Home Tin Tức Bình Luận Tranh luận với Liu Ya-Zhou (Tướng Hán Tầu)

Tranh luận với Liu Ya-Zhou (Tướng Hán Tầu) PDF Print E-mail
Tác Giả: Lê Văn Xương .   
Thứ Hai, 06 Tháng 9 Năm 2010 07:24
Bài viết của Trung Tướng Liu với tiêu đề : Người phê phán văn hóa Trung Hoa ; Hiện được loan tải rộng rãi trong số nhiều trí thức Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại . Nhiều vị đã bày tỏ sự kinh ngạc đến độ không dám tin rằng có một bài viết như vậy được viết bởi một tác giả Trung Quốc, một đảng viên CS thuần thành thuộc đẳng cấp hay giai cấp ưu đãi trong hệ thống quyền lực tại Thiên An Môn .Ông Liu là người thuộc thế hệ trẻ, khá am hiểu văn minh Phương Tây theo cách của Trung Hoa, vì đã có lúc giảng dạy tại Viện Đại Học lừng danh Stanford vốn được coi là thuộc cánh hữu Mỹ, trước khi trở về Hoa Lục để nhận lãnh trách nhiệm của bí thư đảng bộ thuộc đơn vị không quân Trung Cộng . Bài viết rất bộc trực và thẳng thắn, tuy ngắn nhưng lại bao hàm hàng loạt các ẩn ý như muốn nổi loạn của giới trẻ Hoa Lục đối với văn hóa lâu đời của chủng tộc Hán từ thời Hoàng Đế đến nay được ước tính gần 5,000 năm . Bài viết cũng để lộ cho thấy sự mất tin tưởng vào hệ thống xã hội Hán Hoa ngày nay, sau gần 30 năm đổi mới, đã dẫn đến chỗ, kinh tế Hoa Lục nay đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới sau Mỹ . Thành công về kinh tế, tất yếu phải dẫn đến nhu cầu đòi hỏi cần cách tân hệ thống xã hội sao cho phù hợp với kích thước của nền kinh tế Hoa Lục hiện nay, để tạo ra sức thúc đẩy mới nhằm mở rộng hơn nữa tiềm lực kinh tế chính trị của Hoa Lục . Nói theo Karl Marx thì quả đúng là : “ vật chất có trước, sau đó mới là tinh thần ” .
 
Do thế, bài viết của Tướng Liu cần được bàn luận và phân tích dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến các chủ đề mà ông nêu lên , mở rộng bao nhiêu cũng được , tranh luận đến khôn cùng về văn minh Phương Đông với văn minh Phương Tây, văn minh Hán với văn minh Việt, cũng như hướng chuyển dịch của văn minh trong tương lai . Bài viết này của tôi nhắm vào các chủ điểm đó . Bài viết ngắn mới đây của tôi, tuy bàn về vấn đề này, nhưng hoàn toàn chỉ tập chú vào khía cạnh chính trị ; bài viết này sẽ phân tích các vấn đề do Tướng Liu nêu lên với tính cách Ông tự nhận là người kế thừa văn hóa Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hóa Trung Hoa . Thực chất các vấn đề mà Ông Liu nêu lên rộng lớn hơn rất nhiều so với tất cả những gì mà người đọc bình thường có thể cảm thụ được . Các vấn đề ấy đều có liên hệ đến văn minh nhân loại nói chung , liên hệ đến cả tiến trình duy dân biện chứng , liên hệ đến quyền làm chủ của văn minh Phương Đông , liên hệ đến hàng loạt vấn đề khác đối với hướng đi của nhân loại này thuộc văn minh này trên trái đất này chứ không đơn giản chỉ là vấn đề Việt với Hán, hay vấn đề văn hóa Hán đơn thuần .
 
Bắc Kinh có thể phủ nhận sự kiện là : đã không hề có một bài viết như vậy của nhân vật được gọi là Trung Tướng Liu Ya-Zhou . Dù phủ nhận hay không, vấn đề đã được nêu lên , cuộc tranh luận tất yếu phải nổ ra . Đây không phải chỉ là cuộc tranh luận giữa cá nhân tôi với Tướng Liu , mà là cuộc tranh luận giữa Việt với Hán liên quan đến văn hóa văn minh Phương Đông  . Kính mong các trí thức Hán, Việt tham gia để  tiến tới chỗ làm sáng tỏ một bí ẩn lịch sử lâu đời nhất của nhân loại liên hệ đến nền văn minh đã mất . Đối với các trí thức Hán Hoa hiện bao gồm cả Hoa Lục lẫn một số quốc gia khác có xuất xứ từ Hoa Lục, tôi không được biết về quý vị cũng chẳng có điều kiện để biết về quý vị . Quý vị có đầy đủ phương tiện, tổ chức rộng lớn trong tay, quý vị có đầy đủ các quan hệ quốc tế, cả một tổ chức rất nhiều trí thức được kết hợp thành cả một mạng lưới khổng lồ chuyên làm công tác nghiên cứu để giảng dạy cho các sinh viên , hoặc các phúc trình cho các cơ quan thuộc chính phủ của quý vị . Cá nhân tôi đơn độc một mình , chỉ với tâm thành, không phải vì quyền lợi của Việt ; mà chủ yếu muốn tìm đến ngọn nguồn của văn minh Phương Đông, giải thích tại sao Phương Đông chậm tiến và rồi ra Viễn Đông Á Châu sẽ ra sao trong tương lai tới đây .
 
Phàm cuộc tranh luận về văn hóa, vốn được coi là nền tảng của mọi xã hội - dù ngã ngũ ra sao - hy vọng sẽ đạt đến một kết luận kỳ thú nào đó trong tương lai ; nhiên hậu dẫn đến chỗ kết thúc các tranh chấp Hán Việt đã tồn tại suốt mấy nghìn năm qua . Tôi cũng hy vọng rằng, rồi ra giữa người Do Thái với người Ả Rập Hồi Giáo, văn minh Phương Tây với văn minh Phương Đông cũng như Phương Tây Thiên Chúa Giáo với Trung Đông Hồi Giáo cũng sẽ đạt được một sự cộng thông nào đó . Đó là hướng đi của nhân loại này, chẳng thể đảo ngược được . Biết bao dân tộc trên thế giới này, chỉ có tranh chấp chứ không có tranh luận để đạt đến một cái mới , biết đâu cuộc tranh luận này lại đặt ra một tiền lệ thì sao . Thôi ta hãy cứ hy vọng một cách ngây thơ như vậy đi .
 
1 –  NGUỒN GỐC CỦA VĂN MINH NÀY .

 
Trước hết cần giả định rằng bài dịch sang Việt Ngữ là chính xác theo đúng ý của Ông Liu ; ngay phần mở đầu, ông đã khẳng định là : ông là người kế thừa văn hóa Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hóa Trung Hoa . Khi nói về người Trung Hoa (Chinese) ông dùng chữ người Trung Quốc . Như vậy giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Trung Quốc có gì khác biệt , người Trung Hoa và người Trung Quốc có gì khác biệt . Một bài viết trình bày quan điểm liên quan đến văn hóa văn minh của một nước, một dân tộc, thì một dấu chấm phẩy nhiều khi cũng rất quan trọng chứ nói gì đến việc xử dụng từ ngữ Trung Hoa khi nói đến văn hóa , với Trung Quốc khi nói đến con người hoặc quốc gia . Như thế, trong thâm tâm tướng Liu, việc xử dụng từ ngữ Trung Hoa và Trung Quốc đã bao hàm một số đặc trưng khác biệt nhau đến mức độ đủ để tướng Liu không thể - thậm chí không dám - kết hợp cả Trung Hoa và Trung Quốc trong một thể thống nhất .
 
Hãy cứ lấy nước Mỹ mà xét , tên gọi là Hoa Kỳ hay Mỹ mà người Việt hay nói thì cũng chỉ là một thực thể duy nhất đối chiếu với thực thể các quốc gia khác . Nước Mỹ này vốn đa chủng, nhưng không có tộc chung ; vì mọi người đến Mỹ sinh sống thuộc đủ mọi châu lục khác nhau, chủng tộc và văn hóa khác nhau , nhưng khi nói về Mỹ, người ta vẫn nói về văn hóa Mỹ, người Mỹ, nước Mỹ như một thực thể thống nhất . Vậy tại sao một nước Trung Quốc vốn tự hào về lịch sử 5,000 năm của mình, lại không dám nhận rằng văn hóa, con người cũng như đất nước như một thực thể thống nhất như nước Mỹ , cho dù lịch sử Mỹ chỉ mới được chánh thức hình thành 234 năm trước . Khi nói lịch sử Trung Quốc có chiều dài 5,000 năm là tôi chỉ tính từ thời Hoàng Đế trở lại sau này mà thôi . Vậy trước thời Hoàng Đế là gì ? không một học giả người Hoa Lục hoặc có xuất xứ từ Hoa Lục nào dám đặt ra, không phải vì các tài liệu quá lờ mờ liên quan đến lịch sử đã mất, mà chủ yếu vì : càng truy nguồn về nguồn gốc càng thấy rằng, chẳng có gì là của Hán ở đó cả . Việc này, Ông Liu có thể truy cứu các tài liệu tại Đài Loan khi Tưởng Giới Thạch phải bất ngờ cho ngưng dự án tìm hiểu về lịch sử Trung Hoa thời thái cổ .
 
Như vậy khi Ông Liu phân biệt Trung Hoa với Trung Quốc, thì mặc nhiên ông Liu đã nhìn nhận rằng : người Trung Quốc không dám tự nhận là chủ của văn hóa Trung Nguyên và rằng người  Hán chưa bao giờ có thể thống nhất văn hóa Hoa Lục trong một nước Trung Quốc do người Hán cai trị được . Đứng về mặt nhân chủng mà nói, người Liujiang sống troing vùng tây bắc Quảng Đông ngày nay , xuất hiện cùng thời với người Malta sống trong vùng Siberia ngày nay thuộc Nga cách nay 15,000 năm . Các cư dân sống trước đó hàng  nhiều trăm ngàn năm thực tế đã bị suy thoái và biến mất . Người xuất hiện khoảng trên dưới 50,000 năm đầu tiên đến vùng hải đảo xung quanh Úc Đại Lợi có  xuất xứ từ Châu Phi cũng bị suy thoái sau đó , đến nay cũng chỉ còn lại một vài bộ tộc hiếm hoi trong vùng mà thôi . Các nhóm này sau đó kết hợp với chủng tộc Liujiang thiên di đến mà thành thổ dân Úc cũng như Á Châu Quần Đảo ; người Liujiang cũng đến cư ngụ tại Châu Mỹ cách nay trên 10,000 năm , có thể được coi là người đến Châu Mỹ đầu tiên, người Malta từ Siberia đến Châu Mỹ sau người Liujiang khá lâu . Điều này được giới khảo cổ chứng minh khi khám phá tử thi một phụ nữ tại Mexico có niên đại trên 10,000 năm còn nguyên vẹn mới đây, thử nghiệm DNA cho thấy hầu như hoàn toàn phù hợp với người Bách Việt Phương Nam .
 
Ở đây chúng ta không bàn vấn đề liên quan  đến quá trình sinh diệt của các nền văn minh đã từng sảy ra trước văn minh này và đã bị hủy diệt bởi tự nhiên theo một chu kỳ nhất định nào đó mà loài người chưa khám phá ra được ; trùng phùng với việc con người xuất hiện ngày càng đông  , văn minh hơn nên tiến hành tàn phá tự nhiên gây ra bất quân bình nghiêm trọng đối với sự tồn tại của trái đất này , để dẫn đến chố văn minh đó bị hủy diệt bởi tự nhiên cũng như con người, để rồi lại tái tạo một văn minh mới .
 
Các chu kỳ như vậy có thể mất đến 26,000 năm như các các sách Chilam Balum được coi như thánh thư của văn minh Maya sống tại Mexico Trung Mỹ đã để lại chăng ? Khái niệm về thời gian của văn minh Maya phân biệt rõ thời gian tự nhiên được tính theo chu kỳ sinh nở của con người được ước tính khoảng 260 ngày , với thời gian lịch sử theo những chu kỳ 5125 năm . Cứ 26,000 năm thì mọi cái cũ bị xóa hết để trái đất tự tái tạo mối quân bình tự nhiên, trên nền tảng đó , văn minh mới lại xuất hiện . Văn minh Hopi Nam Mỹ, tuy không nổi tiếng bằng văn minh Maya, nhưng Hopi lại chứng tỏ mối lên hệ sâu sắc với văn minh Bách Việt Thái Cổ .
 
