Con đường nào cho một xã hội dân chủ? (Một cán bộ an-ninh Việt Cộng phân tích tình hình đất nưóc) |
Tác Giả: Đức Trí | |||
Thứ Tư, 03 Tháng 3 Năm 2010 14:53 | |||
Tôi không là nhà dân chủ. Tôi là một nhân viên an ninh. Tuy nhiên, đất nước đang ở tình hình như thế này thì tôi cũng không thể không nói lên tiếng nói của mình. Sự lãnh đạo của Đảng: Chúng tôi luôn được học tập và giáo dục là phải trung thành với Đảng. Vâng, với Đảng chứ không phải với tổ quốc. Nói như thế thì ai cũng hiểu cơ quan an ninh cũng như các cơ quan tư pháp khác không hoạt động độc lập vì pháp luật, mà dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo từ cấp trên. Tôi còn nhớ lúc tôi mới bước vào ngành khi ngoài 20 tuổi, một hôm được giao trang trí hội trường, tôi hỏi vị bí thư chi bộ: “Tại sao ta lại trang trí cờ Đảng ngang hàng và bên trái cờ tổ quốc?”. Tôi nhận câu trả lời: “Đảng đang lãnh đạo cả đất nước nàỵ Độc lập, tự do của đất nước này là do Đảng gầy dựng nên. Và Đảng sẽ tiếp tục lãnh đạo. Anh không thấy câu khẩu hiệu trong hội trường saỏ Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!”. Vâng, Đảng muôn năm, giống như các triều thần hô vạn tuế trong các phim Trung Quốc. Cũng vào khoảng năm 1989, sau các biến động chính trị ở Đông Âu, sự kiện Thiên an môn và vụ Trần Xuân Bách, chúng tôi được tập trung học Nghị quyết 7 Trung Ương khẳng định không đa nguyên đa đảng. Có một đồng nghiệp nhỏ tuổi hỏi vị bí thư chủ trì hội nghị rằng: “Công lao của Đảng ta trong việc giành độc lập, thống nhất đất nước không ai phủ nhận. Nhưng làm sao có thể chứng minh được trong xây dựng kinh tế Đảng Công sản Việt Nam làm tốt hơn các tổ chức khác?”. Người đồng nghiệp không thể tiếp tục làm việc trong ngành nữa. Nhưng câu hỏi phản biện đó, đến nay vẫn chưa có ai trả lời được. Và bạn đọc có thể hình dung ví von của một số thanh niên cấp tiến chúng tôi về lực lượng an ninh của mình: Cả đất nước này cùng với toàn bộ tài nguyên là những thùng đồ cồng kềnh; chúng được đặt lên lưng dân tộc này như một con ngựa; Đảng là con người cầm dây dắt con ngựa đi; cơ quan an ninh là con chó đi sau để giục con ngựa. Tất cả cùng đi để tiến lên nơi mà mọi người “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Con ngựa, con chó không thể đi theo cách của mình vì họ đã có một ông chủ. Ông chủ không cưỡi được ngựa nên cứ tiếp tục dắt đi. Vai trò của lực lượng vũ trang đối với chế độ: Gần đây, bài viết của một tác giả cho rằng ưu điểm của Đảng ta là lực lượng quân đội, an ninh hùng hậu là không đúng. Một lực lượng hùng hậu nhất lại dễ đổ vỡ nhanh nhất khi mất đi sự chỉ huy hoặc mất thông tin liên lạc. Các quan chức cấp cao trong quân đội là những người nắm quyền đất nước này. Họ có đặc quyền đặc lợi riêng nên họ rất kiên quyết. Còn những người lính, sẽ không cầm súng bắn vào người dân đâu, giống như bài Bức tường Berlin của Huy Đức: Có nhiều người lính phải tự sát khi được lệnh bắn vào đồng bào mình! Quân đội lại chia thành nhiều quân chủng, quân khu. Khi hàng chóp bu phân rã, thì các khu vực không ai chịu dưới quyền ai, nên họ thường án binh bất động và nghe ngóng tình hình. Nói tóm lại, quân đội ta do Đảng lãnh đạo, nhưng bản chất người lính là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân chứ không trung thành với Đảng. Đối với ngành công an - an ninh, chỉ có lực lượng cảnh sát là bị dân ghét nhất do họ thường giải quyết các vấn đề xã hội, tiếp xúc dân và nhũng nhiễu dân. Lực lượng thứ hai là an ninh làm những công việc để gìn giữ cho chế độ. Quan chức thì có nhiều quyền lợi, chứ nhân viên an ninh thì không đáng kể. Đây là lực lượng dễ tự diễn biến nhất, thức thời nhất. Khi xảy đến tình thế mà không thể đi ngược xu hướng và quy luật, chính lực lượng an ninh là nhóm người thảo luận trước và đưa ra nhận định trái chiều đầu tiên. Nhận định của lực lượng an ninh sẽ là chỗ dựa cho các nhóm đối lập, làm nhanh chóng phân hóa giới lãnh đạo. Ở nước ta còn có lực lượng thứ ba là an ninh quân đội. Lực lượng này chính là Tổng Cục 2. TC2 thực chất là cơ quan có rất nhiều quyền lực và nhiều đặc lợi. Họ thường uy hiếp, khủng bố hàng ngũ lãnh đạo cao cấp, không cho bất kỳ sự liên kết đối lập nào, hay mầm mống chống đối nào. Họ có rất nhiều mánh khoé và thủ đoạn,hiện nay họ bị tố cáo là có quan hệ rất mật thiết với cơ quan an ninh Trung Quốc. Đây là lực lượng có thể đánh phủ đầu, đe dọa hoặc thủ tiêu các cá nhân có mầm mống chống đối, bất kể trong Đảng hay ngoài Đảng. TC2 chính là con hổ dữ, công cụ hữu hiệu của lãnh đạo Đảng hiện nay. Những mâu thuẫn tất yếu của xã hội chủ nghĩa hiện tại ở nước ta tất yếu dẫn đến một nền dân chủ: Mâu thuẫn cơ bản nhất từ bản chất học thuyết Mac - Lê. Họ đưa ra xã hội Cộng sản là con đường tất yếu cho xã hội loài người. Ở đó con người tự giác tới độ không cần cơ quan chuyên chính (Nhà nước). Ở đó năng suất lao động cao đến nỗi đáp ứng mọi nhu cầu của con người. Không ai có mộng làm giàu, mà chỉ cống hiến. Mọi người làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu. Chúng ta bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên phải qua quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bây giờ ngẫm lại chắc đa số chúng ta cảm thấy phi thực tiễn. Viễn cảnh họ tuyên truyền giống như trong tôn giáo đưa ra viễn cảnh của thiên đàng vậy. Chủ nghĩa xã hội mà người dân phải vượt qua tương ứng với khổ nạn mà con người phải chịu đựng trong thế giới nàỵ. Ở tôn giáo thì người ta mong có sự sống vĩnh cửu sau khi chết. Còn ở xã hội chủ nghĩa, con người cứ phải “vác thánh giá hình búa liềm” không biết tới đời nào kiếp nào mới đạt được xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Học thuyết Mác-Lê chỉ ra giai cấp lãnh đạo là giai cấp công nhân có liên minh với giai cấp nông dân. Nhà nước, luật pháp làm công cụ chuyên chính, thể hiện ý chí của giai cấp lãnh đạo. Họ hoạt động không vì nhân dân, tổ quốc, mà hoạt động vì giai cấp. Khi quyền lực quá lớn, khái niệm giai cấp lãnh đạo bị biến chất. Thực chất chẳng có giai cấp công nhân nào lãnh đạo, mà chỉ có một tập đoàn Đảng lãnh đạo. Họ hưởng lợi từ tất cả những thứ họ quản lý và làm mọi cách để duy trì quyền lực. Sau này, để cho Đảng có màu sắc dân tộc hơn, Đảng thêm vào “theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Không thể phủ nhận Hồ Chủ Tịch có một vai trò rất lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng tôi không đồng ý nạn sùng bái cá nhân. Chúng ta có thể chỉ ra công lao của Hồ Chủ Tịch sau khi Người mất, nhưng ca