Mời các bạn xem 3 Bài bình luận, Nhận định của Thiện Ý và bài góp ý của giáo sư Tạ văn Tài Binh luận 1 - (ngày 19-4-2010)
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH VỀ AN NINH HẠT NHÂN TẠI WASHINGTON HOA KỲ.
Như quý độc giả đã biết, Hội Nghị Thượng Đỉnh về An Ninh Hạt Nhân đã diễn ra trong hai ngày 13 và 14 tháng 4 năm 2010 ở Washington, do sáng kiến và được triệu tâp bởi Tổng Thống Hoa Kỳ Barrak Obama. Hội nghị này đã qui tụ các nhà lãnh đạo hàng đầu của 47 quốc gia trên thế giới trong đó có Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Chính sự có mặt này đã đưa đến cuộc biểu tình rầm rộ của hàng ngàn người Việt tỵ nạn cộng sản tứ nhiều tiểu bang của nước Mỹ tụ tập về thủ đô Washington tố cáo chế độ Hà nội vi phạm tự do, dân chủ và nhân quyền. Sự thể này cũng cho thấy Hội Nghị Thượng Đỉnh không chỉ qui tụ các nước có vũ khí hạt nhân, mà có sự hiện diện phần đông của các quốc gia không có vũ khí hạt nhân. Công luận quốc tế coi đây là một phiên họp quốc tế lớn nhất tổ chức tại Mỹ kể từ sau Thế Chiên Thứ Hai kết thúc vào năm 1945. Vậy mục đích và ý nghĩa của cuộc họp Thượng Đỉnh này là gì? Qua hai ngày hội nghị, người ta thấy các nhà lãnh đạo hàng đầu các quốc gia trên thế giới đều bầy tỏ mối lo ngại về mức độ nguy hiểm khi nguyên liệu hạt nhân rơi vào tay các phần tử xấu, và mong muốn quốc tế cần nỗ lực nhiều hơn nữa đễ ngăn chặn hành vi trộm cắp hoặc buôn lậu chất uranium. Sự thiếu vắng do không được mời của các nhà lãnh đạo hai nước Iran va Bắc Hàn trong Hội Nghị Thượng Đỉnh cho thấy duờng như cụm từ “mức độ nguy hiểm khi nguyên liệu hạt nhân rơi vào tay những phần tử xấu” là để ám chỉ hai nước đang bị tranh cãi về chương trình hạt nhân của họ và nhắm vào tổ chức khủng bố Al-Qaeda. Vì giới truyền thông cho hay Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đạt được sự đồng thuận trước hội nghị thượng đỉnh, sẽ đẩy mạnh áp lực đối với Iran về kế hoạch nguyên tử của nước này. Đồng thời một chuyên gia chống khủng bố cấp cao của Mỹ, John Brennan, trong dịp này cũng đã cảnh báo rằng al-Qaeda đã và đang tìm kiếm nhiên liệu cho bom nguyên tử trong hơn 15 năm qua. Trong khi đó, người ta chú ý đến lời phát biểu có tính ngược chiều của Tổng Thống Pháp và sự vắng mặt có tính tóan của Do Thái, một đồng minh thân cân của Mỹ tại vùng Trung Đông.Phát biểu tại một cuộc phỏng vấn trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói rằng nước ông sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình bởi vì làm như vậy sẽ tạo nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Ông nói "Tôi không thể tạo rủi ro cho an ninh và an toàn của đất nước tôi,". Còn Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bỏ kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh, được cho vì lo ngại rằng các nước Hồi giáo có kế hoạch ép Israel mở cửa các cơ sở hạt nhân của họ để có thanh tra quốc tế. Cả hai sự kiện đáng lưu ý trên cho thấy việc triệu tập và chủ trì Hội Nghị Thượng Đỉnh của Hoa Kỳ có mục tiêu trước mắt là tăng sức ép lên Iran, nước hiện bị Hoa Kỳ và đồng minh Phương Tây cho là có tham vọng chế tạo vũ khí nguyên tử. Còn các đồng minh thân cận của Mỹ như Do Thái thì có vẻ được cảm thông và bao che hơn. Và do đó,về lâu dài, một thế giới không có vũ khí nguyên tử là viễn kiến được Tổng thống Obama đã đưa ra ngay những ngày đầu trong nhiệm kỳ của ông cũng khó thực hiện. Người ta tin rằng từ hiện tại đến tương lai vẫn chỉ là một thế giới có võ khí hạt nhân độc quyền của các cường quốc nguyên tử và các nước được làm ngơ cho chế tạo võ khí hạt vì lý do an ninh chính trị. Tỷ như Do Thái nhỏ bé so với thế giới Ả Rập rộng lớn trong vùng Trung Đông hiện nay được các cường quốc cực làm ngơ, có khi ngầm hổ trợ để có vũ khí hạt nhân nhân nhằm quân bình cán cân lực lượng trong vùng, để Do Thái có phương tiện răn đe tự vệ và tự tồn. Tương tự như Ấn Độ và Pakistan trước đây đã được làm ngơ để có vũ khí nguyên tử hầu chặn đứng tham vọng xâm lăng lãnh thổ của Trung Cộng. Vì sau đó, người ta không còn thấy Trung Cộng gây chiến ở vùng biên giới hai nước Trung- Ấn nữa Sự thể Việt Nam được Hoa Kỳ mời tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh, ngòai mục đích bên ngòai được nói tới là để thuyết phục Hà Nội ủng hộ chính sách hạt nhân chung và tranh thủ việc tạo dư luận nếu cần nhằm cô lập Iran; đồng thời, hợp tác về năng lượng nguyên tử với Hoa Kỳ sẽ mở đường cho Việt Nam tham gia các định chế quốc tế trong lĩnh vực này. Thế nhưng, nhiếu người lạc quan theo chiếu hướng nếu trên thì hy vọng rằng, vế lâu về dài, Hoa Kỳ cũng có thể sẽ giúp Việt Nam cách nào đó trở thành nước có vũ khí hạt nhân như Ấn Độ và Afghanistan, để gián chỉ thanh thế và chặn đứng sự bành trướng lãnh thổ cùa Trung cộng tại Vùng Đông Nam Châu Á, nếu Việt Nam thực sự nằm trong quỹ đạo an ninh của Hoa Kỳ và thực tế trở thành tiền đồn trong vùng của Hoa Kỳ và các cường quốc đồng minh. Sự suy đóan nay nếu trở thành hiện thực, Việt Nam sẽ có cơ hội và điều kiện bảo vệ hữu hiệu chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và các hải đảo của mình trước hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng.
Bình luận 2 - (ngày 30-8-2010)
NHỮNG SỰ KIỆN CÓ Ý TRONG QUAN HỆ ĐA PHƯƠNG VÀ SONG PHƯƠNG TẠI VÙNG CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG.
Trong vòng một tháng qua, kể từ trung tuần tháng 7-2010 tới nay, công luận quốc tế đã đặc biệt quan tâm đến một số sự kiện có ý nghĩa trong quan hệ đa phương với các quốc gia trong vùng Châu Á Thái Bình Dương và quan hệ song phương với Việt Nam.
Một là sự kiện tại diễn đàn Hội Nghị An Ninh khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào cuối tháng 7 năm 2010 tại Hà Nội, ngày 23-7-2010,Ngọai Trưởng Hoa Kỳ, Bà Hillary Clinton đã công khai xác nhận Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia tại vùng Biển Đông bên cạnh lợi ích các quốc gia trong vùng và lợi ích giao thông quốc tế của các quốc gia khác trên tòan cầu. Và vì vậy, vấn đề tranh chấp tại Biển Đông cần được giải quyết đa phương trong đó có sự tham dự của Hoa Kỳ là điều hữu lý và cần thiết.
Hai là sự kiện Hoa Kỳ biểu dương ưu thế sức mạnh quân sự trên biển qua các cuộc diễn tập quân sự với Nam Hàn trong vùng Biển Đông vào giữa Tháng Bảy. Sau đó, hàng không mẫu hạm USS George Washington cập bến Ðà Nẵng hôm Chủ Nhật 8 Tháng 8 năm 2010. Nhân dịp này Mỹ quyết định dàn tại Thái Bình dương sáu nhóm chiến thuật hàng không mẫu hạm và cũng đưa vào vùng nầy 60% của tổng số tàu ngầm nguyên tử của hải quân Mỹ.
Ba là sự kiện Hoa Kỳ đang đàm phán với Việt Nam một hiệp định về việc chia sẻ công nghệ và nhiên liệu nguyên tử dân sự. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh trước thông tin này, bởi vì hiệp định nói trên sẽ cho phép Việt Nam làm giàu chất uranium trên lãnh thổ của mình. Phía Mỹ đã xác nhận tin đó, nhưng Bà Phương Nga phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên tiếng cải chính.
Cả ba sự kiện trên mang ý nghĩa gì?
Một cách tổng quát, ý nghĩa chung là Hoa Kỳ đã và đang triển khai chiến lược bao vây,ngăn chặn và đẩy lùi cuồng vọng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải các nước lân bang vùng Đông Nam Á, thực hiện chủ nghĩa bá quyền Đại Hán của Trung Quốc, bằng sự công khai xác định Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia cần hiện diện trên Biển Đông bên cạnh các quốc gia trong vùng, tạo ưu thế đối trọng trong cán cân lực lượng, để có thế buộc Trung Quốc phải chấp nhận giải quyết đa phương các xung đột quyền lợi lãnh thổ, lãnh hải và trên Biển Đông giữa các quốc gia có liên quan. Trên thực tế, ý nghĩa chung này đã được các quốc gia trong vùng Đông Á Thái Bình Dương tán đồng, chia xẻ.
