Home Tin Tức Bình Luận Công Giáo VN Đi Vào Lòng Dân Tộc Việt

Công Giáo VN Đi Vào Lòng Dân Tộc Việt PDF Print E-mail
Tác Giả: Vi Anh   
Thứ Hai, 18 Tháng 1 Năm 2010 18:49

Cuộc đấu tranh của anh chị em Công Giáo VN là một qui trình CS Hà nội không thể ngăn chận,

không thể đảo ngược được nữa rồi. Anh chị em Công Giáo VN đang đi vào lòng dân tộc Việt sâu và xa rồi.

Cuộc đấu tranh bằng cầu nguyện của anh chị em Công Giáo VN đã suốt từ Bắc, Trung Nam. CS ngăn nơi này, thì nổi chỗ kia. Từ điểm đã biến  thành diện, càng ngày càng tăng nhịp độ, cường độ  và qui mô. Từ Thái Hà,  CS Hà nội muốn khu trú hoá phong trào ở Hà nội, đề nghị thay Đức Tổng Giám mục Ngô quang Kiệt, nhưng vô ích. Lạng Sơn nổi lên chống CS thu hồi đất hoa mầu 5%. Saigon nổi lên nhiều vụ. Vĩnh Long rộ lên. Rạch Giá sát biển cũng ào lên. Rồi Tam Tòa ở Vinh bùng lên lúc cao điểm cả 250 000 giáo dân. Rồi Loan Lý ở  gần Huế. Rồi trở lại Bắc, Đồng Chiêm cách Hà nội vài chục cây số.

Riêng vụ Đông Chiêm, Đài RFA một đài có chương trình tiếng Việt với tin tức đầy đủ, sát với thời cuộc, có âm chứng, đáng tin cậy nhứt về tình hình VN, Đài này cho tới ngày 11 tháng Giêng cả thảy đã đi một loạt bản tin và bài phóng sự: Ban tôn giáo chính phủ làm gì cho Đồng Chiêm,Trưởng công an xã trả lời về vụ đánh người ở Đồng Chiêm, Tuyên truyền đường lối của đảng trong giờ lễ?

Chuyện kể của nạn nhân vụ đánh người ở xứ Đồng Chiêm. Điểm nóng Đồng Chiêm, Đồng Chiêm trở thành điểm nóng, Dựng lại thánh giá, giáo dân được chính quyền "nhờ ít việc" , Đồng Chiêm: Một giáo dân bị đánh trọng thương, hai người bị bắt." Điều đó cho thấy Đồng Chiêm là một tin quan trọng trên phương diện thông tin nghị luận và một biến cố lớn trong phong trào đấu tranh đòi công lý, đòi tự do tôn giáo, đòi quyền sỡ hữu mà CS đã tước đoạt  của nhân dân.

Không phải không có lý do để một dài có tiếng quốc tế như RFA lại thông tin và bình luận nhiều như vậy. Cuộc đấu tranh của anh chị em Công Giáo VN là  một cuộc dấu tranh hết sức sáng tạo của người Công Giáo VN. Đấu tranh bằng cầu nguyện một cách ôn hòa của người tu hiền, rất thích hợp với phong trào đấu tranh bất bạo động mà cả thế giới ngưỡng mộ trong thòi đại văn minh này. Đấu tranh ngay trên mãnh đất của tôn giáo có tính linh địa của dạo mình, như Thái Hà, Loan Lý, Tam Tòa, trước những biểu tượng thiêng liêng như Đức Mẹ, Thánh Giá.

Đấu tranh cho công lý, công bằng mà đất đai của giáo xứ của nhà chung bị CS cưỡng đoạt là vật chứng. Đấu tranh đòi quyền sở hữu chánh đáng của giáo xứ, của nhà chung là dánh vào tử huyệt của chủ nghĩa CS hoàn toàn phủ nhân quyền sơ hữu đất đai của tư nhân và pháp nhân tập thể. Trừ Đảng là chủ nhơn thực  tế và duy nhứt mà  CS trá hình gọi đất dài là quyền sỡ hữu của nhân dân nhưng Dảng và Nhà Nước là người quản lý.

Cuộc đấu tranh của anh chị em Công Giáo VN song hành và hòa họp với phong trào Dân Oan VN bị CS Hà nội dùng kế qui hoạch để tước doạt quyền sử dụng đất dai của người dân Việt, bồi thường rẻ mạt dể cho ngoại bang mướn hay mua làm mặt bằng sản xuất cả trăm lần lớn hơn dể tự tư tự lợi.

