Phong thủy đại hội đảng csvn XI (1/2) |
Tác Giả: Thiên Ðức | |||
Thứ Hai, 03 Tháng 1 Năm 2011 11:30 | |||
( Bài viết dành riêng tặng thế hệ sau chiến tranh tại đại hội đảng XI)
Tác giả không giữ bản quyền, rất mong bạn đọc tiếp tay phổ biến rộng rãi thành thật cám ơn. Hằng năm vào dịp đầu năm âm lịch, Thiên Ðức khai bút vài dòng liên quan đến phong thủy hay tử vi lý số. Ðặc biệt năm nay tại vùng trời quê hương cách xa, đã, đang và sắp có những biến chuyển trọng đại xảy ra ảnh hưởng cho toàn dân tộc Việt, vì thế phá lệ một lần Thiên Ðức khai bút sớm vào đầu năm dương lịch với một đề tài phong thủy mang tính thời sự như tựa đề nêu trên. Mong bạn đọc bình tâm theo dõi, để chọn lựa một thái độ thích hợp với sự biến thiên của thời cuộc. Theo lời phát biểu chính thức của ông Nông Ðức Mạnh trong buổi bế mạc phiên họp hội nghị ban Chấp hành trung ương 14 khóa X, nguyên văn như sau: Về giới thiệu nhân sự ứng cử Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI, Hội nghị lần này đã xem xét, cân nhắc, lựa chọn, bổ sung vào kết quả có được tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, nhất trí thông qua danh sách để giới thiệu với Ðại hội lần thứ XI của Ðảng. (1) Tổng hợp các nguồn tin đáng tin cậy như VOA, BBC, RFA, RFI, danh sách được thông qua dự kiến như sau: Ông Nguyễn Phú Trọng, 66 tuổi sẽ trở thành Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam. Ông Trương Tấn Sang, 61 tuổi, Chủ tịch nước, Ông Phạm Quang Nghị, 61 tuổi, (hay Nguyễn Sinh Hùng?) Chủ tịch Quốc hội Ông Nguyễn Tấn Dũng, 61 tuổi, tiếp tục làm Thủ tướng. Nếu những sự kiện trên trở thành sự thật sau đại hội đảng XI thì đây là một bằng chứng không thể tranh cãi là toàn thể ban chấp hành trung ương, bộ chính trị khóa X đảng CSVN chẳng những ngồi "ỉ..." trên hiến pháp mà còn cả trên "luật đảng " hiện hành nữa. * Ngồi trên hiến pháp : Hiến Pháp nước cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qui định rõ ràng: Ðiều 83 Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Ðiều 84 Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 6- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương; 7- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;" Theo qui định không phổ biến chính thức, các chức vụ tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội phải là những đại biểu quốc hội. Kỳ bầu cử quốc hội khóa tới chưa tổ chức, luật bầu cử mới chưa ban hành, thế mà ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Tấn Dũng đã được chọn làm đại biểu quốc hội và giữ những nhiệm vụ nói trên là một bằng chứng gian lận trước bầu cử, một hình thức tước đoạt quyền bỏ phiếu của người dân. Ngoài ra chức vụ chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ phải do toàn thể đại biểu quốc hội mới bầu chứ không phải do ban chấp hành trung ương đảng csvn chỉ định. Quốc hội mới chưa hình thành, đại biểu quốc hội chưa thảo luận, bỏ phiếu, thế mà Phạm Quang Nghị đã được bầu chọn tiến cử làm chủ tịch quốc hội. Trương Tấn Sang chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng chính phủ. Ðiều này chứng tỏ đảng csvn đã cướp quyền bầu cử của đại biểu quốc hội. * Vi phạm trầm trọng điều lệ đảng: Theo bản điều lệ đảng sửa đổi sau đại hội đảng X năm 2006 qui định như sau: Ðiều 9: Ðảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là: 1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Ðảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. 