Từ Một Biến Cố Lịch Sử Ðưa Đến Cái Chết Thảm Thương Cho Một Vị Tổng Thống Giầu Lòng Yêu Nước |
Tác Giả: Thiện Ý | |||||
Thứ Hai, 01 Tháng 11 Năm 2010 15:02 | |||||
Chí sĩ Ngô Ðình Diệm quả là một lãnh tụ tài đức, tiêu biểu cho ý chí quật cường, tinh thần độc lập quốc gia, tự chủ dân tộc, đã sống bất khuất, chiến đấu anh dũng và hy sinh cho lý tưởng cao cả: tự do, dân chủ và chủ nghĩa quốc gia. TỪ MỘT BIẾN CỐ LỊCH SỬ ÐƯA ÐẾN CÁI CHẾT THẢM THƯƠNG CHO MỘT VỊ TỔNG THỐNG GIẦU LÒNG YÊU NƯỚC, ĐÃ VỊ QUỐC VONG THÂN. · “ Việt Nam anh linh còn trong huyết thống, máu vì nước thấm loang ngập Trời Đông. Nhờ ai ra tay hy sinh cứu quốc gia cho Việt Nam thoát xích xiềng thực dâm? Nhờ ai non sông reo vang chiến thắng ca, cho toàn dân sống đời yên vui lành?
Trên đây là hai đoạn trích trong bài ca “Suy Tông Ngô Tổng Thống” và một bài khác chúng tôi chỉ nhớ lời mà quên đề tựa. Nếu bỏ ra ngoài ý nghĩa ca ngợi lãnh tụ có ính tuyên truyền để quy tụ quần chúng trong cuộc chiến chống cộng hôm qua, thì hôm nay nhớ lại nội dung những lời ca trên đã phản ánh không sai về bản chất, tác phong đạo đức của con người Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Bài bình luận này để tưởng nhớ Cố tổng Thống Ngô Đình Diệm, một nhà ái quốc chân chính, giầu lòng ái quốc, kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, đã vị quốc vong thân. Ngày mai, Mùng 2 tháng 11 năm 2010 các cử tri người Mỹ gốc Việt cũng như mọi cử tri thuộc các sắc dân khác của Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ sẽ tham gia bầu cử định kỳ chính thức các chức vụ dân cử các cấp từ địa phương đến trung ương. Ðiều này khiến nhiều người Việt Nam không khỏi chạnh lòng nghĩ lại, vào ngày hôm nay của 47 năm về trước (1963-2010), một cái chết bi thảm đã đến cho người khai sinh chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hoà ở Miền Nam Việt Nam:Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, nhờ đó lần đầu tiên người dân Miền Nam mới có cơ hội thực hiện quyền dân chủ của một công dân quốc gia độc lập, sau gần 100 năm bị thực dân Pháp cai trị. Thật vậy, vào ngày này của 47 năm về trước, Ngày 1 tháng 11 năm 1963, với sự gợi ý, cho phép và ngầm hổ trợ, cam kết của chính phủ Hoa Kỳ, một nhóm Tướng,Tá Quân Ðội Việt Nam Cộng Hoà đã thành công trong cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm,đưa đến sự cáo chung nền Ðệ Nhất Cộng hoà, khai sinh nền Ðệ Nhị Cộng Hoà tại Miền Nam Việt Nam. Cuộc đảo chánh này đã đưa đến cái chết bi thảm cho một vị Tổng Thống có tiếng là thanh liêm, chánh trực, có đạo đức, tác phong lãnh đạo, lối sống giản dị, đạm bạc như một vị chân tu. Cùng bị sát hại với Tổng Thống là bào đệ Ngô Đình Nhu, một nhà chính trị uyên thâm và mưu lược, trong vai trò Cố vấn chính phủ. Lý do mà các Tướng Tá đảo chánh đưa ra là vì chế độ Ngô Ðình Diệm độc tài gia đình trị, chủ trương tiêu diệt đối lập, đàn áp tôn giáo; lại có âm mưu trực tiếp thương lượng với đối phương là Cộng sản Bắc Việt về một giải pháp chính trị cho Việt Nam qua thương lượng giữa người Việt nam với người Việt Nam, làm cho công cuộc chống cộng ở Miền Nam có thể bị lâm nguy. Vì vậy cần phải lật đổ chế độ Diệm để có điều kiện củng cố, phát triển được một chế độ dân chủ đích thực tại Miền Nam, để công cuộc chống cộng bảo vệ Miền Nam hữu hiệu và bảo đảm hơn cho chiến thắng cuối cùng, không chỉ đập tan được cuồng vọng xâm lăng Miền Nam của cộng sản Bắc Việt, mà còn tiêu diệt được chế độ độc tài toàn trị cộng sản Bắc Việt, thống nhất đất nước trong chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hoà. Nếu quả đúng như những lý do