Home Tin Tức Bình Luận Ngàn Năm Thăng Long Ðổi Sang “Bắc Thuộc”

Ngàn Năm Thăng Long Ðổi Sang “Bắc Thuộc” PDF Print E-mail
Tác Giả: Giáo Già   
Thứ Tư, 13 Tháng 10 Năm 2010 08:08

 Trong bài phỏng vấn dành cho Ðinh Quan Anh Thái ngày Thứ Sáu, 3 tháng 9 năm 2010, nữ sĩ Dương Thu Hương đã nói:

“...Về mặt đại thể, tôi thấy trong toàn thể lịch sử nước Việt, có lẽ cái triều đình cộng sản là cái triều đình hèn hạ và khốn nạn hơn tất cả những triều đình bán nước trước kia, mà tiêu biểu là Lê Chiêu Thống.

Bởi vì Lê Chiêu Thống có cầu cứu Tầu nhưng chưa bán một mảnh đất, chưa ký những hợp đồng chui, không hèn đến mức độ dám phạm luật của tổ tiên là nhượng đất cho giặc.

Trong lịch sử Việt Nam, tôi thấy những triều đình trước kia bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước trên lợi ích của dòng tộc, cá nhân.

Thí dụ triều đình nhà Trần, trước khi mất vào tay nhà Hồ, Vua nhà Trần đã ra lệnh chém đầu đứa con ruột của mình vì nó liên hệ đến Chế Bồng Nga và định đưa Chế Bồng Nga về để đánh đuổi Hồ Quý Ly. Vua Trần không ngu đến độ không biết Hồ Quý Ly trước sau cũng soán đoạt ngôi của mình, nhưng ông vẫn phải chém đầu đứa con vì đứa con đó đưa Chế Bồng Nga về chiếm nước...”.
 
Nhưng nhượng đất, nhượng biển cho giặc chỉ mới mất một phần lãnh thổ và lãnh hải, trong giai đoạn thời gian ngắn hay dài, chớ chưa hẳn là vĩnh viễn; và còn có cơ may thâu hồi trong thời đại “toàn cầu hóa” với “sân chơi quốc tế”... nếu tinh thần dân tộc vẫn còn, văn hóa dân tộc vẫn còn, dân tộc vẫn sinh tồn. Trái lại, tinh thần dân tộc Việt, văn hóa dân tộc Việt bị mất đi, khiến dân tộc Việt không còn sinh tồn, thì coi như cả dân tộc Việt bị biến mất vào sự chinh phục của Tàu.
 
Nhìn lại lịch sử của dân tộc Việt, sau gần ngàn năm bị Tàu đô hộ qua 4 lần Bắc thuộc:
1. Bắc thuộc lần thứ nhứt (111 TCN - 39)
2. Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541)
3. Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905)
4. Bắc thuộc lần thứ tư (1407 - 1427)

Và thời gian gần đây, bước sang thời Bắc thuộc lần thứ năm, tính từ thời Hồ Chí Minh sang Tàu cầu viện Mao Trạch Ðông, xin quân Tàu vào đất Việt, vừa đánh Pháp, vừa diệt dân khủng khiếp, qua cuộc dải cách điền địa kinh hoàng, qua những cuộc đấu tố tàn bạo, ngược với luân thường đạo lý, nhuộm đỏ Miền Bắc sau trận đánh Ðiện Biên Phủ với chiến thuật biển người, vừa thí quân vừa thí dân, của Tàu; rồi nhuộm đỏ cả Miền Nam Việt Nam, với trò lừa quốc tế, lừa cả giải Nobel Hòa Bình, trao cho người gian Kissinger và kẻ dối Lê Ðức Thọ, trói tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, biến cả nước thành nhà tù vĩ đại, tạo nên cảnh dân oan trùng trùng điệp điệp, ngay trong hàng ngũ những nạn nhơn bị gọi là Bà Mẹ Chiến sĩ..., những kẻ bị lừa gạt thành có công với “cách mạng”... nhưng dân tộc Việt vẫn sinh tồn cho dầu đất nước có bị điêu linh, dân sinh có bị trù dập đến độ nào.
 