Thật vậy, theo báo Straits Times, ngày 10 tháng 8 nằm 2010 thì “có lẽ Hoa Kỳ muốn đặt Trung Quốc về lại vị trí của họ, hoặc đơn giản, đây là phản ứng của Hoa Kỳ trước các quan ngại do khối ASEAN đưa ra, chẳng hạn quan ngại của Việt Nam đối với thái độ ngày càng lấn lướt của Trung Quốc. Bất kể ý đồ thực của Washington là gì, các quốc gia Ðông Nam Châu Á hiện đang có tranh chấp (lãnh hải, với Trung Quốc), nên cảm thấy được khích lệ trước các phát biểu của Ngoại Trưởng Hillary Clinton...”
Tờ Washington Post, ngày 9 tháng 8 viết “ Năm 2009, khi được yêu cầu chọn một quốc gia có thể đóng vai trò lớn nhất cho hòa bình và ổn định của khu vực trong 10 năm tới, các chuyên gia chiến lược (strategic elites) trong vùng đồng loạt chọn Hoa Kỳ... Về phía quốc gia có thể gây đe dọa lớn nhất trong vùng, cuộc thăm dò cho thấy đó là Trung Quốc, chứ không phải Bắc Hàn”
Vẫn theo Washington Post thì “Các quốc gia Ðông Nam Á đang tăng cường củng cố quân đội, trang bị thêm phi cơ, tàu ngầm ở mức độ kỷ lục, nhích lại gần hơn với Hoa Kỳ trên phương diện chiến lược như một rào chắn ngăn chặn sự trỗi dậy và chống lại thái độ muốn kiểm soát toàn thể biển Ðông của Trung Quốc”. Theo dữ liệu của Stockholm International Peace Research Institute công bố năm nay thì Số lượng vũ khí các nước trong vùng mua thêm đã tăng gấp đôi từ năm 2005 đến 2009 so với 5 năm trước đó.
Viện nghiên cứu chiến Lược Quốc Tế Úc trong phần kết một bản báo cáo có đoạn viết : “Thay vì dựa thế vươn lên của Trung Quốc để đối trọng với vai trò dẫn đạo của Hoa Kỳ, hầu hết các nước ở Á Châu dường như lại âm thầm hậu thuẫn Hoa Kỳ để cần bằng ảnh hưởng của Trung Quốc mà người ta tin có thể có trong tương lai.”
Đặc biệt nói về ý nghĩa các sự kiện trên đối với Việt Nam, theo tờ Washington Post trích thuật lời của Giáo Sư Carl Thayer thuộc Học viên Quốc phòng Úc (Autralian Defence Force Academy), “Việt Nam hiện đổ ra nhiều tiền tập trung vào vùng biển với tàu ngầm, chiến đấu cơ và ngay cả phi đạn nữa.” Và rằng Việt Nam đang vươn ra với nhiều đối tác khác nhau, như có liên hệ chặt chẽ với Ấn Ðộ, một đối thủ chính của Trung Quốc ở trong khu vực. Quân đội Ấn cho triển khai nhiều tàu ngầm Kilo mà người ta tin là để huấn luyện thủy thủ Việt Nam học cách xử dụng các tiềm thủy đỉnh. Vì có một báo cáo cho thấy việc mua sắm vũ khí vẫn còn tiếp tục, theo đó Việt Nam đồng ý trả cho Nga $2.4 tỉ để mua sáu tiềm thủy đỉnh hạng Kilo (đợt chuyển giao đầu tiên vào năm 2010 và hoàn tất vào năm 2015) và chừng mười chiến đấu cơ Sukhoi 30 MKK có trang bị hỏa tiễn không đối địa để chiến đấu trên biển.
Ðồng thời Việt Nam cũng gia tăng gần gũi hơn với Hoa Kỳ, qua việc các viên chức quân sự lẫn chính trị giữa hai nước gặp gỡ nhau thường xuyên, đôi bên có những cuộc thảo luận về quan hệ chiến lược. Những cuộc gặp gỡ cấp cao để bình thường hóa một sự liên hệ về quân sự dự trù sẽ diễn ra trong năm nay. Trao đổi mậu dịch giữa hai nước tăng từ $2.91 tỉ trong năm 2002 lên $15.4 tỉ vào năm 2009. Nghĩa là Việt Nam đang nỗ lực thực hiện chính sách da phương giai quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông và đa phương hóa quốc phòng bằng việc mua vũ khí của nhiều quốc gia đối tác khác nhau.
