Xác Định Chủ Quyền Văn Hóa Của Tổ Tiên Việt Tộc |
Tác Giả: Vũ Khánh Thành | |||
Thứ Năm, 21 Tháng 5 Năm 2009 06:09 | |||
1. Nhà nông đầu tiên trên thế giới Ngày 8.5.09 vừa qua trên BBC có một bài ngắn đưa tin Martin Jones thuộc Đại Học Cambridge đã cho thấy việc trồng trọt các vụ mùa riêng biệt có thể đã bắt đầu từ vùng Viễn Đông cách đây từ 10 ngàn năm tức là sớm hơn hai thiên niên kỷ so với những gì mà lúc trước người ta dự đoán. Cho tới nay, người ta thường cho rằng nông nghiệp định cư thực sự bắt đầu cách đây tám ngàn năm tại vùng Lưỡng Hà cổ, nay là Iraq. Giáo sư Jones nói rằng, kết quả khảo cổ tại Trung quốc làm thay đổi mọi thứ. Giống lúa cổ nhất tại Trung Quốc giờ đây đã có 12 ngàn năm tuổi. Hạt Kê ở miền bắc nước này có tới 8 ngàn năm tuổi. tại nhiều vùng ở châu Á và Mông Cổ, đây là loại lương thực chính mà người ta ăn vài lần trong ngày. Vì là một bản tin vắn, không có thêm nhiều chi tiết, không biết Giáo Sư Jones nói Trung Quốc là một nước, một dân tộc như hiện nay hay lãnh thổ của dân Bách Việt trong vùng Hoàng Hà Dương Tử mà dân Bách Việt đã định cư truớc khi có Trung Quốc của Hán Tộc được làm nên do người Mông Cổ du mục xâm chiếm vùng Hoàng Hà Dương Tử, hoà huyết với dân Bách Việt thành ra người Hán mà lãnh thổ của họ thời đó còn bé tí ti, chỉ như một quận huyện ngày nay. Gọi là Trung Quốc là nước ở giữa, có nghĩa lã chung quanh còn có nhiều nuớc khác chứ không là toàn lãnh thổ Trung Quốc như ta thấy ngày nay. Trong tác phẩm “Việt Nam Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa đã trưng dẫn bản đồ của tạp chí National Geographic (Hoa Kỳ) ấn hành, ghi rõ Việt (Yue) sống đời định cư 5,000 năm trước tây lịch và là giống dân đầu tiên trồng lúa gạo trên thế giới. Cuốn “An Historical Atlas of China” của Albert Herrmann, Giáo Sư Đại Học Berlin cũng cho biết như vậy. Cuốn BÁCH VIỆT TIÊN HIỀN CHÍ của Thuận Đức, Âu Đại Nhậm, Trịnh Bá soạn, là cuốn cổ sử về giống Việt, viết ra từ 500 năm trước tại Trung Quốc, cất trong kho trữ sách trung ương, chỉ dành cho một số người tra cứu sử liệu được đọc mà thôi. Ngay cả Sử Quán của triều Nguyễn Việt Nam cũng cố công tìm nhưng không tìm thấy. Vào năm 2006, trung tâm nghiên cứu văn hoá Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho in, phổ biến bản dịch của Giáo Sư Trần Lam Giang. Ấn bản này có cả phụ lục nguyên bản của sử gia thời nhà Minh, Âu Đại Nhậm, để đói chiếu. Giai đoạn lịch sử mà “Bách Việt Tiên Hiền Chí” đề cập là triều Hán, triều đại chủ trương đánh chiếm và sáp nhập toàn bộ đất Việt vào lãnh thổ Tàu. Cuối cùng, một dải đất rộng bao la, nay ước chừng 1/3 toàn bản đồ Tàu, của nước Việt đã bị đẩy mãi xuống tận miền Nam, và Bách Việt nay chỉ còn có Lạc Việt, chi trưởng của Bách Việt, tức Việt Nam ngày nay. Nhà văn Hà Văn Thuỳ trong bài viết “ Khai sinh người Hán và sự hình thành nước Tàu” (Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn Học, 2008) khẳng định: “Tổ tiên người Hán chỉ ra đời khoảng 2600 năm TCN, khi người Mông Cổ tràn xuống nam Hoàng Hà chiếm đất của người Việt, hòa huyết với người Việt sinh ra. Vì vậy, tất cả văn hóa vật thể và