Home Tin Tức Bình Luận Hiện trạng Việt Nam (phần 1)

Hiện trạng Việt Nam (phần 1) PDF Print E-mail
Thứ Năm, 12 Tháng 11 Năm 2009 20:56
Bằng cấp Việt Nam ra nước ngoài không ai công nhận.
 
 Một quán ăn trên vỉa hè thành phố Đà Nẵng. Sau hàng chục năm theo đuồi chính sách đổi mới, kinh tế đã có nhiều tiến triển khả quan, nhưng vẫn chưa sánh kịp với các nước phát triển trong khu vực. - AFP PHOTO

Thực trạng xã hội Việt Nam là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người bởi có đánh giá cho rằng vẫn còn quá nhiều mảng tối so với những điểm sáng cần thiết.

Điều này được chính các đại biểu quốc hội đang họp tại Hà Nội nêu ra trong các phiên thảo luận ở nghị trường, cũng như là đề tài cửa miệng của biết bao người.

Thực trạng…

Nhiều báo cáo của chính phủ cũng như những bài viết trên các phương tiện truyền thông Nhà nước đều nói đến những thành tựu mà Việt Nam đạt được nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

Ngay cả một số tổ chức quốc tế khi đưa ra phúc trình về Việt Nam cũng chú trọng đến các mặt được trong phát triển xã hội suốt thời gian qua.

Tuy nhiên, song song với một số thành tích đạt được thì bao bất cập lại phô bày mức độ bế tắc không lối thoát.

Giáo sư Tô Duy Hợp, nguyên Trưởng phòng Xã hội học nông thôn - Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, đưa ra những đánh giá về thực trạng đó:

    Khoảng cách giàu nghèo tăng- giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Ngay trong nông thôn, ngay ở đô thị cũng phân thành từng nhóm giàu nhóm nghèo- dù chưa thành giai cấp, nhưng khoảng cách tăng lên rất lớn.

“Khoảng cách giàu nghèo tăng- giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Ngay trong nông thôn, ngay ở đô thị cũng phân thành từng nhóm giàu nhóm nghèo- dù chưa thành giai cấp, nhưng khoảng cách tăng lên rất lớn. Không biết xã hội này giải quyết vấn đề công bằng thế nào.

Vấn đề thứ hai là tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp; đặc biệt là cho vùng nông thôn. Dòng người từ nông thôn đi vào thành phố càng ngày càng tăng lên, dù chưa đến mức như Trung Quốc nhưng dòng người đó càng ngày càng tăng. Từ đó gây ra những bức xúc trong xã hội: thành phố quá tải, gặp rắc rối.

Ở thành phố cũng thất nghiệp, kể cả sinh viên ra trường cũng không tìm được việc làm theo đúng ngành nghề, phải chấp nhận làm những nghề khác để kiếm sống.  Đây là hiện tượng bất cập về cung cầu lao động. Nghèo đói và thất nghiệp là hai mặt của một vấn đề.

Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác mà cũng không dễ giải quyết như vấn đề chất lượng của nền giáo dục Việt Nam. Thu nhập Việt Nam thấp nhưng chỉ số phát triển con người HDI lại trung bình nhờ vào giáo dục- y tế; nhưng nếu nhìn thẳng vào sự thật thì đấy chỉ là số lượng thôi.

Bằng cấp Việt Nam ra nước ngoài không ai công nhận; trong nước tự phong cho nhau thôi.

Hệ thống y tế địa phương bất cập, tất cả đều dồn lên tuyến trên tại thành phố gây quá tải.

Vấn đề nữa là mất trật tự, xung đột xã hội. Tình trạng tham nhũng, tình trạng doanh nghiệp bắt chẹt nông dân hiện nay  là không kiểm soát được. Tình trạng này gây thiệt hại nhiều nhất cho nông dân và tầng lớp thu nhập thấp; và khi thấy không công bằng thì họ đấu tranh…”

Nguyên nhân?

Vậy tình trạng đó do đâu mà ra?

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra một số lý giải cho tình hình đó như sau:

Không phải tài năng Việt hèn kém, không phải tố chất Việt đần độn không thông minh, không phải tài nguyên Việt quá ít ỏi, nghèo nàn... nhưng một thiết chế xã hội tạo ra bừng nở các giá trị văn hóa, làm bừng nở các giá trị con người.

“Mô hình xã hội Việt Nam hiện nay là mô hình của 50 năm trước. Tại sao Hàn quốc vào những năm 60 họ cũng như mình thôi, lúc ấy Việt Nam có một Hà Nội ‘của Cụ Hồ’, một Sài Gòn ‘của Cụ Ngô, của Ông Thiệu’, ngang ngửa với Hàn Quốc trong những năm 60.

Theo nhiều người thì có những chỗ còn chậm phát triển hơn Việt Nam mình nữa; nhưng từ đó đến nay thì đúng là họ đang bay lên còn Việt Nam ta vẫn đang tiếp tục bò.

Vừa rồi khảo sát lại sơ đồ mà Đại học Havard giúp thực hiện theo dõi tiến trình phát triển từ năm 60 đến 2004 thì thấy rõ ban đầu nhóm các nước ở khu vực Đông Á: Hàn quốc, Đài Loan, Phippines, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, ngay cả Malaysia cũng đều xuất phát trong khuôn khổ 1000 đô la – họ 700-800 còn mình chừng 120-180 nhưng 44 năm sau thì  họ phát triển vọt lên. Malaysia ngày xưa sang mình làm công việc canh gác cho các tiệm vải… bây giờ họ phát triển đến chín- mười ngàn đô, Việt Nam ta vẫn chưa thoát khỏi 1000 đô.

Sự chậm trễ này có nguyên nhân rất sâu xa. Không phải tài năng Việt hèn kém, không phải tố chất Việt đần độn không thông minh, không phải tài nguyên Việt quá ít ỏi, nghèo nàn, khắc nghiệt, không phải truyền thống văn hóa không phát triển, không có gì đáng giá; nhưng một thiết chế xã hội tạo ra bừng nở các giá trị văn hóa, làm bừng nở các giá trị con người  - đấy là vấn đề Việt Nam phải tính toán đến. Hàn quốc đi được những bước như vậy nhờ họ thực hiện tốt điều đó, khắc phục được nhanh chóng những vấn đề ách tắc của xã hội họ để phát triển lên.”

Làm thế nào để có thể khắc phục, chuyển biến tình trạng vừa nêu ra. Hai chuyên gia vừa rồi cũng có những hướng đề nghị cần thực hiện. Đây sẽ là nội dung của phần tiếp theo.