Như thế, cư dân đầu tiên sống trong vùng Liujiang mới thực sự là chủ của Hoa Lục , văn minh tiên khởi của nhân loại này cũng xuất phát từ đấy . Vì người Malta sau đó mới từ từ di chuyển xuống phía nam để tìm chỗ ấm áp hơn có thể nuôi sống họ được nhờ nông nghiệp được phát triển bởi cư dân Liujiang đã định cư lâu đời trên hầu hết lãnh thổ Hoa Lục xung quanh lưu vực hai sông Hoàng Hà, Dương Tử cũng như toàn vùng Hoa Nam ngày nay . Người gốc Malta mà lịch sử gọi là người Nomad khi di chuyển về phía tây để kết hợp với người Ariel cũng có nguồn gốc từ Hy Mã Lạp Sơn để hình thành người Huns trắng , trong khi một bộ phận khác di chuyển vào Hoa Lục kết hợp với người Liujiang để hình thành giống người gọi là Huns vàng . Khái niệm về người Nomad phương đông với người Noamd phương Tây cũng xuất phát từ các đợt thiên di này mà ra . So chiếu với lịch sử phương tây được các sử gia phương tây, sau nhiều công cuộc nghiên cứu sâu rộng cũng đã ghi nhận rằng, khoảng 14,000 năm trước, người Ariel bắt đầu di chuyển từ Pamir đến vùng Lưỡng Hà, Trung Cận Đông để hình thành văn minh Cận Đông được ghi nhận trên 5,000 năm trước đây ; cái nôi của văn minh Trung Cận Đông nằm tại Lưỡng Hà nay là Irak , sau này người Hy Lạp gọi văn minh tiên khởi đó là văn minh Lưỡng Hà  Mesopotamia là vậy . Văn minh Ai Cập cũng chính là sự kết hợp giữa hai chủng tộc Ariel từ phía bắc Trung Cận Đông tràn xuống phía nam kết hợp với người gốc Châu Phi mà thành .
 
Các dữ kiện khảo cổ học sau đây xác nhận điều đó : 8000 BC Jericho nay thuộc Israel đã trở thành một thành phố lớn , năm 7250 BC Catal Huyuk là thành phố thuộc Anatolia nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ đã có dân số lên đến 6,000 người , năm 3200 BC văn minh Sumer hình thành, năm 3100 văn minh Menes tiền thân của văn minh Ai Cập ngày nay đã thống nhất người sống trong vùng cao nguyên và vùng thấp thuộc Ai Cập . 10000 BC nông nghiệp phát triển tại Hoa Lục , 4000 BC đồng pha thiếc 10% làm cho hợp kim này cứng hơn đồng được tìm thấy tại đông bắc Thái lan , văn minh Hoàng Sào (Yangshao) xuất hiện vào năm 5000 BC với các đồ sứ vẽ hoa văn đẹp đẽ với hình vẽ theo khoa hình học . Xin ghi nhớ là : lần đầu tiên các sử gia Phương Tây xử dụng từ ngữ văn  hóa (Culture) để nói về văn hóa Hoàng Sào , trong khi các văn minh khác tại Lưỡng Hà , Ai Cập chưa được gọi là văn hóa . Con người phải có của ăn của để, xã hội phải ổn định và được tổ chức cao thì văn hóa mới phát triển được . Vậy thử hỏi : có văn minh, văn hóa nào thuộc nền văn minh này xuất hiện trước văn minh Hoàng Sào hay không ? Cho nên các văn minh Sumer, Ai Cập hay Harapan thuộc vùng sông Indus vốn được coi là thủy tổ của văn minh Ấn Độ chắc chắn được hình thành do các cuộc di dân, giao tiếp giữa các chủng tộc mà thành . Tất cả đều có cùng một gốc : đó chính là văn minh Hoàng Sào do người gốc Liujiang làm chủ vậy .
 
Cần lưu ý là khái niệm về niên đại các văn minh vào thời thái cổ của văn minh nhân loại thường mang tính rất tương đối , vì các dụng cụ hoặc các dấu tích còn lại vẫn bị chôn vùi sâu dưới lòng đất . Văn minh Harapan chắc chắn có tuổi cao hơn tuổi của văn minh Sumer ít ra là trên ngàn năm , vùng sông Indus luôn bị lũ lụt và rất ẩm thấp chắc chắn  đã chôn vùi rất nhiều chứng tích của văn minh Harapan tối cổ . Điều này lại càng đúng với văn minh Hoàng Sào-Liujiang là nơi mưa nhiều , lũ lụt và độ ẩm rất cao nên mức độ tàn phá các chứng tích của văn minh thái cổ cũng cao hơn . Khác với văn minh Lưỡng Hà Trung Cận Đông là vùng đất có điều kiện thời tiết bán sa mạc nên cho dù bị vùi lấp, các tàn tích vẫn dễ dàng khôi phục lại đầy đủ và có hệ thống hơn so với văn minh Harapan cũng như Hoàng Sào-Liujiang .
 
Nếu Hoàng Đế được coi là khởi đầu của quyền lực Hán cách nay 5000 năm , thì thời Hoàng Đế cũng chỉ xuất hiện sau văn hóa Hoàng Sào đến trên 2000 năm ; mà thực tế cho thấy, nhân vật Hoàng Đế cũng chỉ được đưa vào lịch sử Hán vào thời kỳ xung quanh năm 459 BC mà thôi . Tưởng Giới Thạch đã cho tiến hành nghiên cứu về lịch sử Trung Hoa đã bất ngờ cho ngưng công trình truy tìm nguồn gốc của văn minh Trung Hoa thật chẳng có gì lạ vìì càng tiến sâu vào việc truy tìm nguồn gốc, họ càng thấy toàn là Hoàng Sào-Liujiang thôi . Chính trên căn bản này nên, tôi đã chia văn minh Hoa Lục làm các thời kỳ sau : Thuần Việt trước năm 3000 BC , Việt Hán từ 3000BC đến thời nhà Chu gồm Tây Chu và Đông Chu , Hán Việt từ thời Chu đến đời ngày nay (Khổng Khâu và Lão Đan cùng xuất hiện trong giai đoạn này) , trở lại với Việt hiện đại nhờ kết hợp tinh hoa Việt với văn minh Phương Tây, từ thế kỷ 21 trở về sau .
 
2 -  CÓ VĂN MINH HAY CHỦNG TỘC TRUNG HOA HAY KHÔNG  .
 
Hãy giả định rằng, người gốc Malta từ Siberia tìm cách trốn tránh cái lạnh phân tán trên vùng thảo nguyên Gobi vào thời kỳ người Liujiang tìm ra cây lúa và biết cách trồng lúa cùng các cây nông nghiệp khác để sinh sống, tức là cách nay khoảng 10,000 năm , thì có bao nhiêu người Malta có thể vượt vùng núi non trùng điệp ở phía bắc để vào sinh sống tại Hoa Lục ngày nay . Khi các sử gia Phương Tây gọi những người sống ở phía bắc Hoa Lục trước sau đều được gọi chung là người Nomad cả . Điều này tự nó đã để lộ cho thấy , ngay từ khởi thủy, người Malta (sau này gọi là Huns trắng tại Afghanistan ngày nay, hay Huns vàng trên vùng thảo nguyên) chỉ là chủng tộc man rợ khi xâm nhập được vào Hoa Lục đã do người Liujiang xây dựng căn bản xã hội có tôn ti trật tự, có của ăn của để, mới hình thành được văn hóa Hoàng Sào cách nay 7000 năm .
 
Vài dữ kiện nêu trên đủ để nói lên nguồn gốc cơ bản của văn minh Trung Hoa cũng như nước Trung Quốc vậy . Xin ghi lại đây nhận xét của các học giả phương Tây  nói về văn minh Trung Hoa được G/S Đinh Khang Hoạt ghi lại trong cuốn Hiểm Họa Xâm Lăng và Hán Hóa của Trung Quốc xuất bản năm 2008 .
a / trong bài tựa cuốn China do hai Giáo Sư Caroline Blunden và Mark Elvin thuộc Viện Đại Học Oxford đã viết :  Liệu ngay chính người Trung Hoa có được bao nhiêu ý niệm về Trung Quốc xưa kia thực sự ra sao ? Đây là một nền văn minh cổ xưa nhất của thế giới còn tồn tại . Xét theo sự liên tục về văn hóa , ấy vậy mà quá khứ của nó đã bị tái hiệu đính liên miên, thay vì thực sự được bảo tồn …Chẳng những vậy, ngày nay đã chẳng còn được bao nhiêu tài liệu nguyên bản . Hầu hết chỉ là những bản sao của những bản sao… đôi lúc kể cả những họa phẩm.  b / Giáo Sư Charles O. Hucker chuyên về Hoa Học thuộc Viện Đại Học Michigan, sau khi nghiên cứu sử liệu Trung Quốc đã phát giác ra rằng : Có một sự bỏ sót đáng lưu ý …không có một gợi ý nào trong các truyền thuyết cổ sơ đề cập tới một đấng anh hung nào đã đưa dân tộc Trung Hoa từ đâu đó đến nước Tầu hiện nay .
c / Theo Will Durant thì : dân tộc Trung Hoa kết hợp với các dân tộc bị trị mà tạo nên văn minh đầu tiên cổ sử Đông Á . Người mà chúng ta gọi là dân Hán hiện nay không gồm một chủng tộc thuần nhất  mà là sự kết hợp của nhiều sắc tộc khác nhau  từ nguồn gốc, ngôn ngữ và đặc tính …
d / Theo Giáo Sư Wolfram Eberhard nêu nhận định : Ý kiến cho rằng chủng tộc Hán đã sản sinh ra nền văn minh cao đại hoàn toàn tự lực do chính những tài năng đặc biệt của họ thì nay đã không thể đứng vững .Hiện nay người ta đã hiểu rằng xưa kia không có một chủng tộc Hán và ngay cả người Hán cũng không có nữa. Vì thế, chúng ta thấy rằng không hề có một nước Trung Hoa văn minh với xung quanh toàn là những dân tộc man di mọi rợ, mà chỉ có một nước Trung Quốc và các quốc gia xung quanh cũng văn minh như họ nhưng theo một đường lối khác . …Người Tầu thật ra chỉ là sự pha trộn dần dần theo một tiến trình vừa phiền toái và lâu dài của  nhiều bộ tộc khác nhau .
 
Mấy điều nêu trên đủ chứng tỏ rằng : một nước Trung Quốc không hề được hình thành dựa trên nền tảng chủng tộc thống nhất được gọi là Trung Hoa , trên vùng lãnh thổ Hoa Lục ngày nay . Một quốc gia được coi như thực thể pháp lý mà không có căn cước thì quốc gia ấy là quốc gia gì ? Như thế, cái gì làm cho Trung Quốc đã tồn tại suốt mấy ngàn năm qua , nếu không phải là cướp bóc của thiểu số chủng tộc Hán đối với rất nhiều chủng tộc khác sống xung quanh Hán , trong đó đa số là người thuộc chủng tộc Liujiang ngay từ 15,000 năm trước đã định cư tại vùng đồng bằng Hoa Lục ngày nay . Quá trình lai tạo giữa Hán có gốc từ Malta với Việt có gốc từ Liujiang vẫn không thể tạo dựng được chủng tộc  Hán mới , chủng tộc cũng như văn hóa Trung Quốc thực tế vẫn do người Bách Việt Phương Nam chi phối . Chính sự trộn lẫn này đã làm cho phương tây lẫn lộn giữa Việt với Hán , và cũng chẳng thiếu người Việt thường hay mặc nhiên nhìn nhận Hán với Việt thuộc cùng một chủng tộc Bách Việt xưa mà chẳng hề phân định xem : Hán nào ? Việt nào ?
 
