Cơn khát nhân quyền Việt Nam. |
Tác Giả: Nguyễn Quang | |||
Thứ Bảy, 20 Tháng 6 Năm 2009 12:34 | |||
Khởi đầu khi Cộng sản chiếm đóng miền Nam Tự Do, mỗi người dân chỉ sau những ngày đầu sống với những người nhân danh mình là cách mạng đã thấy là ‘cách mệnh’, nghĩa là mất mạng như chơi. Mỗi người dân cũng vì thế ngày càng thấy rõ cái tính thể thể hiện ra bên ngoài của đoàn quân Giải phóng: người người cảm thấy mình bị mất mát, nhà nhà bắt đầu ly tán. Những đoàn xe dài của bộ đội chở bất cứ cái thứ gì của miền Nam cùng với bao người chiến sĩ Tự Do nay thành tù nhân chạy về Phương Bắc. Trước sự mất mát đau thương nên từ già trẻ lớn bé đều muốn đứng lên đấu tranh ngấm ngầm một cách bất bạo động khi những quyền cơ bản của con người như hoàn toàn bị tước sạch. Miền Nam với các công dân kẻ tù trong, người tù ngoài: cả nước là một nhà tù vĩ đại. Song cũng có một ít trí thức miền Nam rất hí hững đem bài học của Hégel tại Stuttgart ra mừng cách mạng Pháp, họ chạy cắm cờ mang đầy biểu ngữ như trong những buổi mít tinh chào mừng quân Giải phóng, tại khoa triết Đại học Văn khoa Sài Gòn các giáo sư ở đây đã có mặt từ khuya để mang cờ chào mừng cách mạng* và ở một số phân khoa thuộc các đại học khác không khí cách mạng 30-4 thật sôi nổi, tại nhiều văn phòng các khoa quý vị giáo sư, sinh viên nhảy múa hát bài ‘đêm qua em mơ gặp…vĩ nhân’. Với một số ở thượng tầng gồm những thành phần vốn gọi là đã được tuyển chọn như vậy nhưng từ hạ tầng cơ cấu với các công dân lần lượt những phong trào đã mạnh dạn đứng lên đấu tranh chống lại bạo quyền Cộng sản, nghĩa là từ sự trái khuấy của tập đoàn thống trị các tổ chức đã vì các quyền con người mà đứng lên, phải nói là Họ đã rất can đảm: không ai nghĩ mình sẽ sớm mang lại Tự Do, Dân chủ nhưng từ tiếng nói lương tâm ai cũng có bổn phận phải làm. Xin ghi nhận những mặt trận tiên phong như Liên Tôn của Linh mục Nguyễn Văn Vàng, Duy Dân của Linh mục Nguyễn Huy Chương, Tập họp phổ biến Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Linh mục Lê Thanh Quế, Dòng Tên, các nhóm trẻ Đại Việt tại Tuy Hoà, Phú Yên, và nhiều Liên Minh chống cộng khác… Trên phạm vi cá nhân có tiếng nói khẳng khái của Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, nhiều thuyền nhân trong số đó có Nguyễn Quang không sợ hãi đã đọc bản cáo trạng trước toà án Cộng sản thay cho lời nói cuối cùng lên án nhà cầm quyến Hà Nội, kêu gọi Liên Hợp Quốc can thiệp mạnh mẽ về các trường hợp vi phạm nhân quyền mà Việt Nam là một thành viên của LHQ.* Đến vụ Nhà thờ Vinh Sơn Sài Gòn, đặc biệt vô cùng trân trọng tại Cần Thơ đồng loạt mười hai Tăng Ni tự thiêu, Đại đức Huỳnh Văn Ba phản kháng Nhà nước cướp Chùa. Và đi vào tổ chức bạo động vào đầu năm 1980 với Quý Đại Đức Tuệ Sĩ và Trí Siêu… Cho đến cuộc trỗi dậy ở Đông Âu và các chế độ Dân chủ được thành lập, tại Việt Nam nổi trội có Cao trào nhân bản của Bs Nguyễn Đan Quế, một tập họp khác của GS Đoàn Viết Hoạt, GS Nguyễn Đình Huy… Trong những năm đầu của cuộc đấu tranh vì quyền con người, hầu hết các nhân vật đứng đầu các tổ chức đều bị tử hình, hoặc nếu có vào các trại tập trung họ thường bị cài vào các tổ chức trốn trại mà đưa ra bắn ngay tại chỗ. Những chiến sĩ nhân quyền trong giai đoạn này khó sống sót vì người nào cũng khí khái bất khuất không chịu khuất phục, nên thường tổ chức trốn trại và sự đào thoát được là một cơ may hi hữu, như người anh em trong tổ chức Ông Phạm Trần Anh,* một tổ chức bị kết án ‘âm mưu lật đổ chính quyền Cộng sản’ ngay những năm đầu Cộng sản chiếm đóng miền Nam, vì trốn trại đã phơi xác thảm thương trên các bờ rào trại giam Đại Bình… Những cuộc đấu tranh bất khuất trong các trại giam, không một trại giam nào không xảy ra với các sĩ quan trẻ bị tập trung, đặc biệt với nhóm trẻ Xuân Phước gồm những con người quả cảm làm báo mini bí mật chuyền tay, tổ chức học hành phổ biến các tài liệu nhân quyền và hành động lên án chế độ lao tù cũng như đấu tranh đòi quyền sống cho các bạn tù, cho dù đây là một trong những trại giam khắc nghiệt nhất mệnh danh là Thung Lũng Tử Thần. Các bạn này đều với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền tuổi còn rất trẻ nhưng án cao từ hai mươi đến chung thân. Những người bị lệnh tập trung vô thời hạn gọi là chung thân không tuyên bố, nay còn sống như Nhà báo Đỗ Văn Phúc… Các bạn Trần Minh Tuấn, hai mươi năm, Thái Đình Chiến, Trung Lai, Vũ Đình Thụy thụ án hơn ba mươi năm và mới về năm vừa rồi… Với những tù nhân lương tâm, nhịp tim đến hơi thở đều hướng về ngoài xã hội. Biểu đồ của cuộc đấu tranh cho quyền con người một thời gian lại lắng xuống với sự sự rộ lên của các phong trào và giờ đây với ý thức của các công dân ai cũng nhận thấy rằng tôi phải hành động vì rõ ràng tôi thấy được tương lai Tự do, dân chủ, nhân quyền được tôn trọng và bạo quyền Cộng sản Hà Nội nhất định sẽ ra đi dù có biến dạng nguỵ tạo như thế nào: điển hình của giai đoạn hiện nay có thể lấy hình ảnh bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý làm biểu tượng. Sau hơn ba thập kỷ dưới sự cai trị sắc máu đầy gian ngoa khiến đất nước trì trệ không phát triển của tập đoàn Cộng sản Hà Nội, bây giờ những người tiên phong trong các Phong trào hầu hết không còn nữa. Họ phần lớn đã chết trong tù và có Vị nào sống sót cũng trong bịnh tật: cái giá phải trả cho sự bất khuất của mình. Nhưng con người vẫn mãi mãi là một ‘cây sậy biết suy tư’, những người đấu tranh hôm nay, họ nhảy vào cuộc không chỉ vì: Tôi phải làm nhưng Tôi biết rõ nên tôi hành động… Và cũng không phải để gọi là tiếp tục công việc của cha anh vì mỗi người đứng lên đều xuất thân khác nhau, có khi ‘tiếp nối’ cha anh lại như Brian Đoan, nhưng không, ở đây Họ có tiếng nói chung là vì các quyền cơ bản của con người cần được tôn trọng. Những trí thức trẻ như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân…được sinh ra trong giai đoạn Cộng sản nắm quyền và hôm nay với Ls Lê Công Định. Những nhà văn phản kháng cũng nhiều người thuộc miền Bắc, trí thức cũng vậy… Hồn thiêng của Tổ quốc đang đi tìm tiếng nói nhiều hơn của người miền Nam đó! Có thể nói được rằng bây giờ ánh sáng không chỉ loé ở đường hầm nhưng nó đã mở ra và mọi người đều muốn lên tiếng: mỗi người dân Việt Nam đều tủi nhục thấy đất nước mình mất dần đến lệ thuộc hẳn vào phương Bắc với bá quyền Trung Quốc và một đất nước tham ô nhũng lạm, đạo đức không còn phải là tha hoá nhưng là một biến dạng về những yếu tố di truyền của dòng giống Lạc Hồng. Như sư sãi quốc doanh nhậu say xỉn có nữ công an đưa về đến tận cổng Chùa, nữ công nhân phá thai rồi chôn sống con mình, lập gia đình bắt vợ làm đĩ nuôi mình, phong trào gái quê chỉ muốn lấy chồng ngoại…Cán bộ Nhà nước tham ô từ trung ương đến địa phương không còn thuốc chữa, nghĩa là những chuyện hết biết tại Việt Nam ngày nay: Cộng sản là ung thư xã hội. Thật vậy một phong trào dấy lên đòi hỏi các quyền cơ bản của con người phát triển rộng rãi, đi đến đâu cũng nghe nói về Việt Nam phải thay đổi và sự bức xúc vô cùng trong dân khi ghe thuyền nằm ụ bên bờ vì Biển Đông kia Trung Quốc cho rằng của Trẫm, và Đại Hán là Trẫm có toàn quyền. Người dân đứng lên phản đối và nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội lại cấm đoán bỏ tù. Vậy cái nhà cầm quyền Việt Nam hiện tại là của ai và giờ đây sau gần nửa thế kỷ thống trị trên đất nước này đối với mọi người dân đều sẵn sàng đứng lên để giành lại các quyền cơ bản cho con người dân Việt. Chỉ khi nào các công dân có được các quyền cơ bản họ mới thật sự sẽ có tự do dân chủ, do đó người người sẵn sàng đứng lên như đang diễn ra một cơn sốt nhân quyền tại Việt Nam. *Nhưng đặc biệt sinh viên không thấy GS Nguyễn Văn Trung, Trưởng Khoa. Cũng như nhảy cò cò với các Ông Vũ Khiêu, dạy triết Mác Lê Nin ở miền Bắc, chỉ thấy Ông Lý Chánh Trung luôn trong các cuộc vui ‘như có …vĩ nhân’ này.
|