ngợi khi Người còn đang sống là sự sùng bái cá nhân đáng phê phán. Con người không ai hoàn thiện cả. Tại sao từ bé học sinh đã phải làm theo “5 điều Bác Hồ dạy”, Công an nhân dân, quân đội và nhiều đối tượng khác phải làm theo các phương ngôn của Ngườì do Đảng nâng hình tượng Hồ Chủ Tịch chẳng khác một vị thánh trong tôn giáo, để phủ lên mình một lớp đạo đức. Còn cuộc sống hiện đại, chân lý là thành quả sự phát triển của xã hội loài người được tích lũy và ghi nhận. Chúng ta có thể trích dẫn lời của nhiều bậc vĩ nhân, mà mỗi vĩ nhân họ chỉ ra chân lý ở góc độ nào đó, vào thời điểm nào đó. Còn chúng ta trích dẫn lời Hồ Chủ Tịch giống như tôn giáo trích dẫn kinh thánh là không khoa học và không đúng đắn. - Điều thứ nhất: Tôi muốn được tự do. Phát biểu ba điều này, tôi có phản động không? Những nhu cầu đó có đúng đắn không? Những điều đề ra có chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa không? Vì quyền lực quá lớn trong tay, giới lãnh đạo đã vi phạm điều thứ hai trước. Họ tạo ra một xã hội không minh bạch để có thể làm giàu trên tài nguyên thiên nhiên và khai thác tài nguyên con người. Họ hô hào chống tham nhũng, nhưng họ không thực hiện các biện pháp chống tham nhũng đích thực. Khi vi phạm điều thứ hai, họ sợ tôi chống đối, họ lấn sang vi phạm điều thứ nhất. Tôi không được phát biểu những quan điểm của mình. Bằng công cụ chuyên chính, họ ban hành các văn bản pháp luật để hợp pháp hóa việc vi pham nhân quyền của họ. Tôi bị mất tự do một cách hợp pháp. Cùng lúc đó, khi vi phạm điều thứ hai, họ không thể tập hợp được những nhân tài để xây dựng đất nước, làm đất nước tụt hậu và họ vi phạm tiếp điều thứ ba. Bảo vệ tổ quốc thì phải từ bỏ quyền lực, giao quyền lực lại cho nhân dân. Chọn lối nào thì kết quả cũng phải nhường đường cho một nền dân chủ. Nhận định này cũng tương tự như nhận định “siêu nghiêm trọng” của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Lực lượng của phong trào dân chủ ở nước ta: Ở góc độ hạn hẹp của một người làm công tác an ninh, tôi chỉ dám liệt kê và không dám đánh giá. Lực lượng dân chủ hiện nay ở nước ta gồm: Việc quy cụ thể thành phần cho từng nhóm; đưa ra những công tác đấu tranh, những thành quả đạt được, thế mạnh thế yếu của các lực lượng này tùy sự đánh giá của từng người. Việc đánh giá sâu đưa ra ở đây sẽ không tránh được sự khập khiểng. Tiếp theo đây tôi chỉ nêu ra phương pháp đấu tranh hiệu quả hiện nay. Phương hướng nền dân chủ ở nước ta: Trước hết, vì một nền dân chủ cho đất nước và sự hòa hợp dân tộc, chúng ta nên phê phán các hình thức chống Cộng quá đáng. Mục tiêu của chúng ta là xã hội tự do, dân chủ, tiến tới đa nguyên đa đảng. Đảng Cộng sản là một thành tố bình đẳng trong nền chính trị đa nguyên ấy. Chúng ta không thể vận động xóa bỏ tất cả những thành quả mà Đảng Cộng sản đã làm được đến ngày hôm nay hay xóa bỏ toàn bộ bộ máy của họ. Thứ hai, chúng ta không thể để chuyển tiếp sang một nền độc tài mới dù mang tính đa nguyên. Hãy nhìn vào các cuộc cách mạng nhung ở Đông Âu và cách mạng màu ở các nước SNG. Rất nhiều nước trong khối SNG thực sự không có thay đổi nhiều về chính trị. Chính quyền mới thực ra là nguyên bộ máy cũ tiếp quản, tiếp tục kiểm soát chặt quân đội, công an, truyền thông