Còn theo Council on Foreign Relations, ngày 10 tháng 8 thì “ Trong khi Hoa Kỳ thẳng thắn đối mặt với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Ðông, Hà Nội thì chứng tỏ với Bắc Kinh rằng sự mở rộng, một cách nhanh chóng, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng trở nên gắn bó hơn, nhất là nhắc đến quyết định rõ ràng của Tòa Bạch Ốc mở rộng quan hệ nguyên tử với Việt Nam”.
Theo đài quốc tế RFI thì “mối quan hệ này cũng đang được mở rộng trong lĩnh vực hạt nhân, với thông tin báo chí Mỹ, theo đó, Hoa Kỳ đang đàm phán với Việt Nam một hiệp định về việc chia sẻ công nghệ và nhiên liệu hạt nhân dân sự. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ trước thông tin này, bởi vì hiệp định nói trên sẽ cho phép Việt Nam làm giàu chất uranium trên lãnh thổ của mình. Phía Mỹ đã xác nhận tin đó, dù phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam hôm Thứ Sáu vừa qua đã lên tiếng cải chính.”
Đến đây thì ai cũng thấy, Hà Nội đã tìm được thế dựa Hoa Kỳ, để ít ra cũng ngăn chặn được tham vọng cướp thêm hải phận và hải đảo của Việt Nam, dù việc lấy lại các phần lãnh thổ lãnh hải và các hải đảo đã bị Trung Quốc cướp đọat bằng bạo lực hay tự hiến của Cộng đảng Việt Nam, vẫn còn là vấn đề nan giải. Việc Cộng sản Hà Nội phủ nhận điều mà phía Hoa Kỳ xác nhân về một Hiệp định chia xẻ công nghệ và nhiên liệu hạt nhân dân sự và cho phép Việt Nam làm giầu chất uranium trên lãnh thổ của mình, ai cũng hiểu là vì Việt cộng vẫn còn sợ Quan thày Trung Quốc nổi giận nên phải né tránh không giám xác nhận.
Thế nhưng ai cũng thấy, nếu bỏ qua cơ hội được Hoa Kỳ ngầm giúp đỡ và bao che để có thể trở thành một nước có võ khí nguyên tử như Ấn Độ và Pakistan trước đây, có chung biên giới với Trung Quốc, sẽ là điều ngu xuẩn. Vì ai cũng biết kể từ sau khi hai nước này âm thầm chế bom nguyên tử thành công và trở thành một nước có võ khí nguyên tử, nhờ được sự làm ngơ như không biết của Hoa Kỳ và các cường quốc khác có chung mục tiêu bao vây, gián chỉ Trung Quốc, kể từ đó,Trung Quốc không còn dám tái diễn những cuộc chiến tranh xâm lấn biến giới Ấn Đô nữa. Thiết tưởng Việt Nam cần phải học hỏi kinh nghiệm thực tiễn này để có được độc lập tự chủ quốc phòng, nếu thực tế quả thât có sự ngầm hậu thuẫn của đại cường quốc hoa Kỳ.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO SƯ TẠ VĂN TÀI VỀ BÀI NHẬN ĐỊNH:
NHẤT NGUYÊN CỘNG SẢN VÀ NHẤT NGUYÊN CHỐNG CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA.
Cám ơn Thiện Ý về bài này, và xin góp ý: Ta Van Tai
NHAN XET CUA TVT:
Với cách trình bày rõ ràng các nhận định và lập luận, đặc biệt với chữ màu đỏ khi nói về phe cộng sản và chữ màu xanh khi nói về phe chống cộng, anh Thiện Ý đã tỏ ra là một lý thuyết gia về các vấn đề chiến lược lớn. Anh đã tả rõ thực tế chia rẽ nội bộ trong 2 phe, do khuynh hướng nhất nguyên ở mỗi nơi muốn đè bẹp khuynh hưóng đa nguyên ở nơi đó, và làm hại cho chính quyền lợi hay mục tiêu tối hậu của họ.
Tôi xin góp ý thế này: đó là sự xung dột, trong cả hai phe, giữa GIÁO ĐIỀU cứng nhắc và nguyên tắc suy tư và hành động KHÔNG giáo điều mà THEO THỰC TIẼN (PRAGMATISM) MÀ TÌM QUY LUẬT THỰC CỦA XÃ HỘI MA HÀNH ĐỘNG THÍCH ỨNG, QUYỀN BIẾN--THỰC TIỀN trong sinh họat xã hội này cũng là theo TINH THẦN KHOA HỌC là tự do tư tưởng để theo đuổi các gỉa thuyết khác nhau, thử nghiệm mãi, không gạt bỏ mà cũng xét đến gỉa thuyết hay ý kiến trái ngược nào ai khác đua ra, cho đến khi tìm được giả thuyết nào gần sự thực của thiên nhiiên và thực trạng xã hội con người nhất (và ngay gỉa thuyết này cũng sẽ tiếp tục thử nghiệm mãi để điều chỉnh nếu cần) .
