Home Tin Tức Bình Luận Chín bài học cho Việt Nam ta từ Ai Cập

Chín bài học cho Việt Nam ta từ Ai Cập PDF Print E-mail
Tác Giả: P.T.H.   
Thứ Năm, 17 Tháng 2 Năm 2011 08:32

Hosni Mubarak đã từng được coi là vị anh hùng dân tộc, nhưng cuối cùng đã trở thành một tên độc tài khét tiếng

Chỉ sau 18 ngày nổ ra các cuộc biểu tình, kẻ độc tài, Hosni Mubarak, cầm quyền trong suốt 30 năm qua tại Ai Cập đã phải rời bỏ quyền lực. Kết quả này được coi là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử Ai Cập. Ngày ra đi của Hosni Mubarak được coi là ngày lớn nhất trong cuộc đời của nhiều người Ai Cập đương đại. Người Việt Nam chúng ta có thể học được gì từ sự kiện thành công này của người Ai Cập? Đây chắc chắn đang là trăn trở của hết thảy người Việt yêu nước. Chúng tôi xin được chia sẻ 9 bài học sau đây:

1. Ai Cập là một đất nước đã từng có một lịch sử vĩ đại làm kinh ngạc loài người. Cách đây hơn 6000 năm, người Ai Cập đã biết đào kênh, chế lưỡi cày, đúc thủy tinh, xây kim tự tháp, nghĩ ra số Pi (π) và xã hội đã có các đẳng cấp với tôn ti trật tự rõ ràng. Thế mà dân tộc (đã từng) vĩ đại như thế đã phải chịu sống dưới ách chuyên chế của một cá nhân (độc tài) là Hosni Mubarak trong suốt 30 năm qua. Do đó dân tộc Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ của nhân loại. Chúng ta không nên than vãn hay bi quan với hiện tại. Hãy tập trung để biến hiện tại đau khổ thành lịch sử huy hoàng. Đừng nuối tiếc quá khứ hay khóc than hiện tại.

2. Hosni Mubarak đã từng được coi là vị anh hùng dân tộc, nhưng cuối cùng đã trở thành một tên độc tài khét tiếng, xảo quyệt và lỳ lợm (định giao quyền lại cho con trai Gamal Mubarak) chỉ vì nhân dân Ai Cập đã quá tin tưởng vào cá nhân mà không biết xây dựng một chế độ chính trị có khả năng kiểm soát kẻ nắm quyền. Việt Nam chúng ta cũng thế, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS VN ) đã bội ước nhân dân một cách tráo trở và tàn nhẫn sau khi lên nắm quyền. Do đó Việt Nam chúng ta, và cả nhân dân Ai Cập hiện nay, cần phải xác định mục tiêu tối hậu của cách mạng dân chủ không phải là dựng lên các thần tượng để ca ngợi, chiêm ngưỡng mà phải là xây dựng được các thiết chế dân chủ như báo chí tự do, hội đoàn dân sự, một nhà nước có tam quyền phân lập,…


3. Dưới sự độc đoán của chỉ một cá nhân (Hosni Mubarak) mà chính thể độc tài tại Ai Cập trong nền văn hóa Hồi Giáo đã khống chế hoàn toàn xã hội Ai Cập trong 30 năm và tỏ ra hết sức lỳ lợm, hung bạo với nhân dân Ai Cập. Do đó với một nền văn hóa còn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo và dưới sự thống trị của một tập đoàn quyền lực độc tài có hệ thống (ĐCS VN), cùng với sự chi phối hiện nay của Trung quốc, người Việt Nam chúng ta phải xác định cuộc đấu tranh giữa nhân dân với chế độ độc tài hiện nay sẽ cam go và gian khó hơn nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập với Hosni Mubarak vừa qua. Người Việt Nam cần phải nhận diện được đúng thực tại để sẵn sàng tinh thần trong đấu tranh, tránh mọi chủ quan, ảo tưởng.

4. Trong sự đầu hàng khá êm thấm của Hosni Mubarak vừa qua có vai trò quan trọng của sự tác động, vận động từ các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Do đó, người Việt Nam chúng ta nên thúc đẩy sự phát triển bang giao giữa Việt Nam với Mỹ và các quốc gia dân chủ khác cho dù về ngắn hạn mối bang giao đó có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhà nước độc tài.

