Home Tin Tức Bình Luận Việt Cộng thực hiện một cuộc cách mạng "khăn tang" ở Việt Nam?

Việt Cộng thực hiện một cuộc cách mạng "khăn tang" ở Việt Nam? PDF Print E-mail
Tác Giả: Lâm Lễ Trinh   
Chúa Nhật, 24 Tháng 1 Năm 2010 23:17

Từ trên nửa thế kỷ nay, cả hai cánh quốc gia và cộng sản ở Việt Nam đều đã tung hô khẩu hiệu “Cách mạng”

như một lá cờ khởi nghĩa chống lại đế quốc ngoạI xâm và đồng thời để sát phạt lẫn nhau. Sau ngày Miền Bắc VN thống nhất đất nước bằng võ lực, ngườI Việt chống CS lẫn ngườI Việt CS đều không hồ hởi chấp nhận chủ trương thay đổI chế độ đương trị theo đường lốI “diễn biến hòa bình” . CS e sợ mất quyền, mất đảng do sự xâm nhập lần hồI của Thế giớI Tư bản, còn phe quốc gia thì không muốn CS thừa cơ kéo dài một sự quản lý tồI tệ, thất nhân tâm và đang đẩy xứ sở vào gông cùm của Bắc kinh. Ngoài cái nhục chậm tiến tròng vào cổ dân tộc, CSVN còn tạo thêm hiểm họa mất nước.

CS lộ diện như kẻ nội thù, cần phảI được thanh toán ưu tiên.
Trong một bài trước nhan đề “Thời thế mớI, phương sách đấu tranh mớI”, chúng tôi đã trình bày công cuộc đấu tranh để lật đổ chế độ vong bổn Hà NộI đòi hỏI cấp thiết một sự thay đổI tư duy, chiến lược và biện pháp để thích ứng vớI những biến cố hiện tạI trên thế giớI về an ninh, chính trị, ngoạI giao và kinh tế. Mặt khác, cần rút kinh nghiệm vô cùng quý báu từ nhiều cuộc “cách mạng nhung” đã thành công thay đổI bộ mặt Đông Âu và Trung Á sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ vào tháng 8.1991.

Những năm sau này, internet đã phổ biến nhiều tài liệu giảI mật và sách vở nghiên cứu về các cuộc bất bạo động nói trên. Hiện nay, có một số văn phòng “cố vấn cách mạng” hoạt động công khai, với sự giúp đở của những chuyên gia thượng thặng và được giớI kinh tài quốc tế ủng hộ bí mật. Vai trò giúp tay của các tổ chức phi chính phủ (NGO, Non governmental organizations) đáng lưu ý.

Cách mạng “tiền chế”

Tạp chi Le Nouvel Observateur, số 2116, Paris, có cho đăng trong tháng năm và tháng sáu, 2005, môt loạt bài của ký giả Pháp Vincent Jauvert, nhan đề “Les Faiseurs de Révolutions”, tiết lộ những bên trong của các vụ tổng nổI dậy ở phương Đông. DướI đây là bản dịch Việt ngữ :
Cuộc “cách mạng cam” dưa nhiều trăm ngàn dân Ukraine xuống đường và lật đổ nhà độc tài tham nhũng Koutchma không có tính cách tự phát. Cũng như những làn sóng biểu tình quét sạch các Tổng thống Milosevic (Serbia), Chevardnadze (Georgie) hay Akaiev (Kirghiztan) . Sự câm hận của quần chúng có thật, cũng như trò gian lận bầu cử. Tuy nhiên các phong trào vừa kể không thể thanh toán mau chóng và bất bạo động như vậy các nhà lãnh tụ hậu cộng sản nếu không có sự động não của vài chuyên gia, cha đẽ của một cuộc “cách mạng vớI cách áp dung sẵn (révolution mode d’emploi)”. Họ là những thừa kế của Gandhi và McDonald. Đông không hơn vài chục người. Họ làm cho các lãnh tụ chuyên chế của khốI Xô viết củ run sợ. Từ trên 5 năm nay, họ xuất cảng cách mạng qua Đông Âu và Trung Á. Họ hiện dồn hết nổ lực để hạ bệ các tên sát hạI dân từ Minsk, Almaty đến Bakou.

Các ngườI thừa sai khác thường nói trên phần đông là công dân gốc serbes, slovaques, géorgiens hay ukrainiens, trẻ tuổI, có nhiều bằng cấp và nuôi mộng lớn dân chù hóa thế giớI hậu cộng sản. Sinh ngữ chung của họ là tiếng Anh, nói rất sành sỏi. Phần đông làm việc cho những cơ chế Tây phương, Hoa kỳ đứng đầu. Họ tự xem như là thành viên của các “Lữ đoàn quốc tế dân chủ”, vớI sự đở đầu của Hoa Thịnh Đốn. Vài ngườI trong số đó đã từng được George Bush đích thân đề cao như “nhà vô địch của Tự do, champions of freedom”
Để lật đổ các tên độc tài Đông phương, các chiến sĩ cách mạng đã thu thập một vốn hiểu biết già dặn, dung hòa sâu sắc kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động (non- violence), mánh lới khai thác thị trường (marketing) và hoạt động gây quỷ (fund raising). Tất cả đều xem việc xuất cảng công thức quỷ thuật đó như một nghĩa vụ. Đối với một số cá nhân, đây cũng là một kế sinh nhai (nhưng họ không tiết lộ kiếm chác được bao nhiêu). ĐốI với đôi ba người khác, một phương tiện tránh cảnh thiếu hụt cuối tháng (nhờ vài trăm euros, thu nhập bất thường). Một số nữa làm việc không công.