Cái tư tưởng giáo điều trong việc điều hành kinh tế trong nước trước "Đổi Mới" đã làm Việt Nam lụn bại cho đền khi họ nhận ra phải "đổi mới hay là chết",gíao điều cũng phải nhượng bộ thực tiễn quy luật xã hội, cho nhân dân "phá rào" trả thuế theo lối "khóan sản phẩm" và làm kinh tế tư và tìm ra lối thoát kinh tế thị trường và mở cửa, tạo nên việc phát triển sau đó. Cái giáo điều trong khuynh hướng muốn cấm vận cho "Việt Cộng chết luôn"trong một số những người chống cộng gíao diều vào đầu thập niên 1990 đã kém sáng suốt hơn khuynh mềm dẻo muốn bỏ cấm vận để người dân trong nước đỡ khổ và có căn bản tự chủ trong đời sống kinh tế nên dám đòi hỏi nhiều tự do kinh tế và xả hội hơn và cuộc thử nghiệm bỏ cầm vận của Mỹ từ năm 1994 đã chứng tỏ trong nước dần dần có tự do kinh tế và xã hội hơn (tuy chưa có tự do chính trị theo nguyên lý dân chủ) .Tôi cũng tin tưởng như anh Thiện Ý là đa nguyên, không giáo điều, cho tự do tư tưởng để tìm tòi con đường đúng nhất sau các lần thử nghiệm, theo tinh thần khoa học và theo châm ngôn Voltaire về sinh hoạt xã hội ("tôi không đồng ý với anh nhưng sẽ liều cbết để bảo vệ quyền tự do tư tưỏng và phát biểu của anh") CUỐI CÙNG SẼ THẮNG TRONG TƯƠNG LAI, vì nó hợp vói lòng người trong đại đa số nhân dân, ở cả hai phe cộng sản và chống cộng. Giới trẻ ở cả hai phe sáng suốt , đã theo khuynh hướng đa nguyên, không giáo điều, tự do khám phá đường lối mới; và chỉ còn một ít "cây cổ thụ" của mỗi phe Còn cứng nhắc mà thôi, mà sơ cứng nhắc là vì thâm tâm muốn đổi mới rồi nhưng sợ diễn tiến hoà bình mau quá thì chết không được "quốc táng"mà lại còn có thể mồ mả không yên (đó là các ở trong nước họ diễn tả việc rút lui dần nhưng vẫn cố tự vệ của các "cây cổ thụ"), hoặc là nói chống cộng bằng mồm tại hải ngoại cho sướng miệng (tuy cũng có thể hiểu được kinh nghiệm đau khổ của họ) mà không đưa ra gỉai pháp nào cho giới trẻ trong việc tìm gỉải pháp khả thi cho giới trẻ khi họ nghĩ tới việc làm cái gì đó cho hay tại Việt nam,vì tư tưởng các cụ này đã sơ cứng mà không còn sức mà nghiên cứu tim tòi các on đường và giải pháp mới theo tinh thần khoa học, và khư khư giữ ý cũa của mình, bỏ ý đó thì sợ là người ta cho là mình sai rồi
Nhận định: (ngày 23-8-2010)
NHẤT NGUYÊN CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA VÀ NHẤT NGUYÊN CHỐNG CỘNG CHỦ NGHĨA.
Nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa (The mono-communism) và nhất nguyên chống cộng chủ nghĩa (The mono-anticommunism) là gì? Sự chuyển biến đưa đến phân hóa, xung đột nội bộ các nhất nguyên này ra sao, hệ quả thế nào? Đó là nội dung bài nhận định của chúng tôi hôm nay.
I/- NHẤT NGUYÊN CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA VÀ NHẤT NGUYÊN CHỐNG CỘNG CHỦ NGHĨA LÀ GÌ?
1.- Nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa là con đường những đảng viên cộng sản, tập hợp dưới bảng hiệu đảng Cộng sản Việt Nam (Việt Cộng), đã và đang theo đuổi để thiết lập chế độ độc tài tòan trị duới sự thống trị độc tôn và độc quyển của đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm thực hiện chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam(!?!)
2.- Nhất nguyên chống cộng chủ nghĩa là con đường những đảng phái chính trị và những người Việt theo ý thức hệ quốc gia (Việt Quốc) đã và đang theo đuổi để chống lại con đường nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa, nhằm lật đổ chế độ độc tài tòan trị, để thiết lập một chế độ dân chủ pháp trị đa nguyên tại Việt Nam.
Cả hai con dường nhất nguyên cộng sản và nhất nguyên chống cộng, tuy mục tiêu khác nhau, đối kháng nhau, nhưng đều có chung một đặc tính chủ quan coi con đường, phương thức thực hiện để đi đến mục tiêu tối hậu của mình là duy nhất đúng, không chấp nhận và quyết liệt lọai trừ bất cứ cái nguyên nào khác cái nguyên của mình.
