Home Tin Tức Bình Luận Mồ chôn tập thể cuối cùng của cộng sản Bắc Việt trước khi miền Nam bị cưỡng chiếm

Mồ chôn tập thể cuối cùng của cộng sản Bắc Việt trước khi miền Nam bị cưỡng chiếm PDF Print E-mail
Tác Giả: Hồ Định   
Thứ Ba, 06 Tháng 4 Năm 2010 17:04

Bài viết của tác giả Hồ Ðịnh,Tiểu Ðoàn 1/Trung Ðoàn 43, Sư Ðoàn 18 Bộ Binh KBC 4422 về tháng 04/1975

 Trung Ðoàn 43 Bộ Binh là một trong những Ðơn Vị kỳ cựu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thoái thai từ Trung Ðoàn 404 Bộ Binh của Sư Ðoàn 5 Khinh Chiến, được Chỉ Huy bởi nhiều Sĩ Quan tài ba như Nguyễn Văn Cảnh, Lý Bá Phẩm, Ðàm Văn Qúy, Trần Văn Nhựt, Lê Xuân Hiếu. Năm 1974, Tiểu Ðoàn 2/43 và 1/52 của Sư Ðoàn 18 Bộ Binh được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên dương trước Quân Ðội với thành tích hạ nhiều T-54 và PT-76 được đem về làm kiểng trong Khuôn Viên Dinh Ðộc Lập cho tới ngày đổi đời 1.5.1975 mới được dời.

Riêng Tiểu Ðoàn 1/43 lại là Ðơn Vị Chủ Lực Quân đầu tiên đến trấn đóng tại Long Khánh từ đầu năm 1964, khi đó Thành Phố Xuân Lộc còn thu hẹp, buồn hiu với bao nhiêu bực dọc: Mùa nắng thì bụi bay đỏ người, trái lại mùa mưa thì bùn lầy trơn trợt, muỗi, mòng, đìa, vắt cũng không thiếu. Nhưng đổi lại, dân chúng địa phương mà đa số là người miền Bắc di cư, rất hiền lành, hiếu khách và đặc biệt các em nữ sinh miền đất đỏ rất làm dáng và thích Lính miền xa.

Năm 1966 Sư Ðoàn 10 được thành lập bởi ba Trung Ðoàn biệt lập 43, 48, và 52. Tư Lệnh đầu tiên là Lữ Lan. Về sau Sư Ðoàn 10 được đổi thành Sư Ðoàn 18 Bộ Binh. Vị Tư Lệnh cuối cùng là Chuẩn Tướng Lê Minh Ðảo cũng là vị Tướng đã cùng hai phụ tá, Ðại Tá Lê Xuân Mai Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn và Ðại Tá Phạm Văn Phúc Tỉnh Trưởng Long Khánh Chỉ Huy phòng tuyến thép Xuân Lộc từ rạng sáng 8.4 cho đến khi được lệnh rút quân 21.4.

Cuộc chiến đấu thần thánh của những người Lính miền đất đỏ Long Khánh trong lúc Ðất Nước sắp sụp đổ, thật ra cũng chỉ là cơn phẫn nộ cuối cùng của một Quân Ðội, đã hy sinh máu xương trong suốt hai mươi năm chinh chiến, với mục đích duy nhất là ngăn chận cộng sản, không cho giặc nhuộm đỏ và tàn phá Quê Hương.