Các lữ đoàn viên thờI đạI mớI này, loạI Che Guevara thân Mỹ, có thể gặp ở nhiều nơi, từ Belgrade, Tbilissi, Bratislava cho đến Kiev. Họ sẳn sàng trình bày chi tiết bí quyết giật sâp một chế độ toàn trị hậu cộng sản.

Nhân vật được coi như sáng giá mang tên Pavel Demes. Anh chàng slovaque 49 tuổI này là ngườI đầu tiên dấn thân trong nghề. Năm 2000, anh phối hợp (kín đáo) kế hoạch quốc tế tài trợ phe chống Milosevic. Năm 2004, anh cố vấn – cũng bí mật- cánh đối kháng chính quyền Ukraine. Anh chỉ huy tại Bratislava chi nhánh Đông Âu của một tổ chức phi chính phủ NGO Hoa kỳ có nhiều ảnh hưởng, mang tên German Marshall Fund, chuyên giúp các thành phần
chủ động trong tất cả vùng. Nguyên là NgoạI trưởng Slovakia, anh rất rỏ tình hình chính trị của khốI Liên sô củ và nhận thức tinh vi thờI cơ thuận tiện nhứt để châm ngòi cách mạng. Mang bộ râu hàm én chảI chuốc, và dùng tiếng Anh chính xác, P.Demes giảI thích: “Phần đông các tay độc tài thờI hậu cộng sản giống như những con cua. Võ họ cứng nhưng tất cả có một điểm mềm, rất dễ bị tấn công: họ nuôi khát vọng được bầu cử chính thống hóa, légitimité des urnes. Họ gian lận bầu cử. nhưng họ tiếp tục tổ chức bầu cử. Mục tiêu là tạo một vị thế quốc tế. Và họ tưởng họ kiểm soát được báo chí và cơ quan an ninh. sẽ không có điều gì bất trắc có thể xảy ra”. Nhưng có một lổ hổng trong chiến lược của họ. “Trong suốt thờI gian bầu cử, - Demes nói – báo chí trên toàn thế giớI theo dõi mọI hành vi của họ. Vì thế họ do dự cho nổ súng vào quần chúng, để tránh bị trực tiếp thu hình trên CNN. Chính vào lúc ấy chúng ta có thể hạ bệ họ.”
Bằng cách nào? Trước hết, sự thành công tùy thuộc một hành động bất bạo động. “Đây là một vấn đề đạo đức (éthique) và hiệu quả (efficacité) – Demes giảI thích- Chủ trương bất bạo động tạo ra lợI thế tâm lý và thu hút sự hổ trợ của quần chúng; đàn áp là địa hạt chuyên môn của phía chính phủ.” Yếu tố thứ hai đem lạI thành công là cách thi hành sau đó, không thay đổi. “ Demes kể lại. “Vào buổI chiều cuộc đầu phiếu, cần tập trung các chứng cớ gian lận để tung ra rất mau trong toàn xứ. Tiếp theo, đẩy nhiều ngàn ngườI xuống đường. Sau đó, đưa họ đến chiếm ôn hòa các công thự để cho nhà chức trách thấy rằng quyền lực chính thức đã đổI tay. Và khi cảnh sát từ chốI bắn vào dân, kế hoạch xem như thành công.” Các con cua già Milosevic, Chevardnadze, Kouchma , Akaiev và đồng loạI bị lật đổ cách đó. Một trò chơi trẻ con? “Không, chắc chắn là không.MọI việc cần được chuẫn bị kỹ.”

