Home Tin Tức Bình Luận Việt Nam, 35 Năm Sau Chiến Tranh: Những Bài Không Chịu Học

Việt Nam, 35 Năm Sau Chiến Tranh: Những Bài Không Chịu Học PDF Print E-mail
Tác Giả: Jackie Bông   
Chúa Nhật, 23 Tháng 5 Năm 2010 20:50

Chúng ta đã không hiểu kẻ địch, không hiểu người bạn đồng minh Nam Viêt nam, và cũng không hiểu chính chúng ta nữa

1-Những huyền thoại về cuộc chiến

 

Đại Sứ John Negroponte, Cựu Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã đặt ra một lô những chữ “Nếu” cho 150 người trong cử toạ, nhân phát biểu tại cuộc Hội Nghị được tổ chức ở Câu Lạc Bộ Army Navy Club tại Washington, nhằm lượng giá về Quân lực Việt nam Cộng hoà 35 năm sau khi chiến tranh kết thức.

“Nếu mà Tổng Thống Roosevelt còn sống thì nước Mỹ không ủng hộ cho người Pháp trở lại Việt nam? Nếu mà chúng ta biết rõ hơn về chuyện xích mích giữa Liên Xô và Trung quốc? Nếu mà Tổng thống Ngô Đình Diệm không bị ám sát? Nếu mà Tổng thống Nixon không bị dính líu vào vụ Watergate?” Nhưng vì do những cái trớ trêu bất thường cuả lịch sử đại loại như vậy mà sự việc đã xẩy ra khác hẳn đi.

Năm diễn giả chính yếu khác và 10 tham luận viên, cả người Việt và người Mỹ, đã phân tích những trận chiến mà họ coi là khúc quanh của cuộc chiến tranh Việt nam.

Cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, những trận đánh lớn ở Huế, An Lộc, Quảng Trị; Quân lực Việt nam Cộng hoà, Hiệp định Hoà bình Paris, và nhửng bài học đã thu lượm đã được mổ xẻ trong các buổi thảo luận trong từng nhóm. Chủ ý cuả các tham luận viên rõ ràng là nhằm phục hồi lại danh dự cho Quân lực miền Nam Việt nam.

Tết Mậu thân 1968:

Tiến sĩ Erik Villard, sử gia, là diễn giả đầu tiên đã trình bày về cuộc tấn công nầy.  Ông nói: “Đây đích thực là một cuộc nội chiến tại Nam Việt nam giữa người quốc gia Việt nam với quân Cộng sản xâm lăng từ miền Bắc. Ông mô tả trận chiến lừng danh này với quy mô và sự phức tạp trong kế hoạch cuả Việt cộng và sự phản công lúc đầu coi như tuyệt vọng, mà lại rất thành công của phía miền Nam và Đồng minh. Nhưng ông nói: “Bi đát thay cái sự thắng lợi nầy lại bị thế giới coi như là một thất bại.”

Đại tá Trần Minh Công bổ túc thêm.  Ông nói đến 50 phần trăm quân đội VNCH được nghỉ phép ăn Tết giữa lúc quân Cộng Sản tấn công.  Ông ra lệnh cho tiểu đoàn cảnh sát tiến chiếm lại Dinh Tổng Thống ở Saigon, trong khi các đơn vị khác thì hợp nhau lại để tái chiếm những đồn bót vừa mới bị Cộng quân chiếm giữ.

Tờ tuần báo Time tường thuật: “Quân lực Việt nam Cộng hoà phải gánh chiụ áp lực nặng nề lúc khởi đầu với sự dũng cảm và mau lẹ mà hầu như ít có ai lại có thể ngờ được.” Cố Đại sứ Ellsworth Bunker nói: “Chính phủ đã không xụp đổ. Trái lại, họ đã phản ứng mạnh bạo, mau mắn và quyết chí. Chính quyền đã tổ chức sự phục hồi với nỗ lực lớn lao.”

Đại tá Công phàn nàn: “Ấy thế mà giới truyền thông người Mỹ lại coi vụ Tết Mậu thân là ‘khởi sự cuộc chấm dứt chiến tranh’ Việt nam (The beginning of the end of the Vietnam War).”