Một khi đã không có một chủng tộc thống nhất thì khái niệm liên quan đến một quốc gia Trung Hoa cũng chẳng thể hình thành được , chỉ có một nhà nước Trung Hoa trong thực thể Trung Quốc mà thôi . Nhà nước ấy được hình thành bởi một nhóm thiểu số gốc Nomad Phương Đông đã tìm mọi cách để biến các chủng tộc khác với các nền văn hóa khác được trộn lẫn một cách trơ trẽn để mặc cho nhà nước Trung Quốc ấy  tính chính danh . Cho nên bức tranh về văn hóa, văn minh cũng như quốc gia Trung Quốc trở thành loang lổ với các chắp vá thay đổi liên tục là vậy . Một khi chỉ có nhà nước nay được cai trị bởi nhóm này, mai được cai trị bởi nhóm khác (như Mông Cổ hay Mãn Thanh chẳng hạn) thì xã hội ấy làm sao có thể tạo dựng được nhà tư tưởng cho ra hồn, xã hội ấy chỉ  có nhà mưu lược là vậy . Mưu lược để thôn tính thiên hạ , tìm mọi cách để tiêu diệt mọi chống đối để bảo đảm cho quyền lực được vĩnh viễn tồn tại .
 
Xét cho cùng ra, chính nhân vật Hoàng Đế được Hán đưa vào lịch sử của mình để biện minh cho quyền cai trị từ trung ương đối với tất cả các lân bang của Hán đã là đầu mối của mọi trì trệ tại Viễn Đông . Mặc dù về phương diện văn minh mà nói, khi một văn minh không có dịp tiếp súc với các văn minh khác trẻ hơn , năng động hơn có thể cũng do chiến tranh cướp bóc mà thành, thì văn minh cổ đó không còn tiến bộ được nữa . Bị tàn lụi vì già nua . Hán khi đưa nhân vật Hoàng Đế vào lịch sử Hán như một bậc chí tôn mang tính  thượng đế để cai trị muôn dân , việc này ngay tức khắc vừa củng cố vai trò cai trị từ trung ương của Hán , vừa phá hủy mọi nỗ lực của con người mà Ông Liu  gọi là thuộc về vấn đề bản năng .
 
Theo Sử Gia W. Eberhard (Histoire de la Chine , Payot 1952 trang 38) được G/S Đinh Khang Hoạt ghi lại  : “ vào khoảng 459 BC, một học giả đã mang Hoàng Đế , một vị thần nhỏ trong địa phận tỉnh Sơn Đông lên làm vua đầu tiên của dân Trung Hoa . Hành động suy cử này có lẽ nhằm giúp cho vài lãnh chúa thời đó nhận quàng là hậu duệ của Hoàng Đế để chánh thức hóa việc tranh ngôi thiên tử với nhà Chu ” Sách do Khổng tử viết không bao giờ nói đến nhân vật này . Xã hội Hoa Lục do các nhà nước được gọi là Trung Quốc như đời Đường, đời Hán đều chỉ là các xã hội binh pháp là đúng rồi  . Xã hội ấy đâu có xây dựng và giải phóng con người về mặt trí tuệ đâu mà đòi hỏi xã hội ấy phải có những nhà tư tưởng . Xã hội ấy sản sinh ra tầng lớp chỉ chuyên cướp bóc thật chẳng sai . Xưa đã vậy ,nay cũng chẳng khác .
 
3 -  TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC VỚI ĐẠO HỌC BÁCH VIỆT .

 
Triết học , dù đông hay tây, cũng chỉ nhằm tìm cách giải thích mối quan hệ giữa con người với tự nhiên . Một xã hội càng đối diện với tranh chấp chủng tộc như các làn sóng văn minh dồn dập đổ tới qua các đợt di dân liên tục tất yếu sẽ làm cho các xã hội ấy phải tự cải tiến để tồn tại ; tình hình đó làm cho các dân tộc ấy càng tiến dần đến tinh thần duy lý hơn so với các dân tộc khác chỉ biết sống trong ao tù nước đọng hoàn toàn không có điều kiện để học hỏi tiến bộ . Tính duy lý không phải tự nhiên mà hình thành được đối với bất cứ xã hội nào ; đó là cả một tiến trình rất dài, được định bởi các tiến bộ mà con người đạt được về mặt vật chất cũng như tinh thần . Tuyệt đối chẳng có bước nhảy vọt về mặt nhận thức ở đây được ; điều mà ta gọi là cách mạng (đồng nghĩa với nhảy vọt) sảy ra khi các chuẩn bị đã sẵn sàng trong chỗ tiềm ẩn mà người ngoài không thể cảm thụ được mà thôi . Không có hệ thống xã hội nào có khả năng cấm đoán những vấn đề liên hệ đến bản năng con người như Ông Liu nói tới liên quan đến hai hệ thống xã hội Phương Tây cũng như Phương Đông . Vấn đề là anh có cơ hội tiếp xúc với trào lưu mới để anh phải tìm cách thích nghi với tình huống mới hay không mà thôi ; chính sự thích nghi đó làm cho anh tiến bộ , và ngày càng tiến bộ hơn để tiến đến xã hội Duy Lý được xây dựng bởi những con người có suy nghĩ duy lý .
 
Như thế, con đường dẫn đến Duy Lý dẫn ta đến cách thức hình thành, thẩm định về văn minh Đông Tây, cùng các hệ lụy do tiến trình suy tư của mỗi bên tác động lên mỗi cấu trúc xã hội khác nhau ; làm cho bên này tiến lên một cách đồng bộ (con người lẫn xã hội) bên kia bị suy tàn . Hãy lấy lịch sử Lưỡng Hà mà xét, văn minh Phương Tây xuất phát từ đó ; nhưng Lưỡng Hà, Hy Lạp, thậm chí cả La Mã bị suy tàn trong khi Âu Châu chính là hàng cháu của Lưỡng Hà và là con của Hy Lạp lại tiến lên mau chóng . Giải thích như thế nào về hiện tượng này ? Phải chăng tự nhiên văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia) hình thành mà không hề có bất cứ nguồn gốc nào đó được coi là nền tảng để Lưỡng Hà dựa vào đó mà phát triển . Do đâu người Sumer phát minh ra  Sumerians Bullae như dụng cụ đếm súc vật hoặc hàng hóa ; cũng chính Sumer phát triển ra chữ viết Cuneiform gồm 600 ký hiệu vào thời điểm xung quanh năm 1900 BC , để trên căn bản đó người Ugarit tại bờ đông của Địa Trung Hải thuộc Trung Cận Đông (nay là Liban, trước đây thời cổ đại gọi là Phoenician) giảm xuống còn 30 ký hiệu (Ugarit Cuneiform) vào thời điểm 1500 BC ; họ tiếp tục cải tiến – nhờ việc đi lại giao thương trên biển nên tiếp xúc với mọi dân tộc trong vùng – để từng bước hình thành mẫu tự alphabetic . Cần ghi nhớ là người Minoans tức là người Crete đã cải tiến chữ viết Hierogliphic cổ của họ và phát minh ra mẫu tự Linea A vào năm 1600 BC , sau đó người Hy Lạp mới bổ sung them Linea B vào năm 1500 BC . Người La Mã kết hợp với Hy Lạp hoàn thiện chữ viết alphabetic mà ta biết ngày nay .
 
Chữ viết là phương tiện truyền bá kiến thức hữu hiệu nhất , tạo sung lực cho mọi người đạt được các hiểu biết về thế giới thông qua sách vở ; bảo lưu , hệ thống hóa , truyền bá kinh nghiệm mà các dân tộc khác đã trải qua , việc này làm cho người biết chữ có thể không cần đi đến tận nơi mà vẫn có thể am hiểu những việc đã và đang sảy ra ở các nơi khác . Hãy nhìn để thấy, ngôn ngữ Trung Cận Đông, Âu Châu cũng như Ấn Độ đều có cùng nguồn gốc từ người Ấn Âu (Indo-Europeans) . Như thế, căn bản các xã hội ở bờ Tây Hy Mã Lạp Sơn đã khác biệt nhiều với các xã hội ở bờ Đông Hy Mã Lạp Sơn : từ di dân, tổ chức xã hội đến cơ hội giao tiếp  bằng chiến tranh hoặc thương mại (chiến tranh giữa các thế lực cân sức mà không có thế lực nào chi phối tuyệt đối lâu dài được như tại Viễn Đông nơi Hán chi phối toàn diện bóp chết các dân tộc khác) .
 
Như đã trình bày nhiều lần qua các bài viết trước đây : Văn Hóa Hoàng Sào-Liujiang được giới khoa học xác nhận chánh thức là xuất hiện đầu tiên trên thế giới này cách nay trên 7000 năm ; điều đó có nghĩa là xã hội Liujiang đã định canh định cư và ổn định từ rất sớm, trong khi các dân tộc khác vẫn còn sống đời sống du mục thì làm sao các dân tộc ấy có thể hình thành văn hóa văn minh được. Các chuyển dịch của văn minh mà ta đã chứng kiến thông qua lịch sử Lưỡng Hà đến Hy Lạp qua La Mã, đến Anh để ngày nay đến Mỹ cho ta biết điều gì ?
 
Đó chính là hướng chuyển dịch của văn minh từ Đông sang Tây ; khi một trung tâm văn minh đạt đến đỉnh cao rồi bị suy tàn thì trung tâm văn minh mới phát triển trên vùng đất mới nhờ biết ứng dụng các cách tân các khám phá, các kinh nghiệm của văn minh cũ . Văn minh phương tây được đại diện bởi Mỹ hiện nay cũng chỉ là bước phát triển tất yếu của cả tiến trình lâu dài đến 26,000 năm như Maya đã nói thôi . Trong tổng thể lâu dài đối với lịch sử văn minh thì văn minh địa cầu đang chuyển hướng thành văn minh Liên Hành Tinh là vậy (xin lưu ý, tôi chưa dám xử dụng từ ngữ văn minh vũ trụ vì còn quá xa , văn minh liên hành tinh , civilization interplanetaire gần gũi hơn với thực tế hiện nay của thế giới ) .
 
Như thế, các văn minh sau Hoàng Sào-Liujiang nói thẳng ra đều là hậu duệ của Hoàng Sào hết thảy ; cho nên văn minh nhân loại là thống nhất trên tổng thể . Các khác biệt để dẫn đến mâu thuẫn mà nhiều người vẫn tưởng và vẫn hay nói tới chỉ là các mâu thuẫn về tiểu tiết xét trên nền tảng của khoa nghiên cứu về văn minh mà nói (thường phải suy nghĩ dựa trên chiều dài của lịch sử toàn diện đến cả chục ngàn năm và phải nắm vững quy luật vận hành của nó mới có thể luận bàn được) . Trên nền tảng đó, ngày nay văn minh chuyển đến Á Châu là tất yếu của quy luật tiến hóa khách quan ; để trên căn bản đó thống nhất nhân loại để đưa văn minh địa cầu tiến bước vào văn minh Liên Hành Tinh là chiều hướng chẳng thể đảo ngược được .
 
Triết học , tôn giáo hay các môn học khác được phát kiến bởi các nhà tư tưởng xuất hiện mỗi thời khác nhau đối với bất cư dân tộc nào vào những thời điểm nhất định đều đánh dấu mỗi cách đáp ứng khác nhau đối với diều kiện cụ thể chi phối xã hội ấy . Do thế, luận bàn về văn minh Đông , Tây cần dựa trên hướng phát triển của văn minh nhân loại nói chung mới có thể thấy được các bất đồng dị biệt cũng như cái thống nhất thường mang tính nguyên tắc nền tảng .
 
Họ Liu khi nói rằng : Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược thôi . Câu nói này chỉ nhắm vào Hán với tính cách là một nhà nước được đồng hóa với Trung Hoa hay Trung Quốc hay còn mở rộng đến cả văn minh Phương Đông nói chung ? Thế nào là nhà tư tưởng theo quan niệm của họ Liu ? Câu hỏi trước cho thấy họ Liu muốn ám chỉ cả văn minh Phương Đông, câu hỏi sau họ Liu muốn so chiếu các  tư tưởng mà Socrates, Plato, Hegel đã viết ra và để lại cho hậu thế so qua các sách mà Khổng Khâu, Lão Đan cùng các đệ tử đã để lại cho các thế hệ sau để đi đến kết luận là : Trung Hoa không có nhà tư tưởng . Họ Liu cũng dựa trên những nhân vật lịch sử đầy dẫy trong lịch sử Trung Quốc như Tào Tháo, Khổng Minh, Tôn Tử.…để kết luận là : Trung Quốc chỉ có nhà mưu lược thôi .
 
