Home Tin Tức Bình Luận Về Thư của 135 trí thức Việt Nam gửi kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên

Về Thư của 135 trí thức Việt Nam gửi kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên PDF Print E-mail
Tác Giả: vietsciences   
Thứ Sáu, 22 Tháng 5 Năm 2009 21:18

Sau khi được sự ủy thác của 135 trí thức đầu tiên tự nguyện ký tên vào bản kiến nghị ký ngày 12/04/2009, ngày 17/04/09, GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn và GSTS Nguyễn Thế Hùng cùng đi với dịch giả Dương Tường đến các địa chỉ để chuyển thư. Tại Văn phòng Quốc hội thì diễn tiến cuộc tiếp xúc được kể lại như sau:

"Còn khi đến Văn phòng Quốc hội ở 35 Ngô Quyền thì chúng tôi được tiếp đón ân cần, trọng thị, tại phòng làm việc của ông Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Nguyễn Minh Thuyết và phòng ông Phó Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Sĩ Dũng, qua đó chúng tôi không chỉ gửi được bản Kiến nghị cho ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội, mà còn gửi thêm ba bản đến ba vị Phó Chủ tịch, một bản đến toàn thể Ban thường vụ Quốc hội, một bản nữa đến toàn thể các thành viên Quốc hội, và một số bản đến các vị Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Quốc phòng An ninh, Kinh tế và Chủ tịch hội đồng dân tộc, cùng một số cá nhân đại biểu thường có nhiều ý kiến phản biện trong các kỳ họp trước đây. Cả hai người nhận thư đều hứa chắc: nội trong ngày 17 tháng Tư thư sẽ đến tận tay người nhận."

Như vậy, theo lời của những người được uỷ thác, các lá thư kiến nghị được trao trực tiếp tại Văn Phòng Quốc hội mà trong đó có địa chỉ đích danh là Ông Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng, ba ông và bà Phó Chủ tịch QH. Ngoài ra còn gửi riêng cho và các ông Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH, Chủ nhiệm UB Quốc phòng và an ninh của QH, Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH. Theo lời hứa của người nhận, ông Phó chủ nhiệm UB Văn hoá Giáo dục Nguyễn Minh Thuyết và ông Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chắc chắn là ngay trong ngày 17/04/2009, thư sẽ đến tận tay người nhận.

Ngày 14 tháng 5 năm 2009, Một bức thư được gửi từ Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đến người nhận là GS Nguyễn Thị Huệ, mà địa chỉ lại là nhà riêng của GS Nguyễn Huệ Chi (xem hình phong bì dưới đây)

Phong bì gửi đến người nhận là (Bà) GS Nguyễn Thị Huệ, nhưng địa chỉ là nhà riêng của GS Nguyễn Huệ Chi! (Xin xem và nhận xét chữ viết của chuyên viên Văn phòng Quốc hội)

Theo lời GS Nguyễn Huệ Chi, khi nhận bức thư này do người bưu tá đưa đến, ông đã phân vân định gửi trả vì sợ nhầm người. Nhưng với địa chỉ chính xác như vậy, hơn nữa trong khu tập thể nơi ông cư ngụ cũng không có ai tên như ngoài bì thư đề, nên ông đã mạnh dạn mở thư. Như vậy đây là thư phản hồi của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, do ông Phó Chủ nhiệm UB Trần Đình Long phúc đáp lại thư kiến nghị sau khi gửi đi 3 tuần. Nôi dung bức thư như dưới đây:

Người nhận không những đã bị ghi sai tên, thư kiến nghị còn bị biến thành đơn khiếu nại và nhầm cả ngày!

Nội dung bức thư này có một số điểm nhầm lẫn nghiêm trọng:

1- Bức thư không gửi nhầm người, nhưng tên người nhận bị ghi sai, từ GS Nguyễn Huệ Chi trở thành Bà GS Nguyễn Thị Huệ

2- Thư kiến nghị ghi ngày 12/4/2009 chứ không phải ngày 21/04/2009

3- Đây là thư kiến nghị về vấn đề đại dự án Bauxite của 135 nhà trí thức và khoa học gửi đến Ông Chủ tịch Quốc hội chứ không phải đơn thư khiếu nại ai, và khiếu nại điều gì cả.

Từ những điểm sai này, một số câu hỏi có thể được đặt ra:

1- Bức thư này có được đọc hay không?

2- Khả năng, hành xử, lề lối làm việc của Ủy ban Pháp luật này như thế nào, thể hiện qua nội dung và trình bày của bức thư, do chính ông Phó Chủ nhiệm UB Trần Đình Long ấn ký?

Và cho đến nay, ngoài thư phản hồi của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội ra, những người khởi xướng thư kiến nghị không nhận được phản hồi nào khác.

Chúng tôi xin công bố thư này để bạn đọc rộng đường tham khảo và bàn luận.

Bauxite Việt Nam

Xin lưu ý, chúng tôi vừa mới cho đăng tải nguyên văn Nghị định 20/2008 NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị  của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký, mời bạn đọc tham khảo

©  http://vietsciences .free.fr  và http://vietsciences .org