Đó là phần lý thuyết. Về thực hành, chúng ta hãy nghe đồng chí serbe Srdja Popovic: 32 tuổI đờI, cao như một cây nêu, gương mặt khắc khổ, cặp mắt có quầng, sau lưng có nhiều huyền thoại. Popovic là ngườI khởI xướng cuộc vân động cách mạng đầu tiên trong thế kỷ 21, kiểu mẫu của những tổ chức khác, mang tên Otpor, ĐốI kháng, đã từng lật Milosevic, không đổ một giọt máu, tháng 10 năm 2000. Từ đó, nhiều nơi trên thế giớI, “ngay cả ở Zimbabwe”, ngườI ta vấn kế Srdja Popovic. Để thỏa mãn các yêu cầu, Srdja mở một văn phòng chuyên nghiên cứu về cách mạng, Canvas Group, “ Đây là một business tư, Srdja nói, nhưng tôi đăng ký văn phòng dướI danh xưng NGO, để được miễn thuế.” Thu nhập bao nhiêu huê lợI? “Bí mật thương mãi.”
NgồI tạI quầy rượu Movie Bar, dành riêng cho khách sành điệu ở trung tâm Belgrade, mà y làm chủ, Popovic bật mí bí quyết: “Như Lénin từng nói, để thành công một cuộc cách mạng, cần ba điều: tổ chức, tổ chức và tổ chức, Riêng tôi, xin thêm: cần đến giớI trẻ, giớI trẻ và giớI trẻ. Vì sao? BởI vì họ hăng hái nhiệt tình, can đảm, và không dễ bị mua chuộc; không việc làm, không con cái, không có tài sản để bảo vệ.” Có một lý do khác thực tế hơn, trơ tráo hơn: “MỗI khi một chế độ tấn công những ngườI trẻ không võ trang, đánh đập và nhốt giam họ, Popovic nói, thì đương nhiên chính phủ gây bất mãn vớI cha mẹ, ông bà, chú bác, dì dượng, bạn bè của nạn nhân…Nói tóm tắc, rất nhiều ngườI, ngay cả những thành phần trung thành. Đó là mục tiêu mong muốn.”

“Bạn muốn một chiêu nữa? – Popovic vừa nói, vừa cười - “trong một cuộc biểu tình có mòi gay cấn, hãy xếp cho các cô gái trẻ tiến lên hàng đầu và cho họ mặc sơ-mi trắng. Và đợi cảnh sát tấn công. Hậu quả được bảo đảm: sau vài cú dùi cui, sẽ có chút máu chãy (hay nhiều máu, tiếc thay!) nhuộm đỏ áo trắng các cô. Điểm này rất nổ bật trên các tấm ảnh được in lạI trên thế giới..Và chế độ sẽ bị dư luận phỉ nhổ.””

Một cuộc cách mạng thành công diễn tiến theo một sự giàn dựng ngăn nắp như trong phim xi-nê, Popovic giảI thích:

Giai đoạn1: Đầu não, chủ động.

“ Nhiều tháng trước ngày bầu cữ, cần dựng ra một nhóm thanh niên đầu não cuồng nhiệt, để đi tiên phuông. Họ là nồng cốt và mũi nhọn xung phong.” Cần đặt một tên ngắn gọn cho nhóm này. Tên gì? Hãy nghe ý kiến của Alexandar Maric. VớI ba cán bộ lão thành của Otpor, chàng thanh niên Serbe 30 tuổI này đặt tạI Belgrade một Văn phòng cố vấn cách mạng cạnh tranh vớI Popovic. Để phát minh một nhãn hiệu, y quá thông thạo đường lốI: “Danh xưng của nhóm phảI cho nổ, gồm hai vần mà thôi, dễ nhớ như Levi’s hay Coca và mạnh như một khẩu hiệu. Đó là chữ ký, là cái marque của cách mạng.”

Giai đoạn 2: Danh Xưng.

Tuyên truyền cho cái marque mớI .Sau đây là thí dụ của một chiến dịch chớp nhoáng . Mùa xuân năm 2003, tổ chức Foundation Soros gởI Alexandar Maric và ê-kíp lốI 20 người qua Georgie để cố vấn các lãnh tụ của một nhóm đốI kháng vừa thành lập. Họ chọn tên Kmara, 2 vần, (có nghĩa là Đủ RồI, Assez!). Các chàng “Che của Belgrade” đề nghị một kế hoạch quảng bá danh xưng này được giớI trẻ hăng hái chấp nhận tức thì. Trong một đêm tháng 4, nhiều trăm danh hiệu Kmara được vẽ trên các đạI lộ thủ đô Tbilissi và 9 thành phố khác. Kết quả vượt quá sự mong đợi: Trời vừa hừng sáng, tất cả nước nói đến Kmara! Chính Chevardnadze cũng bị lọt vào tròng. Thay vì giã vờ không biết đến các khẩu hiệu Kmara, y lớn tiếng tố cáo trên ra-dô và truyền hình, vô hình chung quảng cáo ngoài ước vọng cho một nhóm nhỏ từ nay được công luận xem như một phong trào đạI chúng. Kế hoạch tấn công quảng cáo tuyên truyền thành công. Chỉ trong một đêm, nhãn hiệu cách mạng Kmara được tung ra khắp nơi.

Giai đoạn 3: Tìm nguồn tài trợ.

Nhóm chủ động cần tiền để in nhiều triệu truyền đơn, bích chương,biểu ngữ, tee-shirts, mở một website trên internet, mua những điện thoạI cầm tay, khẩu hiệu giăng ngang đường..v..v..Nhó m cần tập họp các ủng hộ viên, phân công mọi nơi, mua vé xe lửa, trả tiền khách sạn, chí phí ẩm thực, mướn phòng họp,.. Ngoài ra, phảI trả tiền thù lao cho các cố vấn bên ngoài. Nói tóm tắc, chi phí lên đến nhiều triệu đô.

