Home Tin Tức Bình Luận Thẳng tay với Đồng bào, nhún nhượng với Bắc Kinh?

Thẳng tay với Đồng bào, nhún nhượng với Bắc Kinh? PDF Print E-mail
Tác Giả: Thanh Quang/ RFA   
Thứ Tư, 21 Tháng 10 Năm 2009 13:01

 Càng ngày càng về sau này chính sách của Đảng CSVN gần như là toa rập với Trung Quốc

Trong thời gian gần đây, giới cầm quyền Việt Nam, ngày càng nặng tay đối với nhiều thành phần dân chúng liên quan những vấn đề như lòng ái quốc, tôn giáo, quốc nạn tham nhũng, đất đai của dân oan...

AFP PHOTO/Frederic J. Brown

Thủ tướng VN Nguyễn Tân Dũng gặp gỡ Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo hôm 17-4-2009, nhân chuyến sang Trung Quốc tham dự Diễn đàn Kinh tế Bác Ngao.

Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, nhà báo Bùi Tín từ Paris, người am tường về các vấn đề Việt Nam, nhận xét như sau về việc chính quyền, qua các phương tiện như nhân viên công lực, phần tử côn đồ và cả tòa án, để ứng phó với dân chúng:

Bùi Tín: Có thể nói là trong thời gian mấy năm gần đây càng ngày càng về sau, chính quyền gọi là chính quyền độc đảng ở trong nước thi hành cái chính sách ngày càng gay gắt đối với người dân. Tôi thấy có nhiều cái lý do, một lý do mà gần nhất tức là bắt tay chuẩn bị cho Đại Hội XI, mà khi nào cũng thế, khi gần đến những sự kiện chính trị lớn như là đại hội đảng thì tất nhiên là họ rất lo, lo dân rồi lo nội bộ đảng không ổn cho nên là họ ra tay để mà phòng ngừa trước, do đó mà một cái phong trào ngày càng đàn áp.

Cái lý do thứ hai, đó là họ cũng tuỳ theo tình hình thế giới, là trong tình hình thế giới họ cũng thấy rằng các nước mà trước kia vẫn đòi dân chủ cho nhân dân Việt Nam -ủng hộ phong trào đòi dân chủ cho nhân dân Việt Nam thì họ thấy là những nước lớn nhất càng ngày càng tỏ ra muốn hợp tác với Việt Nam vì nhiều lý do, thí dụ như nước lớn nhất như Mỹ và Châu Âu muốn làm ăn để có những cái lợi ích kinh tế của hai bên, do đó mà việc ủng hộ Việt Nam dân chủ thì họ có vẻ đặt nó xuống một mức vừa phải chứ không phải ở cái mức mạnh mẽ như trước nữa.

Cho nên Đảng Cộng Sản Việt Nam tính toán, họ cho là không ngại gì về những yêu cầu của Phương Tây, yêu cầu của các nước dân chủ  ra điều kiện trong vấn đề ủng hộ viện trợ và làm ăn kinh tế, họ thấy là họ cũng được nuông chiều một chút, do đó mà họ thẳng tay đàn áp, và vừa đàn áp họ vừa nghe ngóng. Họ thấy việc các nước Phương Tây lên án không mạnh mẽ lắm, họ lại càng ngày càng dấn sâu mạnh tay hơn trước.

Thế nhưng cũng còn có lý do thứ ba mà tôi nghĩ đó là sức ép của Trung Quốc, thì ta đều thấy là càng ngày càng về sau này chính sách của Đảng CSVN gần như là toa rập với Trung Quốc, nghe theo những yêu cầu của Trung Quốc, và do đó mà cái thái độ quỵ luỵ, hữu khuynh, nhân nhượng, mà người ta có thể dùng cái chữ gọi là "ươn hèn" trước các yêu cầu của Trung Quốc,

Tựu trung lại là càng ngày đảng cộng sản càng thấy họ bị quần chúng lên án càng ngày càng nhiều, họ luôn luôn sợ là phong trào nó lên mạnh hơn nữa, cho nên chỉ có một lá bài là đàn áp, đàn áp để phong trào không phát triển được, đàn áp để đe doạ những người yếu bóng vía. Họ coi cái sách lược đàn áp là cần thiết nhất để mà ngăn chận cho phong trào không phát triển thêm.

Tố quốc, Đồng bào?

Thanh Quang:  Trước khi trở lại vấn đề liên quan Trung Quốc mà ông vừa đề cập thì theo ông, trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều dân trong nước bị gán ghép những tội danh như “vi phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích nhà nước, gây rối lọan an ninh công cộng...” mà bị tù tội, bị đánh đập dã man theo sự tùy tiện của công an cấu kết với phần tử côn đồ, thì những hành động như vậy thể hiện “đạo đức XHCN, đạo đức cách mạng”, thậm chí bài học vỡ lòng “yêu đồng bào, yêu tổ quốc” của ông Hồ Chí Minh ra sao ạ?

Bùi Tín: Tất cả những cái chuyện ấy chúng ta thấy họ đều là nói một đàng làm một nẻo. Miệng thì nói cái gì cũng "nhân dân" nhưng mà chính là họ sợ nhân dân, họ ghét phong trào nhân dân đòi quyền lợi của mình.