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, học giả và cựu giãng viên tại Đại học George Mason kể lại: “Trong dịp tấn công Tết Mậu thân, cố đô Huế là nơi duy nhất quân Cộng sản đã thiết lập được một chính quyền dân sự. Họ phát động cuộc tàn sát, giết hại hàng ngàn người mà họ gọi là ‘kẻ thù của Cách mạng’ trong suốt 25 ngày chiếm đóng thành phố vào tháng Hai năm 1968.”

“Họ tàn sát đến 6,000 thường dân vô tội, bất kể đó là giáo sư đại học, giới kinh doanh, phụ nữ, người già và cả đến trẻ em, tạo ra viễn cảnh kinh hãi cuả chế độ Cộng sản. Hàng ngàn người bị coi là “tay sai Mỹ ngụy” đã bị tra tấn, giết hại và cả bị chôn sống do lệnh của Toà án Nhân dân Việt cộng mà gồm những cán bộ và dân làng được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.”

Vẫn theo lời giáo sư Bích, “Vụ thảm sát ở Huế tương tự như ‘cánh đồng giết người’ (killing fields) dưới chế độ Pol Pot ở Cambodia, hay Lò Thiêu Người hồi thế chiến thứ hai cuả Đức quốc xã.”

Hội nghị cũng phản ánh quan điểm cuả các chuyên gia khác. Ông Lewis Sorley, sử gia chuyên về chiến tranh Việt nam và là giáo sư tại West Point và tại Học Viện Chiến tranh cuả Lục quân Mỹ, nói là hồi năm ngoái tại Đại học Texas Tech rằng những cái nhìn lệch lạc phát xuất từ chiến dịch bôi nhọ toàn thể chế độ miền Nam Việt nam và cuộc chiến đấu lâu dài và khó khăn cuả họ, cho đến lời tố cáo vô liêm sỉ cuả Jane Fonda cho rằng: “Các tù nhân Mỹ khi hồi hương mà đã tố cáo bị người Cộng sản tra tấn hạ nhục đều là những ‘kẻ nói dối’ và ‘giả hình’.”

Cuộc tấn công dịp Lễ Phục sinh 1972:

Trong ba tháng mà tỉnh An Lộc bị vây hãm vào tháng Tư 1972 cũng bị giới truyền thông Mỹ bóp méo sự thật. Tiến sĩ James Willbanks cho cử toạ thấy là: “Kết quả là cả hai bên đối chiến đều bị tổn thất kinh hoàng, nhưng cuối cùng thì quân đội kiên cường của miền Nam đã kiểm soát được thành phố, sau khi kết thúc trận chiến đẫm máu”.

Đại tá Phan Văn Huấn, Chỉ huy Lữ đoàn 81 Biệt cách Dù và Trung tá Nguyễn Lân phụ tá chỉ huy, kể lại họ đã đảy lui được quân đội Bắc Việt và ngăn chặn hướng tiến công cuả Cộng sản vào thủ đô Saigon, lập ra được vòng đai phòng thủ vững mạnh chống lại quân số lớn hơn hẳn cuả địch quân. Họ đã cầm cự được cuộc tấn công liên tục của Bắc quân, đẩy lui được ba vụ xung phong tấn công tới tấp từ phía địch quân.

Trận chiến ở Quảng Trị :

Ba nhân vật sau đây thảo luận về trận chiến nầy. Đó là Đại tá Phạm Văn Chung, Đại uý Nguyễn Việt và ông Dale Andrade, một sử gia và tác giả cuả ba cuốn sách về cuộc chiến tranh Việt nam. Các vị này tường trình rằng Sư đoàn 308 và hai trung đoàn độc lập cuả Quân đội miền Bắc vượt qua khu vực phi quân sự để tiến vào miền Nam, trong khi Sư đoàn 304 thì từ phiá Lào ở phiá Tây cũng xâm nhập vào. Đại quân đó quét sạch cả hệ thống căn cứ nhỏ của quân đội miền Nam có nhiệm vụ canh giữ quốc lộ 9, và tiến chiếm vùng thung lũng Quảng trị.

Mục tiêu cuả giới lãnh đạo Hà Nội là “tạo được một chiến thắng quyết định trong năm 1972 và bắt buộc cho đế quốc Mỹ phải thương thuyết việc chấm dứt chiến tranh từ vị thế cuả kẻ thất bại.” Quân đội miền Nam bị phân tán và rút lui, nhường đất cho Cộng quân. Nhưng Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một tướng lãnh xuất sắc cuả miền Nam đã được nắm quyền chỉ huy và lần hồi đã tái chiếm được miền Nam Quảng trị và cả thủ đô.

