Home Tin Tức Bình Luận Nếu thế giới bất động, 30 năm nữa Trung cộng sẽ thống trị châu Á

Nếu thế giới bất động, 30 năm nữa Trung cộng sẽ thống trị châu Á PDF Print E-mail
Tác Giả: ntt (tổng hợp)   
Thứ Năm, 12 Tháng 8 Năm 2010 06:33

 Giáo sư John Mearsheimer của ÐH Chicago vừa cảnh báo trong 30 năm tới, Trung Quốc sẽ mưu cầu địa vị thống trị châu Á

và rằng sự trỗi dậy đó sẽ không hòa bình.

Nhà nghiên cứu chiến lược hàng đầu nước Mỹ này nhận định: "Nếu Trung cộng tiếp tục phát triển 30 năm tới như trong 30 năm qua thì họ sẽ tìm cách thống trị châu Á ". Sức mạnh kinh tế khổng lồ sẽ được Bắc Kinh chuyển thành sức mạnh quân sự tương xứng.

Trung cộng sẽ mưu cầu địa vị thống trị châu Á và rằng sự trỗi dậy đó sẽ không hòa bình, Giáo sư John Mearsheimer cảnh báo.

 Ngoài triển vọng trên, theo ông Mearsheimer, "nếu Trung cộng phát triển theo kiểu Hong Kong, họ sẽ đẩy Mỹ ra khỏi châu Á và phát triển học thuyết riêng của mình ".
Cơ sở cho nhận định này thì có nhiều và gần đây, chúng xuất hiện ngày càng dày đặc. Theo RFA, hồi tháng 4 vừa qua, Trung cộng thông báo với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James B. Steinberg rằng, biển Ðông VN là "lợi ích cốt lõi" của Trung cộng, tức là Bắc Kinh xem biển Ðông VN là vùng biển của riêng họ và sẽ không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào của Mỹ hay bất kỳ nước nào vào biển Ðông.

Báo giới nước ngoài nhận định rằng, đây là lần đầu tiên Trung cộng sử dụng cụm từ này đối với biển Ðông VN, nâng tầm quan trọng của khu vực này lên ngang hàng với Ðài Loan và Tây Tạng. Nó cho thấy, Trung cộng thể hiện, hành động "mạnh mẽ" hơn trước nhiều với thái độ xem thường Hoa Kỳ- một cường quốc đã từ lâu nắm giữ vai trò cảnh sát quốc tế giữ gìn an ninh trật tự khu vực Á Châu Thái Bình Dương.

Và gần đây nhất, Trung cộng cực lực phản đối Mỹ, Hàn Quốc tập trận ở Hoàng Hải, gần Trung cộng với lý do là đe dọa an ninh, bất kể cuộc tập trận này diễn ra ở vùng biển quốc tế ngoài phạm vi chủ quyền 12 hải lý. Ðây rõ ràng là áp lực đẩy Mỹ ra xa bờ biển Ðại lục và nếu sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị Trung cộng mạnh hơn nữa, chắc chắn họ sẽ đẩy Mỹ còn xa hơn nữa.

Trung Quốc phản đối Mỹ, Hàn tập trận tại Hoàng Hải.

 Nhưng dù Trung cộng tiến triển theo phương hướng nào, theo vị giáo sư này, đó không phải sự trỗi dậy hòa bình. Ông nhất mạnh: "Trung cộng không trỗi dậy hòa bình và điều đó gần như chắc chắn sẽ xảy ra, và đã xảy ra với Việt Nam và Philippine".

Tuy nhiên, khả năng xảy ra chiến tranh Mỹ-Trung là không cao bởi cả hai nước đều hùng mạnh nhất thế giới và có vũ khí hạt nhân. Giống như thời chiến tranh Lạnh, dù nhiều lúc đối đầu Liên Xô-Mỹ trở nên gay gắt (điển hình là sự kiện vịnh hỏa tiễn ở Cuba năm 1962) nhưng hai bên đều chỉ đứng bên miệng hố chiến tranh mà không đi xa hơn bởi họ biết rằng phía trước là hố sâu, đã vào là không thể ra được.

Ðể đối phó với sự lớn mạnh của Trung cộng, ông Mearsheimer cho rằng Mỹ và các đồng minh châu Á cần triển khai chính sách liên kết để "kiềm chế và cân bằng" với Trung cộng. Cụ thể thì tại châu Á-Thái Bình Dương: Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippine, Mã Lai, Ấn Ðộ, Singapore, Thái Lan và Australia... cần lập liên minh dưới sự dẫn dắt của Mỹ. Khi đó, khối này sẽ đủ sức mạnh kiềm chế tham vọng bá quyền Trung cộng.

