“Người Buôn Gió” Gặp Nạn “Nhốt Gió” Ngày 2 tháng 9 năm 2009 H, Hôm nay, 2-9-2009, đánh dấu ngày quốc nạn của dân tộc Việt Nam, ngày quốc nhục mà bọn mạo danh “yêu nước” cướp chánh quyền năm 1945 cao ngạo khởi đầu cái gọi là “độc lập” để dẫn dụ “toàn dân” đi vào cuộc chiến “chống Pháp”, để 5 năm sau, năm 1950, đích thân Hồ Chí Minh sang Tàu cầu lụy Mao Trạch Ðông đưa quân sang giúp bộ đội đánh Pháp trong những chiến dịch lớn, kết thúc bằng trận Ðiện Biên Phủ, để Tàu can dự vào Hiệp định Genève 1954, giúp chúng chiếm được một nửa đất nước, từ phía Bắc vĩ tuyến thứ 17, để hớn hở chịu nhận cái nhục nhã hơn hết là cho cố vấn Tàu và quân Tàu hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam... rồi “đô hộ Việt Nam” với sự “đội ơn” của Ðảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam; còn dân tộc Việt Nam thì triền miên trầm luân trong khổ hận. Hôm nay, nhìn lại mấy ngày qua, trong cuộc đấu tranh Dân chủ hóa Việt Nam, các nhà đấu tranh Dân chủ tại quê nhà lại vướng thêm thảm nạn, không chỉ làm đau lòng người đấu tranh trong nước, mà cũng làm xôn xao dư luận hải ngoại từng ngày theo dõi cuộc đấu tranh ở quốc nội, với cõi lòng tha thiết muốn làm được cái gì đó tích cực yểm trợ cuộc đấu tranh nơi quê nhà. Trong lúc đọc lại bản thảo cuốn “Từ bauxite đến Uranium ố Tiến trình đô hộ Việt Nam của Trung Cộng” [viết chung với Mai Thanh Truyết và Phan Văn song] chờ giao cho nhà in kịp đầu tháng 9/2009 này, thì được tin Hà Giang đưa lên báo Người Việt Online ngày hôm qua, 1-9-2009, cho biết: “Blogger Sphinx đã bị công an mời lên làm việc từ đêm 31 Tháng Tám, đến nay chưa được về nhà... Tin này đã được một số blogs trong nước như Gió Wind và Vàng Anh thông báo. Blogger Vàng Anh cũng cho cộng đồng mạng biết đã gọi điện thoại cho Sphinx nhiều lần sau khi Sphinx bị bắt nhưng không được... Blogger Sphinx không viết nhiều, nhưng được biết đến qua những lời phát biểu ngắn gọn có tính cách châm biếm thời sự. Những hàng chữ cuối cùng được viết trên blog của Sphinx vào ngày 30 Tháng Tám 2009 với nội dung: “Những người vô gia cư, ăn mày, ăn xin, trẻ lang thang... nên nói thật nhiều về Hoàng Sa, Trường Sa, Bô-Xít, Tây Nguyên để có được căn phòng che mưa nắng, dù rất chật chội, nhưng còn hơn vất vưởng đầu đường xó chợ; lại còn có thể được gặp gỡ và tiếp xúc những người như Ðiếu Cầy, Lê Thị Công Nhân, cha Nguyễn Văn Lý, và nhân vật nóng Người Buôn Gió nữa chứ...” Ngoài ra, cũng được tin: “Ngày 31 Tháng Tám cô Phạm Ðoan Trang, bút hiệu Ðoan Trang, 31 tuổi, một người viết ký sự quen thuộc của báo điện tử “Tuần Việt Nam”, một bộ phận của báo điện tử VietnamNet, cũng đã bị bắt”. Cô Phạm Ðoan Trang & Ký giả Huy Ðức Nguồn tin nói rõ là “Ký giả Ðoan Trang bị bắt ngày Thứ Sáu, 28-8-2009, và được Tổng biên tập của tờ báo là Nguyễn Anh Tuấn xác nhận hôm Thứ Hai, 31-8-2009, với thông tấn xã Ðức DPA. Cô bị bắt vì đã viết một số bài báo có tính cách ‘nhạy cảm,’ ‘quốc cộng,’ cũng như một số đề tài liên quan đến