5. Truyền thông độc lập trên mạng và không dây (blog, websites, facebook, twitter, cellphone, radio,…) đã đóng một vai trò tối quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của dân chúng, khởi phát, huy động và điều phối lực lượng biểu tình đưa đến thắng lợi quan trọng bước đầu cho nhân dân Ai Cập. Vì vậy người Việt Nam yêu nước ta cần tiếp tục nỗ lực để duy trì, phát triển rộng hơn nữa mạng lưới báo chí độc lập, nâng cao chất lượng các nội dung truyền bá tư tưởng dân chủ, nhân quyền, trang bị các kiến thức, hiểu biết về internet, mạng không dây cho giới trẻ và dân chúng.

6. Thắng lợi bước đầu và nhanh chóng của nhân dân Ai Cập vừa qua đã có sự ủng hộ quan trọng của quân đội. Vì vậy các cá nhân, tổ chức vận động dân chủ của Việt Nam cần có một ý thức rõ, khéo léo, xuyên suốt trong việc khai thông tư tưởng, vận động các tướng lãnh, binh sỹ của Quân đội Nhân dân Việt Nam về vai trò lịch sử, thiêng liêng của họ trong việc bảo vệ đất nước, ủng hộ cuộc đấu tranh dân chủ. Sự vận động này cũng cần phải mở rộng sang cả lực lượng công an.

7. Các lực lượng Ai Cập chống nhà nước độc tài của Mubarak vừa qua đã thể hiện một sự linh hoạt, sáng suốt và kỷ luật trước các phản ứng từ nhà nước từ sự hăm dọa, khiêu khích cho tới những lời hứa và nhượng bộ có tính chiến thuật của Mubarak. Ví dụ: Những người biểu tình đã biết kìm chế, né tránh và chịu đựng để không bị rơi vào bẫy khiêu khích vũ lực của lực lượng an ninh chìm hoặc ban đầu đa số các lực lượng đối lập (kể cả lực lượng lớn nhất là Muslim Brotherhood) đều bác bỏ đối thoại với chính quyền, nhưng sau đó họ đã thay đổi quan điểm nhưng vẫn giữ vững những nguyên tắc cơ bản là Mubarak phải từ chức ngay, bãi bỏ Luật tình trạng khẩn cấp,…Các lực lượng và cá nhân đấu tranh dân chủ của Việt Nam chúng ta cũng cần phải học tập và rèn luyện cho cho bản thân hay tổ chức của mình một tinh thần linh hoạt nhưng tỉnh táo và kỷ luật trước các diễn biến của tình hình (có thể rất gấp gáp) để tránh những xô xát hay bế tắc không cần thiết, không bỏ lỡ cơ hội mà vẫn không bị lừa gạt hay để tuột mất mục tiêu cơ bản.

8. Các cá nhân và lực lượng tham gia biểu tình tại Ai Cập vừa qua luôn thể hiện một tinh thần đoàn kết tuyệt đối không phân biệt tổ chức, đảng phái, địa vị, nguồn gốc xã hội. Tất cả đều sát cánh và vận động mọi cá nhân và tổ chức khác tham gia để nhắm vào một mục tiêu chung trước mắt là buộc Mubarak phải rời bỏ quyền lực. Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhoood) – tổ chức có lực lượng lớn nhất, tổ chức chặt chẽ nhất và ảnh hưởng nhất so với các lực lượng đối lập khác – đã có một thái độ đúng mực, khiêm nhường nhưng quyết đoán và trách nhiệm, tạo ra được một tinh thần đoàn kết rộng lớn trong dân chúng trước kẻ thù chung là chế độ độc tài. Các cá nhân và tổ chức vận động dân chủ của Việt Nam cũng cần học tập tinh thần đoàn kết, thái độ ứng xử đúng mực của Muslim Brotherhood để tránh cho phong trào dân chủ khi gặp được cơ hội lớn nhưng lại chia rẽ, lục đục chỉ vì cá nhân hay tổ chức nào đó có ảnh hưởng hay thực lực nhưng lại có những thái độ kiểu bè phái, trịch thượng hay kênh kiệu.