Cuộc đấu tranh này của anh chị em Công Giáo VN song hành và hòa hợp với cuộc dấu tranh giành lại chủ quyền đất nước trước dà bánh trướng xâm chiếm biển, đảo và dất của VN. Phong trào chống quân xâm lăng của TC song hành với phong trào chống CS Hà nội mãi quốc cầu vinh, đã quá khiếp nhược để cho TC lấn chiếm không một tiếng súng nổ, một tiếng rút gươm.

Từ cuộc đấu tranh cho quyền sở hữu tư nhân của Dân Oan dân thường, chuyển sang đấu tranh cho quyền sỡ hữu của tôn giáo, Dân Oan Công Giáo tiến dần dến chủ quyền của quốc gia dân tộc. Một phong trào ba mặt giáp công dù không ai kết họp để CS Hà nội có thể qui chụp tội lật đổ chánh quyển.

Cuộc đấu tranh này của anh chị em Công Giáo VN là một cuộc đấu tranh của một lực lượng có tổ chức, có lãnh dạo và gắn bó chặt với nhau bằng tình đồng đạo và đồng bào, bằng sức mạnh của những người có tín ngưỡng chống vô thần CS.. Công Giáo VN là một giáo hội có đông tín hữu Công Giáo hạng nhì ở Á châu, chỉ sau Phi luật Tân. CS hoàn toàn thất bại không dàn dựng dược tổ chức Công Giáo yêu nước dể lũng đoạn giáo hội như Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài. Công Giáo VN nằm trong một hệ thống tôn giáo có tổ chức và ảnh hưởng toàn cầu. Ky tô giáo là linh hồn của Tây Phương, đăc biệt là các siêu cường ở Au, Mỹ và Uc.

CS Hà nội dù cố gắng đôi lần ba lượt đến viếng Đức Giáo Hoàng ở Vatican, với ý đồ lấy sư bang giao vói VN  để  đổi lấy sự  chấm dứt phong trào dấu tranh của người Công Giáo VN. Nhưng với một kinh nghiệm ngoại giao hàng ngàn năm của Vatican, CS Hà nội khó mà qua mặt. Vatican không nói mà làm, thay vì "nặc lịnh từ dịch" đối với Đức Tổng Giám Mục Hà nội, nơi khỏi xướng phong trào cầu nguyện dấu tranh, mà CS Hà nội muốn dổi Ngài đi, Vatican lại gởi một Hồng Y từ La mã qua trao cây gậy mục tử cho Đức Tổng Giám Mục Ngô quang Kiệt. Một hình thức bày tỏ niềm tin tuyệt đối dối với một vị một Tổng Giám mục.

Không những ở VN, mà ở các nước ở Á Châu, tôn giáo là thế lực trực diện chống độc tài trong lịch sử cận đại. Dù dè dặt nhứt cũng thấy chống độc tài quân phiệt và CS ở Á Châu là các tôn giáo. Hiện thời Phật giáo ở Miến Điện chống độc tài quân phiệt, ở  Tây Tạng chống Trung Cộng, ở VN chống Việt Cộng.

Ở Trung Quốc Hồi Giáo Duy ngô nhĩ chống TC ở Tân Cương. Trong lịch sử thời vương quyền ở VN, Phật giáo  liên tục chống quân Tàu xâm lược, thời Hai Bà Trưng, Lý, Trần và góp sức xây dựng hai thời kỳ này trở thành thời cực thịnh trong lịch sử VN nhưng Phật Giáo không bao giờ nắm chánh quyền và trở thành quốc giáo. Trong lịch sử VN, tôn giáo ở VN luôn gắn liền với vận mạng quốc gia dân tộc. Phật giáo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chống ngoại xâm Tàu.

Có thể  nói ở VN, quần chúng tín ngưỡng nói chung, theo các tôn giáo có mặt trong nước chiếm trên 90% dân số. Mỗi tôn giáo là một tổ chức xã hội gắn bó nhau băng đức tin, tín ngưỡng, còn một số cơ sở vật chất, có điạ bàn là tổ chức giáo hội. Nhờ vậy các tôn giáo mới không bị CS xô ngã, có thể gắng gương đứng ra đưọc dể lãnh đạo  những cuộc đấu tranh của đồng bào và đồng đạo một cách liên tục. Đấu tranh cho tư do tự do tôn giáo, nhân quyền và linh quyền. Đấu tranh cho công lý, đòi trả tài sản, chống tham nhũng. Chỉ có  các cuộc tập họp của tôn giáo là đông đảo nhứt, có tổ chức, có kỷ luật nhứt và kéo dài lâu bền nhứt.

Cuộc đấu tranh của anh chị em Công Giáo VN trong thời kỳ CS, song hành, hòa họp, cùng hướng với cuộc đấu tranh chung của nhân dân VN, đưa Công Giáo VN vào lòng dân tộc Việt.