II/- SỰ CHUYỂN BIẾN ĐƯA ĐẾN XUNG ĐỘT NỘI BỘ HAI NHẤT NGUYÊN ĐỐI KHÁNG NÀY RA SAO?
Vì cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc – Cộng kéo dài quá lâu chưa phân thắng bại, trong khi tình hình thế giới chuyển biến rất nhanh đã ảnh hưởng đến tình hình quốc nội Việt Nam, tạo chuyển biến nội bộ cả hai phe Quốc – Cộng. Hệ quả là, nội bộ Việt Cộng đã phân hóa thành hai con đường nhất nguyên cộng sản và đa nguyên dân chủ. Trong khi từ nội bộ Việt Quốc thì cũng phân hóa thành hai con đường nhất nguyên chống cộng và đa nguyên chống cộng.
1.- Đối với Việt cộng, nguyên nhân đưa đến phấn hóa là vì, sau khi Liên Sô sụp đổ kéo theo sự tiêu vong hệ thống các nước xã hội Chủ nghĩa Đông âu vào cuối thấp niên 1980 và đầu thập niên 1990, nội bộ Cộng đảng Việt Nam đã chuyển biến theo chiều hướng số lượng đảng viên cộng sản mất đức tin vào chủ nghĩa cộng sản ngày một gia tăng, cho đến bây giờ thì đã mất đức tin tòan đảng.
Thế nhưng, dù mất đức tin tòan đảng, biết rằng chủ nghĩa cộng sản không thể và không bao giờ có thể thực hiện được tại Việt Nam cũng như trên tòan thế giới, song để duy trì và bảo vệ ưu quyền đặc lợi của một tập đòan thống trị, nên bền ngòai một bộ phận Cộng đảng Việt Nam đang nắm quyền vẫn cố giữ cái vỏ “Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” như một chiêu bài lừa mị, vẫn bảo nhau bầy tỏ quyết tâm “xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam”bằng con đường “Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”,dù thâm tâm đều biết là thực tế “kinh tế thị trường phải định hướng tư bản chủ nghĩa”.
Đồng thời vẫn thẳng tay trấn áp những đảng viên cộng sản nào “phản tỉnh” nhưng không còn nắm quyền, lại dám công khai bầy tỏ sự “Phản tỉnh” và hành động theo con đường đa nguyên dân chủ, chống lại con đường nhất nguyên cộng sản. Trấn áp bằng nhà tù câu thúc thân thể và bằng nhiều phương cách khủng bố tinh thần không chỉ đối với các cán bộ đảng viên cộng sản phản tỉnh công khai, mà cả với bất cư người dân nào dám chống lại con đường nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa giả tạo, bịp bợm của họ.
2.- Đối với Việt Quốc, nội bộ cũng có những chuyển biến tương tự khi ngày càng có đông người Việt quốc gia chống cộng muốn đi theo con đường đa nguyên chống cộng để phù hợp với biến chuyển tình hình quốc tế và quốc nội theo chiều hướng mới của một chiến luợc tòan cầu mới sau chiến tranh lạnh của các cường quốc cực, để có hiệu quả hơn, để mau chóng thành đạt mục tiêu tối hậu của sự nghiệp chống cộng.
Thế nhưng, số đông khuynh huớng đa nguyên này vẫn dấu mặt, chỉ có rất ít người dám bầy tỏ công khai một cách dè dặt, có tính thăm dò phản ứng của khuynh hướng nhất nguyên chống cộng. Vì thực tế tại Hải ngọai, khuynh hướng nhất nguyên chống cộng, sau 35 năm chống cộng, dù chưa thành đạt mục tiêu tối hậu, vẫn tin rằng con đường chống cộng này đã có hiệu quả( thực tế quả thực đã có hiệu quả ít nhiếu) và là con đường duy nhất dẫn đến thắng lợi sau cùng; và do đó đã có phản ứng quyết liệt để lọai trừ từ trong trứng nước, qua một vài trường hợp chỉ mới manh nha khuynh hướng đa nguyên chống cộng.
Điển hình như trường hợp nghị viên Al Hoàng của thành phố Houston mới đây, đã bị khuynh hướng nhất nguyên chống cộng phản ứng quyết liệt, dù chỉ mới có hành động thăm dò trước khi lấy quyết định tham gia phái đòan chính quyền thành phố Houston đi Hà Nội để hòan tất công đọan cuối cùng hợp đồng với hàng không Việt cộng thiết lập đường bay trực tiếp giữa Houston với Hà nội và Sài gòn.Vì qua sự tham gia này, đã đi ngược lại chủ trương “Bất hợp tác, không đối thọai, không hoà giải hòa hợp với Việt cộng, đối kháng đến cùng” của nhất nguyên chống cộng; nhưng với nghị viên Al Hòang dường như muốn qua chuyến đi này, thử nghiệm một phương thức đa nguyên chống cộng?