Sau này viết về mặt trận Long Khánh tháng 4.1975, người thương cũng như kẻ thù Việt Nam Cộng Hòa, đều có chung quan điểm ngợi khen và tỏ lòng kính phục người Lính miền Nam Việt Nam. Chính Tướng việt cộng Văn tiến Dũng, quân đội Bắc Việt, đã viết trong tác phẩm Đại thắng mùa Xuân 1975 rằng: ‘’Mặt trận Xuân Lộc ác liệt và đẫm máu ngay từ những ngày đầu tiên. Các sư đoàn 6, 7, 341 của ta đã phải tấn công trong Thành Phố nhiều lần, nhưng gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trung Ðoàn 43. Các đơn vị pháo của ta đã phải sử dụng nhiều hơn số đạn dự trù. Số lớn tăng 54 và xe bọc thép của ta bị hạ...’’. Còn Lê đức Thọ, trưởng ban tổ chức bộ chính trị cộng sản Bắc Việt thì nói: ‘’Sau hai lần B2 xin quân vì bị thiệt hại nặng nề tại hầu hết các mặt trận quanh Sài Gòn như Thủ Thừa, Long An, Củ chi, Nước trong... Tôi có ý ngưng việc tấn công Xuân Lộc, nhưng vì Văn tiến Dũng muốn, nên rốt cuộc phải thảm bại nặng nề’’. Trong báo giới Tây Phương, ngay khi trận chiến bùng nổ, cảm phục vì sự hào hùng và hy sinh cao cả của người Lính miền đất đỏ, nhiều Ký giả đã bất chấp sự hiểm nguy, đã tìm cách đến gần Sư Ðoàn 18 Bộ Binh để chứng kiến tận mắt, trong đó có Trưởng Phòng thông tin Sài Gòn của Hãng Thông Tấn UPI là Alan Dawson và Ký giả kỳ cựu người Úc Denis Warner. Nhưng ý nghĩa nhất là những bài phóng sự của các Ký giả Pháp thân cộng như Jean Lartéguy và O.Tood đã viết trong Cruel April, The Fall of Saigon: ‘’Tinh thần Binh Sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Xuân Lộc rất cao, hệ thống truyền tin rất tốt. Các Ðơn vị Dù và Biệt Ðộng Quân đã đến. Con đường Sài Gòn được khai thông. Trực thăng tải thương đang hoạt động. Các Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang gọi pháo binh không yểm rất chính xác, nhanh chóng. Tình trạng chiến đấu của họ gần giống như lúc còn Quân Ðội Mỹ yểm trợ’’. Tuy nhiên cảm động hơn hết là bản báo cáo của:

Mặt trận Xuân Lộc tháng 4.1975

Sau ngày 1.4.1975 Quân Ðoàn II chỉ còn hai Tỉnh Ninh-Thuận và Bình Thuận nên được sát nhập vào Quân Ðoàn III và do đó Phan Rang cũng như Xuân Lộc trở thành hai cửa ngõ để cộng quân tiến vào Sài Gòn bằng Quốc Lộ 1 và Liên Tỉnh Lộ 20.

Xuân Lộc là Tỉnh Lỵ của Tỉnh Long Khánh, được Tổng Thống Diệm thành lập từ năm 1957 bằng lãnh thổ cắt xén của Tỉnh Biên Hòa, với mục đích định cư đồng bào di cư miền Bắc 1954, gồm Việt, Mường, Nùng, Thái. Tỉnh có diện tích 3.457 km vuông. Ðất đai gồm núi thấp, đồi cao, rừng thưa và đồn điền cao su. Về Quân Sự, Long Khánh là một vị trí chiến lược quan trọng vì là các ngã ba của Quốc Lộ quan trọng Số 1 và Liên Tỉnh Lộ 20. Cũng là cửa ngõ từ miền Trung và Cao Nguyên về Sài Gòn chỉ cách nhau 80 km. Do đó, Xuân Lộc được coi như là vòng đai ngoài bảo vệ Phi Trường Biên Hòa và Sài Gòn. Ngoài ra Xuân Lộc lại nằm trên đường giao liên giữa chiến khu C và D của việt cộng với các mật khu Mây Tào, Cù Mi, Xuyên Mộc và đất đỏ của Tỉnh Phước Tuy, địa điểm tiếp nhận bổ xung tiếp tế của đường dây 5592. Do tính cách đặc biệt quan trọng trên, nên Sư Ðoàn 18 Bộ Binh đã được bố trí tại đây từ năm 1966 để ngăn chận.