2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ðảng là Ðại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Ðảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy). Ðiều 17: 1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Ủy viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Ủy viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Ủy viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; (2) Theo tinh thần các điều lệ đảng nói trên, đại hội đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất, bầu ra và định số lượng ủy viên ban chấp hành trung ương, từ đó ban chấp hành mới bầu bộ chính trị và tổng bí thư trong số ủy viên bộ chính trị. Những quy định này đưa đến hệ luận rằng: Tất cả ủy viên ban chấp hành trung ương cũng như ủy viên bộ chính trị hiện hành không đương nhiên được tái nhiệm mà phải qua đại hội đảng xét tuyển và bầu cử. Tất cả thành viên còn lại của bộ chính trị sắp mãn nhiệm chưa chắc đã hội đủ tiêu chuẩn, sự tín nhiệm để được bầu chọn làm thành viên trong bộ chính trị mới. Bởi một lý do rất đơn giản là những thành viên này chưa được đảng hội đảng bầu chọn làm ủy viên ban chấp hành trung ương, rồi từ đó được bầu chọn làm ủy viên bộ chính trị. Ví dụ cụ thể ông Nguyễn Tấn Dũng lảnh đạo trực tiếp Vinashin bị phá sản, đang bị nhiều cán bộ đảng viên yêu cầu từ chức. Vậy ông Nguyễn Tấn Dũng có hội đủ tiêu chuẩn để tái nhiệm phải do đại hội đảng XI bình xét, chứ không phải do ban chấp hành trung ương và bô chính trị sắp mản nhiệm. Vấn đề gây tranh cãi hiện nay là: Phải chăng hành vi bầu chọn hiện nay của hội nghị ban chấp hành trung ương 14 khóa X trước đại hội đảng đã giẫm chân tước đoạt quyền đề cử và bầu cử toàn thể đại hội đảng XI, và còn tước đoạt quyền đề cử và bầu cử của ban chấp hành trung ương mới chưa được hình thành bởi đại hội đảng? Thật vậy trên thực tế hiện nay, sự việc ban chấp hành trung ương sắp mãn nhiệm đã bầu chọn để giới thiệu tổng bí thư mới, và những nhân sự chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội trong số ủy viên bộ chính trị củ còn sót lại và sắp mãn nhiệm kỳ là vi phạm trầm trọng điều lệ đảng. Xét cụ thể vấn đề ông Nguyễn Phú Trọng 66 tuổi đã quá tuổi hồi hưu, có đủ tư cách và tiêu chuẩn để làm ứng viên chức vụ ủy viên bộ chính trị hay không là thuộc quyền đại hội đảng XI chứ đâu phải quyền của ban chấp hành trung ương sắp mãn nhiệm kỳ. Sự việc ban chấp hành khóa X xét đặc cách lưu nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng làm ủy viên bộ chính trị thêm một nhiệm kỳ với chức vụ đề nghị là tổng bí thư đảng là một sự vi phạm trầm trọng điều lệ đảng vừa mới sửa đổi chưa ráo mực. Hai vi phạm cụ thể nghiêm trọng là; •- Vi phạm quyền xét và bầu chọn ủy viên ban chấp hành của đại hội đảng XI •- Vi phạm quyền đề cử và bầu chọn ủy viên bộ chính trị mới, quyền đề cử và bầu cử tổng bí thư của ban chấp hành trung ương mới chưa được hình thành bởi đại hội XI. Ðây chính là sự kiện sinh đẻ ngược dòng, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông bà nội. Ngoài ra hội nghị ban ban chấp hành trung ương 14 khóa X đã tạo ra một tiền lệ bất công nguy hiểm ngay chính trong lòng đảng CSVN, thật vậy theo quy định tuổi hưu trí là 65 tuổi, tính đến ngày đại hội XI vào tháng giêng năm 2011 thì ông Nguyễn Văn Chi sinh ngày 28 tháng 7 năm 1945, vừa đủ 66 tuổi hưu trí. Phạm Gia Khiêm sinh ngày 6 tháng 8 năm 1944 trên 67 tuổi hưu trí. Thế nhưng ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 cũng đã 67 tuổi, già hơn ông Nguyễn Văn Chi và cùng tuổi với ông Phạm Gia Khiêm lại không bị hưu trí mà còn được chỉ định làm tổng bí thư đảng sắp tới. Quy định về tuổi hưu trí tại VN đã được thực hiện 60 năm qua cho cán bộ, đảng viên công nhân viên: nam nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Trong khi thành phần ủy viên bộ chính trị nghỉ hưu 65 tuổi đã là một nghịch lý nội tại trong lòng chế độ, giờ đây đảng để cho ông Nguyễn Phú Trọng 67 tuổi quá tuổi hưu trí hai năm, tiếp tục làm việc là một hành vi phá hủy luật đảng cũng như luật pháp Việt Nam. Ông Nguyễn Phú Trọng đã quá tuổi hưu trí, được đặt cách lưu nhiệm, không dựa trên những nguyên do khả dĩ chính đáng như là công trạng đặc biệt hay là khả năng chuyên môn không thể thay thế. Thực tế ông Nguyễn Phú Trọng không hề có công trạng gì đáng kể, cũng chưa hề làm tổng bí thư thì làm sao có khả năng chuyên môn không thể thay thế. Lý do lưu nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng chủ yếu dựa vào cảm tính chủ quan của những lão già đã hưu trí và những kẽ thế hệ chiến tranh còn sót lại trong bộ chính trị sắp mãn nhiệm. Ðiều này sẽ tạo nên một tiền lệ nguy hiểm, bất ổn chính trị cho những ai đó sau này có thể đưa ra những lý do vu vơ để tiếp tục lưu nhiệm đưa đến sự độc đoán chuyên quyền sự phiêu lưu chính trị của những kẽ đương quyền đến tuổi hưu trí. Với thành tích ngồi "ỉ..." trên hiến pháp và luật đảng như vậy , đảng csvn có còn tư cách để nói vấn đề tập trung dân chủ trong đảng hay không? Xây dựng nhà nước pháp quyền hay không? Rất tiếc loạt bài nghiên cứu này không nhằm góp ý vào nội dung của các dự thảo văn bản đại hội đảng XI, cũng không nhằm giải đáp những nghịch lý trên mà chỉ đưa ra một cảnh báo về hình thức tổ chức đại hội đảng XI hiện nay đã vi phạm nguyên tắc cơ bản phong thủy đưa đến hậu quả tác hại nghiêm trọng cho đất nước. I/- Cái huôn của người thất bại : Theo phong thủy, một người giám đốc tiếp quản một xí nghiệp làm ăn thất bại, điều cốt lõi cơ bản về phong thủy là người giám đốc mới phải thay đổi ít nhiều về hình thức xí nghiệp như là bàn ghế, sơn quét, trang trí lại và đặc biệt nhất về nội dung là ông giám đốc mới không bao giờ dùng lại chương trình hay kế sách của người đi trước. Bởi một lý lẽ rất giản dị nếu ý tưởng của người đi trước đúng thì tại sao lại thất bại để phải hô hào đổi mới, hay nhường ghế cho người khác. Giải thích về phương diện phong thủy, những tư tưởng của người giám đốc trước để lại luôn luôn hàm chứa cái huôn của người thất bại Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đảng CSVN đã kiên định thực hiện hai nhiệm vụ chính: •- Xây dựng xã hội chủ nghĩa •- Bảo vệ tổ quốc (toàn vẹn lãnh thổ) Ðể thực hiện sứ mạng này đảng đã đổi tên nước là : "cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam "Ðộc lập - Tự do - Hạnh Phúc". Giờ đây đã ba mươi lăm năm qua chỉ là một giấc mơ của lịch sử, nhưng lại là một chặng đường vừa đủ để đánh giá lại ước mơ của một thế hệ. Hay nói rõ ra thế hệ chiến tranh của đảng csvn mong muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa trên đất nước Việt Nam đã thành công hay thất bại? 1)- Mục tiêu Xã Hội Chủ Nghĩa: hai đặc tính cơ bản để thể hiện tính ưu việt của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa đó là giáo dục và y tế cho người dân không phải mất tiền. Hiến pháp Việt Nam cũng quy định rõ ràng: Ðiều 