Chính vì vậy mà trong lần Bắc thuộc lần thứ năm này Tàu đã tìm đủ mọi cách để khống chế đám lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, khiến chúng trở thành những Thái thú dễ sai, dễ tuân lịnh... để lần hồi biến từng phần đất nước Việt Nam thành lãnh địa lãnh hải của Tàu; và văn hóa Việt Nam cũng theo thời gian chìm ngập trong văn hóa Tàu, mà Học viện Khổng Tử là tiêu biểu rất đáng lưu ý được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho thành lập, do công văn số 1992/VPCP-QHQT được Văn phòng Chính phủ gửi các bộ Giáo dục và Ðào tạo, Ngoại giao, Công an và Văn phòng Trung ương Ðảng Cộng sản, thông báo ý kiến của Thủ tướng Chánh phủ “cho phép thí điểm thành lập một Học viện Khổng Tử tại Việt Nam” với mục tiêu cuối cùng là “mở rộng ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc”.

Theo đó, ngày 3 tháng 04 năm 2008 đã diễn ra buổi lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa hai trường đại học Hà Nội và đại học Sư phạm Quảng Tây Trung Quốc, tại khách sạn Deawoo, về việc thành lập học viện Khổng Tử tại Ðại học Hà Nội [xem hình Lễ ký kết biên bản ghi nhớ thành lập học viện Khổng Tử].
 
Nhận thấy bao nhiêu đó cũng chưa đủ, trên đường Hán hóa dân tộc Việt và lịch sử Việt, đám Thái thú cầm quyền tại Việt Nam đã tuân lịnh Tàu cho tổ chức đại lễ “Kỷ niệm Ngàn Năm Thăng Long” vô cùng “hoành tráng” [xin phép dùng cho đúng chữ của Việt cộng để diễn hết ý ‘khốn nạn’ của chúng] tại Hà Nội, nói là để kỷ niệm năm thứ 1000 vua Lý Công Uẩn cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long [hiện là Hà Nội], nhưng thực chất là để chào mừng ngày Quốc khánh của Tàu Bắc Kinh [1 tháng 10] và Tàu Ðài Loan [10 tháng 10].
 
Nói rõ hơn là:
 
“Vua Lý Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp bèn dời đô về La Thành. Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên 1010 vua khởi dời đô [tính theo dương lịch là ngày 10 tháng 8]. Khi ra đến La Thành, Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Ðại La thành Thăng Long”.
 
Ðúng vậy, theo chính sử như Ðại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn, và Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim, thì việc xây cất thành Thăng Long khởi sự vào tháng 7 (âm lịch) đầu thu năm Canh Tuất (1010), tương đương với ngày 10 tháng 08 năm 1010 dương lịch. Như vậy lễ kỷ niệm 1000 năm đúng ra phải được tổ chức vào ngày 10/8/2010 mới đúng 1000 năm. Sao lại tổ chức khai mạc vào ngày 1/10/2010 là ngày Quốc khánh của Tàu Bắc Kinh, rồi kéo dài 10 ngày để bế mạc ngày 10/10/2010 là ngày Quốc khánh của Tàu Ðài Loan.
 
Ðiều cần lưu ý là Tàu Bắc Kinh hay Tàu Ðài Loan đều là Tàu và chúng đều chủ trương một nước Trung Hoa hai chánh phủ. Ðó là lý do tại sao khi Tàu Ðài Loan chiếm hải đảo quan trọng trong quần đảo Trường Sa thì Tàu Bắc Kinh im lặng; đến khi Tàu Bắc Kinh vẽ khu Lưỡi Bò ở biển Ðông để chiếm trọn lãnh hải Việt Nam thì Tàu Ðài Loan không lên tiếng. Vậy thì “Các chú Ba Tàu thằng nào cũng như thằng nấy”; thằng nào thằng nấy cũng đều có chung tham vọng là muốn biến đất nước Việt Nam thành một tỉnh của Tàu, muốn đồng hóa dân Việt thành dân Hán...
 