và lập nên một nền độc tài mới. Thứ ba, chúng ta không để một nền chính trị hỗn loạn khi chuyển sang đa nguyên. Một nền chính trị minh bạch, thể hiện ý chí của người dân, đề cao nhân quyền nhưng không thể để cho quá nhiều tổ chức vì quyền lợi của mình mà gây ra những chuyện phá hoại, khủng bố, thậm chí bán nước. Phương pháp đấu tranh phù hợp hiện nay: Để đến thắng lợi, phong trào dân chủ nên đấu tranh như thế nào? Phong trào dân chủ trước đây chủ yếu là tuyên truyền chống phá, hoạt động giấu mặt. Khi một số nhà dân chủ trong nước công khai, thì giới cầm quyền đàn áp rất thẳng tay, nhất là Khối 4806. May sao, chính Đài Truyền hình Việt Nam chỉ cho các phong trào dân chủ đấu tranh trực diện và không vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Ta còn nhớ trong vụ tranh chấp đất ở 42 Nhà Chung, VTV có phát đoạn ghi hình Đức Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt phát biểu tại buổi tiếp của UBND thành phố Hà Nội ngày 20/9/2008 và cắt xén lời nói một cách rất thô thiển nhằm bôi nhọ Đức TGM. Chính vì sự không trung thực của cơ quan truyền thông nên bên Công giáo đấu tranh cho “công lý và sự thật”. Sau đó đến vụ Giáo xứ Thái Hà, chính quyền Hà Nội đều thắng vì giành được đất, nhưng lại thua trước sự hiệp thông mạnh mẽ của giáo dân. Lợi dụng hai phiên xử của các giáo dân trong vụ Thái hà, phía Công giáo phô trương sức mạnh trên tinh thần bất bạo động và chính quyền không dám xử nặng ở hai phiên tòa trên. Trong vụ Tam Tòa, sau khi bắt bớ một số giáo dân, Giáo phận Vinh với sự lãnh đạo của Đức Tổng Giám mục Cao Đình Thuyên đã hiệp thông hàng trăm ngàn người để biểu dương sức mạnh. Vẫn với châm ngôn: đấu tranh cho công lý, sự thật và bất bạo động của Giáo hội công giáo, chính quyền đã không thể ngăn cản được sự tập hợp rầm rộ. Và cuối cùng họ phải thả hết giáo dân, không dám xử vì sợ sự tập hợp khác. Các nhà trí thức dân chủ sau các vụ bị bắt bớ, thì chuyển sang một hình thức đấu tranh khác. Thay vì đấu tranh cho công lý của Giáo hội Công giáo, các nhà trí thức thêm vào: “chân lý – công lý - sự thật”. Vấn đề này đã được bàn công khai tại Quốc Hội, thì không thể cấm những nhà trí thức bàn. Vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa lại liên thông với vấn đề bauxite thông qua đường dẫn liên thông là Trung Quốc. Đến đây chân lý của cả hai vấn đề đều là yêu nước. Mà yêu nước không phạm Luật hình sự. Phong trào được tăng sức mạnh khi gần đây một số người từng là viên chức chính phủ, có nhiều đóng góp cho nền chuyên chính, về cuối đời lại dám nói ra sự thật. Chính quyền có thể bắt buộc họ không nói trái quan điểm nhà cầm quyền lúc còn có công cụ để khống chế họ, nhưng khi họ không còn gì để mất thì họ không sợ nữa. Chính quyền có thể kết tội hành vi của họ, nhưng không thể kết tội tư tưởng họ được. Nhà nước đối thoại với dân như thế nào? Một thủ tướng im lặng trước đơn kiện của Cù Huy Hà Vũ, một người đứng đầu chính phủ đòi xử lý các phần tử IDS phát biểu thiếu trách nhiệm sau khi tổ chức này tự giải thể. Hay các vụ bắt giữ Người buôn gió, Đoan Trang, Mẹ Nấm, an ninh làm khó Đào Hiếu thì cũng hiểu họ không thể chụp mũ được nữa vì họ yếu lý. Nói tóm lại họ thiếu lý, thiếu lẽ phải nên họ không thể tranh luận trực tiếp