Home Tin Tức Bình Luận Những câu chuyện “nóng” về Thăng Long trước thềm Đại lễ

Những câu chuyện “nóng” về Thăng Long trước thềm Đại lễ PDF Print E-mail
Tác Giả: Quang Lâm   
Thứ Ba, 21 Tháng 9 Năm 2010 07:49

 Rất nhiều sự kiện làm sôi nổi dư luận dân Việt trước ngày Đại lễ nghìn năm Thăng Long, kể không hết.

Sau đây là những điều không thể không nói.

1.  Phim “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long”

“Phim Lý Công Uẩn: sự lệ thuộc văn hóa”  là đầu đề trên VNN  ngày 13/9.

Theo PL TpHCM 11/9 trong bài: “Trung Quốc từ kịch bản, diễn viên đến trường quay!”: Khi công bố dự án phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, đơn vị sản xuất đã rất chú trọng đến điểm đặc biệt của phim là thuê êkíp TQ sản xuất, từ đạo diễn, hóa trang, phục trang đến trường quay.

 Gần 700 bộ trang phục cổ trang cũng được may từ TQ, thuê cả trường quay Hoành Điếm của TQ và hàng trăm diễn viên quần chúng cũng TQ.

Theo đạo diễn Lê Dân, dựng phim lịch sử yếu tố quan trọng nhất là tôn trọng môi trường sống, phục trang, nếp ăn ở… của thời điểm lịch sử đó. Và một bộ phim lịch sử điều tiên quyết là phải có chuyên gia cố vấn lịch sử, người nghiên cứu về phục trang, đạo cụ…

 Nhà thơ Đỗ Trung Quân mỉa mai cay đắng: “Tôi nói rằng Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long là “phim Trung Quốc nói tiếng Việt” hoặc “phim Trung Quốc không cần phụ đề”. Dù là phim tư nhân bỏ tiền đầu tư vẫn không thể cho phép xúc phạm tiền nhân như vậy!

”Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: “Từ chỗ vô văn hóa đến chỗ văn hóa nô dịch chỉ là khoảng cách những bước đi nhỏ...  Vô văn hóa mà làm văn hóa thì chỉ là người đào mồ chôn văn hóa đích thực! Mà mất văn hóa là mất hết, than ôi!”

TS Nguyễn Nhã: “Nhận thức của nhà làm phim quá kém! Nhận thức của người làm phim đi ngược lại lịch sử của ông cha. Trong thời điểm hiện nay, mỗi người đều phải kiên quyết không chấp nhận cho một bộ phim như vậy được công chiếu.”

KTS Trần Thanh Vân: “Thật lạ! Những người có trách nhiệm trong chính quyền, đặc biệt là những người phụ trách ngành văn hóa sao không thấy bị sỷ nhục nhỉ?” 

 Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: “Thật không thể được! Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ VHTTDL, tôi sẽ cấm chiếu bộ phim này trên toàn cõi VN, bất kể trên truyền hình hay rạp".

Có nhiều người bình luận cho đó là bộ phim “lai căng” làm mất bản sắc Việt và xuyên tạc lịch sử. Một ví dụ: Trên tay áo vua Lý Huệ Tông, hình Rồng với các khúc uốn duệch doạc theo hình chữ U, trong khi Rồng thời Lý có các khúc uốn “thắt túi” như các chữ C nối tiếp nhau, vuốt nhỏ dần về đuôi.

 Hội đồng Duyệt phim quốc gia đã yêu cầu đoàn làm phim phải lược bỏ bớt những bối cảnh đậm chất Trung Hoa và chỉ được phát sóng sau khi đã sửa chữa xong theo yêu cầu.

Nhưng sửa thì tốn kém hơn quay lại và rất khập khiễng. Có lẽ hủy nó đi là cách tốt hơn cả để cho nền điện ảnh VN không bị một vết hoen ố đáng xấu hổ.

 Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân nhấn mạnh: “Không nên chiếu phim này trong dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Nếu một đất nước lệ thuộc về chính trị còn có thể lấy lại nhưng lệ thuộc về văn hóa thì ngàn đời mất nước và trở thành chư hầu” (VNN)
Bất chợt nhớ câu thơ xưa:
Ơi cụ Hồng ơi thương lấy với
Không thì con cháu hóa ra lai

2.  “Dị nhân đuổi mưa” ngày lễ 1000 năm Thăng Long

VTC ngày 7/9: Dự án “bắn mây ngăn mưa” trong 10 ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long dự kiến tốn 1 tỷ USD đã được chính phủ hủy bỏ. Song lại có một người tự xưng là “nhà lý học đông phương” đó là ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh muốn góp sức mình vào ngày Đại lễ, đã khẳng định với VTC News là dưới sự tác động ý thức của bản thân, ông này hoàn toàn có thể thực hiện được việc “ngăn mưa, bão” và cam kết sẽ bảo đảm trong 7 ngày diễn ra Đại lễ, tiết trời HN sẽ mát mẻ và có nắng, nếu UBND TP HN tin vào khả năng của ông. 