Quân đội Bắc Việt bị thương vong đến 100,000 quân là phân nửa tổng số lực lượng của họ, kể cả 40,000 quân bị tử trận, và còn bị mất phân nữa số chiến xa và  trọng pháo. Kết quả là chính Tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng đã đánh thắng người Pháp ở Điện Biên Phủ, đã bị loại ra khỏi vị trí chỉ huy quân đội Bắc Việt. Kết quả này đã không được giới truyền thông Mỹ tường thuật chính xác.

Có một bài học nào được rút ra chăng?

Nhiều người tin rằng người Mỹ hiểu biết rất ít về cuộc chiến tranh Việt nam, mặc dầu nó đã chấm dứt trên ba thập niên rồi. Trong một bài báo nhan đề “Lịch sử chứng minh kẻ thắng trận ở Việt nam đã sai lầm” được đăng tải trên Báo Wall Street vào tháng Tư năm 2000, Nghị sĩ James Webb đã liệt kê giới truyền thông báo chí, giới hàn lâm đại học và Hollywood là những nhóm “đã có trách nhiệm rất lớn cho thấy cuộc chiến được tưỡng nhớ là vừa không cần thiết và vừa không thể chiến thắng được.”

Hàng ngàn bài báo, cuốn sách, bản phúc trình quân sự, bài nghiên cứu trận đánh và các hồi ký về cuộc chiến tranh 10 năm vẫn tiếp tục không bị đem ra thách đố hay được chấp nhận như là những sự kiện mà không hề có sự phân tích chiều sâu trong giới sử gia. Người quá cố Douglas Pike là nhà phân tích chính trị đã viết rất nhiều về Việt nam, đã bình luận rằng: “đó là những người bị lừa bịp bởi giới ký giả ngu dốt của loại truyền hình thương mại và giới hàn lâm theo phe tả thiên lệch về một sứ mệnh ý thức hệ.”

Ông George Veith là một tác giả chuyên viết về Việt nam, mà hiện đang hoàn thành cuốn sách - Tháng Tư Đen: Cuộc Thất Trân cuả Nam Việt nam1975 - nói về những huyền thoại về sự sụp đổ của miền Nam Viêt nam.

Ông nói Hà Nội trông đợi chánh quyền Nam Việt nam sụp đổ một khi người Mỹ rút khỏi năm 1972. Nhưng sự việc đó đã không xẩy ra, và quân đội Việt nam lại mỗi ngày một mạnh hơn lên, như được chứng tỏ trong trận An Lộc và Quảng Trị vừa nêu trên. Thế rồi, từ năm 1973 cho đến tháng Ba năm 1975, quân đội miền Nam đã gây những thất bại nặng nề cho quân đội Bắc Việt, khiến cho Tướng Võ Nguyên Giáp bị mất chức. Ông Veith xác tín rằng quân lực Việt nam Cộng hoà không hề yếu kém và hèn nhát như giới truyền thông báo chí Mỹ thường tô vẽ ra.

Vì coi việc Tổng thống Nixon từ chức như là một dấu hiệu rằng người Mỹ sẽ bỏ rơi miền Nam, nên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Hà Nội mới quyết định ‘giải phóng’ miền Nam trong thời hạn 2 năm 1975-76 bằng cách tung ra những cuộc tấn công đại quy mô.

Họ đã vi phạm Hiệp định Đình chiến Paris mà họ đã ký kết với Hoa kỳ và miền Nam Việt nam. Khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt nam năm 1972 và Quốc hội cắt hết viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt nam vào tháng Ba năm 1974, ông Veith nói: “Với những bất lợi về điạ lý, quân đội miền Nam không thể nào ngăn chặn được một cuộc tấn công đồng loạt trên khắp cả nước mà không có sự trợ giúp của không lực Mỹ.”

Tham nhũng có phải là nguyên nhân gây ra sự xụp đổ cuả Nam Việt nam không? Ông Sorley thuật lại lời cuả Tom Polgar, giám đốc CIA ở Saigon lúc bấy giờ biện luận rằng:  “nước nầy có thể tồn tại được dù với một chánh quyền thối nát, y như trường hợp của Phi luật tân, Nam Hàn, Thái Lan hay bất kỳ nước nào.” Trong một nước mà ngừơi công chức không được trả lương phải chăng, thì đều có nạn tham nhũng là chuyện thường xẩy ra trên đời.” Đại tá William Legro, Tuỳ viên Quân sự ở Việt nam cũng đồng ý như thế, ông nói: “tham nhũng không phải là nguyên nhân làm xụp đổ mà chính là sự giảm bớt đến độ zero mọi viện trợ cuả Mỹ mới là nguyên nhân. Chúng ta đã làm cái điều tai hại khủng khiếp đối với người miền Nam Việt nam.”