Đánh giá của Liu đúng đối với lịch sử Hán , với tính cách là thế lực chính trị tuyệt đối muốn duy trì tính cách thần linh của người cai trị Hán đối với các lân bang của Hán , dựa trên suy nghĩ của các nhà mưu lược nhằm hủy diệt mọi văn minh khác với Hán để biến thành của Hán . Chính sự pha trộn những cái chẳng thể pha trộn này đã làm cho lịch sử Hán bị loang lổ và đầy mâu thuẫn , bị sửa đổi liên tục làm mất hẳn nền tảng của văn minh Đông Phương , đẩy văn minh phương đông vào tình trạng ao tù nước đọng . Như lẽ tự nhiên, hạt mầm của văn minh Phương Đông đã chuyển theo hướng Tây để hình thành các văn minh khác sau đó mà ta đã chứng kiến như tại Ấn Độ (Indus) , Lưỡng Hà, Hy Lạp . Nguy hiểm nhất là ở chỗ : Hán đã không để cho bất cứ tư tưởng nào được bàn luận nếu không phải là tư tưởng độc tôn của Hán được đại diện bởi Khổng Tử . Các cuộc tranh luận nếu có cũng chỉ liên quan đến cách thức hủy diệt lân bang mà thôi . Con người mới là yếu tố quan trọng vừa là chủ thể vừa là cứu cánh để mọi xã hội phải có nghĩa vụ phục vụ và xây dựng thì quyền lực cai trị Hán (dù trực tiếp hay gián tiếp) chỉ coi là phương tiện phục vụ cho vua Hán ở trung tâm quyền lực . Mọi triều đại tại Á Châu đều được thiết lập và điều hành xoay quanh định hướng  này .
 
Thay thế một chế độ là thay thế người cầm quyền, chứ hoàn toàn không phải là các bước cách tân đối với xã hội đã lỗi thời và lạc hậu để thay đổi xã hội cũ bằng xã hội mới tốt đẹp hơn dựa trên việc giải phóng con người , để từng bước làm cho xã hội ấy trở thành xã hội của con người cụ thể chứ không phải chỉ là xã hội của quyền lực của vua chúa . Xã hội Phương Đông do Hán áp đặt suốt mấy ngàn năm nay đã như vậy , mong gì xã hội Hán có được những nhà tư tưởng lớn, những học thuyết hữu dụng cho việc phục vụ con người . Xã hội Hán tuy già nhưng lại rất ấu trĩ về mặt tri thức thực của nhân loại là vậy . Điều đáng trách cứ nhất vẫn là đến giờ này, Hán vẫn chưa tỉnh ngộ vẫn muốn thống trị lân bang và thế giới, thế mới bậy .
 
Cho nên xã hội Phương Tây mới từng bước tiến tới việc giải phóng con người khỏi các ràng buộc cũ, xã hội Hán thì không . Tiến bộ mà Hán rất lấy làm hãnh diện thực tế chỉ là tiến bộ trong việc đàn áp và hủy diệt con người mà thôi . Mọi trào lưu tư tưởng đã sảy ra đối với lịch sử Hán đã luôn chứng minh như vậy . Hãy xem Khổng Học nói cái gì ? Tam Dân nói cái chi ? Mao phá hoại xã hội như thế nào cũng đủ thấy rồi . Khỏi cần luận thêm .
 
Bây giờ ta hãy xem xét vài vấn đề liên quan đến văn minh Phương Đông nói chung kể từ khi Khổng Khâu vốn được coi là nhà mưu lược số một của nòi Hán trong việc đặt căn bản cho quyền lực Hán ở trung tâm nhân danh trời để cai trị thiên hạ và các lân bang mà Hán gọi là chư hầu . Việc này xuất xứ từ khái niệm liên quan đến một nhân vật được gọi là Hoàng Đế. Nhân vật Hoàng Đế chỉ là một vị thần nhỏ trong địa phận tỉnh Sơn Đông, được một học giả vào năm 459 BC , đem vào lịch sử Hán . Hành động suy cử này có lẽ là nhằm giúp một vài lãnh chúa thời đó nhận quàng là hậu duệ của Hoàng Đế để chánh thức hóa việc tranh ngôi thiên tử với nhà Chu . Thuận theo đó, dần dần hoàng đế đã được hầu hết giới quý tộc Trung Hoa kể cả nhà Chu tôn làm thủy tổ (theo sử gia W. Eberhard , được G/S Đinh Khang Hoạt trích dẫn trong Hiểm Họa Xâm Lăng và Hán Hóa của Trung Quốc, trang140 , ấn bản năm 2008) .
 
Khổng Khâu đã chết năm 479 BC , như vậy học giả mà sử gia Eberhard nói tới liên quan đến việc đưa nhân vật hoàng đế vào sử Trung Quốc có lẽ là đệ tử của Khổng Tử, thời điểm này đánh dấu thời xuân thu chiến quốc bên Tầu với sự xuất hiện của rất nhiều sứ quân khi kỵ binh và thuật luyện thép đước phổ biến rộng rãi trên thế giới . Xuất hiện trước Khổng Khâu hơn 60 năm là Lão Tử năm 600 BC đã rao giảng về Đạo Học trùng hợp với thời kỳ nhà Đông Chu  mới dời đô về Lạc Dương . Như thế, Lão Đan đã nhìn thấy trước khi thời Chiến Quốc sảy ra đến hơn 100 năm (thời Xuân Thu (1135 BC-770 BC) , Chiến Quốc 482 BC-221 BC) , nên Lão Đan mới khuyên mọi người lấy đạo làm gốc mà tránh chiến tranh . Câu nói để đời của Lão Đan là “ Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh ” . Theo Ông xã hội loạn vì tâm bất an do tranh dành quyền lực mà ra cả, người dân mới là gốc mới đáng quý, vua chúa đều đáng khinh . Như thế, phải chăng Lão Đan chủ trương phế bỏ các nhà nước ? thực ra không phải như vậy (xét theo thực tế) mà là Lão Đan quan niệm vua quan cũng là con người nên có bổn phận phải phục vụ con người . Xã hội được vững bền hay không đều xuất phát từ gốc đạo cả . Đạo Đức Kinh do Lão Đan viết ra chỉ có 5,000 chữ, nhưng lại biến hóa vô lường giảng giải đến 5 triệu chữ cũng được, thu lại vài chữ cũng xong ; vài chữ đó cũng chỉ là “ Đạo Thuận Thiên ” mà thôi .
 
Khi quan sát đánh giá về lịch sử văn minh Hoa Lục, ta cần phân biệt nguồn gốc Bách Việt trong đó, để đo lường mức độ ảnh hưởng của Bách Việt trong lòng văn minh Trung Hoa . Sự phân biệt này quả rất quan trọng để tính toán xem cái nào là của Hán, cái nào là của Bách Việt sống trong gông cùm do Hán lập ra, cái nào lai ở mức độ bao nhiêu . Điều này xuất phát từ chỗ, đến gần 70% dân số sống tại Hoa Lục thuộc nhà nước Hán là người có nguồn gốc Bách Việt . Như vậy hầu hết những gì mà Hán tự nhận là chủ của văn minh Trung Hoa thực tế đều là các sản phẩm trí tuệ Bách Việt cả , hoặc tại Hoa Lục hoặc do Hán cướp bóc của lân bang đem về làm của mình . Lão Đan chính là trường hợp đó .
 
Lão Đan là người Bách Việt , ông là người đầu tiên luận về đạo người trong đạo trời đất . Nay nếu muốn giải thích : như Ông là người khai sáng ra nhân chủ học thuyết cũng được, nhà môi sinh cũng đúng, nhà dân chủ cũng không sai , bảo rằng ông là bậc thầy về Mật Tông hay Thiền Tông lại càng đúng . Văn minh Việt vốn chủ trương kinh vô tự , vốn chủ trương vạn sự nhất lý nên rất ít khi viết thành văn bản (điều này quả thực rất bất lợi cho dòng Việt nói chung như lịch sử đã chứng minh) mà chủ về truyền khẩu . Văn hóa truyền khẩu dễ bị tam sao thất bản . Đạo Học thâm sâu như vậy, mấy người hiểu được ngọn nguồn . Thế là tinh hoa để mất chỉ còn bói toán bùa chú mà thôi . Dù vậy : hiểu được Đạo Học thực chẳng dễ   , không thể dụng cái trí mà tiếp cận được , phải dùng đến cái tâm lành mới tiếp cận được với cái tâm lớn của vũ trụ . Đạo mở rộng đến đâu cũng được, thu hẹp bao nhiêu cũng xong là vậy .
 
Họ Liu mới thấy Đạo Đức Kinh vỏn vẹn 5,000 chữ nên khinh, nhưng cả đời Liu còn lại muốn học cũng chẳng thể đạt được đến lớp vỏ ngoài của Đạo Học Phương Đông là vậy . Đạo Học chẳng phải là sản phẩm tinh thần của Hán, không được sáng chế ra bởi Hán . Nên các vua chúa các quan lại Hán phải chấp nhận sự tồn tại trong dân gian được thể hiện qua tập quán xã hội, kết hợp với Khổng Học và Phật Giáo để trở thành Tam Giáo chi phối đời sống xã hội Trung Hoa cũng như Viễn Đông nói chung nơi đa số dân có nguồn gốc Bách Việt Liujiang do Hán cai trị . Cho nên tất cả lịch sử Hán đều dựa trên việc xử dụng mưu lược để cai trị xã hội có tuyệt đại đa số dân không phải là Hán , trên lãnh thổ không phải của Hán . Cho nên điều ta gọi là quốc gia Trung Hoa, hay Trung Quốc thực tế chỉ là các khái niệm ảo mà thôi .
 
Theo cách nhìn này , tinh hoa của Đạo Học Bách Việt rất gần gũi với văn minh Hopi tại Nam Mỹ . Cho nên đã từ lâu tôi đã đi đến kết luận là người đến Châu Mỹ đầu tiên là người Bách Việt , văn minh Hopi có liên hệ với văn minh Bách Việt là vậy . Nhận định này mới đây được xác nhận bởi các khám phá ra xác chết của một phụ nữ trên 40 tuổi tại Mexico có DNA hầu như hoàn toàn giống với DNA của người Việt có niên đại trên 10,000 năm .
 
Đối với Khổng Khâu, tôi hầu như không dùng từ ngữ mà mọi người quen dùng là Khổng Giáo, tôi thường hay dùng chữ Khổng Học hoặc tên tục là Khổng Khâu , cũng đủ để nói lên rằng : tôi không coi Khổng Học là tôn giáo ; vì chính Ông đã từng nói : Thuật Nhi bất tác , có nghĩa là ông không sáng tác ra cái gì cả . Vậy Khổng Khâu dựa vào đâu để soạn ra Tứ Thư , Ngũ Kinh  (thi, thơ , lễ…) , ông dựa vào đâu để soạn ra hình nhi thượng và hình nhi hạ , dựa trên lẽ biến hóa của cặp Âm Dương . Tất cả các thứ đó đều xuất phát từ đời sống hàng ngày của đa số người Trung Quốc có nguồn gốc Việt mà ra cả . Các khái niệm về tam tài (Thiên, Địa, Nhân) , về Âm Dương Dịch Lý , Hà Đồ Lạc Thư, về Tiên Thiên đồ, Trung Thiên đồ và Hậu Thiên Đồ đều là các sản phảm tinh thần của Bách Việt mà ra cả . Hán chẳng có gì hết trong kho tàng văn hóa này cả . Những gì mà Việt viết ra thì Hán thâu giữ đốt sạch để chỉ những gì do Hán viết ra mới được cổ súy đề cao để lại cho hậu thế để nói lên sự vĩ đại của văn minh Hán .
 