chủ quyền biển đảo, khai thác bauxite, và nêu những điều không có tính cách 'chính thống' đối với bản hiệp định Geneve 1954 chia đôi đất nước... Bài viết vào ngày 27 Tháng Bảy, 2009, có vẻ chỉ trích các lãnh tụ CSVN khi chuyện chia đôi đất nước năm 1954 xảy ra... Theo bản tin DPA, các viên chức CSVN từ chối trả lời phỏng vấn qua điện thoại”. Cũng có nguồn tin cho rằng “Ðoan Trang bị cáo buộc liên quan đến bài viết Tham tán Kinh Tế-Thương Mại của Trung Quốc Hồ Tỏa Cẩm đề nghị phía VN kỷ luật các tờ báo đã cho đăng bài của bà Phạm Chi Lan và Nguyễn Minh Phong được nhiều báo điện tử và diễn đàn thông tin ở hải ngoại khai thác”. Theo ghi nhận của hãng thông tấn AP, việc truy cập hầu hết những bài viết của nhà báo Ðoan Trang đã bị ngăn chận hôm thứ ba. Phần ông Nguyễn Anh Tuấn, trong cuộc tiếp xúc với các hãng tin, thì nói rằng ông không biết nhà báo Phạm Ðoan Trang bị bắt ở đâu, đang bị giam ở đâu, và ông không thể liên lạc được với bà. Cùng ngày nữ ký giả Ðoan Trang bị bắt, một người thỉnh thoảng viết bài trên Internet nhưng không mở blog riêng tên Lê Minh Phát cũng đã bị bắt. Ông này từng mặc chiếc áo có hàng chữ “Stop Bauxite” “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam.” Bà Oanh, vợ ông Phát, trong một điện thư gửi cho thân hữu, tuy rất bối rối nhưng cho biết ông Phát đã bị “thẩm vấn suốt đêm” về “cái áo màu xanh lá cây và những bài viết trên mạng.” Bà Oanh cho hay chồng bà bị dẫn đi “không có bất cứ giấy tờ giam giữ gì.” Chưa hết, một ngày trước, tức Thứ Năm, 27-8- 2009, nhà báo tự do Bùi Thanh Hiếu, năm nay 37 tuổi, viết blog với bút hiệu Người Buôn Gió đã bị bắt ở Hà Nội vì vấn đề được công an gọi là “an ninh quốc gia”. Trong khi đó, mọi người đều biết là Người Buôn Gió bị bắt vì đã đề cập tới vụ tranh chấp ở Biển Ðông, dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, và những vụ bắt giữ Luật sư Nhân quyền Lê Công Ðịnh cùng với một số nhân vật bất đồng chính kiến khác. Chính trang blog nguoibuongio đã đăng nhiều bài viết chỉ trích cách xử lý của Ðảng Cộng Sản Việt Nam về mối quan hệ với Trung Quốc và những vụ tranh chấp đất đai với Giáo hội Công giáo. Theo bản tin mới nhất của ký gỉa Ben Stocking, thuộc hãng thông tấn AP, có văn phòng ở Hà Nội, thì một người bạn của ông Hiếu cho hay công an đã vào nhà và lấy đi ba máy laptop cùng nhiều tài liệu khác từ nhà ông Hiếu, cũng như lục soát nhà cha mẹ ông. Người bạn này cũng nói rằng Người Buôn Gió đã bị công an thẩm vấn nhiều lần trong hai năm 2008 và 2009 về những hoạt động chính trị của ông, bắt đầu sau khi ông tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Công an đã làm áp lực với đối tác làm ăn của ông Hiếu và đã làm ông Hiếu mất việc cũng như mất luôn tiền đầu tư của ông. Tuy nhiên, khi được hỏi, công an Hà Nội từ chối bình luận. Biếm họa trích từ DCV Online & Web Người Buôn Gió Tuần trước, nhà báo Huy Ðức, một trong những blogger có nhiều người đọc nhất ở Việt Nam, cũng đã bị báo Sài Gòn Tiếp Thị