Cái khốn nạn của đám Thái thú Cộng sản Việt Nam cầm quyền cai trị Việt Nam, và bọn gia nô, là cho thực hiện bộ phim “Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long” để giúp cho đại lễ thêm phần “hoành tráng” đúng kiểu Tàu. Bởi, nói là phim Việt Nam nhưng lại cho Tàu thực hiện cho đúng kiểu Tàu, để cho Tàu biến Việt Nam thành Tàu cho “xong việc”.
 
Bị dư luận lên án gắt gao, đã không chịu nhận lỗi, lại còn cao ngạo tự nhận cái nhục về mình, tự mình làm nhục mình, khi coi đó là công lao của mình, kẻ đã góp công làm nên cái “hoành tráng” hợm hĩnh của phim kỷ niệm Ngàn Năm Thăng Long. Người viết muốn nói đến người đàn bà không biết từ đâu có được học vị Tiến sĩ Ðào Thị Tình, tự nhận là cố vấn thiết kế trang phục cho bộ phim, khi y thị phát biểu với đài BBC ngày 15/9/2010 rằng:
 
“Sự ‘na ná’ trong cách ăn mặc là không thể tránh khỏi... phía Trung quốc hoàn toàn không can thiệp vào quá trình thiết kế các bộ trang phục sử dụng trong phim... Trong lãnh vực của tôi, Việt Nam chưa thể may nổi võ phục như sử dụng trong phim”.

Trước đó, theo bản tin của VNExpress, ngày 16 tháng 3 năm 2010 thì “Ðạo diễn nổi tiếng Trung Quốc Cận Ðức Mậu đảm nhận công việc dẫn dắt các diễn viên Việt Nam hoàn thành bộ phim ‘Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long’ với những cảnh quay hoàn toàn tại phim trường Hoành Ðiếm.” Hoành Ðiếm là phim trường nổi tiếng của Trung Quốc ở mãi tỉnh Triết Giang.

 Việc chọn đạo diễn Cận Ðức Mậu nhằm “đảm bảo cho tác phẩm tiền tỷ này tránh được những hạt sạn” [khoản tiền nhà nước bỏ ra làm phim khoảng 200 tỉ đồng; Trung Quốc có tài trợ 50 tỷ; tới nay được biết nó tiêu tốn hết 10 triệu đô la US].” Các vấn nạn từ bối cảnh, đến trang phục, hóa trang, đạo cụ... đều được chuyên môn hóa ở trình độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phim với mục tiêu cao nhất kiểu Tàu dự trù ra mắt đúng dịp đại lễ. Báo VNExpress của Cộng sản Việt Nam nói thêm là:
 
“Phim được bấm máy ngày 13 tháng 12 năm 2009 và hoàn tất các cảnh quay vào cuối tháng 3 năm nay. Nhưng ngoại trừ thông tin Á Hậu Thụy Vân cung cấp về vai diễn của cô trong phim, Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long vẫn được phủ trong bức màn bí mật” 
Nhưng, tới nay thì bức màn bí mật đã được vén lên:
  “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long vừa tung ra mắt một video clip ngắn vài phút trên mạng đã làm dư luận nổi lên gay gắt chống đối đến nỗi nhà nước phải hoãn lại, chưa cho phép chiếu trên hệ thống truyền hình Cộng sản Việt Nam”.
 
Từ đó, người theo dõi nội vụ được biết:
  “Kịch bản bộ phim này được viết bởi ông Trịnh Văn Sơn (Giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông Trường Thành), một người chưa từng biết viết kịch bản phim truyện là gì; để rồi sau đó được nhà biên kịch Trung Quốc Kha Chung Hòa (tác giả kịch bản của những bộ phim nổi tiếng: Võ Tắc Thiên, Vương triều Ung Chính...) biên tập lại”.
 