Thực ra thì ý đồ chính của Khổng chỉ nhắm xử dụng chính văn hóa Bách Việt để làm bình phong che lấp cho việc giải thích tính chính danh của quyền lực trung tâm của vua Hán đối với các lân bang mà Hán gọi là chư hầu mà thôi . Như vậy Khổng Học là lý thuyết xâm lăng mềm về văn hóa nhằm xây dựng nhà nước Hán trên lãnh thổ Bách Việt mà tuyệt đại đa số dân là Bách Việt có văn hóa và văn minh cao hơn Hán . Kẻ man rợ khi xâm lăng  lãnh thổ có văn minh cao hơn luôn phải xử dụng sức mạnh tối đa liên tục không bao giờ ngưng nghỉ để tiến hành cướp bóc sản phẩm trí tuệ của người biến thành của mình để người bị trị không dám chống đối vì trong thâm tâm cứ tưởng rằng cái của mình vẫn còn giữ nguyên vẹn . Kế sách của Hán là vậy .
 
Chả lẽ : Hà Đồ Lạc Thư , Dịch Lý âm dương , Tam Tài chỉ để bốc quẻ hay sao ? chả lẽ Đạo Học chỉ là cúng bái bùa chú hay sao ? tất cả các ứng dụng đó chỉ là mặt nổi của đời sống dân thường . Tinh hoa của các môn học đó đã hoàn toàn không được các xã hội bị Hán cai trị cũng như chính xã hội Hán biết cách ứng dụng vào việc canh cải xã hội để đưa xã hội tiến vào con đường Duy Lý . Con đường Duy Lý cũng chỉ dựa vào các biến hóa của cặp âm dương mà thôi . Xin cứ xem kỹ thuật Analog với digital có phải chỉ là các dấu 1 và zero không ? cứ xem Khoa Biện Chứng Pháp có phải cũng chỉ dựa vào quy luật âm dương không ? Văn minh phương Đông do Bách Việt làm chủ đã tìm ra quy luật vận hành của vũ trụ, nhưng vì quá cao siêu nên đã không ứng dụng được trong thực tế ; Hán lại cố tình giữ độc quyền chi phối toàn vùng nên ra sức hủy diệt mọi cơ hội tiếp xúc với các văn minh khác (thực ra hướng chuyển dịch của văn minh là hướng Đông Tây chứ không phải Bắc Nam) . Văn minh Phương Đông được gọi là văn minh tinh thần là vậy . Làm sao những người như Liu ya-zhou đã đẻ ra và lớn lên trong chế độ độ tài kiểu Mao có thể cảm nhận được tinh hoa của văn minh Phương Đông để dám luận bàn . Khoa Văn Minh học không đơn giản cảm nhận được bằng cái trí không thôi , mà còn bằng cả cái tâm nữa mới được , điều này đúng với cả đông cũng như tây . Văn minh tinh thần Phương Đông không được chứng nghiệm trong thực tế bởi văn minh vật chất, nên Phương Đông bị suy yếu cũng chẳng có gì để phiền trách cả . Phương Đông không có các học thuyết kiểu phương Tây cũng là truyện thường ; nhưng cần ghi nhớ, trong cõi thâm sâu của văn minh Phương Tây đã hàm chứa tinh hoa của Phương Đông trong đó rồi .
 
4 -  HỌC THUẬT PHƯƠNG TÂY .
 
Tướng Liu đã trích dẫn lời của Hegel : “ Trung Quốc không có triết học ” . Tướng Liu viết nguyên văn “ tôi cho rằng mấy nghìn năm nay, Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào . Nhà tư tưởng mà tôi nói là người như Hegel , Socrates , Plato . Những tư tưởng ấy cống hiến to lớn đối với tiến trình văn minh của nhân loại . Lão Đan viết Đạo Đức Kinh 5,000 chữ mà có thể là nhà tư tưởng ư . Khổng Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng, cái mà ông cung cấp là tất cả xoay quanh quyền lực . Nếu Nho Học là tôn giáo thì đó là tôn giáo rởm .Xã hội Trung Quốc là xã hội binh pháp, dân tộc ta chỉ biết tôn sùng nhà mưu lược ” .
 
Ông Liu trước hết là nhà quân sự đã học tại Mỹ và ở lại Stanford thỉnh giảng ít năm trước khi trở về Tầu làm chính ủy một đơn vị không quân Trung Quốc . Ông sinh khoảng năm 1958 vào lúc Hoa Lục đang phải đối diện với đói khổ triền miên sau 9 năm phe CS do Mao lãnh đạo đánh bại phe Quốc Dân Đảng , đẩy Tưởng ra Đài Loan . Các cao trào trăm hoa đua nở, bước nhảy vọt, cách mạng văn hóa, tứ nhân bang sảy ra khi ông Liu lớn lên và trưởng thành trong điều kiện đó . Nhưng thời kỳ cách mạng văn hóa cũng như biến cố Thiên An Môn năm 1989 thì thế hệ của ông Liu là nhân chứng dù đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp quyền lực tại Bắc Kinh . Họ Liu bức xúc đối với tương lai Trung Quốc là đúng với thực tế, nhưng cả thế hệ này cũng như trước thế hệ này thực tế chẳng biết gì nhiều về thế giới một cách khách quan , lichj sử Trung Quốc cũng rất sơ sài vì thực tế đã bị Mao tàn phá tận gốc rễ rồi, nói gì đến các hiểu biết về văn minh phương Đông nói chung .
 
Ông được Bắc kinh gởi đến Mỹ học và dạy học một thời gian tại viện đại học Stanford trong cương vị của một sỹ quan không quân ưu tú và tín cẩn . Điều này đủ cho thấy : con bài họ Liu được cấp cao trong hệ thống quyền lực tại Bắc Kinh đỡ đầu, cùng với một số người khác cùng thế hệ với ông, được gởi đến Mỹ để học hỏi cách thức điều hành và tổ chức xã hội Mỹ như là những nhà nghiên cứu chiến lược cho tương lai của Trung Quốc . Dĩ nhiên Bắc Kinh đã gởi nhiều sinh viên đến Mỹ du học như kiểu họ Liu tại hầu hết các viện đại học Mỹ cũng như Âu Châu , theo như những gì được Nixon và Chu Ân Lai ký kết tại Thượng Hải năm 1972 , được Đặng Tiểu Bình khai triển việc thi hành bắt đầu từ thập niên 1980 . Như thế, thế hệ họ Liu nên được coi là nhóm tiên phong trong kế hoạch tạo dựng lớp lãnh đạo trẻ được Bắc Kinh chuẩn bị . Cho nên những gì ông Liu cùng những người thuộc thế hệ của ông nêu lên cần được xem xét kỹ lưởng và nghiêm túc để biết giới lãnh đạo trẻ tại Bắc Kinh thực sự nghĩ gì về thế giới cũng như về chính nước Trung Quốc, điều này sẽ cho thấy ý đồ chiến lược của Trung Cộng trong lâu dài . Dĩ nhiên người Mỹ cứ tương kế tựu kế để cấy sinh tử phù vào thế hệ trẻ Hán Hoa .
 
Thế hệ của họ Liu lớn lên và bắt đầu được cắp sách đến trường khi Mao vẫn hô hào : trí thức chỉ là cục phân , Mỹ chỉ là con cọp giấy…Do thế, thế hệ này thực chẳng biết gì về chính lịch sử Trung Quốc cũng như thế giới, nói gì đến văn hóa cùng văn minh học . Môn học liên quan đến tương lai (futurology) đòi hỏi người học phải am tường và hệ thống hóa hầu như mọi lãnh vực của lịch sử nhân loại để biết chỗ dụng của lịch sử, nhiên hậu mới dự kiến tương lai  cũng như hướng đi lâu dài của lịch sử được . Họ Liu cùng những người thuộc thế hệ ông chưa thể cáng đáng nổi trọng trách này . Nhận định nêu trên dựa trên những gì mà Ông Liu đã trình bày qua các bài viết của ông mới đây liên quan đến cách thức mà ông đánh giá về lịch sử Trung Quốc cũng như cách ông đánh giá về hệ thống Mỹ cùng các ảnh hưởng của Mỹ đối với thế giới đương đại, nói chung liên quan đến học thuật Phương Tây  .
 
Ông Liu nhấn mạnh đến điều mà Hegel nêu lên là : Trung Quốc không có triết học . Lời nói của Hegel mặc nhiên nhìn nhận sự khác biệt sâu rộng giữa hai văn minh Đông với Tây , câu nói ấy đồng nghĩa với nhận định rằng : Trung Quốc hay Viễn Đông không có tôn giáo dựa trên định nghĩa về tôn giáo được mặc nhiên nhìn nhận ở Phương Tây . Triết học theo cách nhìn của Phương Tây xuất phát từ đâu ? có phải là từ tôn giáo mà ra không ? điều này chẳng cần phải bàn thêm nữa, vì các học giả phương Tây đã từng khẳng định như vậy . Vậy cần trở lại với nguồn gốc tôn giáo của Phương Tây , cùng các phát kiến của các học giả tiên phong Hy Lạp vào thế kỷ thứ 4 BC , đánh dấu thời kỳ chuyển mình rất quan trọng của lịch sử Trung Cận Đông khi Alexander Macedoine từ một quốc gia nhỏ nằm trên vùng Nam Âu thực hiện cuộc trường chinh nhắm vào các lãnh thổ phía đông đến vùng song Indus nay thuộc Pakistan . Truy nguồn thêm nữa, ta lại phải trở về với tôn giáo Zoroastrianism do Zarathustra - thuộc dòng tộc gốc Ấn Âu di cư vào Iran khoảng thế kỷ 10 BC - đề xướng vào thế kỷ 7 BC , đồng thời với Lão Đan , trước Đức Phật cùng Khổng Khâu gần 100 năm .Việc tìm hiểu về Zoroastrianism rất quan trọng để ta hiểu biết ngọn nguồn về Thiên Chúa Giáo do Chúa Jesus đề xuất vào thế kỷ 1 AD .
 
Trước hết cần ghi nhận là cả Khổng lẫn Lão đều chỉ ghi nhận lại những gì đã hình thành sẵn trong các xã hội Bách Việt  từ rất lâu trước đó rồi . Dĩ nhiên mỗi vị có  công hệ thống hóa lại nhằm chứng minh cho  chủ trương và đường lối mà mỗi vị noi theo theo cách thức khác nhau . Lịch sử Viễn Đông suốt mấy ngàn năm qua , nói như Liu, không có nhà tư tưởng cũng là đúng thôi . Vì cả Khổng, Lão, hay Phật chủ yếu chỉ vẽ ra cách sống để biến thành tập quán chẳng thể đổi thay trong xã hội Phương Đông nói chung . Nhưng cần lưu ý là : các lời giảng của các vị này rất mực cao siêu theo cách nhìn liên quan đến bản thể của con người trong vũ trụ , được coi như chân lý . Đã là chân lý thì bất biến, đã bất biến thì không thể luận được nữa . Văn minh Phương Đông lâm vào thế bị bế tắc là vậy, đúng theo hướng chuyển dịch của văn minh bị bế tắc khi di chuyển từ hướng Bắc xuống hướng nam tại Hoa Lục cũng như tại tiểu lục địa Ấn Hồi, hướng di chuyển chính của văn minh là từ Đông sang Tây (hình với tướng là vậy , khi còn xuất hiện dưới dạng hình (tức là tư tưởng) thì còn thay đổi được ; nhưng khi đã trở thành tướng thì hầu như chẳng thể đổi thay được nữa . Luận bàn của Phương Đông về hình với tướng là vậy ) .
 
Hãy cứ xem các bước tiến triển theo quá trình chuyển dịch của văn minh từ Đông sang Tây ta thấy : Đạo là gốc xuất phát từ văn hóa Hoàng Sào-Liujiang (Yangshao) , khi chuyển đến Ấn Độ hình thành Đạo Brahmin vào thời kỳ xung quanh thời điểm 1000 BC (Vedas được viết khoảng từ 1400 BC đến 900 BC , thánh thư Upanishads khoảng 800 BC nói rằng  : mọi sự đều thuộc về tinh thần của vũ trụ , chi phối muôn loài gọi là Brahman . Thần thoại Ấn Độ cũng nhiều vô số kể , nhưng là biến thái của hai vị thần chính là : Vishnu là thần bảo vệ trái đất, cũng còn được gọi là Krishna và thần Shiva thường được thể hiện bởi hình tượng thần có bốn tay bao bọc bởi vòng lửa tượng trưng cho thần phá hoại sự ngu muội . Khái niệm về đầu thai , tái sinh , sự sống sự chết (reincarnation) cũng xuất phát từ đây . Vài điều trình bày trên cho thấy, Phương Đông quan niệm trí tuệ quá rộng và quá mông lung mang tính tuyệt đối ; khác hẳn với Phương Tây, tiến từng bước vững chắc trên đường tìm sự thật tương đối khách quan .
 