9. Theo nhiều ước đoán khả tín, kể từ ngày 25/01/2011 cho tới ngày Mubarak ra đi (12/02/2011) đã có hơn 300 người biểu tình Ai Cập bị chết, hàng ngàn người khác bị thương ở nhiều mức độ do tai nạn, va chạm với cảnh sát hay bị lực lượng an ninh chìm của nhà nước đánh đập, sát hại. Nhưng thanh niên Ai Cập và người dân vẫn không sợ hãi, có những người còn rất trẻ và đang có cuộc sống vật chất tốt đẹp vẫn sẵn sàng “hy sinh vì Tổ quốc (Ai Cập)”. Người Việt Nam chúng ta cũng phải xác định cuộc đấu tranh dân chủ – giành lại quyền tự do, quyền làm người từ tay ĐCS VN – cũng sẽ phải đối mặt với những mất mát về người và của. Nhưng những mất mát và hy sinh đó là cần thiết, là niềm tự hào cho cá nhân, gia đình và dân tộc Việt Nam.
 
Đồng chí Mubarak kiếm chác như thế nào?

Cũng như hầu hết lãnh tụ các nước nước Cộng nói chung và xứ Thiên đường nói riêng, với đồng chí Rak, chính trị không phải là nghề vì quốc kế dân sinh mà chẳng qua đó là một con đường làm ăn, kiếm chác. Thăng quan, tiến chức để nắm thêm một số quyền lực rồi từ đó can thiệp vào các thương vụ, buôn cơ chế, kiếm một số triệu đô gửi nhà băng dưỡng già…
Năm 1981, đồng chí Mubarak lên cầm quyền sau khi Sadat bị ám sát, trong bài diễn văn đầu tiên trước cả nước, vị tổng thống mới của Ai Cập hứa sẽ nỗ lực hết sức mình vì sự thật, không khoan nhượng với tham nhũng và hoạt động gây rối… Để minh hoạ cho lời nói đó, Chính phủ của Mubarak trong cuộc trấn áp nạn đầu cơ trục lợi của các doanh nhân giàu có với nhiều mối quan hệ chính trị, người anh cùng cha khác mẹ và con trai của Sadat đã bị bắt và trừng phạt thẳng tay.

Hơn chục thành viên quan trọng khác trong giới thân tín của Sadat bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì lạm dụng quyền lực và các hoạt động tham nhũng khác. Đồng chí Rak nhờ đó nổi tiếng vì sự liêm khiết.
Nhưng rồi, khi đã ngồi yên vị trên ngai vàng quyền lực, Rak, gia đình và các cố vấn thân cận của đồng chí dần quen với việc làm giàu cho bản thông qua quan hệ gần gũi với các công ty nhiều quyền lực của Ai Cập vốn là kẻ bậc thầy về việc mua bán cơ chế. Không chỉ Rak mà cả hai con trai của ông cũng nhận được đòn bẩy từ chính phủ, cả giới quân sự và đảng chính trị đa số của nước này, để ban phát cho bằng hữu kiếm lợi và dọn dẹp các đối thủ cạnh tranh.

Thực ra thì cách kiếm tiền của đồng chí Rak và các con ông cũng không khác là mấy so với các đồng chí lãnh đạo và con em họ ở xứ Thiên đường ta. Sau đây là một trong số những cách đó, Chủ tịch xin được kể ra để các bạn suy ngẫm. Đồng chí nào đang định theo đuổi sự nghiệp chính trị cũng có thể tham khảo thêm.

Đầu tiên là việc mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài mà xứ ta quen gọi là FDI (Foreign Direct Investment). Theo luật Ai Cập, công ty nước ngoài phải giành cho đối tác liên doanh trong nước 51% cổ phần công ty liên doanh hoạt động tại Ai Cập. Theo luật này, bất cứ công ty đa quốc gia nào cũng cần phải thông qua một đối tác trong nước và đối tác này thường chỉ đâu đó quanh các thành viên gia đình Rak hay các nhân vật quyền lực của đảng cầm quyền.

