Tin AP, năm tới đây hàng vài triệu người già ở Mỹ [hầu hết thế hệ thứ nhứt Mỹ gốc Việt sẽ rơi vào trường họp này] phải đối diện với chuyện tiền trợ cấp An Sinh Xã Hội (ASXH) bị cắt giảm. Tiền già năm tới bị liên bang cắt giảm. Không phải cắt trực tiếp như TB Cali mấy tháng qua đã cắt hai lần trong phần trợ cấp mắc mỏ của Cali để quân bình ngân sách nợ nần như chúa chỏm đến đổi hai tháng phải phát hành giấy nợ một số công chức hai ba tháng liền. Mà liên bang cắt không theo kiều thuế trực thu như thuế lợi tức, nhà đất dân chung dễ kêu ca. Liên bang cắt theo một thủ thuật ngân sách dân chúng ít kêu ca hơn. Đó là kiểu tăng thuế gián thu mà những chuyên viên ngân sách gọi là nhổ lông vịt mà vịt không kêu. Đại khái là tăng thuế gián thu trên dịch vụ và hàng hoá, một nửa hay 1% thôi trên toàn dân mua sắm, tiêu thụ, thu rất nhiều mà kêu ca ít. Một kỹ thuật ngân sách đa số các Quốc Hội của các nước Tây Phương ưa dùng. Tiền già năm tới bị liên bang cắt theo kiểu này. Theo luật không được cắt giảm tiền già. Cali cắt được vì tiền Cali cấp thêm cho cư dân Cali là tiến đắc đỏ của mức sinh hoạt ở Cali. Nên liên bang phải đi vòng luật pháp để cắt giảm. Một là trong hai năm tới sẽ không điều chính tiền già theo tỷ lệ lạm phát, vật giá gia tăng theo nguyên tắc phải tăng tiền già cho phù họp với tỷ lệ lạm phát, chiếu các điều khoản của qui định gọi là COLA. Những ủy viên quản trị và giám sát chương trình An Sinh Xã hội đã quyết định. Hai là không tăng định mức số tiền mỗi năm dành cho người có Medicare được hưởng cho phù họp với tỷ lê gia tăng của tiền thầy, tiền thuốc, tiền nhà thương tăng như hoả tiển. Như vậy tiền già trên danh nghĩa không tăng mà vật giá trên thực chất gia tăng, mãi lực của người già bị giảm, thì coi như tiền giá bị cắt mất rồi. Mất ít nhứt bằng tỷ lệ vật giá gia tăng của vật giá theo đà lạm phát. Thêm vào đó, còn cắt giảm người già theo một kiểu khác nữa. Giữ y định mức tiền phúc lợi y tế Medicare dành cho người già. Không gia tăng số tiền dành cho việc chăm sóc sức khoẻ của người già trong khi y tế phí cái gì cũng tăng, thì ngưòi già có Medicare phải móc tiền già ra để trả, chung chịu với Medicare. Coi như người già lấy tiển già ra trả thêm cho y tế, thì người già phải cắt giảm các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày, y, thực, trú, hành, và nhiều nhu cầu không tên khác. Thiết nghĩ cũng cần xem qua cái gọi là tiền già mà người Mỹ gốc Việt ưa dùng. Tiền già người Việt lớn tuổi hay dùng có hai thứ, tiền hưu trí và tiền trợ cấp an sinh xã hội (SSI). SSI là tiền welfare chớ không phải tiền hưu trí. Thế hệ thứ nhứt của người Mỹ gốc Việt đến Mỹ tuổi khá cao, có đi làm việc cũng không bao lâu chưa đủ thâm niên, số tiền hưu trí thường dưới mức nghèo khó của liên bang thì chánh quyền Mỹ qua chương trình an sinh xã hội cũng cấp thêm phần bỗ sung để có thể sống không dưới mức nghèo khó. Tiêu biều, định mức tiển già của liên bang