với các nhà trí thức dân chủ; họ cậy quyền lực nói chuyện hồ đồ không cần lý lẽ Họ muốn xử án các nhà dân chủ, nhưng không dám xử công khai vì sợ không tranh luận được với họ hoặc sợ phiên tranh luận xử án cá nhân biến thành phiên tranh luận ý thức hệ của cả nền chuyên chính. Nói trắng ra, họ sẽ thua khi đối thoại sòng phẳng với các nhà dân chủ. Điểm gẫy của chế độ chuyên chính: Chúng ta đã từng nghe họ thuyết giảng về sự chuyển tiếp các chế độ kinh tế - chính trị: giai cấp cầm quyền không bao giờ từ bỏ quyền lợi của mình và phải lật đổ họ bằng bạo lực cách mạng. Thật ra lỗi luôn ở phía chính quyền, điểm xuất phát lại từ đất đai và tôn giáo. Điểm gẫy sẽ xảy ra vì khung sườn của chế độ hiện nay không còn đủ vững để giữ cả đất nước. Người ta đã nhìn thấy các chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện tiếp thu đất đai của nhân dân để bán cho giới đầu tư, chủ chốt phần lớn là các đảng viên. Một ngày nào đó xảy ra vụ tranh chấp đất đai ở một tỉnh miền Trung giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo. Hai bên nhanh chóng biểu dương lực lượng. Xô xát xảy ra khi trấn áp giáo dân. Nếu chẳng may … có một giáo dân bị chết, thì đây là mồi lửa bùng phát cho một cuộc cách mạng dân chủ. Khi có giáo dân bị chết thì diễn tiến cách mạng xảy ra theo các bước: - Giáo phận Vinh, Giáo phận Huế hiệp thông biểu dương lực lượng đòi công lý. Những kịch bản xảy ra hình thành cách mạng: Kịch bản 1: Kịch bản 2: Đây là cuộc cánh mạng chưa hoàn chỉnh. Nền chính trị nước ta sẽ giống Thái Lan. Chính phủ bất ổn một thời gian đến khi có cuộc cách mạng màu chính thức. Mỗi một hình thức cách mạng đều kèm theo cái giá của nó. Nếu là cách mạng nhung thì ‘anh’ sẽ là công dân tự do như bao người khác, được bảo toàn tài sản, danh dự; các công trình văn hóa được bảo toàn. Còn nếu là cách mạng màu thì các tượng đài bị dở bỏ, những người ra lệnh đàn áp nhân dân sẽ bị xét xử. Họ cai trị bằng vũ lực và sự ngang ngược. Họ không được lòng dân. Hiện chúng ta chứng kiến hết phiên tòa này đến phiên tòa khác, sự bắt bớ này đến sự bắt bớ khác. Họ mạnh tay với nhóm người này và tỏ ra nhân nhượng nhóm người khác. Một chế độ càng sử dụng vũ lực với dân thì càng cho thấy chế độ đó mục ruỗng bên trong. Nhưng vũ lực cao nhất thuộc về quân đội, mà quân đội không đối đầu với nhân dân. Thực sự họ lại rất yếu với lực lượng đầu sai an ninh và cảnh sát dưới quyền. Đống củi đã chất, chỉ chờ bó đuốc! Với rất nhiều tranh chấp đất đai với Giáo hội Công giáo, với cách hành xử bạo ngược, dựa vào lực lượng côn đồ của nhiều chính quyền địa phương thì tất yếu sẽ có lúc một giáo dân bỏ mạng. Bắt đầu hành trình đến điểm gẫy. Hai lực lượng tiên phong này đang thách thức chính quyền. Và với bản chất thiếu lý, thừa bạo lực chắc chắc sẽ xảy ra điểm gẫy vào lúc nào đó. Tôi cũng mơ một ngày nào đó không ai theo dõi quá trình sử dụng internet của mình nữa, hay một đứa con của Mẹ Nấm ra đời không phải vướng lý lịch có người Mẹ hoạt động chống phá Nhà nước.. Đảng Cộng sản Liên Xô cai trị nước Nga 74 năm. Đảng Cộng sản Việt Nam cai trị miền Bắc, rồi đến cả nước đã 64 năm. Thời gian không xa đâu các bạn, Việt Nam cũng theo đi theo Liên Xô để chấm dứt đảng CSVN, đảng cướp công và đàn áp nhân dân.
|