Cũng được biết thêm là:
 
“Toàn bộ ê kíp làm phim từ lớn tới nhỏ đều là người Trung Quốc. Từ đạo diễn Cận Ðức Mậu và đạo diễn Triệu Lôi, tới các chuyên gia hóa trang, cũng đều là người Trung Quốc. Trường quay Hoành Ðiếm cũng tại Trung Quốc. Gần 700 bộ trang phục cổ được người Trung Quốc bao thầu may từ Trung Quốc; thậm chí diễn viên đóng thế và hàng trăm diễn viên quần chúng cũng đều là người Trung Quốc... nó chẳng khác gì bối cảnh, trang phục, đạo cụ, nhân vật... của một bộ phim làm về thời... Bắc Tống!”
 
Ðiều mỉa mai hơn hết có lẽ là “Tất cả đều là Trung Quốc nhưng khán giả là người Việt Nam xem phim Trung Quốc nói tiếng Việt”; nên có người không ngần ngại mỉa mai rằng “Nếu xem đây là bộ phim lịch sử Việt Nam thì bộ phim này đúng là ‘Phim lạ’.” [nói theo kiểu ‘tàu lạ’ trên biển Ðông giết hại ngư dân Việt].
Nó còn lạ hơn nữa khi Ðảng và Nhà nước trước đó đã cho dựng tượng Lý Thái Tổ ở vườn hoa Chí Linh để chào đón kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một ông vua Tàu. Theo nhận xét của học giả Nguyễn Văn Huyên thì chỉ xét về mặt cơ thể học ông này không phải chủng tộc người Việt.
 
Người ta không hiểu các vị lãnh đạo văn hóa Hà Nội và văn hóa Trung ương Cộng sản Việt Nam nghĩ thế nào mà lại cho tượng vua Lý Thái tổ ăn vận triều phục của phong kiến Trung Hoa với chiếc mũ bình thiên của Tần Thủy Hoàng đế, mặc áo thụng hoa văn rồng dài tới chân, cửa tay áo rộng thêng thang có thể bỏ lọt một đứa trẻ, khiến bọn trẻ đùa chơi quanh đó vừa thoạt nhìn thấy chiếc mũ bình thiên đã gọi ngay đó là Tần Thủy Hoàng [giống y hình Tần Thủy Hoàng chúng vẫn xem trong các phim Trung Quốc được chiếu thường xuyên trên các đài truyền hình và trong các phim bộ của Trung Quốc].
 
Ðiều cần nói thêm là chi phí của việc đúc 1000 con rồng và 2000 viên đá rubi tự nhiên được nhập từ các nước Châu Phi để làm mắt cho 1000 con rồng thời Lý hẳn phải là một con số quá lớn trong kinh phí 4,5 tỷ đô la Mỹ, tương đương gần 10% ngân sách quốc gia, mà phần ăn chia của các quan lớn Cộng sản, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo và Bí thư Thành hủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chánh trị Cộng sản Việt Nam... ai biết được là bao nhiêu [xem ảnh Rồng chầu trước tượng Lý Thái Tổ - Ảnh Ðất Việt].

Phải chăng vì vậy mà báo mạng VietnamNet cho biết:
 
“Nguồn tin từ Hội đồng duyệt phim quốc gia của Việt Nam cho hay lịch phát sóng tạm thời bị hoãn lại, vì 19 tập phim mang đậm yếu tố Trung Hoa”.
 Cùng góp tiếng trên đài BBC, Nguyễn Ðắc Xuân [kẻ được Dr. Alje Vennema, trong bài “The Vietcong Massacre at Hue” (Vụ Thảm Sát của Việt Cộng tại Huế), Vintage Press, New York, 1976; là kẻ trong cuộc thảm sát ở Huế năm Mậu Thân 1968 đã cầm đầu tòa án nhân dân ở Gia Hội qui chụp hầu hết những người chẳng biết lý do mình bị bắt, khiến tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc] cũng cho biết:
 
“Khung cảnh trong phim hoàn toàn Trung Hoa, từ kiến trúc đền đài cung điện đến trang phục, vũ khí, áo giáp, ngựa chiến, đến cảnh trí bình nguyên với hằng đoàn chiến mã, trang phục và đầu tóc của dân cũng hoàn toàn Trung Hoa, lại do diễn viên Trung Quốc thủ diễn”.
 