cho hai vợ chống già vào cuối tháng 5 năm 2009 là 1011$, trung bình 1 người là 505$50 vì sống chung 2 người đỡ tốn hơn 1 người già độc thân nên trợ cấp nhiều hơn. Riêng TB với nền kinh tế đứng hàng thứ 8 hoàn cầu, giá sinh hoạt mắc mỏ hơn nên cho thêm sau hai lần giản để quân bình ngân sách, một ngươi còn 239$, vị chi 1 người phối ngẫu của cặp vợ chồng già là 744$ một tháng. Những người có tiền già là những người lợi tức ở dưới mức nghèo khó liên bang nên bên cạnh việc hưởng Medicare do tuổi trên 65, còn có Medicaid dành cho người nghèo và bịnh nên phần chung chịu 20% của Medicare do Medicaid đài thọ. Do vậy hai biện pháp cắt giảm này ( không tăng tiền SSI theo tỷ lệ vật giá gia tăng, không tăng định mức quỷ phúc lợi y tế trong khi vật giá gia tăng và y tế phí gia tăng) người ăn tiền hưu trí và ăn tiền SSI đều bị ảnh hưởng. Người hưu trí nhẹ hơn vì tiền hưu có thể cao hơn tiền SSI nhiều, nên mãi lực của người hưu trí bị giảm nhẹ hơn của người ăn SSI. Sự cắt giảm số tiền an sinh xã hội năm tới là một cắt giảm đầu tiên trong một thế hệ của người Mỹ mà an sinh xã hội trên nguyên tắc chỉ có tăng chớ không có giảm. Đây là một dự trù chưa bao giờ xảy ra kể từ khi nguyên tắc COLA được chấp nhân vào năm 1975, chương trình an sinh xã hội tăng một cách tự động theo với giá sinh hoạt. Số người bị ảnh hưởng tối thiều 50 triệu ngươi Mỹ hưu trí, nghèo và bịnh tật. Do vậy rất có lý khi Bà Barbara Kennelly, chủ tịch Ủy Ban National Committee to Preserve Social Security and Medicare, nói việc cắt giảm này ảnh hưởng đến vài chục triệu người Mỹ: "Sẽ là chuyện nhỏ cho nhiều người, nhưng đối với các vị cao niên, nhất là khoản tốn thuốc men thì đây là vấn đề lớn cho các cụ". Cũng có lý khi David Certner, giám đốc pháp lý của tổ chức AARP, là cơ quan chi trả tiền thầy, thuốc, nhà thương cho những người có Medicare, nói, " Người già sẽ không thấy mức lạm phát là thấp vì tiền chi xài của quí vị ấy sẽ tăng cao trong thuốc thang. Người có tiền để dành cũng thấy bị hao hụt khá nhiều". Nhưng cũng có phản biện. Andrew G. Biggs, một học giả của American Enterprise Institute, viện dẫn giá năng lượng năm 2008 không tăng nên nói "Quí cụ nghĩ có hại vì không có COLA nhưng thực sự thì không". Có lẽ lời của TT Kennedy thuyết phục hơn, đừng hỏi đất nước này làm gì cho mình, mà tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước. Ai cũng biết Mỹ đang gặp cơn khủng khoảng kinh tế tài chánh lớn không thua gì thời kỳ Đại Suy Thoái. Quỹ ASXH theo ước tính số chi sẽ cao hơn thu trong 2016. Lớp người Mỹ trong thời kỳ bùng nỗ dân số đã đến tuổi về hưu. Nếu không cải tồ sẽ phá sản trong năm 2037, theo bản báo cáo năm nay của Uy Hội Quản trị và giám sát ASXH. Tổng thống, dân biểu, nghị sĩ bất phân đảng phái nhức đầu với mối lo này. Nên mỗi một người hy sinh một chút, kể cả những người già suốt đời đóng thuế, thì định chế nhân bản, nhân đạo nhứt hoàn cầu của Mỹ mới mong tồn tại.
|