Trong chiến dịch 275, với mưu toan bịt kín con đường rút quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ hai Tỉnh Lâm Ðồng và Tuyên Ðức, quân Bắc Việt mở nhiều cuộc tấn công vào Tiểu Ðoàn 2/43 trấn đóng tại Quận Ðịnh Quán. Trong lúc chiến cuộc đang ác liệt thì Không Quân Việt Nam Cộng Hòa lại oanh kích lầm vào vị trí của bạn làm hơn 200 Binh Sĩ thương vong, trong đó có cả Tiểu Ðoàn Trưởng, kiếm cho Ðịnh Quán phải thất thủ ngày 17.3.

Ðầu tháng 4.1975, Văn tiến Dũng cho tập trung hết tất cả lực lượng Bắc Việt từ Cao Nguyên và Miền Trung vào Miền Nam để tấn công Sài Gòn với một quân số là 153 tiểu đoàn chính quy chủ lực, trong khi đó Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ có khoảng 100.000 người, trấn giữ khắp các mặt trận. Tại Long Khánh, Bắc Việt tung vào quân đoàn 4 gốm 3 sư đoàn 6, 7, 341 và các đơn vị có sẵn của quân khu 7, do Tướng cộng sản Hoàng Cầm và Hoàng thế Hiệp chỉ huy. Sau đó vì bị thảm bại nên Văn tiến Dũng đưa Trần văn Trà vào thay thế Hoàng Cầm và tăng cường thêm sư đoàn 325, đoàn đặc nhiệm 322, trung đoàn 75A biệt lập, lữ đoàn xe tăng và liên đoàn 75 tăng phái đủ loại, tất cả đều từ Bắc Việt di chuyển vào. Trận chiến đẫm máu đã đồng loạt xảy ra tại 3 tuyến: Ngã Ba Dầu Giây, Thị Xã Xuân Lộc và Gia Rai. Phía Việt Nam Cộng Hòa có Sư Ðoàn 18 Bộ Binh và các Ðơn Vị tăng phái được phối trí thành các Chiến Ðoàn Ðặc Nhiệm như sau:

Chiến Ðoàn 43 do Ðại Tá Lê Xuân Hiếu Chỉ Huy gồm Trung Ðoàn 43 (không có Tiểu Ðoàn 2), Thiết Giáp 5 Kỵ Binh, Tiểu Ðoàn 2/52, Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân và các Ðơn Vị Ðịa Phương Quân & Nghĩa Quân Long Khánh, trong đó có Tiểu Ðoàn 3/4 thiện chiến, trách nhiệm phòng thủ Thị Xã Xuân Lộc.

Chiến Ðoàn 48 bảo vệ Quốc Lộ 1 từ Gia Rai về tới Quận Xuân Lộc, gồm có Trung Ðoàn 48 do Trung Tá Trần Minh Công Chỉ Huy. Từ sau ngày 12.4.1975, Chiến Ðoàn giao vùng trách nhiệm trên cho Lữ Ðoàn 1 Dù, và lui về bảo vệ Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh đóng tại Ngã Ba Tân Phong.

Chiến Ðoàn 52 gồm có Trung Ðoàn 52 Bộ Binh (không có Tiểu Ðoàn 2/52), bảo vệ Liên Tỉnh Lộ 20 tới Ngã Ba Dầu Giây do Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng Chỉ Huy. Tiếp cận với Chiến Ðoàn 52 còn có Lực Lượng 3 Xung Kích của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, phòng thủ từ Hưng Lộc về tới Biên Hòa. Ngoài thành phần cơ hữu trên, còn có Lực lượng tăng phái Lữ Ðoàn 1 Dù của Ðại Tá Nguyễn Văn Ðính (Gồm các Tiểu Ðoàn 1 ,2, 8 và 9 và Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù), hai Tiểu Ðoàn Pháo Binh, Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, Sư Ðoàn 3 và Sư Ðoàn 4 Không Quân tại Biên Hòa và Cần Thơ phụ trách không yểm chiến thuật. Toàn bộ Lực lượng trên đặt dưới quyền của Tướng Lê Minh Ðảo.

