Home Tin Tức Bình Luận Bùi Tín nhận xét về TT Ngô đình Diệm

Bùi Tín nhận xét về TT Ngô đình Diệm PDF Print E-mail
Tác Giả: Bùi Tín   
Thứ Sáu, 05 Tháng 11 Năm 2010 08:36

Tôi nghĩ lịch sử cần đánh giá ông Diệm là một con người vì dân tộc, một con người yêu nước chân chính.

 


Đây là một bài trích từ báo Đẹp Weekly. báo Đẹp Weekly trích từ bài phỏng vân của Bảo Vũ (phóng viên đài Phát thanh Việt Ngữ Úc)

BÙI TÍN:

 
                        Bùi Tín
Ông Ngô Đình Diệm là một nhân vật lịch sử.
Với thời gian 42 năm nhìn lại, người ta mới có thể nhìn rõ hơn.
Người ta có nhiều ý kiến rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau về nhân vật lịch sử nàỵ

Có người cho là ông ta là nhân vật hoàn toàn tiêu cực.
Đặc biệt là những đánh giá ở Hà Nội thì cho đến nay Hà Nội vẫn cho rằng ông là con người phản động, tay sai của Mỹ, của Pháp, v.v..
Đặc biệt, có một số người nữa, như Phật Giáo chẳng hạn, thì coi ông như một đối thủ, một người đã đàn áp tôn giáọ Còn trong những anh em gọi là quốc gia cũ thì có những đánh giá khác nhau: Người thì phê phán kịch liệt; nhưng người thì cũng ca ngợị

Đối với tôi, tôi thấy rằng ta cần phải có một cách nhìn rất công bằng với lịch sử.

Tôi suy nghĩ về nhân vật này bởi vì tôi biết ông Ngô Đình Diệm ngay từ khi tôi còn nhỏ

Năm 1933 khi ông Bảo Đại trở về nước trực tiếp chấp chính và làm việc cải tổ nội các thì ông Ngô Đình Diệm được cử làm thượng thư bộ Lại,

Tức là đứng đầu nội các Nam Triều gồm có 6 vị thượng thự
Ông cụ thân sinh ra tôi là thượng thư bộ tư pháp cũng cùng thời gian đó.
Về sau này ông Diệm lên làm Thủ Tướng và làm Tổng Thống và đến năm 1963 thì ông chết trong cuộc đảo chính bi thảm ngày mùng 1 tháng 11 năm 63.

Khi nhìn lại tất cả các tài liệu, tôi cho rằng ông Diệm là một người yêu nước, một người đã từng chống Pháp.

Mà do chống Pháp cho nên ông ta làm Thượng Thư Bộ Lại chỉ có 3 tháng thì ông xin từ chức.

Mà nguyên nhân xin từ chức thì bây giờ theo tôi tìm hiểu, chính là vì ông muốn chính phủ Pháp phải giao lại cho chính phủ Nam Triều các quyền nội trị ở Bắc Kỳ y như ở Trung Kỳ theo như quy định của Hiệp Định Patenôtre (ký hồi năm 1884).

Nên biết sau này, (vào năm 1887, ) người Pháp đã sửa chữa lại Hiệp Định Patenotre

Đòi hỏi thứ nhì của ông Diệm là ông đòi Pháp phải để cho Viện Dân Biểu Trung Kỳ và Viện Dân Biểu Bắc Kỳ phải có nhiều thực quyền hơn.

Hai đề nghị này bị người Pháp phản đối cho nên ông Diệm đã từ chức.
Khi ông từ chức thì tất cả anh em trong nhà không ai bằng lòng.

Từ các ông anh là ông Ngô Đình Thục, ông Ngô Đình Khôi, cho tới những người em như Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Nhu, v.v. đều phản đốị
Nhưng mà ông kiên quyết từ chức.

Ông Diệm đã treo ấn từ quan với thái độ rất khảng kháị

Sau này khi ông chết thì tôi được biết là chính người Mỹ đã quyết định loại bỏ ông. Tất nhiên là Mỹ không chủ trương giết một cách tàn ác như thế đâu.
Thế nhưng Mỹ muốn rằng ông Diệm phải từ bỏ người em Ngô Đình Nhu và nhất là cô em dâu là Lệ Xuân, là người rất là khó chịu và làm mất uy tín của ông.
Thế nhưng ông đã không nghe, và ông đã giữ nguyên cả ông Nhu và giữ nguyên cô Lệ Xuân cho nên Mỹ quyết định thaỵ
Tôi nghĩ đấy cũng là thái độ rất ngay thật.

Nguyên nhân là ông ấy không muốn cho Mỹ đưa nhiều quân vào, không muốn mở rộng chiến tranh.
Tôi nghĩ đấy là một thái độ rất tiến bộ, rất có lợi cho dân tộc.
Do đó tôi coi ông Ngô Đình Diệm là một con người yêu nước.

 
                    Bùi Tín
Ông Diệm là một con người học hành xuất sắc từ nhỏ; bởi vì năm 28 tuổi ông đã là tri huyện của Hải Lăng.
Đã thế, học trường Hậu Bổ ra, ông đứng thứ Nhất.
Thế rồi ông làm Tuần Phủ, tức đứng đầu cả tỉnh Phan Thiết từ năm mới 30 tuổị
Sau này, khi vào Huế, ông làm Thượng Thư Bộ Lại, tức là đầu Triều, năm có 32 tuổi, tức là trẻ nhất trong tất cả các vị thượng thự

Ông là người có thái độ ngay thật như thế; cho nên, công bằng mà nói :

Tôi nghĩ lịch sử cần đánh giá ông Diệm là một con người vì dân tộc, một con người yêu nước chân chính.

Tuy nhiên ông có những nhược điểm như xây dựng gia đình trị, như chưa hiểu tất cả những giá trị của dân chủ, v.v.

Theo tôi nghĩ đấy là những khiếm khuyết của ông Diệm.