và mục đích mà các Tướng Tá đảo chánh đưa ra, thì đảo chánh là điều cần thiết, và cái chết bi thảm của anh em Cố Tổng Thống Diệm, cũng như sự hy sinh mạng sống của quân sĩ tham gia đảo chánh và chống đảo chánh ngày ấy (1-11-1963), coi như là giá máu tương xứng, không vô ích, để đổi lấy những điều tốt đẹp hơn cho Ðất nước và Dân Tộc. Thế nhưng, thực tế có khác:Những tháng năm sau đó đã cho thấy có nhiều lý do ngụy tạo, và mục tiêu cuộc đảo chánh đưa ra đã không thực hiện được: Chế độ dân chủ đích thực ở Miền Nam Viêt Nam chẳng thấy đâu, mà chỉ thấy hình thành một chế độ độc tài quân phiệt công cụ của ngoại bang tranh quyền gây bất ổn triền miên, đánh mất độc lập tự chủ, thay cho chế độ “Ðộc tài gia đình trị” trước đây, một chế độ dẫu sao vẫn giữ được chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc. Ðồng thời công cuộc chống cộng ở Miền Nam đã không hữu hiệu và bảo đảm hơn cho chiến thắng cuối cùng, mà đảo chánh đã mở đầu cho một giai đoạn bất ổn chính trị, suy thoái quân sự ở Miền Nam. Hệ quả là, quân Mỹ trực tiếp tham chiến, làm mất chính nghĩa đấu tranh của chính quyền và nhân dân Việt Nam Cộng Hoà, tạo tiền đề thuận lợi cho đối phương Cộng sản Bắc Việt thôn tính được Miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ðến nay thấm thoát đã 47 năm trôi qua, kề từ ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, đưa đến cái chết thảm thương cho một vị Tổng Thống giầu lòng yêu nước, đầy lòng vị tha và nhân ái, đó là Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Hàng năm, trong cũng như ngoài nước, những người ái mộ và ngưỡng phục Ông, vẫn thường âm thầm hay công khai tưởng niệm, cầu nguyện và tôn vinh Ông như một nhà ái quốc chân chính đã “Vị quốc vong thân”. Nhiều người trước đây chống Ông vì bị hoả mù của sự tuyên truyền dối trá che lấp sự thật, nay đã hiểu ra và thương Ông, khi thực tế mỗi ngày một khẳng định: Chí sĩ Ngô Ðình Diệm quả là một lãnh tụ tài đức, tiêu biểu cho ý chí quật cường, tinh thần độc lập quốc gia, tự chủ dân tộc, đã sống bất khuất, chiến đấu anh dũng và hy sinh cho lý tưởng cao cả: tự do, dân chủ và chủ nghĩa quốc gia. Ðứng trước một thực tế Miền Nam ngày càng suy đồi kể từ sau ngày đảo chánh Mùng 1 tháng 11 năm 1963, nhất là thảm trạng hôm này, đất nước và nhân dân cả nước đã và đang phải sống dưới ách độc tài toàn trị cộng sản, nhiều người đã nuối tiếc, rằng nếu như ngày ấy Tổng Thống Diệm không bị lật đổ và sát hại, tình hình Miền Nam Việt Nam phải khác, và lịch sử Việt nam đã biến chuyển theo một chiều hướng khác tốt đẹp hơn cho đất nước và dân tộc. Trên thực tế, theo chiều hướng đó là, chắc chắn Miền Nam đã không mất vào tay cộng sản, chế độ dân chủ phôi thai ở Miền Nam ngày một hoàn chỉnh và nền kinh tế tự do ở Miền Nam ngày một phát triển cường thịnh, đất nước sẽ thống nhất một cách hoà bình bằng sự ưu thắng của Miền Nam dân chủ, giầu có và văn minh đối với chế độ Miền Bắc độc tài, nghèo nàn và lạc hậu. Tương tự như sự ưu thắng của chế độ dân chủ Tây Đức trên chế độ độc tài cộng sản Đông Dức và cũng sẽ thắng bằng ưu thế của chế độ Dân Chủ Nam Hàn phồn vinh trên chế độ độc tài cộng sản Bắc Hàn nghèo đói trong tương lai không xa. Và như thế đã chẳng có cuộc di cư lần thứ hai của hàng triệu người Việt Nam ra nước ngoài, sau cuộc di cư lần thứ nhất vào năm 1954 của một triệu đồng bào Miền Bắc vào Miền Nam, để phải sống đời lưu vong như hôm nay , với cùng một lý do và mục đích chung: lánh nạn cộng sản độc tài, đã chiến đấu và tiếp tục đấu tranh chống cộng vì tự do dân chủ và chủ nghĩa quốc gia dân tộc. Houston, ngày 1 tháng 11 năm 2010
|