Thế rồi vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 9.4, khi vạn vật bắt đầu một ngày mới, chim chóc rời tổ kiếm ăn, dân chúng dọn hàng ra chợ và các tín đồ Công Giáo đi lễ sớm tại các Nhà Thờ, các loa phóng thanh của Ty thông tin Xuân Lộc mở đầu bằng những bài hát trữ tình thương lính... thì cũng là lúc Bắc Việt mở trận đại sát giới, sử dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung, nã liên tiếp hơn 6.000 trái đạn vào Thành Phố nhỏ xíu. Ða số các trái đạn rớt vào Khu vực Nhà Thờ, Chợ búa và nhà cửa của dân chúng kiếm cho người dân vô tội bị chết như rạ và trận pháo kích kéo dài liên tục nên dân chúng không biết chạy đâu để trốn tránh tử thần.

Tám giờ sáng cùng ngày, bộ binh và chiến xa tấn công vào Thành Phố nhưng bị chận lại bởi Trung Ðoàn 43 Bộ Binh và Tiểu Ðoàn 3/4 Ðịa Phương Quân nên phải chém vè, bỏ lại chiến trường hơn 100 xác chết và nhiều xác T-54, PT-76 bị hạ bởi súng M-72 và các phản lực cơ A-37, F-5 của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 10.4, Bắc Việt lại tấn công Xuân Lộc với 2 sư đoàn 6 và 2, các trung đoàn chiến xa trên khắp mặt trận Ðông, Tây, Nam, Bắc. Trong Thành Phố từ Tòa Thị Chính tới sân bay, chỗ nào cộng quân cũng sử dụng quân số cấp trung đoàn. Cuộc chiến kéo dài trong nhiều ngày, cả hai phía giành giựt từng phòng tuyến, căn hầm, mái nhà để sống. Không Quân yểm trợ hữu hiệu cho các cánh quân dưới đất bằng các phản lực cơ tối tân F-5E, góp phần tiêu diệt số lớn cộng quân. Trung đoàn 43 Bộ Binh mặc dù bị việt cộng cắt ra từng Ðơn Vị nhỏ, nhưng vẫn tiếp tục chống trả mãnh liệt, gây cho địch nhiều tổn thất và giữ vững được Thành Phố như Văn tiến Dũng đã than oán trong đại thắng mùa Xuân.

  Qua đến ngày thứ 4 của trận chiến, Lữ Ðoàn 1 Dù gồm các Tiểu Ðoàn 1, 2, 8 và 9 và Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù, từ miền Trung về, được tăng cường ngay cho mặt trận Long Khánh. Tất cả trực thăng của hai Sư Ðoàn 3, 4, Không Quân hàng trăm chiếc HU1B hai phản lực, bốc hơn 2.000 Quân Dù từ Trảng Bom vào trận địa. Các Pháo Ðội Dù cũng được trực thăng Chinook chuyển vận tới Bộ Chỉ Huy Hành Quân Dù đóng cạnh Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh. Hai Tiểu Ðoàn Dù đầu tiên đã nhảy xuống đầu địch để chiếm lại Ấp Bảo Ðịnh trên Quốc Lộ 1, nơi có hai trung đoàn thuộc công trường 6 Bắc Việt đang tấn công Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Tại Tân Phong. Một Tiểu Ðoàn khác nhảy xuống chiếm lại vườn cây của Cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ. Ngoài ra các Ðơn Vị khác nhảy vào Xuân Lộc để giải vây và tiếp ứng cho Ðơn Vị đang cố thủ trong Thành Phố.