Mỹ, Ấn Ðộ tăng cường hợp tác kềm chế tham vọng bá quyền Trung cộng

Giống với ông Mearsheimer, các nhà nghiên cứu chiến lược chính trị quốc tế của Quốc gia Australia cho rằng, nhận định 30 năm nữa Trung Quốc sẽ thống trị châu Á (nếu thế giới thụ động bất động) là đúng đắn. 

 Họ cho rằng: "Thời mà ông Mearsheimer nói tới là 30 năm tới và cách nhìn về Trung cộng là tích cực. Trung cộng là đề tài tranh cãi gần 30 năm qua và giới lãnh đạo nước này có tham vọng bá chủ trong hầu hết mọi vấn đề. Họ tính toán rất kỹ sẽ phải làm gì trong tương lai để triệt hạ vai trò cảnh sát quốc tế của Hoa Kỳ ".

Các nhà nghiên cứu chiến lược khẳng định: "Không có gì phải nghi ngờ việc Trung cộng sẽ trở nên hung hăng hơn và một phần nào đó đã thống trị Ðông Nam Á rồi, nhưng  Trung cộng sẽ không thể đánh bật Mỹ khỏi châu Á Thái Bình Dương trong khoảng thời gian 30 năm bởi Mỹ chẳng để bị làm mất mặt cường quốc số 1 của mình".

Hải quân Trung Quốc lớn mạnh rất nhanh.

 Giải thích cho nhận định trên, họ tin rằng Trung cộng đang vấp phải nhiều khó khăn trong nước như gần 1 tỉ người vẫn sống dưới mức nghèo khổ dù kinh tế phát triển thần tốc trong 30 năm qua; hay như xã hội, chính trị có nhiều khúc mắc khi phải chuyển đổi sang nền kinh tế mở cửa hơn, hay như vấn nạn tham nhũng, ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, thiên tai lũ lụt liên miên, thiếu hụt lương thực nặng nề... Trung cộng  không thể chịu đựng nổi gánh nặng chiến tranh kéo dài với siêu cường Mỹ

 Do đó, dù quân đội Trung cộng  có thể vươn tới vị thế thống trị châu Á thì giới lãnh đạo nước này cũng không dám thật sự để xảy ra chiến tranh với Mỹ. Trung cộng sẽ kiệt quệ kinh tế, tan vỡ thành nhiều nước nhỏ  sau cuộc chiến".  Nhiều người Trung Hoa bị bộ máy tuyên truyền nhà nước kích động, muốn sức mạnh quân sự nước họ mạnh ngang hàng siêu cường Nga - Mỳ để bá chủ Á Châu Thái Bình Dương, nhưng ngoài 300 triệu người giầu sang có liên hệ với đảng cộng sản, 1 tỉ dân Trung Hoa còn lại quá nghèo đói còn phải lo toan cho đủ lương thực thực phẩm hàng ngày trước đã. Do đó, giới lãnh đạo nước này sẽ chỉ cực lực phản đối suông đối với địch thủ Mỹ, giống như trường hợp 15 Vietcong bộ chính trị đối với chính họ.  

Ông Harris khẳng định, không dễ để đẩy Mỹ ra khỏi châu Á.

 Trong tương lai, chắc chắc Trung cộng sẻ bớt lộng hành hung hăng hiếu chiến khi đụng phải thái độ quyết tâm cứng rắn của Mỹ. Tham vọng thống trị châu Á vĩnh viễn là giấc mộng không thành. Dễ thấy nhất là những trung tâm kinh tế Trung Quốc nằm dọc bờ biển Thái Bình Dương, là "mồi ngon" cho các cuộc tấn công quân sự. Do đó, Trung cộng sẽ không dám khiêu khích Mỹ, và do hai nước đều có vũ khí hạt nhân, sẽ không có chiến tranh nóng Trung-Mỹ.

Trong khi toàn bộ Á Châu tỏ ý lo ngại, Trung Quốc luôn coi thiên hạ là ngu khi khẳng định sự tăng cường sức mạnh quân sự của mình là hòa bình, không tạo nên bất ổn hay thay đổi nào. Ở biển Ðông, theo RFA, Trung cộng từ lâu không muốn quốc tế hóa tranh chấp biển Ðông mà chỉ nên giải quyết song phương với từng nước, giúp Trung Quốc có cơ hội sử dụng quyền lực của một nước lớn, gây áp lực lên từng nước nhỏ dễ dàng hơn.
Việc Mỹ nêu ra quan điểm các nước nên sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp là trực tiếp tấn công vào chiến lược của Bắc Kinh ở biển Ðông VN.