Thế `nên đã bị phản ứng quyết liệt của khuynh hương nhất nguyên chống cộng, được thể hiện công khai qua các hình thức hội luận, biểu tình phản đối ôn hòa, hợp pháp; bên cạnh đó, còn có phản ứng không lành mạnh, bất hợp pháp, bằng hình thức thư nặc danh, với ngôn từ nặng nề, kết án nghị viên Al Hoàng, tức Luật sư Hòang Duy Hùng là “Việt Gian Cộng sản”, “Nhận tiền của Tổng lãnh sự cộng sản” hay “Tay sai cộng sản” thực hiện cái gọi là “Nghị quyết 36 của đảng Cộng sản Việt Nam”, nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể nào có tính thuyết phục. Và vì vậy tác giả của những lá thư nặc danh ấy dường như chỉ muốn chụp mũ, vu khống và nhục mạ thậm từ, chỉ nhằm khủng bố tinh thần nghị viên Al Hòang nói riêng và những ai dám đi theo con đường chống cộng da nguyên nói chung. Cách thức khủng bố tinh thần này, xem ra chỉ thua cách khủng bố của cộng đảng Việt Nam bằng nhà tù và thủ tiêu đối lập, song đã có hiệu quả ít nhiều, khi thực tế nhiều người có suy nghĩ như nghị viên Al Hòang, nhưng chỉ rất ít người dám công khai bầy tỏ quan điểm ủng hô của mình, vì sợ bị chụp mũ, bôi bẩn, nhục mạ.
III/- HỆ QUẢ CỦA SỰ PHÂN HÓA ĐƯA ĐẾN XUNG ĐỘT NỘI BỘ CỦA HAI NHẤT NGUYÊN THẾ NÀO ?
Phải thấy rằng có sự khác biệt giữa sự phân hóa đưa đến xung đột nội bộ nhất nguyên cộng sản và sự phân hóa nội bộ nhất nguyên chống cộng: Việt cộng thì phân hóa cả mục tiêu tối hậu lẫn con đường đi đến mục tiêu tối hậu. Việt Quốc thì vẫn thống nhất trong mục tiêu tối hậu, chỉ phân hóa con đường đi đến mục tiêu tối hậu mà thôi. Và vì vậy hệ quả của sự phân hóa dẫn đến xung đột nội bộ hai nhất nguyên này rất khác nhau.
Hệ quả của sự phân hóa dẫn đến xung đột nội bộ nhất nguyên công sản, sẽ phá nát sự đòan kết, sức mạnh cơ cấu tổ chức nội bộ Công đảng Việt Nam và đấy chế độ độc tài tòan trị hiện nay theo chiều hướng tiêu vong từng bước thể tiến đến tiêu vong hòan tòan về mặt bản thể đã là một tất yếu khách quan.Đây là một sự chuyễn thể tịnh tiến mà Cộng đảng ngòai miệng nói là chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình của các thế lực thù nghịch, nhưng thực tế đã và đang uốn mình theo diễn biến hòa bình, sẵn sàng đóng vai trò công cụ chiến lược quốc tế mới trong vùng vì quyền lợi của một tập đòan thống trị độc quyền trong hiện tại,để được tồn tại trong chiếu hướng mới ở tương lai.
Hệ quả của sự phân hóa dẫn đến xung đột trong nội bộ nhất nguyên chống cộng, cũng sẽ phá nát sự đòan kết, sức mạnh cơ cấu tổ chức chống cộng, băng họai niềm tin quần chúng chống cộng vào vai trò lãnh đạo chống cộng của các cá nhân hay các chính đảng Quốc Gia và niềm tin tất thắng của chính nghĩa đấu tranh. Hệ quả thực tế là ngày càng có nhiều người không tham gia các họat động chống cộng và công ích trong các tổ chức cộng đồng tỵ nạn cộng sản. Có điều, trong mọi trường hợp, dù chán nản,phần đông người Việt hải ngọai vẫn kiên định ý chí chống cộng, vẫn tin tưởng cuối cùng chính nghĩa Quốc gia dân tộc dân chủ tất thắng ngụy nghĩa cộng sản phi dân tộc, phản dân chủ, nên chỉ thúc thủ với tinh thân “chờ trái sung cộng sản rơi rụng” khi đến thới điểm “chín mùi” trong tương lai không xa.
Tất nhiên,mọi hệ hệ quả này, nếu bất lợi cho nội bộ Việt Quốc, thì lại có lợi cho đối phương Việt Cộng, giúp đối phương kéo dài thời gian thống trị độc tài, độc tôn và độc quyền. Và như thế, sự thành đạt mục tiêu tối hậu của chống cộng sẽ mất thêm thời gian, dù đó đã là một tất thắng và là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay: Chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ tất thắng ngụy nghĩa cộng sản độc tài, độc tôn phản dân chủ, và dân chủ đa nguyên tất thắng độc tài tòan trị nhất nguyên cộng sản và các kiểu độc tài tòan trị khác.