Tại Ngã Ba Dầu Giây, cộng quân đồng loạt tấn công Chiến Ðoàn 52 từ ngày 12.4 bằng chiến thuật biển người và tăng pháo. Tất cả các tuyến phòng thủ của Việt Nam Cộng Hòa từ Kiệm Tân về tới Ấp Phan Bội Châu trên Liên Tỉnh Lộ 20 đều bị tràn ngập. Chiến cuộc trở nên ác liệt và đẫm máu tại Ngã Ba Dầu Giây, Chiến Ðoàn 52 bị vây hãm ác liệt nhưng nhờ có Trung Ðoàn 8/ Sư Ðoàn 5 Bộ Binh của Ðại Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng và Lực Lượng 3 Xung Kích giải cứu, nên một phần Chiến Ðoàn và Ðại Tá Dũng được sống sót.

Hai trái bom Daisy Cutter tại mặt trận dầu giây

Sau ngày 30.4.1975, tại Hải ngoại Nhà văn Phạm Huấn có phỏng vấn Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, nguyên Tư Lệnh Quân Ðoàn III, thì được biết là trước tình hình cộng sản Bắc Việt tập trung đông đảo quân số để tiến về Sài Gòn, nhờ các Tư Lệnh chiến trường gồm Chuẩn Tướng Ðảo, Chuẩn Tướng Khôi đã đề nghị Trưởng Toán trình Bộ Tổng Tham Mưu xin sử dụng hai trái bom Daisy Cutter và được chấp thuận thả xuống Dầu Giây trong đêm 15.4.

Bom Daisy Cutter còn được gọi là bom con heo hay là bom tiểu nguyên tử, có chiều dài và chiều cao gần tương đương với vận tải cơ Hercule C.130. Bom có trọng lượng 7 tấn bao gồm vỏ bọc và 15.000 cân anh TNT. Bom con heo dùng để mở bãi đáp cho các Sư Ðoàn hay Lộ Quân trong bất cứ địa thế nào và có hiệu quả sát hại trong vùng với đường kính 5 dặm Anh.

Ngay sau khi Chiến Ðoàn 52 tan hàng, Bắc Việt tập trung từng người, pháo,tăng chuẩn bị phá tuyến Hưng Lộc tiến về Sài Gòn, thì cũng ngay lúc đó, vào lúc 10 giờ sáng 16.4, hai vận tải cơ C-130 mang hai trái bom khổng lồ, xuất phát từ phi đạo 39 tại Phi Trường Tân Sơn Nhất, thả xuống vùng tập trung quân của Bắc Việt chạy từ Kiệm Tân về Dầu Giây, khiến cho hơn 6.000 quân bị thương vong, nhiều tăng, pháo bị phá hủy. Ðại quân của Bắc Việt bị rối loạn trong 3 ngày liền, và Bắc Việt cũng như Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam la làng rằng Mỹ trở lại tham chiến tại Miền Nam. Ngoài ra cũng tại Long Khánh, nhiều lần Không Quân Việt Nam sử dụng bom CBU55 khiến cho cộng sản Bắc Việt bị thiệt hại nặng nề.

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Long Khánh

Về việc rút bỏ Long Khánh trong khi các Ðơn Vị tại đây vẫn còn giữ nguyên được vị trí chiến đấu (ngoại trừ Chiến Ðoàn 52 tại Dầu Giây) cũng có nhiều nguồn tin khác nhau. Nhưng theo lời Tướng Nguyễn Văn Toàn, thì chính ông đã đề nghị với Bộ Tổng Tham Mưu quyết định rút bỏ Long Khánh, vì phòng tuyến này không thể giữ được lâu, hơn nữa cộng sản Hà Nội trước những thất bại thảm thê, đã cho thay đổi kế hoạch tấn công Sài Gòn, bằng chiến dịch 2: Tấn công Biên Hòa, Phước Tuy, Tây Ninh và Bình Dương. Do đó trên Long Khánh không còn là một vị trí chiến lược quan trọng, nên tất cả các Lực Lượng tham chiến tại đây phải rút về Biên Hòa, tái phối trí lập phòng tuyến mới.

