng tình trạng thiếu điện để cắt giảm điện lưới cung cấp vô trách nhiệm, tác hại nặng nề lên sản xuất và đời sống của người dân, đẩy cuộc sống của hàng chục triệu người dân vào cảnh “tối lửa, tắt đèn” như hiện nay. Hai là ra soát lại cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tràn lan, tranh nhau khách hàng với một khung lãi suất và điều kiện thế chấp tùy tiện, hoa hồng tiêu cực trong vốn cho doanh nghiệp vay của nhà nước cấp…điều nầy có thể dẫn đến những phi vụ tước đoạt, chèn ép hay khủng hoảng tín dụng. Nói khác đi ngân hàng loại nầy là những tay buôn tiền, cho vay nặng lãi công khai trong xã hội, xé rào lũng đoạn thị trường tài chính như một số ngân hàng lợi dụng giá vàng nhảy múa trên thị trường thế giới lập sàn giao dịch vàng “ảo”, giật giá lên xuống tạo thất thoát và lỗ lã cho người tham gia mà không ai cưỡng lại được như chúng ta đã chứng kiến trong những tháng qua. Ba là tăng cường khả năng dự báo và cải thiện hệ thống thống kê của nền kinh tế. Không thể có những tiên liệu đúng, cập nhật nếu thiếu thông tin chính xác, mà những con số, cách tính toán trong những con số công bố của cơ quan nhà nước luôn “có vấn đề”, buộc các nhà phân tích phải dựa vào con số của những cơ quan nước ngoài như IMF, WB, ADB hay cơ quan nghiên cứu độc lập với dữ liệu chưa đầy đủ. Ba tháng qua, VN thật sự đã chuyển sang “xuất siêu” trong cán cân thương mại hay vẫn tiếp tục “nhập siêu” tuy không cao bằng tốc độ của năm 2008 ? Theo thống kê xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2009 nầy thì VN đã nhập siêu 615 triệu USD. So với nhập siêu 3 tháng đầu năm 2008 là 1,5 tỷ thì giảm hơn một nửa nhưng vẫn còn ở mức cao. Sự khác nhau nầy là vì kim ngạch xuất khẩu Vàng từ 900 triệu-1 tỷ USD/tháng được xem là hạng mục để “thống kê” trong xuất nhập hay không. Rõ ràng nếu trừ khoản nầy ra thì chúng ta vẫn còn nhập siêu vì dòng hàng hóa từ biên giới vẫn chảy vào nội địa (hút từ TQ, Thái lan…là nước có nguồn hàng phong phú, khó kiểm soát), nhu cầu nguyên vật liệu cho các ngành hàng gia công xuất khẩu chưa được sản xuất trong nước để thay thế vẫn ở mức cao 40% trong may mặc (hay hơn nữa tùy vào từng ngành gia công, thiếu công nghiệp phụ trợ). Chỉ có chính sách khuyến khích tập trung đầu tư như miễn thuế nhập khẩu, cho vay tính dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi… vào những cơ sở sản xuất hàng, phụ tùng, linh kiện phụ trợ cho hàng xuất khẩu như đại sứ Nhật bản Sakaba Mitsuo đề xuất, mới có thể hi vọng giảm được tình trạng nhập siêu kinh niên, chỉ dừng lại ở mức gia công rẽ để kiếm lời như hiện nay. Vì vậy, nói” nhập siêu” là phù hợp với chiều hướng sa sút trong công nghiệp, kể cả những nhà máy thuộc dòng vốn FDI có thể giảm nhanh đến 15% trong năm 2009(8) thay vì tạo ảo giác “xuất siêu” tâm lí theo một cách tính toán nhập nhằng. Việc công nghiệp hóa các ngành chế biến nông thủy hải sản ở nông thôn chưa được đẩy mạnh, giá trị gia tăng của sản phẩm ở dạng sơ chế chưa cao trong khi đây là thế mạnh rất cơ bản, nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú, vẫn ở dạng tiềm năng. Cho vay ưu đãi khuyến khích đầu tư nâng cấp trang thiết bị bằng những kỹ thuật mới, tạo