Kế hoạch chạy lo tiền phảI bắt đầu thật sớm. Nguồn tài trợ đến từ ngoài xứ. Ở trong nước, giớI tài phiệt tỏ ra dè dặt vì không muốn làm phật lòng chính phủ đương quyền. Họ chỉ trở cờ và mở hồ bao ủng hộ khi cách mạng bắt đầu bùng nổ. TớI thờI điểm ấy, phảI xoay về hướng khác, thường về Hoa Thịnh Đốn.

Theo dư luận chung, các xứ Âu châu nhát nhúa, chậm lụt và keo kiệt, trừ ra trong vài trường hợp, dân Anh, Hòa Lan và Ba lan. Dân Pháp thường tình không nằm trong danh sách ủng hộ tiền, Fondation Jean Jaurès là một ngoạI lệ và đã giúp phần nào cho giới trẻ thuộc khuynh hướng Dân Xã Ukraine.

Về trường hợp “cuộc cách mạng cam”, đúng vậy, những vận động gây quỷ bắt đầu ở Hoa kỳ bên cạnh các cơ sở tư nhân và công quyền như USAid và National Endowment for Democracy.., bắt đầu từ mùa Thu 2003, tức là một năm trước khi cách mạng bùng nổ. Nhà hoạt động slovaque Balasz Jarabik đã giúp nhóm tranh đấu ukrainien Pora (hai vần có nghĩa “Il est temps, thời cơ đã đến) trong phạm vi kinh tài ở bên kia đại dương Atlantique. Thù lao của Jarabik do cơ quan Freedom House tạI Hoa kỳ gánh chịu. Trong những cuộc vận động cách mạng cũng như trong thương giới business, các quyền lợI dính liền chằng chịt vớI nhau…”Cách mạng là một thị trường cạnh tranh ráo riết, theo lời của Jarabik, xuất thân từ ĐạI học Columbia. “Lãnh tụ các nhóm dân chủ phảI qua Hoa Thịnh Đốn tìm cách thuyết phục giới tài phiệt mở túi tiền. Để chuẫn bị cuộc tiếp xúc, họ phảI nghiên cứu kỷ các lý lẽ, kế hoạch hành động và phương án tài trợ …” Đúng vậy, y hệt như một vụ làm ăn, áp-phe trọng đại!

Giai đoạn 4.- Tuyển mộ cán bộ

Với ngân khoản tháo khoán đầu tiên, các chiến sĩ dân chủ được gởi về địa phương để quảng bá ý thức cách mạng. Từ buổI họp này qua buổI họp khác, họ phảI lập đi, lập lạI rằng mọI việc sẽ thành đạt và họ đã từng lật đổ độc tài trong nước họ. Trước mặt, có vài chục chàng trai thờ ơ hay nhút nhát. Để nâng cao tinh thần, mỗI người áp dụng một phương thuốc riêng. Anh chàng gốc serbe Sinisa Sikman luôn luôn mang theo mình, như năm ngoái đi qua Biélorussie , một cái rương nhỏ; ‘Bên trong, tôi có cả một bộ tặng phẩm rao hàng: bích chương dán tường, áo thun tee-shirts, ba-lông mang nhãn hiệu Otpor…Những ký hiệu thành công, nói vắn tắc!”
Thông thường, các lần tiếp xúc diễn ra thầm lén trong những căn phòng buồn tẽ, không sưởI ấm nhưng cũng có những buổI họp ngoài đồng, trong các cựu trung tâm dành cho thanh niên cộng sản. Để che mắt dòm ngó của cảnh sát, phiên nhóm được khai báo là nhân dịp một trạI hè, bầu không khí từa tựa một club Med hay một lớp huấn luyện quân sự. Như vậy, mùa hè 2003, tạI Georgie, 3 tháng trước cuộc cách mạng hoa hường, tổ chức Kmara đã tụ tập được 700 cán bộ gần thủ đô Tbilissi. Tháng 8.2004, thanh niên Ukraine của Pora nhóm 4 ngày trong một trạI hướng đạo Crimée, gần Hắc Hải. Nguyên tổng trưởng slovaque Pavel Demes có mặt để giúp họ thảo ra một chiến lược. Đôi khi, các buổI hộI thảo giống như ĐạI hộI nha sĩ. Cô Keto Kobiashvili, gốc Géorgie, 24 tuổI, cố vấn cách mạng có tiếng tâm, nhắc lạI: “ Tháng 4.2004, một cơ quan Hòa Lan gởI tôi qua Odessa, Ukraine, để huấn luyện và khuyến khich lối 30 thanh niên.Suốt hai tuần, tôi được ở trong một khách sang trọng và nhận 250 euros thù lao. Tuyệt vời! Vài tháng sau, Foundation Soros tổ chức HộI luận cho những cán bộ kazakhs ở Almaty. Tôi lạI được hưởng đầy đủ tiện nghi trong một khách sạn cấp cao.”

