Chế Độ Ba Lá |
Tác Giả: Đỗ Thái Nhiên | |||
Chúa Nhật, 20 Tháng 9 Năm 2009 16:57 | |||
Bài Ba Lá là kiểu chơi bài chỉ có ba lá bài. Với ba lá bài kia người chủ cái dùng xảo thuật của đôi bàn tay để đưa các con bạc vào mê hồn trận, nhìn lá bài đen tưởng là trắng, nhìn lá bài đỏ tưởng là đen… Cứ như vậy mà cháy túi. Từ đó Bài Ba Lá trở thành thuật ngữ mô tả những hành động dối gạt người khác một cách tinh vi. Tinh vi đến độ “nạn nhân” không hề hay biết là họ đang bị dối gạt. Guồng máy thông tin tuyên truyền của CSVN thường xuyên tự nhận họ là chế độ bao giờ cũng “Hiếu Với Dân”, bao giờ cũng tôn vinh người dân ở vị trí cao cấp nhất: Nhân dân làm chủ tập thể, hội đồng nhân dân, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, công an nhân dân,… Câu hỏi đặt ra là đàng sau những chữ nhân dân lộng lẫy kia, liệu chừng nhân dân có bị cài đặt để phải sống “vô tư” dưới chế độ độc tài được ngụy trang bằng kỹ thuật của Bài Ba Lá hay không? Bài viết này trả lời câu hỏi vừa nêu bằng cách phân tích và đánh giá chế độ Hà Nội thông qua các kỷ thuật pháp lý, chính trị khác nhau: 1. Chế độ Hà Nội có hay không tính chính thống? 2. Hành chánh công quyền của chế độ Hà Nội: Những kẻ gian dối bao giờ cũng tìm cách tạo ra một vẻ bề ngoài quang minh chính đại. Hành động như vậy được người Việt Nam gọi là vừa đá banh vừa thổi còi. Mục tiêu hàng đầu của thể chế tự do dân chủ là nổ lực triệt tiêu tệ nạn vừa đá banh vừa thổi còi. Muốn vậy, guồng máy công quyền dân chủ bao giờ cũng hình thành trên ba trụ cột: Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp. Ba trụ cột này hợp tác với nhau trong điều hành công việc quốc gia nhưng hoàn toàn độc lập và tuyệt đối bình đẳng. Sự việc này khẳng định một người, một đảng không thể vừa làm ra luật (Quyền Lập Pháp), vừa thi hành luật (Quyền Hành Pháp), vừa trừng phạt chính mình nếu mình vi phạm luật pháp (Quyền Tư Pháp). Về mặt hình thức, CSVN có đầy đủ tam quyền; hành pháp do thủ tướng đứng đầu, lập pháp là quốc hội CSVN, tư pháp là hệ thống tòa án nhân dân. Thế nhưng trong thực tế: Do bầu cử kiểu Bài Ba Lá và nhất là do sự khẳng định của Điều 4 Hiến Pháp 1992, cả ba quyền hành pháp, lập pháp, và tư pháp tại Việt nam từ nhiều thập niên qua đều nằm gọn trong tay của đảng CSVN. Đó là lý do căn bản nhất giải thích tại sao CSVN không thể và không muốn tận diệt quốc nạn tham ô. Đó còn là lý do dẫn đến kết luận: Chế Độ Hà Nội đang thống trị đất nước theo mô hình hành chánh công quyền Bài Ba Lá. 3. Hiến Pháp 1992 của nước CHXHCN Việt Nam. Hiến Pháp là văn kiện luật pháp tối cao của quốc gia. Bên dưới Hiến Pháp là đạo luật, sắc luật, sắc lệnh, pháp lệnh, quyết định, nghị định, v.v… gọi chung là luật pháp. Hiến Pháp chỉ đạo mục tiêu mà luật pháp phải phục vụ. Hiến Pháp qui định những phương pháp pháp lý mà luật pháp có thể vận dụng. Hiến Pháp lãnh đạo luật pháp. Luật pháp