cho nghỉ việc sau khi chính quyền than phiền về những bài viết trên trang blog Osin [blogosin.org] của ông. Các nhà quan sát và những người chỉ trích nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nói rằng những vụ bắt giữ, bắt đầu với vụ bắt giữ Luật sư Lê Công Ðịnh hồi tháng 5, là một phần trong chiến dịch trấn áp của giới lãnh đạo Ðảng Cộng Sản Việt Nam nhắm vào những người cho rằng Việt Nam “nhường nhịn” Trung quốc quá độ trong vấn đề Biển Ðông và Tây Nguyên. Tin từ hãng thông tấn AP cũng cho biết, trong Tháng 8/2009, báo chí Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam loan tin có tất cả 27 người (chưa kể Người Buôn Gió, Ðoan Trang và Lê Minh Phát) đã bị bắt liên quan đến “an ninh quốc gia.” Không biết con số vừa kể có gồm những người bị bắt từ hai đợt Tháng Tám và Tháng Chín 2008 với khoảng hơn 10 người hay không. Nhưng ít nhất, một số người đã không thấy nhà cầm quyền CSVN loan báo khi bắt giữ, nên dư luận chỉ biết đến họ khi có người thân trong gia đình báo động cho bằng hữu. Ký giả Ðoan Trang, Người Buôn Gió, Lê Minh Phát nằm trong số các trường hợp sau này. Trước đó, blogger Ðiếu Cày cũng bị bắt, bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dàn dựng chuyện trốn thuế để truy tố, và bị kết án 30 tháng tù ở, sau khi ông Ðiếu Cày khuyến khích việc tẩy chay cuộc tiếp đuốc Thế Vận hội Bắc Kinh 2008 ở Sài Gòn. Ông Ðiếu Cày đã lên tiếng chỉ trích chính sách của Trung Quốc ở Tây Tạng (Tibet) và quần đảo Trường Sa trước đó. Việc này đã khiến hôm qua Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã ra thông cáo “Lên án nhà cầm quyền Hà Nội hồi tuần qua cho bắt blogger Người Buôn Gió, Bùi Thanh Hiếu, và nữ phóng viên Phạm Ðoan Trang của Mạng Tuần Việt Nam vì hai người này có những chỉ trích chính phủ về chính sách đối với Trung Quốc”. Trong thông cáo Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới nêu rõ là “Quyền tự do bày tỏ ý kiến tại Việt Nam bị hạn chế trong những tháng gần đây, do dị ứng của chính phủ về những vấn đề có liên quan đến Trung Quốc”. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới “Kêu gọi chính quyền Hà Nội nhanh chóng trả tự do cho blogger Người Buôn Gió, Bùi Thanh Hiếu, cũng như phóng viên Phạm Ðoan Trang”. Lý do là “Phê phán mà hai người này nêu ra không hề gây đe dọa cho an ninh quốc gia, và đó cũng là một phần trong quyền tự do ngôn luận căn bản mà họ được hưởng”. Trước những biến chuyển dồn dập này, hôm qua, 1-9-2009, phóng viên Nguyễn Trung của ban Việt Ngữ đài VOA đã phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia, hỏi rằng: “Thưa giáo sư, ông nhận định thế nào về các vụ bắt giữ blogger ở Việt Nam tuần qua?” thì được ông này trả lời: “Ðây là một cuộc tấn công nghiêm trọng vào lĩnh vực blog ở Việt Nam, thành trì thông tin tự do cuối cùng của người Việt Nam. Mọi thứ khác đều đã bị kiểm soát. Hành động này diễn ra không phải chỉ vì các blogger bày tỏ quan điểm về nhân quyền và dân chủ, mà theo tôi cũng