Giai đoạn 5- Phát động đồng lúc hai chiến dịch tiếp cận và xách động, campagnes de sensibilisation.

Đây là giai đoạn tế nhị nhất. Chiến dịch đầu nhắm mục tiêu hướng dẫn công dân về quyền đầu phiếu và khuyến khích họ đi bầu. Chiến dịch sau chủ trương tố cáo chính phủ tham nhũng và độc tài. MỗI chiến dịch có logos, khẩu hiệu và dụng cụ tuyên truyển riêng. Hai chiến dịch vừa nói được thực hiện bởi một nhóm cán bộ duy nhất nhưng hãy coi chừng, điều này không được tiết lộ. “Bằng không, chiến dịch thứ nhứt, (được xem như một chiến dịch trung lập),. sẽ mất hết giá trị, - Dimitri Potyekhin giảI thích như thế. Mập lùn, mang kiến tròn và sơ mi đỏ, Dimitri, 29 tuổI, gốc Ukraine, lão luyện về marketing, đã đóng vai trò hàng đầu trong cuộc cách mạng cam. Sau khi thành công, y liền qua hoạt động tạI Moldavie: “Tiến hành đồng thời hai chiến dịch trong vòng bí mật – Dimitri nói- thật là việc khó. Trong tổ chức Pora, chúng tôi có rất ít ngườI đến nổI các cán bộ, trong một ngày, phảI thay đổI áo thun T-shirts nhiều lần để đi rảI truyền đơn từ chổ này qua chổ khác.”

Giai đoạn 6- Xuống đường biểu tình bất bạo động. đánh thức công dân và chọc tức cảnh sát.

Phương pháp thường dụng: tập hợp chớp nhoáng, flash mobs. “Đây là những cuộc xuất hiện rất mau lẹ, không để cho cảnh sát kịp nhận diện, cảnh sát thiếu kiên nhẫn, bắt đầu dùng võ lực và võ khí để trấn áp.

Giai đoạn 7- Bảo vệ nhóm hành động.

Cách nào? Cố vấn gốc serbe Milos Milenkovic, 27 tuổI, chỉ dẫn các thân chủ biélo-russes và azéris về những bí quyết lẫn tránh bí mật. “Đó là các mưu mẹo cổ điển của dân kháng chiến. Một nhóm cách mạng không nên có một lãnh tụ duy nhất. Bằng không nhóm sẽ bị tê liệt khi lãnh tụ bị bắt. LốI thoát là có một sự chỉ huy tập thề, nghĩa là phân chia quyền hạn của một lãnh tụ cho nhiều ngườI có trách nhiệm, các ngườI này không cần biết chi tiết hoạt động của những kẻ khác.” Một thí dụ nữa: “Để đánh lạc hướng về bản đồ tổ chức, nên thay phát ngôn viên mỗI tuần.“ Theo Milenkovic, “bầu không khí bí mật ấy cần được giữ kín. Các thành phần trẻ bị những hội kín thu hút. Sự mê hoặc đó giúp vượt qua nổI phập phồng và đưa đến quyết định gia nhập một nhóm bị nhà chức trách gọi là khủng bố.”

Giai đoạn 8- Học tập quản lý cái sợ.

“Có nhiều cách, Milos Milenkovic nói. “Trong một cuộc biểu tình, các ngườI trẻ không nên bao giờ cảm thấy cô đơn, họ cần giữ liên lạc vớI kẻ khác. PhảI thúc họ ca hát lớn tiếng để lấn át sự ồn ào và hoang mang do cảnh sát và quân độI gây ra. Để che dấu sự hiện diện của nhiều người mang quân phục và võ trang nơi xuống đường, có thể trương ra một biểu ngữ thật to đi trước đám biểu tình. Biểu ngữ này ngăn các ngườI biểu tình trông thấy sự tập hợp kinh hoàng của lực lượng an ninh.”

Một mẹo vặt khác: Không để cho sự bắt bớ biến thành bi kịch. Trong buổI hộI thảo, các huấn luyện viên của những ngườI tập sự làm cách mạng cần tổ chức nhiều lần thực tập cảnh bố ráp của cảnh sát. Nhóm nọ thủ vai trò cảnh sát, nhóm kia, vai kẻ biểu tình. Học cách trã lời vớ vẫn, không nổI nóng tức giận, học cườI ngây ngô. Mặt khác, học thảo chiến lược giúp đở các đồng chí ngồI tù.