59 Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Thế nhưng thực tế cho thấy trẻ em mẫu giáo chẳng những phải đóng tiền mà còn phải thi tuyển mới có thể vào trường học, kể cả mẫu giáo. Dân nghèo bị bệnh đành phải chịu chết trước của bịnh viện. Hai đặc tính ưu việt không thực hiện được, mục tiêu xây dựng XHCN không còn ý nghĩa gì nữa, hoàn toàn thất bại. 2)- Mục tiêu Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc cũng không đạt được. Thật vậy, suốt ba mươi lăm năm hòa bình, đảng csvn từng tự hào giương cao ngọn cờ độc lập đi liền với sự toàn vẹn của tổ quốc, giờ đây thực tế đã cho thấy Hoàng Sa - Trường Sa đã mất vào tay Trung Quốc, đảng csvn đã hèn nhát trước sự bá quyền của Trung Quốc trong việc bức hiếp ngư dân ở biển Ðông. Nhượng đất biên giới, lại còn cho thuê dài hạn những vùng đất biên giới đầu nguồn cũng chính là một hình thức cắt đất cho ngoại bang. Người dân hoàn toàn không có tự do nói lên chính kiến của mình, thậm chí bày tỏ lòng yêu nước mà phải đi tù như Ðiếu Cày, Phạm Thanh Nghiên. Dân oan ba miền khiếu kiện triền miên, nỗi oan khiên chồng chất theo năm tháng. Người dân hoàn toàn không có hạnh phúc. Như vậy có thể kết luận rằng đảng cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn thất bại trước hai nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc. Hay nói một cách khác Xã hội chủ nghĩa chỉ là một ước mơ không thành của thế hệ trong chiến tranh Có hai vấn đề đặt ra ở đây: 1)- Thế hệ trong chiến tranh đã lão hóa sắp bước vào bóng tối chính trị của lịch sử, đã hoàn toàn thất bại trong việc thực hiện lý tưởng XHCN tính từ khi thành lập đảng đến nay là 80 năm, vậy thế hệ này có còn đủ tư cách và khả năng để đưa ra những bản dự thảo xây dựng đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa cho thế hệ sau chiến tranh hay không? 2)- Yếu tố nào để đưa đến thành công: Trước đây lúc khối chủ nghĩa xã hội đứng đầu là Liên Xô còn hưng thịnh, đảng cộng sản Việt Nam quyết tâm tiến nhanh tiến mạnh tiến vũng chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa dưới cái bóng của Liên Xô và trung Quốc, kết quả đất nước nghèo mạt, tụt hậu đến bờ vực thẳm. Giờ đây khối XHCN tan rả, đảng cộng sản Việt Nam đã đi ăn mày khắp thế giới, kể cả ăn mày "chất xám và tiền bạc" của cái bọn mà một thời theo tên gọi của đảng là "bọn ma cô đĩ đĩ điếm, liếm gót ngoại bang" qua cái nghị quyết 36. Vậy câu hỏi đặt ra đảng cộng sản Việt nam dựa vào yếu tố nào để xây dựng thành công định hướng xhcn Việt Nam? Hay nói một cách khác là sự thành công trong việc định hướng xhcn Việt Nam là hoàn toàn tùy thuộc vào sự bố thí của khối tư bản và bọn phản quốc hay sao? Tóm lại thế hệ trong chiến tranh đã hoàn toàn thất bại trong mục tiêu xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa từ khi đảng ra đời cho đến lúc thế hệ này bước những bước chân cuối cùng vào quá khứ , thì không thể có đủ tư cách và khả năng để đưa ra những văn kiện đại hội đảng xây dựng đất nước trên nền tảng định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa mà không mang cái huôn của người thất bại của cả một đời người trong toàn thế hệ. (còn tiếp) 1)-Diễn văn bế mạc hội nghị ban chấp hành trung ương 14 khóa X của tổng bí thư Nông Ðức Mạnh http://saigonbao.com/news-room-cong-san/cong-san-viet-nam-communist-party.htm 2)- Ðiều lệ đảng cộng sản Việt Nam năm 2006 http://saigonbao.com/news-room-cong-san/cong-san-viet-nam-communist-party.htm
|