VTC viết: “Cũng theo nhà nghiên cứu này, trước đây, ông đã áp dụng khả năng dự báo với nhiều hiệu quả bất ngờ. Năm nào ông cũng có những dự báo với kết quả đáng ngạc nhiên cho những sự kiện nổi bật trên thế giới.

Năm 2004, ông là người đã dự báo trước trận sóng thần ở Ấn Độ Dương sẽ gây thiệt hại to lớn cho các nước ven vùng biển này đặc biệt là Indonesia và Philipines. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã được ông dự báo từ cuối 2007.

Trả lời trên báo Gia đình & Xã hội, NVTA đã từng nói: “Sang năm (2008) sẽ có một cú sốc khá lớn về mặt kinh tế mang tính toàn cầu. VN rất có thể bị ảnh hưởng, nhưng so với các nước khác là nhẹ nhất. Chuyện này sẽ xảy ra vào giữa năm (từ tháng 5 - tháng 8). Cụ thể là vấn đề tiền tệ và xăng dầu. Sẽ có một số hãng kinh doanh lớn trên thế giới có nguy cơ phá sản hoặc phá sản”.

“Trong cuộc sống có rất nhiều điều kỳ lạ và khả năng đặc biệt không lý giải nổi. Vì vậy khả năng thật sự của ông NVTA đến đâu, VTC News xin để cho các chuyên gia và cơ quan chức năng thẩm định. Tuy nhiên hầu hết các nhà KH, khi được VTC hỏi ý kiến, đã cho rằng, chuyện “ngăn mưa, đuổi bão” là hoang đường của những người hoang tưởng.” Và ông NVTA đã được gọi là “dị nhân”.

Nhưng dù sao thì trên truyền thông cũng được dịp thi nhau đưa và bình luận tin “rúng động” này. Có đến hàng trăm bài viết và tin, chê khen có cả. Thậm chí trên VNN đăng một loạt bài từ ngày 7/9, và đã tổ chức một buổi Giao lưu trực tuyến trên VNN ngày 9/9. VNN vẫn tiếp tục cập nhật.

Ngày 16/9 “dị nhân đuổi mưa” lại dự báo thêm “Trong dịp Đại lễ trên bầu trời thủ đô sẽ có hiện tượng phản quang rất lạ”. Có một bài viết của tác giả Nguyễn Thế Trung “Những sự hi sinh cần tiếp nối” đáng chú ý và suy ngẫm. Ông viết như sau: 
“5.000 năm trước, tri thức được viết lại rằng, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi –Thiên Nhất sinh Thủy… và sinh Âm Dương đến chuyển Ngũ Hành rồi Trùng trùng duyên khởi – tiếc rằng tri thức này lại bị gắn cái mác huyền bí long mã Hoàng Hà và thành ra đứt đoạn từ Âm Dương Ngũ Hành sang Bát Quái – Kinh Dịch.”

”Tôi đọc một số bài viết về khoa học hiện đại theo cách nhìn của một người bình thường và cũng đọc Kinh Dịch với tâm thế như vậy thì thấy cả hai đều khó hiểu như nhau, chỉ có điều là cả hai hình như đều cố gắng phân loại vũ trụ.

Với Kinh Dịch thì đó là: “Càn là trời, là hình tròn, là ông vua, là người cha, là ngọc, là vàng… Còn với toán học thì là nhóm của Galois, Euler, Topo Rieman, đại số Lie. Một trong những thành tựu toán học quan trọng nhất của thế kỷ 20 là nỗ lực hợp tác, chiếm hơn 10.000 trang tạp chí và chủ yếu được xuất bản giữa 1960 và 1980, mà đỉnh điểm trong một phân loại hoàn chỉnh của các nhóm hữu hạn đơn giản (theo wikipedia) – bổ đề cơ bản của Langlands (GS Ngô Bảo Châu đã chứng minh và đoạt giải Fields 2010 - chú thích QL) cũng là một thành tựu trong ngành này và hình như phân loại cũng đơn giản lắm, các nhóm đó có đối xứng không, đối xứng theo bao nhiêu cách.... Vâng, đúng là ý tôi định nói Kinh Dịch chính là cách phân loại vũ trụ mà toán học hiện đại đang tìm hiểu

”“Bản chất của vũ trụ và vật chất đều có một điểm chung là nó đều chưa được xác định bởi khoa học hiện nay. Vũ trụ bắt đầu ra sao? Hạt cơ bản của vật chất là gì? Câu trả lời chỉ là phỏng đoán.