Cựu Đại sứ tại Mỹ Bùi Diễm là một trong những người đứng ra tổ chức cuộc hội nghị này cũng than phiền về việc Quóc hội Mỹ cắt hết viện trợ. “Tôi không thể không giận dữ trước sự việc bất công vì dự luật viện trợ quân sự bị bác bỏ tại Quốc Hội. Vấn đề chính yếu trong tâm trí tôi là số phận cuả hàng triệu người dân miền Nam Việt nam phải chiụ đựng như thế nào một khi Quốc Hội đã quyết định.”

Ông Sorley đưa ra những con số như sau: “Tại Việt nam, có thể có đến 65,000 người bị hạ sát bởi tay của những người tự nhận là quân giải phóng và có đến 250,000 người nữa bị chết trong các “trại cải tạo” tàn bạo. Hai triệu người bị bứng ra khỏi quê hương và tạo thành lớp người Việt nam tại hải ngoại.” Một phần tư triệu thuyền nhân đã bỏ mình ngoài biển khơi.

Ông Hoàng Đức Nhã, nguyên Tổng trưởng Thông Tin và Chiêu Hồi là người phụ trách việc đúc kết cuả Đại hội nói: “Cuộc chiến Việt nam được nhìn qua lăng kính cuả người Mỹ khiến làm biến dạng méo mó sự thể tìm hiểu tại sao người Cộng sản chiến thắng và người quốc gia thua trận. Ông lưu ý cử tọa rằng, trong khi còn nguy khốn, miền Nam đã cố gắng xây dựng một chế độ dân chủ với một nền kinh tế lành mạnh, dựa trên nền tảng luật pháp.  Đó là một cố gắng ít được nghe thấy trong một nước đang có chiến tranh.”

Ông nói tiếp: “Hơn thế nữa, ngay cả trước tình thế phải chiến đấu liên tục, chánh quyền cũng cho thi hành một chiến lược phát triển ba mặt về phát triển nông nghiệp, kỹ nghệ sử dụng nhiều lao động, và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Năm 1974, dầu khí đã được tìm thấy ngoài khơi bờ biển miền Nam. Ấy thế mà những thành tựu như thế lại ít được ai công nhận.”

Tiến sĩ Rufus Philipps, tác giả của cuốn sách mới đây mà được ca tụng rất nhiều -  Why Vietnam Matters - đưa ra nhận định trong một tài liệu được chuẩn bị riêng cho Hội nghị. Ông trích dẫn câu trả lời cuả Tướng Maxwell Taylor cho câu hỏi tại sao chúng ta thất bại tại Viêt nam? Vị cưụ Đại sứ tại Việt nam nói vào hồi cuối cuộc đời của mình: “Chúng ta đã không hiểu kẻ địch, không hiểu người bạn đồng minh Nam Viêt nam, và cũng không hiểu chính chúng ta nữa. Chúng ta đã không hiểu làm sao mà đối phó với cái loại chiến tranh đó cho đến khi quá muộn. Từ lâu, giới hoạch định chính sách cấp cao ở Washington và giới lãnh đạo chóp bu của chúng ta ở tại chỗ, với lòng tự ái được thổi phồng bởi nghề nghiệp đầy hứa hẹn  trong những nỗ lực cuả họ, thì họ lại ít có sự bao dung đối với những quan điểm khác biệt được dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn  không đồng ý với họ.”

Cuối cùng, Tiến sĩ Phillips có lời khuyên: “Người Mỹ chúng ta có một nhu cầu  thiết tha là phải tìm hiểu các người bạn mà chúng ta muốn giúp.  Chúng ta không thể áp đặt những giải pháp đã được làm sẵn tại Mỹ (made-in-America), nhưng phải cùng làm việc chung như người đồng sự kể như là anh em với nhau, để chúng ta giúp các bạn đó tìm ra các giải pháp riêng của họ. Đó là những bài học chúng ta không được luôn luôn chú ý tiếp thu và không chịu học.”