Home Tin Tức Bình Luận Thần Tượng Sụp Đổ

Thần Tượng Sụp Đổ PDF Print E-mail
Tác Giả: Giao Tiên /Hoàng Thế Hiển   
Thứ Sáu, 04 Tháng 6 Năm 2010 13:11

Ngày 7 tháng 5 năm 2010, Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev đã trả lời câu phỏng vấn của tờ nhật báo Nga Isvestiai rằng: “Chế độ chính quyền ở Liên Xô khi trước không thể diễn tả bằng cách nào khác hơn là một chế độ độc tài toàn trị.

Thực không may, đây là một chế độ đàn áp các quyền tự do cơ bản không những chỉ người dân của nước mình, mà còn cho nhân dân các nước nằm trong khối CS, tôi muốn nói tới các nước XHCN khác, trong gần nửa thế kỷ nay. Và vết nhơ này không thể nào bôi xóa trong lịch sử”.
 
Lời phát biểu của vị nguyên thủ Nga đã gây chấn động hệ thống truyền thông Nga và nhiều nước trên thế giới. Vị Tổng Thống 45 tuổi đời, sau 2 năm cầm quyền đã can trường nói lên một sự kiện mà từ trước tới nay không ai dám lên tiếng.

Sự can trường và quả quyết của ông còn được thể hiện khi ông quyết định tới Ba Lan để tham dự tang lễ của cố TT Ba Lan, Lech Kaczynski và 94 nhân viên tháp tùng, đã thiệt mạng trong tai nạn máy bay tại rừng Katyn ngày 4/10/2010.

Cuộc hành trình tới Ba Lan thực vô cùng nguy hiểm do khói và bụi núi lửa phun ra mù mịt trên bầu trời. Nhiều nguyên thủ quốc gia đã huỷ bỏ chuyến tham dự tang lễ này vì sợ chuyến bay không an toàn, nhưng ông Medvedev đã tới Ba Lan bằng máy bay, bay tầm thấp dưới 10 ngàn mét. Sự hiện diện của ông trong tang lễ làm người Ba Lan rất xúc động và thế giới cảm phục. Ông Dmitry Medvedev muốn chứng tỏ với nhân dân và chính quyền Ba Lan thiện chí của Nga trong việc hòa hợp hòa giải và đoàn kết dân tộc giữa 2 nước.
 
70 năm trước đây, vào năm 1940, 22 ngàn sĩ quan Ba Lan đã bị Staline ra lệnh thảm sát tại rừng Katyn và cơ quan an ninh Liên Xô đã bưng bít và bóp méo sự thật về vụ này. Mãi sau này, chính quyền Ba Lan mới đưa vụ thảm sát ra tòa án Nhân Quyền Âu Châu tại Strasbourg với những bằng chứng. Thân nhân những người bị sát hại đã đòi chính phủ Nga phải bồi thường..
 
Tháng 3/2010, Viện Công tố Quân Sự Nga đã trả lời Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu rằng: “vụ thảm sát xảy ra từ năm 1940, tới nay đã vượt qua thời hiệu pháp lý. Nước Nga, ngày hôm nay, không thể chịu trách nhiệm cho một chính quyền 70 năm về trước.
 
Tuy nhiên, quan điểm của ông Dmitry Medvedev thì ngược lại. Ông nói: “Nếu ngày hôm nay, nhắm mắt trước những tội ác này, thì trong tương lai, những tội ác như vậy sẽ còn lập lại, ở dạng này hay dạng khác, ở nước này hay nước kia. Vì vậy, thời gian khiếu nại tuy khá xa, nhưng tội ác tày trời như vậy không bao giờ mất thời hiệu. Những người gây tội ác, bất cứ là ai, bất kể thời gian là bao nhiêu năm, cũng phải gánh trách nhiệm ! Đây là vấn đề trách nhiệm và đạo đức, một sự kiện đáng để cho các thế hệ tương lai rút kinh nghiệm.”.
 
Ông Medvedev cũng tố cáo: “Stalin đã giết dân mình hàng loạt. Ông ta là kẻ sát nhân với số lượng lớn. Tội ác đó không thể tha thứ được.”
 