Guéorgui Kandelaki.gốc Géorgie, tốt nghiệp chính trị học tạI môt đạI học Mỹ, từng làm cố vấn cho nhóm đấu tranh cách mạng kazakh, trình bày thêm: “Những ngườI không bị bắt phảI biết kêu gọi ai, tổ chức phi chính phủ nào, nhà báo địa phương hay ký giả ngoạI quốc nào. Họ cũng phải có sẵn trong tay một danh sách các chiến hữu để liên lạc, hầu tổ chức biểu tình trước đồn cảnh sát được giớI truyền thông tường thuật.” Guéorgui đã vạch ra một công thức có thể tóm tắc chiến thuật tổng quát của các chiến sĩ dân chủ: ‘Xoay sức mạnh của địch chống lạI chính địch”
Như thế, mọi việc đã sắp xếp xong. Cán bộ được tuyển mộ và huấn luyện, cả ngàn truyền đơn được tung ra, nhiều cuộc xuống đường chớp nhoáng (flash mobs) đầu tiên đã thử lửa. Cuộc bầu cử bịp bợm bắt đầu, các chiến sĩ tập sự cách mạng sẵn sàng ra quân. Công việc huấn luyên viên đến đây chấm dứt, ít ngườI trong số ấy tham dự vào biến cố chính hay họ chỉ đóng vai trò khiêm nhường. Khi máy đã nổ, không còn cần dùng đến họ. Trước ngày đầu phiếu, vài ngườI bị đẩy ra rìa. Đó là trường hợp của môt cố vấn gốc biélo-russe thuộc nhóm Zubr và 3 cố vấn serbes. Họ bị trục xuất khỏI Ukraine trước cách mạng cam. Như biện pháp đề phòng.

Sứ mạng đã chu toàn. Các tay xuất cảng cách mạng dân chủ hướng về những mục tiêu mớI trong cựu đế quốc xô-viết. Để xúc tiến mọị việc, một trung tâm xuất cảng cách mạng được thiết lập tạị Kiev dưới tên Viện Quốc tế Dân chủ. Tháng 2.2005, ngườI chủ trương, Vladislav Kaskiv, cựu lãnh tụ Pora, một nhân vật có nhiều cao vọng, đã trình kế hoạch thẳng cho George Bush “Tôi đã nói vớI ông ấy tôi mong Viện này được các gương mặt như Vaclav Havel, Lech Walesa hay Madeleine Albright đở đầu và hướng dẫn.” Hình như Toà Bạch Ốc có hứa giúp đở và tài trợ, ít ra cũng một phần.

Nhiều chú tâm như vậy làm cho các bạo chúa cuối cùng của Đông phương phảI lo ngại. Kazakhstan sắp tổ chức bầu cử. Chúa tể của xứ này, Nazarbaiev, khét tiếng tham nhũng, đã chuẫn bị đề phòng bằng cách bỏ tù đối lập và trục xuất Vladislav Kaskiv.
Về nhà độc tài Biélo-russe Loukachenko thì sau khi cuộc nổI dậy bất bạo động thất bạI năm 2001, y cương quyết không cho thành viên Lữ đoàn cách mạng tái xâm nhập. 5 chiến sĩ ukrainiens bị tống giam và những ngườI bất hão slovaques và serbes bị trục xuất. Vì thế những chuẫn bị cách mạng phảI tiếp tục ở ngoài xứ. Viện Cọng hòa Quốc tế, International Republican Institute, được Quốc hộI Hoa kỳ tài trợ, huấn luyện kín đáo những cán bộ đốI lập biélo-russes tạI nước Lithuanie kế cận.

Và còn có Vladimir Poutine nữa. CuốI 2004, lần đầu tiên sau khi Liên bang Sô viết sụp đổ, tổ chức Foundation Freedom House xếp Nga vào danh sách các quốc gia không tư do. Đưa tên Tổng thống Poutine vào sổ bìa đen là ước mơ tốI thượng của các chiến sĩ cách mạng mới. Vài người đã cố vấn cho những nhóm chống đốI vừa xuất hiện. Các hộI thảo được dự trù vào mùa hè tại Crimée và ngay trong nội địa, ở một nơi giữ kín.Tuy nhiên, lật đổ chủ nhân ông điện Kremlin không phảI là chuyện dễ. Poutine có vẽ nắm chặt các cơ quan mật vụ và phần lớn quân đội. Ông ta đã công khai ủng hộ sự đàn áp đẩm máu tạI Ouzbékistan và cho biết sẽ không do dự cho nổ súng vào quần chúng, nếu cần. Sau hết, Poutine đã tìm ra hai ngón đòn để phá vỡ cố gắng của đốI phương. Đó là thành lập một phong trào thanh niên riêng, y hệt Otpor, Kmara và đồng loại: cũng vớI danh xưng gồm có hai vần (Nashi tức “Les Nôtres”, Chúng ta); cũng mang áo thun t-shirts, cũng những nụ cười nhưng đường hướng lạI có tính cách quốc gia quá khích. Chưa hết Cơ quan FSB (tức KGB củ) truy nã ráo riết, gài gián điệp, đột nhập tất cả những nhóm chống đối và tổ chức nhiều nhóm dõm để đánh lạc hướng. Tại Moscou, các thành viên demo-intern, dân chủ quốc tế, sẽ phải điên đầu với con gấu già, lão luyện về cách mạng.