vì lý do họ nêu lên vấn đề Trung Quốc và đặt câu hỏi về đội ngũ lãnh đạo. Việc đó đã đụng chạm tới những cái đầu lãnh đạo nhạy cảm, và nó đã dẫn tới một chiến dịch được dàn dựng công phu và mạnh nhất mà tôi từng thấy trong vòng vài năm qua”. Thanh niên Hà Nội trong quán cà phê internet. Nguồn: AllVoices.com Khi được hỏi tiếp: “Vậy đâu là các lý do chính yếu dẫn tới những vụ bắt giữ này?” Giáo sư Carl Thayer trả lời: “Các blogger của Việt Nam hiện đã vượt ra ngoài chuyện bàn luận về quyền tự do ngôn luận hay chuyện lập đảng. Giờ họ đã chuyển sang chuyện chỉ trích chính phủ xoay quanh cách xử sự với Trung Quốc về dự án bauxite và tranh chấp ở Biển Ðông. Và cũng như mọi khi, theo tôi, Trung Quốc tiếp tục gây áp lực đối với Việt Nam phải chấm dứt tình trạng bài Trung Quốc. Thời gian qua đã có bốn hay năm đoàn quan chức cộng sản cấp cao của Trung Quốc tới Hà Nội. Cho nên xét theo quan điểm lãnh đạo và an ninh, chính quyền Việt Nam muốn chứng tỏ với Bắc Kinh rằng họ đã ra tay hành động đối với các blogger. Nhưng theo tôi, mục tiêu đầu tiên của chiến dịch trấn áp này là để bảo vệ vị thế của các nhà lãnh đạo Ðảng Cộng sản Việt Nam rồi kế đó mới là Trung Quốc... Ðây có thể được coi là cơn bão trên không gian ảo. Rõ ràng chính quyền đang phát đi một thông điệp ớn lạnh cho các blogger... Nhưng tôi nghĩ các blog cá nhân không thể nào hoàn toàn bị đóng cửa được. Mà những chiến dịch tấn công kiểu này sẽ làm hại tới Việt Nam cũng như dòng chảy thông tin ở nước này. Tôi nghĩ chính quyền sẽ không bao giờ có thể khiến tất cả mọi người câm lặng được. Họ có thể theo dõi rồi bắt giữ một ai đó trong một khu vực nào đó mà thôi. Còn blog mang tính quốc tế và có cả tính chất ẩn danh nên rất khó mà kiểm soát. Chúng ta có thể sẽ chứng kiến một sự phản kháng từ những người can đảm, sử dụng biệt danh khi viết blog cũng như một số các kỹ thuật để họ không bị truy ra nguồn gốc”. Từ đó, dư luận đã dấy lên lời cham biếm: “Người Buôn Gió” đã bị “Người Buôn Bauxite, Buôn Ðảo Hoàng Sa Và Trường Sa, Buôn Ðất Tam Tòa...” bắt. Ðồng thời, “Osin Dân Chủ” đã bị “Osin Ba Ðình” bắt vì dám đụng tới “Chủ Chệt”. Dầu vậy, vấn đề vẫn không có gì phải bi quan, trái lại nó có thể đưa tới chỗ lạc quan vì nó đã cho thấy sự nở rộ của cao trào Dân chủ hóa Việt Nam, với sự xuất hiện càng lúc càng nhiều hơn những blogs và những người viết blog, nhứt là thành phần thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Cùng lúc, lớp người trẻ sử dụng Internet để đọc bài trên blog cũng càng lúc càng đông hơn, khiến đám Thái Thú Mafia và bọn công an xã hội đen có nổi giận thế mấy, có ào ạt bắt các osin dân chủ và mạnh tay nhốt người buôn gió vào các nhà tù thì đó cũng chỉ là chuyện nhốt gió bên trong song sắt, gió sẽ tràn ra hòa nhập với gió của bầu trời bao la chuyển gió dân chủ thành những cơn bão dân chủ quật ngả Thái Thú và đồng bọn, nếu Thái Thú và đồng bọn không kịp chạy về bên kia biên giới, theo Tàu ôm đít Chệt. Hẹn con thư sau,
|