Ðể rồi, kẻ từng nhúng tay vào máu đồng bào được Cộng sản Việt Nam gọi là nhà sử học này cho rằng:
 
“Không nên chiếu phim này trong dịp đại lễ ngàn năm Thăng Long, vì lệ thuộc về văn hóa thì sẽ ngàn đời mất nước, trở thành chư hầu”.
 
Ðâu phải đợi nghe tên giết chết hàng loạt đồng bào Nguyễn Ðắc Xuân nói, đâu phải đợi tới bây giờ đám lãnh đạo ngồi ở Bắc bộ phủ Hà Nội mới “trở thành chư hầu”! Ðám Thái thú cầm đầu Xuân mấy chục năm nay đã trở thành chư hầu lâu lắm rồi. Chính Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam, trong hồi ký “Hồi Ức và Suy Nghĩ”, viết năm 2001, cho biết, ngày 5 tháng 6 năm 1990, trước khi sang Thành Ðô chịu làm nô lệ trong thời Bắc thuộc lần thứ 5, Tổng Bí thư Cộng Ðảng Nguyễn Văn Linh riu ríu mời Ðại Sứ Trung Cộng Trương Ðức Duy tới nói rằng:
  “...Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc... Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay...” (trang 26).
 
Theo Cơ, Trung Cộng không cho Nguyễn Cơ Thạch đi trong phái đoàn sang Thành Ðô năm 1990. Sau đó Thạch bị rút ra khỏi Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng. Từ đó, hay nói rõ hơn Kể từ thời Nguyễn Văn Linh, bất cứ ai lên cầm quyền ở Hà Nội, đều phải được Bắc Kinh phê chuẩn.

Do vậy, thấy Phó Thủ Tướng Vũ Khoan có khả năng, Trung Cộng cho mời y sang Bắc Kinh năm 2005, nhưng khi Khoan tới nơi liền bị bỏ rơi vì bị nghi ngờ “có công với Mỹ”, không cho gặp một nhân vật quan trọng nào cả. Từ đó, Vũ Khoan dầu được dư luận đánh giá là sẽ được đưa lên làm Thủ tướng, đã không thành, để Nguyễn Tấn Dũng, một phó thủ tướng khác, được Hồ Cẩm Ðào chỉ thị cho Ðại Hội Ðảng lần thứ 9 [2001] đưa lên ngồi ghế thủ tướng cho tới bây giờ, bất kể mọi thương lượng trong hàng ngũ Ðảng Cộng sản Việt Nam trước và trong đại hội.
 
Do vậy, sáng ngày 18/4/2001, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội, Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt [kẻ hớn hở được nhục tướng Nguyễn Cao kỳ quy lụy]; đã nêu rõ ý nghĩa lịch sử trọng đại của Ðại hội lần này là đánh dấu chặng đường 15 năm đổi mới để Cộng sản Việt Nam tiếp tục đổi mới theo lịnh của Tàu, cho Tàu trúng thầu hầu hết mọi công trình lớn nhỏ khai thác tài nguyên Việt Nam, cho Tàu khai thác Bauxite ở Cao nguyên Trung phần để cho Tàu chiếm ngụ vùng đất chiến lược quan trọng khống chế Ðông Dương và toàn vùng Ðông Nam Á Châu, cho Tàu [có cả Tàu Ðài Loan và Hồng Kông] thuê dài hạn 50 năm 10 tỉnh hàng đầu chiến lược trên đường đô hộ Việt Nam, cho Tàu lập các làng Tàu trên lãnh thổ Việt Nam có đầy đủ mọi nếp sống Tàu, mọi sinh hoạt văn hóa xã hội Tàu, sử dụng toàn ngôn ngữ Tàu, hà hiếp dân Việt như dân mẫu quốc hà hiếp dân nô lệ bất kể luật pháp và tòa án Việt Nam...; đổi mới bằng cách cho Tàu rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 xuyên qua Việt Nam, như xuyên qua phần đất của Tàu, với toàn dân Tàu nói tiếng Tàu tràn ngập thành phố Sài Gòn .