Còn nhiều vấn đề tồn tại:

* Trước hết, những ngườI chủ xướng Cách mạng dân chủ có phảI là tay sai dễ dạy của Hoa Thịnh Đốn hay không như diện Kremlin hằng rêu rao? Trả lời: Không. Đúng vậy, họ làm việc vớI những tổ chức Hoa kỳ (luôn cả Âu châu, một đôi khi), và không dấu điều đó. Họ chia xẽ mặt khác những giá trị của Chú Sam (dân chủ và đô la) và cầu mong du nhập chặt chẻ giá trị này vào Liên xô củ. Sau hết, rỏ ràng là Tòa Bạch ốc của George Bush xem họ như những công cụ vận chuyễn của quyền lực mềm (soft power),như những con chốt trong ván cờ địa lý chiến lược chống Nga trong vùng. Tuy nhiên, làm sao các nhà đấu tranh dân chủ này lạI có thể đặt quyền lợI của Mỹ trên quyền lợI những xứ nơi họ hoạt động. Không có gì chứng minh điều đó. Mặt khác, cần nêu rỏ nước Mỹ nào? Nước Mỹ của phe tân bảo thủ Freedom House hay của nhà tài phiết nhân quyền George Soros là ngườI đã xài nhiều triệu đô-la để đánh bạI George Bush?

· Câu hỏI thứ hai: Các cuộc cách mạng nêu trên có thật xuất phát từ quần
chúng hay chỉ là chủ trương của vài cá nhân hiếu động? Thật sự là cả hai. Như đã thấy, những vụ nổi dậy này được chuẩn bị từ nhiều tháng trước do một nhóm chủ mưu. Để thúc đẩy, khuấy động đạI chúng, họ đã dùng tất cả kỹ thuật Xách động- Tuyên truyền (agit-prop), đôi khi những thủ đoạn lèo lái (manipulations) . Tuy nhiên, nếu không có sự công phẩn của quần chúng câm hận một chế độ tham nhũng và áp chế, nếu không có quyết tâm đánh bại một lần nữa gian lận bầu cử và nếu không có cuộc tự động xuống đường của hằng ngàn ngườI dân như ở Belgrade, Kiev và Tbilissi thì không có điều gì xảy ra.

· Câu hỏi chót: Cách mạng đem lạI thay đổI gì vài năm sau?

Những ngườI lãnh đạo mới sẽ đi vào vết xe đổ hay không của lớp tiền nhiệm? Serbie là một sự thành công khích lệ. 5 năm sau ngày Milosevic bị lật đổ, tình hình tại Belgrade trở lạI bình thường và nhân quyền được tôn trọng. Nhưng trường hợp Géorgie lại khác. Ngày 10.5.2005, George Bush được tiếp đón tạI đây như một cứu tinh. Nhiều lãnh tụ của cuộc cách mạng “hoa hồng” năm 2003 tố cáo chính quyền mới quân phiệt và tham nhũng. Vấn đề chưa giảI quyết. Và không phảI ngày mai các nhà luyện kiếm cách mạng có thể xếp vào tủ những bí kíp của họ. Một ngày nào đó, tạI Tbilissi, Kiev và Bichkek, có lẽ phảI bắt lạI từ đâu.

Một cuộc “cách mạng khăn tang” ở Việt Nam?

Từ 35 năm nay, CSVN không ngớt chồng chất sai lầm tai hại, đưa xứ sở vào một cuộc tổng khủng hoảng nhân cách, và – nguy hơn nữa- tạo ra hiểm họa mất nước trong tay Trung quốc. Dưới sự quản lý tồI tệ của tà quyền Hà Nội, thang giá trị trong xã hôi VN bị đảo ngược, tư bàn không ra tư bản, CS không hẳn CS, cơ chế chấp vá hổn độn, tiếp nhận những điều tệ nhất của phong kiến lỗI thời, tư bản sa đọa và xã hộI chủ nghĩa vô hồn. Mỗi ngày CS đào thêm tử huyệt mớI để tự chôn mình.Chúng bám víu vào điều 4 Hiến pháp để củng cố độc quyền đảng trị, gia tăng đàn áp đối lập, khủng bố không nương tay tôn giáo, xuất cảng mãi dâm, nhắm mắt tham nhũng, đoạt đất tư nhân, làm ngơ trước phong trào dân oan, khiếp nhược cống hiến quốc thổ cho Bắc kinh và mở cửa đón rước kẻ thù ĐạI Hán. CSVN lộ diện như kẻ nội thù và những con ong nuôi trong tay áo. Chúng đang lấn dân tộc vào một thế bí sau khi đã tiếm quyền bằng chiến lược Đói, Dốt và Sợ. LốI thoát duy nhất để tránh một cuộc di cư thứ hai không có ngày về và để chận đứng âm mưu biến Việt Nam thành một Tây Tạng hay Tân cương là phảI thực hiên cách mạng. Càng sớm càng tốt. Nếu chần chờ, người Việt sẽ là dân thiểu số trên đất nước của mình.