Giới truyền thông rất ngạc nhiên vì lời tố cáo tội ác của Stalin từ cửa miệng TT Medvedev. Ông nói một cách tự nhiên, không hề bị một áp lực từ bên trong hay bên ngoài. TT Medvedev đã nhìn ra và nói lên cái chế độ tàn bạo của Liên Bang Xô Viết dưới thời Stalin , một bạo chúa. Ông cũng chỉ trích các tổ chức CS vẫn còn tôn thờ Stalin, muốn treo hình Stalin nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít Đức. Ông khẳng định: “Điện Kremlin sẽ không xử dụng các biểu tượng như vậy. Sự trở lại của chủ nghĩa Stalin đã hoàn toàn bị loại trừ. Và ông kết luận: Tôi đã phải chờ đợi quá lâu để nói lên sự thật này.”
 
Việc công khai tố cáo tội ác của Stalin đã gây tranh cãi trong công chúng Nga. Một số người đề cao công lao của ông ta trong việc chiến thắng phát xít Đức, nhưng các tổ chức nhân quyền đã đưa ra bằng chứng về sự sát hại hang triệu người Nga trong 3 thập niện cầm quyền. của Stalin. Những trại tù Gulag khủng khiếp gây kinh hoàng cho dân chúng. Các cuộc cưỡng ép di dân và nạn đói năm 1932-1933 đã gây thiệt mạng cho 6 triêu người.
 
Từ lời tố cáo của TT Medvedev, tờ báo Novaya Gazeta và đài phát thanh Echo Moskvy đã trưng ra tài liệu về mật lệnh giết người của Stalin, trong đó, ngay cả các trẻ em từ 12 tuổi cũng phải chịu tử hình.. Lịch sử Nga đang mở lại những trang sử đen tối nhất. Và Stalin chính là tên tội đồ của dân tộc Nga.
 
Ngày 9/5/2010 nước Nga tổ chức một lễ kỷ niệm ăn mừng 65 năm ngày chiến thắng phát xít Đức Đây là lần đầu tiên các lãnh đạo Tây phương tới tham dự lễ kỷ niệm tại Nga. Đặc biệt, cuộc diễn hành được tổ chức tại Quảng trường Đỏ, Moscova, có sự tham gia của các quân đội Anh, Mỹ, Pháp, và Ba Lan . Theo dự kiến, có 10,500 quân nhân tham dự, và cùng một ngày 70 thành phố lớn ở Nga cùng tổ chức lễ duyệt binh mừng chiến thắng. Đại diện cho VN, Nguyễn Minh Triết sẽ lên đường tham dự lễ kỷ niệm này.
 
Từ gần một thế kỷ nay, tại VN, Stalin được Hồ Chí Minh coi như là một thần tượng, một vĩ nhân. Trong các bài diễn văn, Hồ đề cập tới Stalin với một giọng tôn kính, gọi Stalin là “cha gìa của thế giới XHCN…” HCM tạc tượng Stalin đặt ngay giữa công viên Hà Nội. Các bài ca ngợi công ơn Stalin được đem vào sách giáo khoa bậc Trung, Tiểu học.
 
HCM cũng cho Tố Hữu viết những lời thơ khóc lóc thảm thiết khi Stalin chết:
 
Thương cha, thương mẹ, thương chồng.
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
 
Cái khó của Nguyễn Minh Triết trong kỳ đi họp lần này là không biết đóng góp ý kiến ra sao trước lời phát biểu của TT Medvedev “Stalin là tội đồ của dân tộc”. Thực là “há miệng mắc quai”. Tội đồ của dân tộc Nga lại là thần tượng của CHXHCN VN ?
 
Lần này đi họp về, Nguyễn Minh Triết hết còn… ba hoa chích choè trước đám Đại Biểu Quốc Hội chỉ thích gật gù và vỗ tay cổ võ.

 Giao Tiên

Ngày  7/5/2010,  TT Nga,  Dmitry Medvedev  đã  phát biểu với báo chí:  “Stalin là kẻ đồ tể đã giết hại nhiều triệu người.  Stalin là tên tội đồ của dân tộc.”  Trong ngày lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xit Đức, các  biểu tượng, hình ảnh của Stalin đều bị dẹp bỏ.
 
