Home Tin Tức Bình Luận Ngư Dân Việt Nam "Vô Tổ Quốc" ?

Ngư Dân Việt Nam "Vô Tổ Quốc" ? PDF Print E-mail
Tác Giả: Tuệ Vân   
Thứ Năm, 22 Tháng 10 Năm 2009 12:09

Với tiêu đề: Trú bão, bị cướp và ăn đòn, bản tin đăng trên báo Saigon Tiếp Thị vào ngày 9 tháng 10 năm 2009 về 200 ngư dân Việt Nam chạy tấp vào cảng Hữu Nhật, một cảng nằm trên quần đảo Hoàng Sa tránh bão, bị hải quân Trung Quốc cướp bóc, đánh dập, đã gây chú ý nơi dư luận người Việt.

 

Có hai độc giả tại Việt Nam lên tiếng. Ông Bùi Thảo Nguyên cư ngụ tại Huế viết, “tôi không thể tưởng tượng được lại có một bi kịch như thế này diễn ra. Khi được biết số ngư dân ta vào tránh bão ở Hoàng Sa (là lãnh thổ của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ) đã bị hải quân Trung Quốc bắn không cho vào, nhưng rồi họ vẫn cứ phải liều vào nếu không sẽ chết hết và sau đó họ bị đánh đập, bị cướp tài sản… mà thấy đau lòng quá! Nước mắt cứ nhoè đi tưởng như không đọc nổi nữa.” Người thứ hai là ông Nguyên Quang ở Đà Nẵng. Ông Quang chia xẻ, “Tôi đọc loạt bài phóng sự sau bão của Doãn Khởi mà… như Trần Quốc Toản ngày xưa, bóp nát quả cam lúc nào không hay! Chính phủ chắc hẳn sẽ tìm ra cách tốt nhất để sớm chấm dứt tình cảnh không đáng xảy ra như thế. Chỉ băn khoăn một điều rằng nếu báo SGTT không đưa tin này thì mọi chuyện không lẽ rơi vào im lặng sao? Bao nhiêu báo cũng biết chuyện này nhưng chọn cách im lặng?”

 

Ông Quang có vẻ lạc quan, đưa ra tin tưởng là chính phủ Việt Nam “chắc hẳn sẽ tìm ra cách tốt nhất để sớm chấm dứt tình cảnh không đáng xảy ra như thế”. Ông Quang tuy nhiên quên rằng cách đây không lâu vào ngày 28/9/09 trong lúc đang đánh cá trên vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu, một tàu đánh cá của Việt Nam đã bị một chiếc tàu “lạ” đâm chìm, làm 7 người rơi xuống biển. Có 5 người đã được các tàu đánh cá khác gần đó cứu thoát, 2 người còn lại mất tích.

Ngư dân Việt Nam rõ ràng đã không được bảo vệ ngay trên lãnh hải thuộc đất nước của mình. Tình trạng côn đồ của tầu Trung Quốc, sự ngang nghiên cướp bóc, đánh đập, bắt tù người dân Việt Nam của hải quân Trung Quốc vẫn cứ tiếp diễn, trong khi người Trung Quốc được tự nhiên bắt đánh cá ngay trong khu vực khai thác chung của Việt Nam.

Một đoạn mô tả khác trên báo SGTT “Trước khi tấp vào cảng nhiều ghe đã gọi điện thẳng về Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi nhờ can thiệp để ghe được vào cảng trú bão và đừng lấy đồ của ghe. Biên phòng nhận lời và dặn thêm, không lo đồ đạc, vì nguyên tắc, vào núp bão sẽ không ai lấy gì. Đoàn ghe tạm yên tâm, quay mũi về cửa cảng, nhưng đạn lại vãi ra, ghe lại cuống cuồng bỏ chạy. Vài lần như thế, không còn ai dám mon men đến cửa cảng nữa. Tất cả neo ngoài khơi, nhìn từng đoàn ghe tàu của Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản chậm rãi vô tránh bão mà buồn bực.”

Bài báo viết tiếp. Nhưng cuối cùng vì bão thổi mạnh các tầu đánh cá Việt Nam cũng đâm đầu vào cảng để trú bão vì suy nghĩ trước sau gì cũng chết!

Chưa bao giờ trong suốt giòng lịch sử dân tộc mà người dân mình chịu cảnh nhục nhã như thế. Chỉ vào thời kỳ bắc thuộc thì dân mới bị bắt lên rừng lấy sừng tê giác, xuống biển mò ngọc trai. Lúc thực dân Pháp đô hộ thì cũng chỉ phải đi làm đồn điền trả lương chết đói, đào mỏ than vất vả trong những điều kiện không an toàn. Quá lắm thì người dân nghèo kéo xe, làm phu cũng chỉ bị những quan Tây bợp tai đá đít mắng chửi là đồ con heo (cu xoong), đồ con bò cái, chứ không bắn giết cướp bóc bất nhân như những lính Tầu trên biển Đông. Bây giờ đất nước gọi là độc lập tự chủ do đảng CS chăm sóc, mà công nhân thì bị chủ tài phiệt các loại coi thường, dân chúng thì bị Tầu đánh chết ngay trên đường phố thủ đô Hà nội chẳng sao. Đàn bà con gái thì bị đem lột trần truồng cho khách ngoại quốc đến chọn mua, tệ hại hơn chợ nô lệ thời Trung cổ. Ra đến biển trú bão thì bị coi rẻ như dân vô tổ quốc, không có chỗ dựa, không được bảo vệ. Trung quốc là kẻ cường đồ đã đành, nhưng thủ phạm dẫn đến tình trạng này là(.......... ......... ...), đã khiến cho dân Việt bị coi thường rẻ rúng, không bằng những dân tộc Phi luật Tân, Thái Lan, Mã lai vân vân, vốn cũng chỉ là những nước thuộc hạng nhược tiểu chậm tiến trong vùng.

Chung quanh đám lãnh đạo (........... ..... ) thiết lập trên đất nước.

Với thực trạng này thì liệu còn có thể nói gì về một tương lai cho dân tộc Việt Nam?

Tuệ Vân
Ngày 19 tháng 10 năm 2009