So sánh gốc Đạo từ Bách Việt khi chuyển đến Ấn Độ thì tính bí truyền bắt đầu giảm xuống rất nhiều để hình thành Ấn Giáo được coi như bước chuyển biến mới để hình thành Đao-Tôn Giáo . Khi chuyển đến Iran để hình thành Zoroastrianism thì gốc đạo bị phai nhạt đi rất nhiều để biến thành tôn giáo . Zoroastrianism chính là nguồn gốc của tín điều Kyto giáo sau này vậy .Zarathustra là người lập đạo và là nhà tiên tri (Prophet) , thuộc dòng Ấn Âu vào hoang mạc để suy tư , tin tưởng vào một vị thần vĩ đại nhất là Ahura Mazda , đã mặc khải cho ông các khái niệm lien quan đến thiên đàng, địa ngục , ngày phán xét cuối cùng . Ông khuyên mọi người hãy : suy nghĩ, nói và làm những điều tốt lành . Cần ghi nhớ là Zoroastrianism hình thành  trước khi Cyrus the Great (558-529 BC) xây dựng đế chế lừng danh Achaemenid xứ Iran, các vua kế vị tiến hành xâm lăng , thôn tính toàn vùng từ Assyrian phía bắc đến Ai Cập phía nam của Lưỡng Hà , sau đó đụng độ mãnh liệt bất phân thắng bại với thế lực hàng hải Hy Lạp (liên minh Athen với Sparta) .vào thời điểm năm 490 BC . Tôn giáo Zoroastrianism theo người Iran lan đến vùng Cận Đông Địa Trung Hải để trở thành nguồn cảm hứng của chúa Jesus kể cả Muhammad sau này .
 
Hy Lạp bao gồm nhiều quốc gia thành phố, nhưng chính yếu là Athen với Sparta, là thế lực chi phối Địa Trung Hải sau khi đánh bại thế lực Crete vào thời điểm 1300 BC (việc này có liên hệ đến câu truyện Thành Troy thuộc văn minh Crete Minoan tồn tại từ năm 2000 BC đến 1450 BC khi bị người Hy Lạp Mycenaean thanh toán) . Các trào lưu văn hóa diễn biến trong vùng Trung Đông dẫn đến chố Đế Chế Achaemenid xứ Iran thôn tính toàn vùng hủy diệt Ai Cập cũng như Assyrian thì Hy Lạp tĩnh tọa chiêm quan nhằm cố tìm kiếm một phương cách tốt nhất trong việc xây dựng kiểu dáng xã hội dựa trên việc đặt con người trong vị trí trung tâm như khách thể đồng thời cũng là chủ thể trong mối quan hệ với tự nhiên . Văn minh Hy Lạp hình thành trong điều kiện đó , mở rộng ảnh hưởng thông qua cuộc trường chinh của Alexander Macedoine vào thời kỳ 330 BC ; cuộc trường chinh này tuy do Alexander người Macedon thực hiện nhưng với các tướng lĩnh cũng như quân sư đa số lại là người Hy Lạp (Aristotle là đệ tử của Plato chính là thầy dạy học cho Alexander the Great , ông nghiên cứu về đủ mọi môn học như toán, thiên văn , chính trị cũng như văn học) . Các học giả Hy Lạp tháp tùng quân của Alexander để tìm hiểu về thế giới ở phương Đông trong khi phía tây là Âu Châu vẫn chưa hình thành thực sự trong thực tế . Sau này khi Alexander chết, đế chế do ông thành lập được chia làm ba mang các đặc trưng Hy Lạp chứ hoàn toàn không phải là Macedoine hay Trung Đông hoặc Ai Cập . (chia ba gồm : Seleucid vùng Iran, Ptolemaic vùng Ai Cập, Antigonid vùng Hy Lạp, Macedonia và các đảo kế cận) .
 
Văn minh Hy lạp đạt đến đỉnh cao khi Alexander cho thành lập thư viện Alexandria tại Ai Cập tồn tại đến thế kỷ 4 AD trước khi bị La Mã đóng cửa đem về La Mã (sau đó cũng đánh dấu sự tan rã của La Mã phía Tây) . Alexandria trở thành trung tâm nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên trên thế giới, tại đó học giả khắp nơi đến đó để nghiên cứu, dịch thuật (Cựu Ước được dịch sang tiếng Hy Lạp cũng tại đây) . Thư viện cùng viện bảo tàng Alexandria tồn tại đến gần 700 năm được coi là cái nôi của văn minh Phương Tây .
 
Xin hãy xem xét cẩn trọng các bước tiến hóa này đối với văn minh Phương Tây , từ khái niệm rất mù mờ về tự nhiên, con người chả là gì cả trong xã hội Phương Đông do Đạo Học chi phối (với sự tổng hòa cả Đạo với Dịch) , sang đến Ấn Độ thì yếu tố con người bắt đầu trở nên rõ hơn, sang đến Iran với Zoroastrianism thì khái niêm tự nhiên bắt đầu trở thành cụ thể hơn khi con người cụ thể cộng thông với tự nhiên được gọi dưới tên là Magi (mà giáo hội Thiên chúa giáo VN dịch là ba vua, thực tế, Magi không phải là vua phương đông mà là đạo sư theo Zoroastrianism) . Khi chuyển đến Hy lạp, tuy Hy Lạp vẫn theo Đa Thần Giáo vẫn phổ biến trong vùng từ Ấn Độ đến Trung Đông , nhưng yếu tố con người trở nên nổi bật vừa là chủ thể vừa là khách thể . Điều này đặt căn bản cho sự xuất hiện của Chúa Jesus sau này nhờ sự kết hợp mọi yếu tố đã được đề ra trước đó bởi các văn minh từ vùng Viễn Đông đến Trung Đông , lấy con người làm trung tâm để phục vụ .
 
Các khái niệm về thiên đàng địa ngục, sự phán xét cuối cùng , khái niệm về ba vua (cũng xuất phát từ khái niêm Tam Tài, âm dương mà ra) . Khái niệm về luân hồi theo Phật Giáo được các nhà viết Tân Ước giải thích theo cách khác nhưng cũng cùng ý nghĩa là sự sống lại . Mặc dù Tân Ước được viết suốt mấy trăm năm trước khi được chánh thức hóa vào năm 185 AD dưới sự lãnh đạo của Irenaeus để trở thành Thánh Kinh của Thiên Chúa Giáo . Nhưng quan trọng nhất đối với tín điều của Chúa Jesus chính là các nguyên tắc dẫn đạo loài người liên quan đến công bằng, bác ái và bình đẳng . So với Zoroastrianism hay các tôn giáo khác tại phương Đông  , khi đề ra chủ trương : suy nghĩ, nói và làm tốt đều là các lời khuyên vẫn còn quá mơ hồ . Khái niệm về công bằng, bác ái, bình đẳng do Chúa Jesus đề ra lại là khẩu hiệu chính trị-xã hội thúc đẩy cuộc đấu tranh để đạt đến cùng đích đó đối với xã hội loài người  nói chung . Tinh thần Kyto Giáo chi phối xã hội phương Tây và đặt nền tảng cho việc xây dựng xã hội Phương Tây sau này là vậy, để đẩy Phương Tây tiến xa về phía trước so với Phương Đông . Các tranh chấp trong lòng các xã hội Âu Châu cũng như Phương Tây nói chung suốt gần 2000 năm kể từ khi Chúa Jesus rao giảng đức tin đều thống nhất trên định hướng này, chủ yếu liên quan đến mục tiêu tối hậu là : giải phóng con người dựa trên phương pháp nghiên cứu khoa học Duy Lý do các học giả Hy Lạp đề ra từ thế kỷ 4 BC ; để đến ngày nay các mục tiêu ấy đang trở thành trào lưu toàn cầu . Các xã hội Phương Đông kể cả Trung Cận Đông không hoặc chưa trải nghiệm qua các kinh nghiệm đó, nên các xã hội không phải phương tây, tuy rất già về tuổi tác nhưng lại rất ấu trĩ  trong việc cải cách xã hội là vậy .
 
Làm sao mà Phương Đông có thể xây dựng được những học thuyết lớn, những nhà tư tưởng lớn được khi ngay từ bước khởi đầu, phương Đông chịu ảnh hưởng của Bách Việt, đã tìm ra lẽ uyên nguyên chi phối tự nhiên (trong đó có con người) và rồi đắm chìm trong đó không lối thoát . Trong khi Phương Tây tiến bước trên từng khám phá cụ thể xoay quanh trục chính là con người để lần hồi tìm ra quy luật vận hành của tự nhiên thuộc từng lãnh vực khác nhau , hệ thống hóa, tổng hợp và ứng dụng trong thực tế để chiêm nghiệm đúng sai để tự hoàn thiện mỗi khi tình hình thay đổi . Càng ngày họ càng tiến bước vững trãi trên con đường xây dựng con người và xã hội duy lý là vậy . Về mặt này, nhận định của Liu ya-Zhou không sai khi ông nói rằng : Trung Quốc chưa sản sinh ra nhà tư tưởng nào . Điều này quả đúng với toàn Á Châu nói chung chứ chẳng phải chỉ riêng Trung Quốc không thôi , khi ta dựa trên các tiêu chí của Phương Tây để đánh giá về phương Đông . Hegel nói rằng : Trung Quốc không có triết học cũng dựa trên tiêu chí này.
 
Văn minh vốn di chuyển chậm trong thời thái cổ , từng bước chuyển dịch nhanh hơn do các khám phá khoa học ngày càng được tích lũy nhiều hơn . Xin hãy xem từ Bách Việt chuyển đến Ấn Độ phải mất vài ba ngàn năm, từ Ấn Độ chuyển đến Lưỡng Hà cũng thế, từ Lưỡng Hà chuyển đến Hy Lạp kế cận cũng phải mất vài ngàn năm , nhưng văn minh Âu Châu hình thành chưa quá ngàn năm đã hình thành Trung Tâm Văn Minh Bắc Mỹ, Bắc Mỹ chỉ tốn vài ba trăm năm đã trở thành trung tâm văn minh mang tính toàn cầu rồi . Mỗi giai đoạn đánh dấu mỗi bước tiến bộ về mặt tri thức khác nhau , mỗi học thuyết khác nhau hỗ trợ cho hệ thống xã hội ấy . Văn minh di chuyển xa về hướng tây thì phía đông bị tàn lụi . Ngay cả Trung Cận Đông kế cận Âu Châu còn tàn lụi thì nói gì đến Viễn Đông . Trong các bước phát triển ấy, triết học được coi là yếu tố quan trọng ghi dấu ấn đối với các suy luận , cũng là trình độ tri thức , cách đánh giá về tự nhiên của mỗi thời đại khác nhau .
 
5 -  BÀN THÊM VỀ TRIẾT HỌC .
 
Ngay từ năm 500 BC , Hy Lạp đã thực hiện các bước đột phá đối với khoa học tự nhiên : như Pithagoeans đề ra định luật toán học dựa trên kết luận là trái đất là khối cầu , năm 450 BC nhà thiên văn Hy Lạp Anaxagoras xứ Clazomenae bị cấm đến đền thờ vì chủ trương mặt trời là khối cầu khổng lồ sắt nung chảy , năm 430 BC Herodotus đã viết cuốn Histories trình bày về quan hệ Iran với Hy Lạp một cách sâu rộng , ông được coi là cha để của khoa học lịch sử , năm 387 Plato lập trường Triết Học tại Athens (triết học lúc đó gọi chung mọi môn học liên quan đến mọi lãnh vực suy tư nên gọi là School of Philophy là vậy) năm 378 ông viết cuốn Republic trong đó ông suy ngẫm về kiểu dáng của nhà nước lý tưởng (dựa trên sự đóng góp ý kiến và chọn lựa quyết định của mọi thành viên trong xã hội, nên gọi là Repubic là vậy) . Năm 399 Socrates đặt nền tảng cho triết học phương tây . Năm 350 BC Aristotle viết cuốn Concerning the Sky theo đó ông  coi trái đất là hành tinh , khác biệt với quan niệm sai lầm trước đó coi trái đất là trung tâm của vũ trụ, chính ông cũng là thầy dạy học và là quân sư cho Alexander the Great trong cuộc trường chinh về hướng đông .
 