IV/- KẾ`T LUẬN.
Nhận định khách quan cho rằng: Nếu sự phân hóa nội bộ nhất nguyên cộng sản chủ nghĩa hiên nay là có lợi cho mục tiêu chống cộng vì dân chủ cho quê Mẹ Việt Nam, thì sự phân hóa nội bộ nhất nguyên chống cộng chủ nghĩa hòan tòan bất lợi. Vì chống cộng nhất nguyên hay chống cộng đa nguyên đều thống nhất mục tiêu tối hậu: giải trừ chế độ tòan trị, độc tài, độc tôn và độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam, để thiết lập chế độ dân chủ đa nguyên, chỉ khác nhau phương thức chống cộng. Nghĩa là có nhiều cách chống cộng như tục ngữ phương tây có câu “Đường nào cũng đến La Mã”.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hiệu quả đấu tranh theo con đường nhất nguyên chống cộng thì đã được thực tế chứng tỏ là có hiệu quả nhất định; còn con đường đa nguyên chống cộng thì cho đến nay vẫn mới chỉ là nhận thức có trong ý niệm, chưa có cơ hội chứng minh hiệu quả thực tế, nhất là trên bình diện lý luận chưa làm rõ nét nội dung con đường chống cộng đa nguyên như thế nào, hiệu quả ra sao? Liệu có hiệu quả hơn con đường nhất nguyên chống cộng bao lâu nay không?
Thành ra, trường hợp nghị viên Al Hòang, một khi quyết định tham gia phái đòan chính quyền thành phố Houston đi Việt Nam, nếu muốn thử nghiệm một đường hướng chống cộng mới, thì đây có thể là cơ hội để ông ta chứng tỏ hiệu quả.Vấn đề chỉ còn là liệu nghị viên Al Hòang, nhân chuyến đi công vụ đến Hà Nội và Sài gòn tiếp cân với Việt cộng, trong tư thế một dân cử Hoa Kỳ cấp thành phố, liệu có đủ tư thế và có khả năng đem lại hiệu quả tốt cho công cuộc chống cộng vì dân chủ; hay bị phản tác dụng làm lợi cho đối phương. Đó là điếu Nghị viên Al Hòang cần cân nhắc thận trọng, lượng định kỹ càng trước khi quyết định.
Vậy thì, thiết tưởng, điều tốt nhất là cả hai khuynh hướng nhất nguyên và đa nguyên chống cộng cần chấp nhận sự cùng tồn tại, không tìm cách phủ định nhau, mà hợp tác, hổ trợ nhau tạo cơ hội và điều kiện phát huy hiệu quả để cùng thành đạt mục tiêu tối hậu chung. Vì thực tế đã chứng minh hiệu quả(Con đường nhất nguyên chống cộng ) và sẽ chứng minh hiệu quả (con đường đa nguyên chống cộng) nếu để cho có cơ hội, điều kiện không gian và thời gian thực hiện. Điều quan trọng lúc này là khuynh hướng chống nhất nguyên cần duyệt lại để điều chỉnh sách lược chống cộng sao cho phù hợp với thực tiễn để co 1hiệu quả hơn. Trong khi khuynh hướng chống cộng da nguyên cũng cần họach định một sách lược chống cộng mới sao cho có tính thuyết phục về mặt lý luận và hiệu quả về mặt thực tiễnMọi
Mọi sự chống phá, tìm cách lọai trừ nhau bằng mọi cách (độc đóan tàn nhẫn như cộng sản) là phản lại mục tiêu lý tưởng đấu tranh cho một nên dân chủ đa nguyên, chỉ đưa đến hậu quả làm suy yếu niềm tin vào chính nghĩa đấu tranh và nội lực chống cộng, là giúp đối phương có cớ ngoan cố bám lấy quyền lực lâu hơn (vì qua cách đối xử tàn nhẫn nội bộ Việt Quốc với nhau, Việt cộng e sợ rằng một khi nắm được quyền lực, có thể bị trả thù do lòng căm thù chồng chất họ đã gây ra, nên cố giữ lấy quyền thống trị độc tôn) để kéo dài tuổi thọ, dù sự tử vong của nó đã là một tất yếu, sớm hay muộn chỉ còn là vấn đề thời gian. Chính Việt cộng cũng đã biết rõ số phận tương lai này và cố gắng vừa níu kéo quyền lực độc tôn, vừa uốn mình theo chiều hướng mới (dân chủ đa nguyên), để sự tử vong chế độ nhất nguyên cộng sản sẽ kết thúc êm dịu, ít tổn hại nhất cho đời bố cũng như đời con cháu của họ.
|