Sau 12 ngày ác chiến đẫm máu, cộng sản Bắc Việt thương vong hơn 10.000 người, gần 37 chiến xa bị tiêu hủy tại chỗ (theo tài liệu của Harry G. Summer Jr trong tác phẩm Histocal Atlas of Vietnam War), ngoại trừ Trung Ðoàn 52 Bộ Binh tổn thất 60% Quân số, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại đây thiệt hại khoảng 30%. Nhưng Long Khánh vẫn đứng vững. Tin thắng trận bay về Sài Gòn, như những gáo nước lạnh tạt vào mặt bọn trí thức phản chiến, nên cũng đành cúi đầu kính phục tinh thần bất khuất của người Việt Nam, bởi vì đây là chiến thắng vĩ đại cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước khi bị rã ngũ.

Mười giờ sáng ngày 20.4.1975, lệnh rút ra khỏi Xuân Lộc được ban hành. Tất cả các Lực Lượng tham chiến tại đây dùng Liên Tỉnh Lộ 2, phát xuất từ Ngã Ba Tân Phong, Long Giao về Phước Tuy. Ðoàn quân chia thành ba cánh: Sư Ðoàn 18 Bộ Binh, Tiểu Khu Long Khánh và Lữ Ðoàn 1 Dù.

Trong cuộc lui quân này, Lữ Ðoàn 1 Dù bị thiệt thòi và nguy hiểm nhất vì là Ðơn Vị đoạn hậu lại đang giao chiến với cộng quân tại Bảo Ðịnh. Trong khi chiến cuộc đang ác liệt thì 7 giờ 30 đêm 20.4.1975 có lệnh rút quân giữa lúc Thương Binh và Tử Thi cũng chưa được di tản. Ðây là lần thứ hai, các Ðơn Vị Dù bắt buộc phải bỏ lại Ðồng Ðội như họ đã cắn răng bỏ lại năm 1972 tại Hạ Lào. Ðối với người còn sống, đoạn đường 40 cây số xác người trong rừng cao su đã nghẹt ra tới Quốc Lộ 1, là cái cửa địa ngục phải vượt qua. Tất cả các thảm trạng trên đều là oan khiên bi thiết của người Lính Việt Nam Cộng Hòa.

Chín giờ tối, các Tiểu Ðoàn Dù mới ra tới Quốc Lộ 1 và hoạt cảnh đã diễn ra. Ðó là các con chiên đồng bào Việt, Nùng, Thái, Mường tại các Ấp Bảo Ðịnh, Bảo Toàn, Bảo Hòa đã tập trung sẵn hai bên vệ đường để theo chân lính di tản. Thì ra người Lính Việt Nam Cộng Hòa trong suốt hai mươi năm cầm súng, giữ nước, giúp dân. Và tình Quân Dân thắm thiết chỉ được đồng bào miền Nam nhớ tới khi bị việt cộng dồn vào chân tường hay chém giết dã man như hồi Tết Mậu Thân 1968, mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 và những ngày mất nước 1975. Hà Nội biết được dân chúng miền Nam, tuyệt đại chán ghét cộng sản nên trong suốt cuộc chiến không ngớt khuấy phá, đầu độc xuyên tạc. Liên Tỉnh Lộ 2 từ Tân Phong về Bà Rịa, từ lâu đã bị bỏ hoang nên không phải là chuyện bình thường của một đoàn quân di tản có dân chúng lẫn lộn. Bởi vậy ngay trong đêm rút quân 20.4.1975, Trung Tá Lê Quang Ðịnh, Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Khu Long Khánh đã bị tử thương vì B-40 của việt cộng trong khi Ðoàn Quân đang di chuyển. Lữ Ðoàn 1 Dù rút lui sau cùng, chỉ có Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù được Ðại Ðội Trinh Sát Dù bảo vệ di chuyển trên đường lộ, còn các Tiểu Ðoàn tác chiến thì mở đường bọc sâu trong rừng.