Văn minh Hy Lạp theo Alexander the Great truyền bá đến Lưỡng Hà thông qua thư viện Alexandria để tạo cho Lưỡng Hà phát triển mạnh mẽ cho đến thế kỷ 12 AD khi Thánh Chiến lên đến đỉnh cao cùng với sự xuất hiện của Mông Cổ sau đó (thế kỷ 13) . Nhưng văn minh Hy Lạp bị suy tàn từ từ khi La Mã nổi lên chi phối toàn vùng , nhiều học giả Hy Lạp đến sinh sống tại La Mã cùng nhiều vùng khác , mở trường dạy học . Truyền thống của xã hội Phương Tây hình thành từ các mối giao tiếp như vậy , khi cần chiến tranh họ vẫn chiến tranh, nhưng họ luôn coi trọng giá trị của tri thức được coi là vốn quý của mọi xã hội , của con người nói chung . Điều này khác hẳn với xã hội Trung Hoa , tệ nạn hoạn quan, hủy diệt quá khứ đã phá hủy các xã hội phương đông rất nhiều trong suốt lịch sử phương đông.
 
Nhưng nếu thiếu vắng tinh thần Kyto Giáo – cho dù Giáo Hội phạm nhiều lỗi lầm – Âu Châu không thể phát triển được . Người dân Âu Châu dám đấu tranh với cả Giáo Hội , nhà cầm quyền cũng như giới tư bản sau này vì họ dựa vào giá trị được coi là bất biến liên quan đến lẽ công bằng, bác ái , vị tha mà Chúa Jesus đã rao giảng . Các vua chúa cũng cảm nhận được áp lực từ các lời rao giảng như vậy . Kết hợp với các khám phá của các học giả Hy Lạp , cả Giáo Hội lẫn các nhà nước Âu Châu đều nhìn thấy tầm quan trọng của khoa học , cũng như vai trò của nhà nước trong việc điều hành quốc gia . Các khái niệm về quốc gia, quyền công dân, kinh tế , luật pháp đều từng bước được xây dựng dựa trên nền tảng đó .
 
Đấu tranh đối với các xã hội phương tây không đơn giản chỉ là súng đạn mà còn trong lãnh vực học thuyêt nữa . Chẳng phải tự nhiên khi Martin Luther nêu thắc mắc với Giám Mục Mainz yêu cầu giải thích 95 câu hỏi do ông đề ra để mở đầu cho cao trào cách tân Thiên Chúa Giáo vào năm 1517 , nếu không có tầng lớp trí thức mới được đào tạo cũng như máy in được Gutenberg phát minh năm 1455 để phổ biến rộng rãi các kiến thức mới đối với toàn dân .Con người ngày càng được học hành cao hơn , họ trí thức hơn, suy nghĩ độc lập hơn, thế là hàng loạt các lý thuyết mới được hình thành . Trong đó việc mở rộng đối với lãnh vực triết học trong thế kỷ 19 đáng để quan tâm .
 
Suốt thời gian dài đến gần 1500 năm Âu Châu bị đắm chìm trong tinh thần Kyto giáo ,  các khái niệm về Philosophy do người Hy Lạp quan niệm quá rộng đến đỗi được coi là khoa nghiên cứu về tư duy của con người đối với khách quan . Khoa học tư duy ngày càng mở rộng và đi vào từng lãnh vực chuyên biệt , triết học từ từ tách ra khỏi tôn giáo để hình thành khoa học chuyên nghiên cứu những vấn đề liên quan đến siêu hình . Điều này đánh dấu thời kỳ trưởng thành của văn minh Âu Châu . Nhưng nếu chỉ dựa vào Socrates, Phato thì triết học theo nghĩa hiện đại vẫn không có cơ hội phát triển . Sang đến thế kỷ 17 Rene Descartes triết gia Pháp bắt đầu suy ngẫm về các vấn đề siêu hình dĩ nhiên theo nhãn quan thuần túy Phương Tây dựa trên nền tảng Kito giáo . Vào cuối thế kỷ 15 chế độ Hồi Giáo Moorish tại Tây Ban Nha bị Hoàng Đế Ferdinand đánh bại hoàn toàn mở đầu cho thời kỳ xâm chiếm Châu Mỹ của Âu Châu vào năm 1492 . Dòng Tên do tu sỹ đồng thời cũng là cựu sỹ quan Tây Ban Nha là Ignatius Loyola thành lập năm 1534 với chủ trương cụ thể là đào tạo nhân tài để tìm hiểu sâu rộng về các văn minh khác . Các bước tiến của Âu Châu được xây dựng trên nền tảng đó .
 
Các tu sỹ dòng tên rất trung thành với các nguyên tắc và mục tiêu được coi là chính thống do chúa Jesus đề ra , nên là tu hội dấn than sâu rộng vào việc tìm hiểu ngọn nguồn các văn minh khác cũng như tìm cách bảo vệ người dân các vùng bị đô hộ bởi thực dân Tây Ban Nha . Do chủ trương này mà Dòng Tên rất am hiểu về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới , họ cũng bị vua Tây Ban Nha trục xuất, bị Giáo Hoàng ra lệnh giải tán vào năm 1772 để lập Dòng Tên mới trực thuộc Giáo Hoàng . Nhưng thực tế, cả hai dòng tên cùng vẫn tồn tại , một bộ phận về đạo trực thuộc Giáo Hội, bộ phận kia về đời được coi là những thành phần ưu tú trong khối giáo dân , cả hai cùng phối hợp trong việc tìm hiểu về văn minh thế giới và tìm cách tổng hợp lại nhằm dẫn đưa nhân loại đạt đến các lý tưởng mà chúa Jesus đã đề ra (Các Hội Kín cũng có cùng chủ trương , nhưng thuần túy dựa trên sức mạnh để tiến tới việc thiết lập một thế giới như vậy, cho nên hội kín đã được tôi gọi là tôn giáo thế quyền là vậy) .
 
Rất nhiều sách vở của phương tây được dịch ra tiếng địa phương , kỹ thuật phương tây được giới thiệu  như tại Trung Hoa kỹ thuật canh tác kiểu Âu Châu được giáo sỹ Dòng Tên đem vào Trung Hoa đã tăng ba vụ lúa /năm vào năm 1681 . Trong thời gian từ 1635 đến 1644 các tu sỹ Dòng Tên tại Trung Hoa đã làm nhiều việc đáng ghi nhơ tại đây như : tổng hợp các công trình khoa học , xuất bản dưới tên là Ch’ung-chen li-shu, năm 1637 xuất bản bách khoa tự điển kỹ thuật của Trung Hoa, năm 1634 làm lại lịch cho Trung Hoa . Chữ quốc ngữ được khám phá tại nước ta cũng xuất phát từ các tu sỹ Dòng Tên . Khoa Dịch Lý dựa trên lẽ biến hóa của cặp âm-dương cũng được các tu sỹ Dòng Tên giới thiệu với Âu Châu . Công lớn bắc nhịp cầu văn hóa Đông Tây bắt đầu từ tu sỹ Dòng Tên Matteo Ricci , vào năm 1602 ông đã cho xuất bản cuốn Atlas of the World bằng tiến Hoa ..Cách thức làm việc như vậy cũng được áp dụng đối với mọi nơi trên thế giới như Iran, Ấn Độ hay văn minh Maya tại Trung Mỹ . Mọi tài liệu lien quan đến văn minh Maya đã bị Tây Ban Nha tiêu hủy hết , duy nhất chỉ có một cuốn được đem về Đức . Chính nhờ cuốn này mà Phương Tây truy tìm được nguồn gốc các ký hiệu của Văn Minh Maya .
 
Cứ địa của Hội Kín lúc đầu được dặt tại vùng Bavaria, được củng cố sau năm 1307 sau khi Hội Kín bị vua Pháp truy quét cũng đã chạy về đây cũng như Thụy Sỹ (hệ thống ngân hàng Thụy Sỹ thực tế do Hội Kín làm chủ và điều phối) . Cho nên tuy nước Đức không thống nhất liên tục nhưng hầu như tất cả các tài liệu liên quan đến các văn minh khác đều được dịch ra tiếng Đức . Thế kỷ 19 đánh dấu sự trỗi dậy của văn hóa Đức là vậy . Các triết gia Đức ngự trị đối với triết học Âu Châu bởi những tên tuổi lẫy lừng như Kant, Hegel, Marx . Hai nhân vật để lại lắm tranh cãi là Hegel và K. Marx .
 
Hegel không phải tự nhiên tìm ra Biện Chứng Pháp dựa trên quá trình tiến hóa gồm ba bước là : chính đề, phản đề và hợp đề . Ông quan sát tự nhiên , nhưng cũng lấy các gợi ý từ Dịch Lý mà ra (I- Ching) liên quan đến cặp Âm Dương . Âm, Dương mới là căn gốc của sự sống cũng như tiến hóa luận vậy . Dĩ nhiên sách ông viết rất dài và rất phức tạp đánh dấu các suy nghĩ rất phức tạp của Ông . Ông vốn được coi là cha để của Duy Tâm Biện Chứng , chủ trương là tinh thần có trước vật chất . Hegel được coi thuộc phái nhất nguyên luận duy tâm .
 
Có Hegel thì phải có K. Marx thôi , Marx đẻ ra Duy Vật Biện Chứng cũng như Duy Vật sử quan đúng theo luật mâu thuẫn âm dương . Marx còn dữ dội hơn Hegel , viết tư bản luận  rất đồ xộ . Marx bảo rằng vật chất có trước tinh thần . Xin phân biệt Marx trẻ với Marx già , Marx Cộng Sản với Marx Triết Gia . Marx thuộc trường phái nhất nguyên luận duy vật .
 
Thực ra cả Hegel lẫn Marx đều tập trú nghiên cứu về tiến hóa luận cả . Tiến Hóa Luận không đơn giản trong chỗ đặt vấn đề cái nào có trước, cái nào có sau , mà cả hai cái đều xuất hiện song hành như cặp âm dương chẳng thể tách rời được, như con người đi bằng hai chân và cứ mãi mãi đi banừg hai chân vậy . Hai chân đó là tinh thần và vật chất . Sự tồn tại của một thực thể tùy thuộc vào mối quân bình giữa hai yếu tố này cùng kết hợp lại trong một thể thống nhất và bền vững, để mất quân bình sảy ra , thực thể ấy bị tan rã để hình thành mối quân bình mới như một tiến trình không bao giờ ngưng nghỉ . Muốn hiểu điều đó , con người cũng như xã hội , một mặt vừa bị chi phối bởi luật khách quan như sinh lão bệnh tử, mặt khác phải biết cách giải quyết các mâu thuẫn nội tại theo đúng quy luật khách quan . Chủ nghĩa Thực Dụng sẽ cung cấp cho ta cơ hội đó . Chủ nghĩa thực dụng mới tổng  hợp liên tục mọi học thuyết, mọi khám phá mới nhất để định hướng đi cho tương lai . Chủ nghĩa thực dụng nhìn nhận tính tương đối trong quá trình tiến hóa lien tục là vậy .
 
Ông Liu ya-Zhou khi đề cao triết học phương Tây vào thế kỷ 19 , thực ra chưa biết gì nhiều về toàn hệ thống xã hội Phương Tây trong tiến trình tiến lên của loài người nói chung . Văn minh nhân loại thực tế chính là thể hiện tiến trình hợp nhất nhân loại về một mối . Triết Tây bế tắc và bị yểu tử là vậy . Xin hãy cứ xem xét cẩn trọng , sau Hegel cũng như Marx còn ai nữa chăng, chả lẽ Jean Paul Sartre với Hiện Sinh được coi là triết học sao ? Họ Liu thực chưa hiểu gì nhiều về văn minh Phương Tây cũng như thế giới để có thể bàn luận về hướng đi của thế giới trong tương lai . Như vậy , họ Liu muốn gì khi đề ra chủ trương học hỏi tinh hoa của học thuật Mỹ .
 
6 -  HỌC BÀI HỌC MỸ .