Einstein thì cam đoan ‘Thượng đế không chơi trò xúc xắc” khi không chấp nhận lý thuyết lượng tử còn Stephen Hawking thì kết luận không có thượng đế. Khoa học hiện đại (mà đại diện là toán học hiện đại) thực ra chỉ là các môn học về phân loại, phân loại làm sao để chúng rơi vào các nhóm có thể hiểu được, có được qui luật vận động và vì thế mà có thể quán xét được chúng để áp dụng vào thực tế.

”“Để chúng ta hiểu bản nguyên của chính mình như một phần không chia rẽ được của thiên nhiên. Để chúng ta tin những việc tốt đẹp chỉ xảy ra từ những suy nghĩ hướng thiện… Và như vậy, hãy biến Dị Nhân thành người bình thường, hãy cùng tâm niệm mưa thuận gió hòa 7 ngày Đại lễ và một tương lai sáng lành cho tất cả chúng ta.”

3.Câu chuyện Dời đô và Mở trục: Hà Nội “chằng” Bộ Xây dựng “chuộc” (TuanVN ngày 6/9):

  “Câu chuyện "Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050" sau một thời gian im hơi lặng tiếng, lại liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông suốt 2 tuần qua và chỉ xoay quanh hai câu chuyện "nóng": chuyển TT hành chính quốc gia lên Ba Vì, và xây dựng trục Thăng Long.”

CT HN Nguyễn Thế Thảo gửi văn bản lên Thủ Tướng khẳng định việc dời TT HC lên Ba Vì là không nên và do đó dự án Trục TL cũng không cần thiết. Về việc này Khánh Linh bình luận: “Cảm giác đầu tiên của đa phần công chúng chắc chắn là sự vui mừng, Nói đa phần công chúng, vì phải trừ ra những người đã lỡ "ôm" đất ở Ba Vì và đất dự kiến nằm dọc trục TL (dĩ nhiên là những phần có thể ôm được), cũng phải trừ ra những người đã lập luận bằng mọi giá để có hai "điểm nhấn" kỳ lạ kia trong đồ án quy hoạch "được" đánh giá là "ngoài hai điểm nhấn đó ra thì... không có gì mới"…

Không vui mừng sao được, khi nhớ lại suốt kỳ họp QH tháng 6, quá nhiều ĐBQH phản ứng mạnh mẽ ý tưởng dời thủ đô cũng như việc vẽ ra trục TL. Người dân HN sẽ rất mừng và "ghi công" CT vì điều này.” Và việc hy hữu hơn là PTT Nguyễn Gia Khiêm đã “quên” vai trò của mình là thành viên CP để phản biện lại CP.

Tiếc thay, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn vẫn khăng khăng bảo lưu ý tưởng mở trục TL, chỉ đổi tên thành trục Hồ Tây - Ba Vì với “lý do” là khu đất dự trữ để xây khu văn hóa, vui chơi công cộng. Ơ hay, sao ông thứ trưởng của một bộ nay tự nhiên lại quan tâm đến đời sống văn hóa của dân thủ đô HN đến thế? Nhà báo Khánh Linh đặt câu hỏi: “Còn chuyện dân HN thiếu đủ thứ từ thiếu điện, thiếu nước, thiếu công ăn việc làm ổn định, thiếu nhà ở... lại là câu chuyện của các Bộ khác, của riêng TP HN, chả liên quan gì đến Bộ XD cả hay sao?”

Thế rồi chưa hết, hôm nay 16/9/2010 TuanVN  lại viết: “Vẫn có trục Hồ Tây-Ba Vì nhưng là trục… cong” Dân Hà thành đang vui, “bỗng dưng muốn khóc” Khánh Linh lại phải chấp bút: “Sáng đúng, chiều sai, mai lại… đúng!” Không biết người đứng đầu TP Hà Nội còn muốn đánh đố những công dân của mình đến mức nào mà lại “xoay như chong chóng” vây?

 Có lẽ ngày 7/9 vừa rồi có cuộc họp của Hội đồng thẩm định, trong dó CT HĐ là Bộ trưởng bộ XD còn Phó CT HĐ là CT HN. Còn các thành viên HĐ là đại diện các bộ ngành, nhưng chỉ thiếu mỗi… chuyên gia (?) Đây đích thị là một màn “con hát mẹ khen hay” Khánh Linh kết luận: “Người dân trách bộ XD 1 thì sẽ trách HN 10”