 Đổi mới bằng cách lấy đất của dân cho Tàu làm các khu sinh thái, các trung tâm du lịch... mà phần lớn là những khu ăn chơi sa đọa, các sòng bài... gây nên cuộc khủng hoảng địa ốc, thành lập lớp quý tộc địa ốc đỏ, tạo nên cảnh dân oan tràn ngập đất nước, từ rừng núi đến duyên hải, đồng bằng, và hải đảo phong phú tài nguyên...
 
Do đó, thắc mắc được đặt ra là:
“Phải chăng thông qua đại lễ Ngàn Năm Thăng Long Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngầm ý công bố với quốc tế cùng toàn dân tộc rằng nay Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc!?!”.
 
Nếu đại lễ hoang phí 4,5 tỷ đô la Mỹ để “Kỷ niệm 1000 Thăng Long” và phim “Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long” là yếu tố trắc nghiệm lòng trung thành của các cấp lãnh đạo hàng đầu Cộng sản Việt Nam, của Bộ Chánh trị và Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, của đám gia nô Thái thú như tiến sĩ “ăn theo” Ðào Thị Tình..., thì nó cũng đồng thời trắc nghiệm tinh thần dân tộc Việt có còn biết đau niềm đau văn hóa dân tộc Việt bị xúc phạm, trắc nghiệm phản ứng của dân tộc Việt trước hiểm họa dân tộc sinh tồn bị đe dọa như họ đã từng có phản ứng trước 4 lần Bắc thuộc trong quá khứ, thì kết quả trắc nghiệm đã có ngay kết quả từ những phản ứng quyết liệt của hầu hết sĩ phu trong và ngoài nước, với sự ngưỡng mộ của 86 triệu dân thầm lặng chờ ngày chuyển đổi chế độ, bất chấp mọi đe dọa từ phía đám công an quá khích cầm đầu bởi Thượng Tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng [xem hình] với câu nói xem thường dư luận, trong dịp tiếp tân với giới trí thức, được đăng trên Việt Báo ngày Thứ Ba, 7/27/2010. Ðó là:
 
“Nhà tù CSVN luôn có chỗ để giam những người không hài lòng với chính phủ, thậm chí để giải quyết dứt khoát sẽ có những màn thủ tiêu bằng cách đụng xe, hay ‘cũng chẳng cần tông xe làm gì, buổi sáng các vị đi uống cà phê, về tới nhà cứng đơ, không làm gì được nữa’.” [Tin naỳ được một nhà trí thức Hà Nội ký tên Nguyễn Trung Thực gửi ra loan trên báo Diễn Ðàn (diendan.org) bên Pháp].

Kết quả trắc nghiệm đã có, dân tộc Việt Nam đã có những Linh mục Nguyễn Văn Lý, các Luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Ðài, Lê Công Ðịnh, Lê Trần Luật, Tạ Phong Tần, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Quốc Quân..., các doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức..., các nhà tin học Nguyễn Tiến Trung..., các cô Phạm Thanh Nghiên, Hồ Thị Bích Khương..., các nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Dương Thu Hương..., các Bác sĩ Nguyễn Ðan Quế, Giáo sư Nguyễn Ðình Huy..., các blogger Ðiếu Cày, Mẹ Nắm... và vô số sinh viên như Nguyễn Tiến Nam ở quốc nội, Hoàng Lan ở hải ngoại..., và Joyce Anne Nguyễn vừa đến Na Uy chẳng bao lâu đã cùng mẹ là đạo diễn Song Chi nhập cuộc...

Vấn đề còn lại chỉ là thời gian và con đường “Tự Diễn Biến” của Cộng sản Việt Nam đến đâu rồi [Hình Công an Hà Nội tóm bắt sinh viên Nguyễn Tiến Nam tại chợ Ðồng Xuân trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc nhân dịp rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 ở Sài Gòn chiều tối 29-4-2008].
 
Hẹn con thư sau,