Bốn giờ sáng ngày 21.4.1975 tại Ấp Qui Cả gần ranh giới Long Khánh Phước Tuy, Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù và Ðại Ðội Trinh Sát Dù bị hai tiểu đoàn việt cộng phục kích. Pháo Ðội C và Ðại Ðội Trinh Sát Dù bảo vệ hầu hết bị thương vong trước biển người. Cánh quân đi đầu của Tiểu Ðoàn 9 Dù cũng đụng độ nặng với việt cộng trước khi vào thung lũng Yarai dưới chân núi Cam Tiệm. Ngoài những thiệt hại kể trên, cuộc lui quân hoàn toàn tốt đẹp. Sư Ðoàn 18 Bộ Binh được chỉ định về phòng thủ tuyến miền Ðông Thủ Ðô, từ Tổng Kho Long Bình đến Kho Ðạn Thành Tuy Hạ, tiếp cận với Lực Lượng Trường Bộ Binh Thủ Ðức, Trường Thiết Giáp Long Thành. Riêng Lữ đoàn 1 Dù trách nhiệm bảo vệ Quốc Lộ 14.

Ngày 25.4.1975 Trung Ðoàn 8/Sư Ðoàn 5 Bộ Binh được trả về Lai Khê (Bình Dương), Lực Lượng 3 Xung Kích lui về bảo vệ Biên Hòa và lần nữa Trung Ðoàn 43 Bộ Binh /Sư Ðoàn 18 Bộ Binh lại được điều lên tuyến đầu Hưng Lộc để ngăn chận giặc, tất cả đều ở lại chiến đấu cho tới khi Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng lúc 11 giờ 30 ngày 30.4.1975. Chuẩn Tướng Lê Minh Ðảo và Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh đóng Bản Doanh sát Căn Cứ Hải Quân Cát Lái ngày ngày nhìn thiên hạ bỏ chạy ra ngoại quốc bằng tàu thuyền và dĩ nhiên ông cũng như Binh Lính của Sư Ðoàn 18 Bộ Binh cũng có thể bỏ chạy dễ dàng. Nhưng tất cả đã ở lại cùng với đồng bào, để sau ngày 1.5.1975, cái giá máu mà các Tướng Lãnh, trong đó có Tướng Ðảo, Tướng Khôi, đã phải hứng chịu là sự hành hạ, đày ải, sự tủi nhục trong các trại tù từ miền Nam ra tới miền Bắc, sát biên giới Việt-Hoa-Lào cho tận đầu thập niên 90, vẫn còn giam giữ tại trại Z.30 D Hàm Tân.

Cuộc chiến đã tàn phai theo năm tháng,gần 1/4 thế kỷ, nhưng người Việt cả nước vẫn không có tự do để thở, cơm áo để ăn mặc và tình trạng đói rách càng lúc càng thê thảm hơn trước. Tất cả đều do sự xuẩn động của lớp cầm quyền, sự tham lam quá đáng của bọn cán ngố và nỗi bất hạnh của nhược tiểu Việt Nam.

Ngày nay, ai dịp xuôi ngược trên những nẻo đường Quê Hương lửa khói xa xưa, từ cổng Bắc của Thị Trấn Hố Nai đến các miền Bàu Cá, Trảng Bom, Hưng Lộc, Ngã Ba Dầu Giây, lên Cao Nguyên xuống miền Trung...Không biết họ có còn nhớ chăng những ngày lao đao lận đận của Ðất Nước trong năm 1975? Cũng chính tại miền đất đỏ Long Khánh này, vào tháng 4 năm 1975, trước sự trơ trẻn lộng hành, bất nhân, bất nghĩa của bọn cộng sản miền Bắc. Người miền Nam đã thực sự phẫn nộ, nên đứng lên tử chiến với cộng sản trong 12 ngày.

Toàn bài nói lên quyết tâm của người Chiến Sĩ lúc ra đi, thề quét sạch quân thù, không hề tiếc đến thân mình. Tuy cộng sản Bắc Việt đã cưỡng chiếm được miền nam