phi vật thể có trên đất Trung Hoa trước 2600 năm TCN đều là sản phẩm của Việt tộc.” Và bài “Truy Tìm Gốc Tích Cây Kê” cũng trong sách trên đã xác định rằng muốn tìm nguồn gốc cây Kê phải giải quyết hai vấn đề: Người trồng Kê ở làng Bonfo 5,000 năm trước là ai và trước hết ở đâu ? Ông dẫn chứng tác phẩm “Nguồn Gốc Phương Đông” (The Cradle of The East) của Giáo Sư Ho Ping-Ti để đi đến kết luận là có sự hoà huyết giữa người du mục và người nông nghiệp, sống hoà thuận trong cộng đồng Bách Việt. Giáo sư Zhu Naiccheng trong chuyên luận “ A Summary of Prehistoric Rice-cultivating Agriculture” cũng kết luận rằng “Cả gạo lẫn cây Kê đều được gieo trồng trong khu vực giữa sông Hoàng hà và sông Huai (Hoài) tức “lúa gạo và cây Kê đã được trồng xen nhau trong miền văn hoá tiền sử Trung Hoa” Tiến Sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Giám Đốc Viện Garma Úc, trong bài giới thiệu cuốn Địa Đàng Phương Đông của Stephen Oppenheimer đã viết “Qua những khám phá này, chúng ta có bằng chứng để phát biểu rằng, trước khi tiếp xúc với người Hán từ phương Bắc (Trung Hoa) đến, tổ tiên chúng ta đã tạo dựng nên một nền văn minh khá cao, nếu không nói là cao nhất trong vùng Đông Nam Á … Tổ tiên chúng ta đã phát triển và ứng dụng kỹ thuật trồng lúa trước người Hán hay là những người thầy dạy cho người Hán trồng lúa (chứ không phải ngược lại) và có thể tổ tiên chúng ta cũng chính là tổ tiên của người Trung Hoa ngày nay. Đã đến lúc phải trả lại sự thực và danh dự cho tổ tiên chúng ta”. 2. Chuyện nguồn gốc Kinh Dịch Học giả Nguyễn Thiếu Dũng trong bài viết kỷ niệm 10 năm ông công bố chứng cứ chứng minh “Kinh Dịch là di sản sáng tạo của Việt Nam” đăng nhiều nơi trong đó có mang anviettoancau.net tháng 4 năm 2009 ông cho rằng người Trung Hoa đã có hai ngàn năm để nói Kinh Dịch là của họ với hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã trở thành một sự thực hiển nhiên khó ai cãi lại đuợc. Nhưng ngày nay đã có những chứng cớ cho chúng ta thấy rằng nguồn gốc Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa , mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch. Nguyễn Thiếu Dũng đã lược qua nhiều chứng cớ lịch sử, nhiều sử gia, nhiều tác giả từ xưa tới nay của Trung Hoa đã đi tìm lý chứng để giải quyết vấn nạn về nguồn gốc Kinh Dịch, nhưng họ đành bó tay không truy vấn được. Vậy thì người Việt nam hà cớ gì cứ đi theo họ để xác nhận một điều họ đã phủ nhận, cứ trân trọng mãi cái họ đã ném đi ? Vậy đâu là những chứng cớ từ Việt Nam ? A. Năm 1970 Giáo Sư Kim Định đã dõng dạc tuyên bố “Kinh Dịch là của Việt Nam” trong tác phẩm Dịch Kinh Linh Thể. Tiếp sau là Bác Sĩ Nguy ễn Thi Thanh, Bác Sĩ Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Phạm Trần Anh, Trần Đại Sỹ, Trần Quang Bình, Hà Văn Thuỳ, Nguyễn Quang Nhật, Nguyễn Việt Nho, Trúc Lâm Đoàn Vũ … đã mạnh dạn đề xuất nhiều chứng cớ khoa học. 1) Căn cứ vào những hoa văn trên đồ gốm Phùng Nguyên và đồ đồng Đông Sơn thì Việt Nam đã ghi khắc những quẻ Dịch trước Trung Quốc và sớm hơn chứng liệu của Trung Quốc (xin xem Phát hiện Kinh Dịch thời đại Hùng Vương-Thanhnienonline)
|