không được quyền chống lại hoặc làm cho Hiến Pháp bị đông lạnh. Nước CHXHCN Việt Nam lớn tiếng đề cao và mạnh mẽ cam kết: Bảo vệ và phát triển mọi quyền tự do của con người. Thế nhưng đi vào thực tế, Hiến Pháp 1992 chỉ là một tảng đá bất động đối với nhân quyền và công dân quyền. Phương pháp Hà Nội đã sử dụng để làm cho Hiến Pháp hóa đá xin được giải bày như sau: Đi kèm theo mỗi điều luật Hiến Pháp tuyên xưng nhân quyền, CSVN lại cài đặt một ghi chú rằng quyền này sẽ do luật qui định. Tiếp đó, luật qui định có nhĩa là CSVN dùng luật rừng để chà đạp nhân quyền. Xin hãy khảo sát một vài điều luật của Hiến Pháp 1992 để giúp cho câu chuyện Hiến Pháp hóa đá trở nên dễ hiểu hơn: Điều 54: Công dân không phân biệt dân tộc, nam,nữ, thành phần xã hội…đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân theo qui định của luật pháp. Sau đây là ý nghĩa của điều được gọi là theo qui định của luật pháp: Công dân chỉ được quyền ứng cử vào quốc hội và các hội đồng nhân dân, nếu được sự cho phép của Mặt Trận Tổ Quốc, mặt trận này là tay chân của đảng CSVN. Như vậy rõ ràng là luật qui định Hiến Pháp chứ không phải Hiến Pháp qui định luật. Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của luật pháp. Tự do báo chí là dân quyền trọng yếu ghi ở Điều 69. Câu hỏi kế tiếp là: Luật của CSVN đã làm gì để biến Điều 69 thành hoạt động cụ thể của Xã hội? Thưa rằng ngày 29/11/2006, bằng Chỉ Thị số 37, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng CSVN, đã ban bố quyết định tuyệt đối cấm tư nhân tức là cấm quần chúng Việt Nam làm báo dưới bất kỳ hình thức nào. Rõ ràng là Chỉ Thị 37 ngồi xổm trên Điều 69 của Hiến Pháp CSVN. Bây giờ chúng ta hãy xét tới Điều 17 nói về quyền tư hữu của người dân. [Fig.2 Ba lá -- Nguồn: i.ehow.com] Như vậy, Hiến Pháp 1992 có ba đặc điểm: 1. Pháp chế dân chủ đòi hỏi Hiến Pháp phải lãnh đạo các loại luật. Hiến Pháp 1992 đã dùng nhóm chữ “Theo qui định của luật pháp” để nhường ngôi cai trị đất nước cho luật rừng của CSVN. 2. Luật pháp CSVN qui định rất chi tiết cho đảng CSVN tất cả những quyền và những lợi mà một chế độ độc tài tham ô có thể thâu tóm được. 3. Tất cả những gì thuộc về quyền và lợi của người dân, nhất là quyền tư hữu và quyền dân chủ đều bị Hiến Pháp 1992 tước bỏ dưới nhãn hiệu “theo qui định của luật pháp”. Đọc Hiến Pháp CSVN, người đọc mừng rỡ khi thấy mọi quyền dân chủ nhân quyền của người dân đều được tôn xưng. Thế nhưng qua đến màn “Theo qui đinh của luật pháp” thì toàn bộ những quyền hành kia đều bị hạ bệ triệt để. Không còn nghi ngờ gì nữa: Hiến Pháp 1992 đích thực là Hiến Pháp Bài Ba Lá. Tóm lại, Chính thống chính trị của Ba Đình là chính thống Ba Lá. Tam quyền phân lập của Ba Đình là tam quyền Ba Lá. Hiến Pháp của Ba Đình là Hiến Pháp Ba Lá. Một chế độ tồn tại nhờ ma thuật Bài Ba Lá, chế độ đó không thể sửa sai, chế độ đó chỉ có thể bị lật đổ.
|