Lossif  Vissarionovich  Djougachvili, bí danh là Joseph Staline (Staline có nghĩa là thép)  sinh ngày 18 tháng 12 năm 1878  tại  Gori, Georgia, Liên Xô, và mất ngày 5 tháng 3 năm 1953.  

Stalin  là vị lãnh đạo tối cao của Liên Bang Xô Viết từ năm 1922 cho tới khi tạ thế, năm 1953.  Trong 3 thập niên nắm quyền sinh sát trong tay,, Stalin đã làm mưa làm gíó trong thế giới CS, đằng sau “bức màn sắt”.  Stalin  là người  có  tham vọng bành trướng chủ nghĩa CS quốc tế, và  đã không từ bỏ bất cứ  hành đông tàn bạo nào để củng cố quyền lực.
 
Stalin thiết lâp hàng loạt các trại tù Goulag  tạo nên một cuộc sống tồi tệ như súc vật cho những người bị đầy ải vào trại này.  Theo sử gia Anne Applebaume, dưới triều đại Stalin đã có 13 triệu người bị tập trung tại đây. ít nhất 2 triệu người thiệt mạng vì thiếu thức ăn và thuốc men.
 
Cuộc cải cách ruộng đất năm 1932-1933 đã gây nạn đói ở Ukraine làm 7 triệu dân chết đói.
 
Tại nhiều trại tù, Stalin đã ký tên cho giết người tập thể. Có trại tù chỉ trong 1 buổi tối 3,173 người tù bị đem ra hành quyết. một lượt. Chính sách cưỡng bách di dân Tchetchène tới Siberia trong 6 ngày làm nhiều người bỏ mạng
 
Mùa xuân 1940 Staline đã ra lệnh hạ sát 22,000 sĩ quan, trí thức, chuyên gia Ba Lan tại rừng Katyn. Sau đó đổ trách nhiệm cho quân Đức Quốc Xã .  Tới năm 1990,  hệ thống an ninh Liên Xô nhận trách nhiệm việc này.
 
Stalin cũng thi hành những cuộc thanh trừng nội bộ đẫm máu,  giết cả các đồng chí, người thân cận,  xử bắn  gia đình mẹ vợ để bảo vệ quyền lực. Các trẻ em trên 12 tuổi cũng không tha.
 
Trong thời kỳ cực thịnh của chế độ CS Liên Xô, thì VN coi Stalin như thần tượng.  Hồ chí Minh cho đúc tượng Stalin đặt tại vườn hoa Hà Nộị.  Tên bồi bút, văn nô Tố Hữu  đã viết các bài thơ ca ngơị Stalin để  in vào sách giáo khoa, dạy các học sinh:
 
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo ông trắng giữa mây hồng
Mắt ông hiền hậu, miệng  ông mỉm cười.
 
hoặc là:
 
Yêu biết mấy khi nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin
 
Và khi Stalin chết, thì Tố Hữu lại khóc lóc  thảm thiết:
 
Ông Sta-lin ơi !  Ông Sta-lin ơi !
Hỡi ơi ! ông mất, đất trời biết không ?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
 
Những bài thơ ca ngợi lãnh tụ loại này, được HCM đắc ý và cho phổ biến trên cả nước. 
 
Theo gương các vụ thanh trừng đẫm máu tại Liên Xô,  thì  tại VN  cũng có vụ án Nhân văn giai phẩm và vụ Cải cách Ruộng Đất “trời long đất lở”.
 
Nhân Văn và Giai Phẩm là tên hai tập chí Văn Học.  Nhân Văn do cụ Phan Khội sáng lập.  Cụ Phan Khôi được mệnh danh là “Ngự Sử Văn Đàn” vì tính tình cương trực. Trong cuộc đời làm báo, cụ Phan Khội đã viết nhiều bài phê bình thực dân Pháp một cách sát sườn, không e dè, làm chính quyền Pháp phải nể trọng  Sau 1945, cụ được HCM mời ra Bắc đề  phụ trách về báo chí.
 