Cái đó là càng ngày càng rõ, cái gọi là bản chất cách mạng - bản chất nhân dân của họ chỉ là một cái màn vải thưa để che đậy thế nhưng mà nó không phải là bản chất vì một cái chính quyền độc đảng càng ngày càng nguy ngập thì họ chỉ lo vấn đề giữ ghế thôi.

Hiện nay có thể nói là yêu cầu lớn nhất từ nay đến đại hội đảng là họ làm thế nào để họ bảo vệ được thành trì của họ, mà tôi nghĩ cái thành trì đó là cái chế độ độc đảng. Họ luôn luôn hứa hẹn dân chủ, họ luôn luôn mồm nói nhân dân, nhưng mà sự thật là càng ngày càng về sau này mục tiêu lớn nhất của họ là duy trì cái chế độ này, duy trì càng lâu càng tốt để mà có thì giờ kiếm chác, duy trì và thu nhận những cái đặc quyền đặc lợi về đất đai, về tiền của cho con cháu nó nối nghiệp để mà vơ vét tới cùng những cái mà người ta gọi là "cánh hẩu" của họ, gia đình của họ, dòng họ của họ và những người thân cận của họ, để có thì giờ thu thêm, làm giàu thêm về đô-la, về nhà cửa, về đất đai, v.v…

Thanh Quang:  Theo ông thì lối cư xử ngày càng nặng tay và thậm chí đẫm máu của giới cầm quyền đối với dân lành trong nước có tương phản gì không với cung cách ứng xử nhã nhặn, khiêm tốn, thậm chí quy lụy của họ đối với Phương Bắc như hiện nay?

Bùi Tín: Hai cái đó nó đi cùng với nhau bởi vì càng ngày người ta càng thấy rõ cái bộ mặt (của họ) như thế. Ở trong nước có những người nói tới cái mức chưa từng bao giờ mà chính quyền họ quỵ luỵ đến như thế đối với Phương Bắc, mà cũng chưa từng bao giờ họ mạnh ta dám làm những việc vô lương tâm, thất nhân tâm, thất đạo đức đến mức độ như thế.

Có những người dùng cái từ gọi là "quá đáng", nghĩa là không thể chịu nổi được nữa cơ mà! Ví dụ như họ chụp mũ 4.000 người phản đối khai thác bauxite là những người đó đều là những người gây rối, đều là những người nghe theo sự giật dây bên ngoài, nghe theo bọn phản động để mà gây rối.

Thế mà có những cái có thể nói là quá độ, ngang ngược, ví dụ như là họ gây sự với nhóm trí thức của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Việt Nam (IDS) của ông Nguyễn Quang A, họ lại chụp mũ cho những người đó là những người có ý đồ mầm mống gây thêm phản loạn.

Thế là họ ra cái nghị quyết 97 là một cái nghị quyết rất là phi lý vì cái nội dung của nghị quyết đó là cấm phản biện, không được phản biện công khai, thế thì là họ vi phạm ngay cái điều lệ đảng mà người ta coi là cái luật lệ lớn nhất trong nội bộ đảng. Phản biện có nghĩa là gì?

Phản biện là nhân dân người ta góp ý, là xây dựng, là phê bình. Thế thì nhân dân góp ý, tức là phải phản biện chứ. Tôi nghĩ là rồi đây đến Đại Hội XI sắp đến đó, thì họ lại sẽ đưa ra những văn kiện cơ bản, nào là chiến lược phát triển xã hội chủ nghĩa, rồi là chiến lược 20 năm, v.v…

Họ đưa ra những văn kiện rất là giáo điều, rất là cũ kỹ, lập đi lập lại mòn vẹt hết cả rồi, thì nhân dân không chịu nổi nên góp ý, thế nhưng họ lại ra cái nghị quyết là cấm phản biện. Và bây giờ cái ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại yêu cầu là xử lý các nhà của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Việt Nam vì là "họ không có tinh thần xây dựng". Xử lý cái gì? Chính ông ấy cấm phản biện là ông ấy vi phạm vào cái điều lệ cơ bản của đảng cộng sản.

Thanh Quang: Trong khi đó, đối với Bắc Kinh thì giới cầm quyền Việt Nam như thế nào, thưa ông?

Bùi Tín: Đấy, thì rõ ràng là càng ngày họ càng nhân nhượng. Tôi lấy những cái nhân nhượng rất là nguy hiểm như là họ (để Trung Quốc) lấn đất, lấn biển; thế rồi bão vừa rồờing dân ta đến trú ở đấy thì nó (Trung Quốc) cướp, nó đánh ngư dân, thế nhưng mà họ (Hà Nội) im thin thít đấy. Anh là chính quyền thì anh phải bảo vệ nhân dân trước hết chứ! Tại sao anh lại nhu nhược, anh không dám phản đối những cái việc làm phạm pháp, phạm luật biển, phạm về ký kết giữa hai nước? Trong trường hợp thiên tai là phải giúp đỡ lẫn nhau cơ mà? Theo tôi thấy là thái độ nhu nhược mà anh em dùng cái chữ gần như là "đầu hàng" đối với kẻ bành trướng. Thì thái độ đấy nhân dân ta không có thể chấp nhận nổi. Nó ngược đời : đối với nhân dân thì hết sức tàn bạo mà đối với kẻ bành trướng nó xâm phạm đất đai của tổ tiên ta thì lại nhún nhường, bạt nhựơc, ươn hèn đến mức như thế.
Thanh Quang:  Xin cảm ơn nhà báo Bùi Tín.