ra một nguồn hàng chế biến đa dạng và phong phú phải chăng là bài toán cần được quan tâm hơn để tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết vấn đề lao động ở nông thôn còn “nhàn rỗi” rất lớn. Cuối cùng là câu chuyện cải cách hành chính, chế độ đánh và thu thuế linh hoạt sát thực với tình hình kinh tế chung của từng ngành nghề thay vì đặt chỉ tiêu thu cho ngân sách một cách máy móc, tăng thêm áp lực lên doanh nghiệp(nhỏ và vừa) đang khốn đốn và chống nạn tham nhũng hoành hành. Minh bạch hóa số sách chi tiêu của nhà nước, tiết kiệm để bớt thâm hụt ngân sách(9) bằng cách cắt giảm những công trình chưa thật cần thiết(10), lễ hội chi tiêu hàng chục tỷ đồng ở các nơi phải chăng cần được lược bớt, dành sức vào những công trình xây dựng cơ sở của nền kinh tế như cầu đường, bến cảng, chỉnh trang đô thị chung quanh các khu công nghiệp, chế xuất …và cải thiện mối trường đầu tư cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong khi chọn lựa phương án và đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích về kinh tế và thân thiện với môi trường. Mặt khác cần phải tính đến khả năng lạm phát quay trở lại khi thị trường tiền tệ mất cân đối giữa cung-cầu, cảnh giác trước động thái tỷ giá hối đoái giữa tiền Đồng-USD tăng vọt khi khoản tiền kích cầu tung ra ngày càng lớn( 6 tỷ đô la), đẩy khỏi mức khống chế +/-5% của Ngân Hàng Nhà nước. Quí I năm 2009, GDP ở Nhật giảm 12%, ở Đài Loan giảm 8,4%, ở TQ chỉ tăng 6.8% so với 13% năm 2008. Ngân hàng Thế giới dự báo là năm 2009 sản xuất công nghiệp toàn cầu sẽ giảm 15%. Về Hội nghị G-20 ở Luân Đôn “Sự thật là ngoài con số 1100 tỷ đôla cam kết đóng góp cho IMF thì tất cả mọi cam kết khác đều vẫn đang rất mơ hồ. Mối quan tâm lớn nhất hiện nay là việc làm, các nước phát triển sẵn sàng đóng cửa các cơ sở sản xuất ở nước ngoài thận chí sa thải công nhân nhập cảnh để bảo hộ sản xuất, đổ mọi khó khăn lên đầu các nước đang phát triển. Vẫn không có một cơ chế giám sát sự mất giá của đồng đôla Mỹ...”http://vitinfo. com.vn/Muctin/ Kinhte/LA58255/ default.htm GS Roubbini(ĐH New York )đánh giá: Trong cuộc họp thượng đỉnh G20 mấy tuần lễ trước, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết với nhau cùng phối hợp các chính sách kinh tế để đối phó với khủng hoảng. Điều này sẽ không thể có được, vì các nhà chính trị thiết kế các gói kích cầu dựa theo các yêu cầu chính trị của họ, để thỏa mãn nhu cầu của cử tri, chứ không phải để cứu chữa sự mất cân đối của nền kinh tế toàn cầu. Điều này rất đúng ở Washington cũng như ở Bắc Kinh. KINH TẾ THẾ GIỚI SẼ CÓ KHÓ KHĂN SUỐT 2009 Rủi ro chính trị nhiều hơn bao giờ hết (Wall street Journal) (2)http://vnexpress. net/GL/Kinh- doanh/2009/ 03/3BA0D806/ (3) Nếu xuất siêu mà do nhập khẩu giảm mạnh, đặc biệt là đối với việc nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, thì đó lại là một dấu hiệu không tốt. “Như thế có nghĩa là, các doanh nghiệp Việt Nam đã bị cắt các hợp đồng gia công xuất khẩu, hoặc hoạt động sản xuất bị đình đốn.(TS Nguyễn đình Thiên) (4)Xuất nhập khẩu qua hải quan 3 tháng đầu năm trong 3 năm 2007-2009 (USD, giá hiện hành) 2007 2008 2009 Tăng giảm giá trị năm2009
so với 2008