Tờ Nhân Văn quy tụ được nhiều các nhà văn trẻ tuổi, yêu nước nhiệt thành.  Họ là những người  có trình độ,  nghe theo  tiếng gọi của “độc lập, tự do” và “chống thực dân Pháp” nên đã dấn thân.  Người gây ra tai họa cho “Nhân Văn Giai Phẩm” là Trần Dần.  Ông gia nhâp cách mạng  từ năm 19 tuổi.  Có bằng Tú Tài Pháp, nhưng rũ bỏ tất cả để theo “cách mạng”, dấn thân cho sự nghiêp văn chương.  Trong tháng 1/1956, tờ  Giai Phẩm Mùa Xuân có đăng bài thơ “Nhất định Thắng” của Trần Dần:
 
     Tôi bước đi
     Không thấy phố
     Không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
 
“Giai phẩm mùa xuân”  bị tịch thu và Trần Dần bị giam vào Hoả Lò 3 tháng vì lý do bôi đen chế độ.  Trong Nhân Văn số 5, có các bài của Nguyễn Hữu Đang đề nghị Xét Lại vụ án Trần Dần.  Tạp chí Nhân Văn bị chính thức đóng cửa.  Các văn nghệ sĩ của Nhân Văn Giai Phẩm bị đưa đi cải tao để học tập  tư tường XHCN.  Lê Đạt và Trần Dần bị “treo bút”  vô hạn định.  Nguyễn Hữu Đang và Thụy An, mỗi người bị 15 năm tù.
 
Song song với vụ Nhân Văn Giai Phẩm là chiến dịch Cải Cách Ruông Đất.  Theo thống kê của nhà nước trong “Lịch Sử Kinh Tế” tập 2, tổng cộng có 172,008 kẻ thù của nhân dân bị “đào tận gốc, tróc tận rễ”.  Theo nội san “Cải cách Ruộng Đất” số ra ngày 25 tháng 2 năm 1956 thì có 123.266 trường hợp bị oan (71.66%). 

 Những người này chỉ thuộc loại phú nông.  bị quy định sai do thù oán cá nhân,  ghen ghét, hoặc  lập công với chế độ  Cải cách Ruộng Đất không  cần tới   tòa án,  hồ sơ, hay biện hộ, mà  được thực hành theo lối xử án thời Trung Cồ. Các cán bộ  tới thôn làng, trước để kiếm…nạn nhân, sắp xếp , dàn cảnh. 

Người bị buộc tôi  địa chủ được đem ra trước đám đông cho mọi  người hạch hỏi, kết tội, đánh đấm, ném đá và tuyên án .  Và bản án được thi hành tại chỗ.  Nỗi thống khổ, kinh hoàng ở nông thôn  miền Bắc cao thấu trời xanh.
 
Tháng 10, năm 1956,  HCM đưa Võ Nguyên Giáp ra thú nhận là  đã làm sai, và hứa hẹn “”sửa sai”.  Theo dư luận thì tới lúc đó, cuộc Cải Cách đã đụng trần,  nghĩa là không còn gì để đánh nữa.!  Và sửa sai  chỉ là lời hứa hẹn để xoa dịu dư luận: 
người bị giết không được bồi thường,  người bị tù không được thả, nhà cửa  ruộng đất bị tịch thu thì không hề trả lại.
 
Sau nửa thế kỷ, tội ác của Stalin đã được công bố như nhìn nhận một vết dơ của lịch sử.  Tội ác của HCM  vẫn còn được đám  đàn em che đây. 
 
Năm 1956, Khrouchtchev,  trong kỳ Đại Hội thứ 20 của Đảng CS Nga  đã loại bỏ xác ướp của Stalin và thành phố Leningrad được lấy lại tên cũ: Volgograd.  Tại VN,  xác ướp đã mục của HCM cũng cần được thanh toán và thành phố Saigon cũng cần lấy lại tên.
 
Đó là điều tối thiểu lãnh đạo CSVN có thể làm để nói rằng “chúng tôi đã biến thái”. 
 
 
Hoàng Thế Hiển