*******
Thới cơ đã đến. Mầm mống do chính tay CS tạo ra. “Cùng tất biến, biến tất động.”.CS từ chốI thay đổi. Cách mạng buộc chúng ra đi. CS phảI trả lời trước Tòa án Dân tộc về tộI ác đang tiếp tục. Theo quy tắc “tương quan nhân quả”. Nay Dân đã ly dị vĩnh viễn với Đảng. MốI lo sợ chuyển từ Dân qua Đảng. Một cuộc diễn biến hòa bình để tái thiết xứ sở khó thể xảy ra với nhóm mafia cầm quyền Hà NộI vì chúng đả quyết định “thà mất đất hơn mất đảng.” Kéo dài thời gian sẽ biến tình thế thành vô vọng.

Bắng cách nào? Bằng chính sách Khai phóng Dân tộc, tạo sức mạnh đoàn kết và tăng khí thế của dân, bằng những phương pháp bất bạo động, tổng nổI dậy, hầu đặt lực lượng an ninh trước một sự chọn lựa bắt buộc giữa Đảng và Dân. Khuấy động được lương tri của quần chúng là chìa khóa thành công. Đấu tranh bất bạo động khó hơn đấu tranh bạo động thập phần vì đòi hỏI Tư duy sáng suốt, Viễn kiến chính trị sâu sắc, Lãnh đạo cương quyết và Kỹ luật tuyệt đốI trong hành động tập thể. Mahatma Gandhi, Martin Luther King và Nelson Mandela chứng minh hình thức đấu tranh này có thể đem lạI thành quả. Mặt khác, cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 đã thành công mà không cần đến Đảng, Đảng không phảI là điều kiện không có không được, sine qua non. Tạo cơ hộI và nắm lấy cơ hội để hành động đúng lúc, kịp thời mới là nhu cầu tiên quyết, tốI trọng. Giới trẻ đóng vai trò lực lượng nồng cốt tiền phong của cách mạng. Ngày 9.1.1950, Chính phủ Trần Văn Hữu điên đảo với sự xuống đường tại Sàigòn của nhiều ngàn người biểu tình phản đối cảnh sát bắn chết Trần Văn Ơn, một học sinh Pétrus Ký. Năm 1963, chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ sau khi Phật giáo tổ chức cho nữ sinh Quách Thị Trang tự thiêu trước Chợ Bến Thành.
Về phương pháp thực hiện Cách mạng, còn có nhiều điều học hỏI từ những cuộc cách mạng nhung đã trình bày trên dù hoàn cảnh tâm lý, chính trị và xã hộI không hoàn toàn giống nhau giữa VN và Đông Âu, Trung Á. Lòng yêu nước sôi sục của ngườI dân Việt sẽ tạo ra thêm nhiều phương pháp độc đáo, thích hợp và hữu hiệu hơn. Tuy nhiên, yếu tố hàng đầu vẫn là tổ chức, tổ chức và tổ chức, theo lờI xác nhận của Lê Nin.

Sự đập phá hèn hạ ngày 5 tháng giêng vừa qua, giữa đêm khuya, biểu tượng Thánh giá tại Đồng Chiêm là một sai lầm tự sát khác của tà quyền CS. Thêm một giọt nước vào bát nước đầy. Một sự phạm thánh bỉ ổI của quyền lực bóng tối, một hành động khiêu khích Đức tin tôn giáo thế giớI. Hôi đồng Giám mục VN đến nay chưa thống nhất hiệp thông. Và Vatican vẫn chưa lên tiếng mặc dù trước đó, đã tiếp Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết. Bài giãng của linh mục Giuse Phạm Minh Triệu tạI nhà thờ Đồng Chiêm ngày 6.tháng giêng là lời kêu gọI thống thiết của giáo dân với Tòa thánh La mã và lương tri nhân loại..

Ngày 5.1.2010 là ngày đại tang chung, để các tín đồ tôn giáo – không riêng gì công giáo VN –với đầu bịt khăn trắng, tụ họp và xuống đường cầu nguyện cho tự do tín ngưỡng và an bình tổ quốc, phát động một phong trào kiên trì bất bạo động toàn quốc. Phong trào này cần đi đôi với chiến dịch bảo tồn lãnh thổ quốc gia để lôi cuốn các thành phần yêu nước trong Quân độI Nhân dân, giới luật gia, trí thức và đốI kháng. Tổ chức, đồng thời, những cảnh đốt hủy công khai thẻ đảng trước ống kính báo chí, truyền thông.

Cuộc cách mạng nhung của Việt Nam sẽ hình thành trên nổI đau khổ, uất hận tột cùng, bắt nguồn từ dân tộc, một dân tộc can cường, không cam phận, đang chít vành khăn sô.

(Website mt68 ngày 23/1/2010)
Thủy Hoa Trang, Xuân Canh Dần