Xuất khẩu (tỷ US) 10,615 13,114 11,192 3% (Từ hải quan kể cả xuất vàng)10,615 13,161 13,479 -15% Tỷ lệ cơ cấu xuất khẩu (%) Đầu tư nước ngoài 55,8 58,9 43,8 -37% Nội địa 44,2 41,1 56,2 17% Nông nghiệp 21,2 17,7 23,5 14% Than đá 2,3 2,0 2,3 -1% Dầu thô 16,6 19,9 12,7 -45% Hàng công nghiệp 39,4 45,6 46,7 -13% Nhập khẩu (tỷ US) 12,550 19,979 11,807 -41% (Từ hải quan kể cả nhập vàng)12,550 21,509 11,832 -45% Tỷ lệ cơ cấu nhập khẩu (%) Đầu tư nước ngoài 35,0 32,1 36,7 -32% Nội địa 65,0 67,9 63,3 -45% Hàng tiêu dùng 5,2 8,0 7,8 -42% Hàng nguyên liệu 56,3 67,3 55,5 -51% Hàng tích lũy 18,9 17,1 20,1 -30% Trong tổng mức thâm hụt 17 tỉ USD hàng hoá của VN với thế giới thì riêng thâm hụt với TQ đã lên tới 12 tỉ USD, tiếp đến là thâm hụt thương mại với các đối thủ cạnh tranh là các nước ASEAN và Hàn Quốc, chỉ thặng dư với Hoa Kỳ và EU. Nguồn: Bộ Công Thương. Bảng nầy do TS Vũ quang Việt lập trong bài”Kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2009 và tác động cần làm nhằm ổn định kinh tế” http://www.diendan. org/viet- nam/kich- ban-kinh- te-vn-2009/ (5) số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2009 (chỉ đạt 106.100 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2008 tăng 16,3%) (6) Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 4,7% trong năm 2008 lên 9% trong năm 2009. “năm 2009 có thể 400.000 người bị mất việc làm, thậm chí có những dự báo cho thấy số người mất việc làm có thể lên tới 1 triệu người. Nếu cộng thêm với 1 triệu người đang thất nghiệp hiện nay thì VN có đến 2 triệu người bị mất việc làm. Và trong năm 2009, tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị có thể bị quay ngược lại khoảng 5,3% đến 5,5% thay vì 4,7% như dự kiến” Bà Nguyễn Lan HươngViện trưởng Viện Khoa học Lao động (Bộ LĐ-TB-XH) http://www.nld. com.vn/200904071 2085832P0C1051/ 2-trieu-nguoi- co-the-mat- viec.htm (7)http://www.thesaigo ntimes.vn/ Home/thoisu/ sukien/16141/ (8)Tại buổi toạ đàm với DN FDI về các biện pháp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu diễn ra sáng 3/4 tại Hà Nội, ông Phan Văn Chinh - Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng: “Với tình hình này và nếu không có những giải pháp tích cực hữu hiệu thì dự kiến trong năm 2009, mức độ sụt giảm kim ngạch xuất khẩu có thể sẽ lên tới 10 – 15%, chỉ đạt khoảng 19 – 20 tỷ USD. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu tác động làm cho kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp sụt giảm là do nhu cầu thị trường thế giới giảm mạnh bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu”. (9) Mức thâm hụt ngân sách đã lên mức cao mức bội chi lên đến 8% GDP tương đương với 112,400 tỷ đồng vượt mức bình quân 5% GDP , trầm trọng nhất trong vòng nhiều năm qua, so với các mức thâm hụt 66,2 ngàn tỉ đồng (năm 2008), 56,5 ngàn tỉ đồng (năm 2007), 48,5 ngàn tỉ đồng (năm 2006) và 40,7 ngàn tỉ đồng (năm 2005), theo các bộ Tài chính và Kế hoạch và đầu tư . (10) Chính phủ phải tiếp tục siết lại khu vực đầu tư công vì hiện nay thất thoát đã lên mức báo động từ 30% - 40%. Số tiền này đang “lao” vào chứng khoán và đất đai, điều này không có lợi cho nền kinh tế.(TS Vũ Thành Tự Anh, tlđd)
|