 
Trong bài viết tuần trước liên quan đến Liu Ya-Zhou, kết luận của tôi  : đây chỉ là màn dáo đầu trong kế sách tránh đụng độ tạm thời của Bắc Kinh trước áp lực của Mỹ cùng các nước Á Châu dân chủ khác mà thôi  . Phần trên của bài viết này, tôi cũng đã tổng hợp đôi điều liên quan đến lịch sử thế giới để nhắc lại cho quý bạn đọc một số biến cố đã sảy ra  trong quá khứ và vẫn ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta hôm nay . Câu hỏi được đặt ra là  : ý đồ thực của Bắc Kinh qua bài viết của Liu , cũng như qua lời phát biểu mới đây của Ôn Gia Bảo liên quan đến điều mà họ Ôn nói đến nhu cầu cải cách chính trị ; cải cách chính trị theo thể chế liên bang như tại Mỹ chăng ? rồi ra tương lai của Trung Quốc sẽ như thế nào ? .
 
Phủ nhận quá khứ .

 
Bắc Kinh qua bài viết của Liu đã đạp đổ cả lâu dài văn hóa Trung Hoa được xây dựng trên nền tảng của văn minh Bách Việt Phương Đông . Điều đó mang ý nghĩa là Bắc Kinh muốn phá hủy quá khứ để xây dựng một xã hội Trung Hoa mới theo hướng đi đã được chứng nghiệm là rất thành công theo kiểu Mỹ . Như vậy bài viết của Liu chính là một thông điệp rất mạnh mà Bắc Kinh muốn chuyển đến cho phía Mỹ . Nội dung của thông điệp ấy có thể được tóm gọn như sau : “ Xin cho chúng tôi thời gian , chúng tôi phát triển trong hòa bình , chấp nhận trật tự thế giới mới dựa trên dân chủ và thị trường tự do thực sự ” . Như thế, qua các động thái mà Bắc Kinh tung ra sau bài viết của Liu cho thấy : Bắc Kinh phải tạm thời xuống thang sau khi tuyên bố vùng Biển Đông là vùng biển Lưỡi Bò thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc , việc này đã gây lên làn sóng chống đối quyết liệt từ phía các nước ĐNÁ kết hợp với Mỹ cùng các quốc gia dân chủ khác tại Á Châu . Sự xuống thang của Bắc Kinh thực ra chẳng lạ gì cả ; mục tiêu chiến lược trong ý đồ xâm thực thế giới của Bắc Kinh vẫn không hề thay đổi ; chỉ có phương pháp là tạm thời điều chỉnh lại cho hợp với các diễn biến mới trong vùng mà thôi .
 
Như đã trình bày, cá nhân Liu Ya-Zhou , cho dù học tại Stanford và đã có thời gian ngắn giảng dạy tại đó . Việc sắp xếp này cần được coi như yêu cầu của phía Bắc Kinh để tạo uy tín cho Liu trước khi trở lại Trung Quốc làm chính ủy đơn vị không quân . Thẳng thắn mà nói, thế hệ họ Liu và ngay cả thế hệ Ôn Gia Bảo cũng như Hồ Cẩm Đào đã bị đánh bật tận gốc rễ đối với văn hóa Phương Đông nói chung, Trung Hoa nói riêng ; nên thực chẳng hiểu gì về văn minh Phương Đông cả .
 
Lịch sử một dân tộc về phương diện văn hóa không thể một sớm một chiều mà có thể bứng tận gốc rễ để thay bằng cái mới được, việc này hẳn các nhóm đứng dàn dựng vụ họ Liu phải hiểu . Thực ra, một khi muốn ứng dụng hệ thống Mỹ, Bắc Kinh cũng chẳng cần phải miệt thị Khổng Khâu hay Lão Đan làm gì . Bài viết của Liu nhấn mạnh đến Đạo Đức Kinh , vỏn vẹn chỉ có 5,000 chữ của Lão Đan, để Liu nêu lên câu hỏi : như thế mà coi là học thuyết hay sao ? . Qua cách thức trình bày vấn đề , tuy có nói đến Khổng Khâu nhưng họ Liu chỉ mô tả Khổng như nhà mưu lược xoay quanh quyền lực mà thôi . Họ Liu không dám đi sâu vào việc giải thích  -dù vắn gọn một số ý chính của cả Khổng lẫn Lão- nên được coi như cố tình coi thường các giá trị căn bản của văn hóa Phương Đông .
 
Ý đồ của Bắc Kinh thông qua họ Liu như thế đã rõ : “ Bắc Kinh lại muốn chuyển đến cho các trí thức VN hiểu rằng ; các  anh muốn làm chủ văn minh phương Đông . Vậy Trung Quốc nay vứt vào sọt rác để các anh đến đó lượm về mà làm chủ ” . Đây mới là thâm ý của Bắc Kinh nhằm đáp trả đối với cao trào đòi chủ quyền văn hóa Phương Đông của Bắc Việt Phương Nam vậy .
 
Đối với Văn Hóa Mỹ .

 
Cần lưu ý thật rõ ràng là : Hội Kín Freemason là động lực chính chi phối chính tình nước Mỹ từ trước thời lập quốc Mỹ đến nay ; kết hợp với Hội Kín Cựu Dòng Tên thực hiện cả một kế sách lâu dài, hệ thống trong việc thống nhất nhân loại về một mối như tất yếu lịch sử Duy Dân Biện Chứng vậy . Nền tảng sức mạnh của xã hội Phương Tây được xây dựng và củng cố từng bước dựa trên tinh thần Kyto Giáo làm nền tảng, kết hợp với các khám phá khoa học mới nhất , để xây dựng xã hội lấy con người làm trung tâm để phục vụ , chứ không phải con người là phương tiện như các vua chúa Trung Hoa xưa vẫn hằng quan niệm .
 
Trước các diễn biến quốc tế hiện nay , thử hỏi một nhà nước Hán suốt lịch sử của mình chỉ theo một tôn chí duy nhất là cướp bóc hủy diệt con người , liệu có thể chuyển hướng thành nhà nước Dân Chủ Pháp Trị một cách mau chóng được hay không ? Câu trả lời rõ ràng là không . Việc này được chính Liu khẳng định qua các nhận định là : Trung Hoa chỉ theo thuật ngụy biện , đối ngoại lôi kéo vỗ về, đối nội tàn nhẫn và hành vi thô bỉ . Họ Liu nhấn mạnh đến sức mạnh và giá trị Mỹ , gồm ba điều sau : a / không thể coi thường thể chế tinh anh của Mỹ, họ không thể mắc sai lầm . b /  sự độ lượng và khoan dung của Mỹ . c /  sức mạnh vĩ đại về tinh thần của Mỹ ; cuối cùng Liu khuyên Trung Hoa là nên tham khảo kinh nghiệm thành công của Mỹ .
 
Bài viết đầy đủ của họ Liu được Ông Dương Danh Di nhắc tới , còn gồm phần quan trọng khác liên quan đến niềm tin vững chắc của họ Liu vào sức mạnh của quân đội Trung Quốc và quyết một long trung thành với quân đội Trung Quốc mà họ Liu nằm trong giới quyền lực lãnh đạo . Điều này càng để lộ nghịch lý trong các chủ trương của nhóm quyền lực trẻ tại Hoa Lục mà Liu là đại diện trước các vấn đề của thế giới cũng như liên quan đến một nước Trung Quốc trong tương lai . Giới quyền lực trẻ tại Hoa Lục theo một chủ trương thật rõ ràng và thực tiễn thông qua các chủ trương sau :
 
1 – nắm vững chủ trương xử dụng sức mạnh do dân số khổng lồ của Trung Hoa để tạo hậu thuẫn cho chủ trương xâm lăng mềm của Trung Quốc đối với thế giới . 2 – Cải tổ toàn hệ thống xã hội Trung Quốc theo hệ thống Mỹ, sẵn sàng chuyển đổi sang hệ thống Liên Bang , giao quyền nội chính cho các Bang của nước Trung Quốc ngày nay ; chính quyền Trung Ương do Hán nắm quyền chi phối toàn diện phụ trách các vấn đề đối ngoại, quân sự, kinh tế tài chánh cũng như các chính sách liên quan đến toàn Liên Bang .
3 -  Mở rộng Liên Bang bằng cách di dân, xử dụng lợi thế thương mại tài chánh kỹ thuật để nắm chặt thị trường đối với các quốc gia có biên giới xung quanh Trung Quốc như bước mở rộng thứ nhất ; song song với việc mở rộng ảnh hưởng hàng hải thông qua lực lượng hải không quân cũng như hệ thống vệ tinh vĩ đại nhắm tiến tới việc làm chủ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương ; để đặt căn bản cho việc mở rộng không ngừng thế lực Hán Hoa trên quy mô toàn cầu, nhiên hậu thiết lập trật tự Hán Hoa trên toàn thế giới ; đánh bại Mỹ cũng như văn minh Phương Tây trong thế kỷ 21 này .
4 -  Để đạt được mục tiêu sâu rộng đó, Trung Quốc cần cải cách chính trị tại các địa phương từ cấp huyện, tỉnh đến cấp vùng ; song song với việc hình thành các ban lãnh đạo tại các địa phương đó - được coi như tổ chức trá hình của Đảng Bộ Địa Phương - nhằm lôi kéo các tầng lớp trí thức mới tham gia việc lãnh đạo tại các địa phương dựa trên nguyên tắc : lấy lợi mà dụ để đưa các nhóm đó vào thành phần lãnh đạo từ thấp đến cao trong hệ thống quyền lực tại Hoa Lục .
 
Các lời phát biểu của Ôn Gia Bảo cùng bài viết của Liu cần được dặt trong toan tính chiến lược như vậy của Bắc Kinh . Chúng ta cứ chờ xem Bắc Kinh sẽ phát triển chủ trương này như thế nào trong thực tế sắp tới đây .
 
Tình hình thực tế tại Á Châu .
 
Xin lưu ý thật rõ vài điểm sau : thứ nhất cần phân biệt chính sách ngoại giao của một nước được nói tới công khai với các toan tính chiến lược của từng quốc gia liên quan , việc này phải tuân thủ theo Công Pháp Quốc Tế (đối với công tác ngoại giao) cũng như toan tính chiến lược thực của từng quốc gia liên hệ ( Ý đồ chiến lược thực của các phía luôn rất bí mật) . Thứ hai , trước khi chiến tranh nổ ra , các mưu kế chính trị thường rất nhiêu khê . Mỗi phía đều luôn tung ra đủ thứ chiêu thức để đánh lừa nhau ; các lời phát biểu thường hay mâu thuẫn nhau , nên làm cho những ai ít am hiểu tình hình dễ bị giao động . Người quan sát cần biết cái nào là thực cái nào là hư chiêu . Thứ ba, muốn hiểu cái thực cần biết rõ các mâu thuẫn quyền lợi về an ninh, kinh tế, quân sự … dựa trên lịch sử từng quốc gia  cũng như hướng tiến tới của lịch sử nhân loại trong lâu dài để không bị lạc lối cũng như tiến hành các chuẩn bị . Thứ tư, khi chiến tranh đã nổ ra thì thế thắng bại đã phân định rõ ràng, lúc đó các nhà làm chính sách đã suy nghĩ đến các vấn đề khác rồi . Chính trị thế giới phức tạp là vậy .
 
Hoa Kỳ khi ủng hộ chủ trương quốc tế hóa biển đông tại Hội Nghị An Ninh khu vực mới đây tại Thăng Long cần được xem xét dưới hai khía cạnh , ngoại giao cũng như chiến lược thực sự của Mỹ đối với các vấn đề Á Châu . Về phương diện Ngoại Giao, việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này là vi phạm luật tự do lưu thông trên biển được các nước chấp nhận thi hành . Mỹ chỉ can thiệp vào vấn đề Biển Đông về phương diện ngoại giao đối với các quốc gia có chủ quyền trong vùng mà thôi . Mỹ không thể cứ đem quân đánh bừa đi được . Các mâu thuẫn giữa các nước Á Châu với nhau là vấn đề nội bộ giữa các nước Á Châu  , Mỹ không thể can thiệp . Mối quan hệ giữa Mỹ với từng nước Á Châu là mối quan hệ giữa các nước có chủ quyền và bình đẳng trong quan hệ quốc tế . Vậy tranh chấp tại Á Châu lớn nhất là gì ?