Một số khách sạn cổ, vốn là sở hữu nhà nước cũng bị chính phủ tư nhân hoá mà thực chất là bán với giá bèo mà người mua không ai khác là những đệ thân tín của đồng chí Rak.
Những năm 1980, khi mới lên cầm quyền, đồng chí Rak có vẻ rất thật thà trong tham vọng chặn đứng tham nhũng. Nhưng theo thời gian, các thân hữu quanh ông bắt đầu đục khoét hệ thống. Tiếp nữa, các con ông cũng tham gia làm ăn kinh doanh, nhận lại quả từ các công ty đến Ai Cập. Chuyện chi chác phần trăm khi tham gia các dự án đã thành lệ bất thành văn. Đặc biệt là trong việc nhận quyền khai thác tài nguyên, quền sử dụng đất...
Nhờ cách này, trong 30 năm cầm quyền, đồng chí Rak và gia đình đã kịp "tích" được khối tài sản với giá trị ròng ít nhất 5 tỷ USD. Thông tin từ một số cơ quan truyền thông khác thì cho rằng, tài sản của gia đình này lên tới khoảng 50 tỷ USD. Con số này có vẻ hơi bị cường điệu.
Phần lớn tài sản của đồng chí Rak được gửi ở tài khoản NH nước ngoài ở châu Âu và đầu tư vào bất động sản sang trọng. Theo một số nguồn tin, đồng chí Rak và gia đình đang nắm giữ tài sản ở nhiều nơi trên thế giới, từ London và Paris tới New York và Beverly Hills. Bên cạnh mấy ngôi nhà ở khu nghỉ dưỡng Sharm al-Sheikh gần Biển Hồng Hải và ở quận Heliopolis phồn hoa của Cairo, họ còn có một biệt thự sáu tầng ở khu Knightsbridge, London, một ngôi nhà gần Bois de Bologne ở Paris và hai chiếc thuyền buồm.

Thông qua hai con trai của Mubarak, Gamal và Alaa, gia đình này còn kiểm soát một mạng lưới các công ty kiếm tiền nhờ những nhượng bộ từ các công ty nước ngoài làm ăn tại Ai Cập, theo một doanh nhân và một báo cáo điều tra tổng hợp năm 2006 của liên minh gồm các nhóm đối lập. Báo cáo nêu rõ tên các công ty do anh em nhà Mubarak sở hữu và chi tiết một số trường hợp tham nhũng của quan chức chính phủ.
Gamal, con trai thứ của Rak, người được lựa chọn kế vị cha, từng theo học tại trường Đại học Cairo, Mỹ và có sáu năm làm phân tích đầu tư tại Bank of America. Đồng chí này sau đó đã thành lập công ty tư vấn đầu tư Med Invest Partners, chuyên "giúp" các nhà đầu tư phương Tây mua cổ phiếu và công ty tại Ai Cập.

Anh trai của Gamal, là doanh nhân sở hữu công ty cung cấp dịch vụ cho hầu hết các hãng hàng không tại Ai Cập. Năm 2001, chính phủ đã ban hành một đạo luật quy định bắt buộc thắt dây an toàn khi ngồi trên các phương tiện giao thông, trước đó, Alaa vừa nhận được đặc quyền nhập khẩu dây lưng an toàn.

Bạn bè thân hữu của chính phủ Mubarak cũng đều sống hết sức sung túc. Taher Helmy, cố vấn cho Gamal và Hosni và chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ, mới đây đã mua một căn hộ 6,1 triệu USD nhìn ra Công viên Central Park của New York City. Ahmed Ezz, ông trùm ngành thép và người thân cận của Gamal, bị cáo buộc sử dụng quan hệ để độc quyền thị trường thép.

Một số quan chức chính phủ trước đây đã bắt đầu lộ mặt với những cáo buộc tham nhũng. Tuần trước, cựu thứ trưởng Ngoại giao Ibrahim Yosri cùng 20 luật sư đã kiến nghị Trưởng công tố Ai Cập Abdel Meguid Mahmoud đưa Mubarak và gia đình ra tòa vì tội biển thủ tài sản nhà nước.
Theo Mohammad Ghanam, nguyên chủ tịch cơ quan nghiên cứu pháp luật tại Bộ Nội vụ Egypt, “Kỷ nguyên Mubarak sẽ được biết đến trong lịch sử của Ai Cập là kỷ nguyên trộm cướp". Ông lên án tại Mubarak cùng con trai tại hội thảo nhân quyền tại Luân Đôn, với lời lẽ mạnh mẽ nhất: "Công việc chính của ông ta là bòn rút tiền công, và chúng tôi thấy những kẻ siêu tham nhũng và siêu vô trách nhiệm đang nắm giữ nhiều vị trí trong nhà nước; tham nhũng và dối trá trên khắp mọi miền đã gây ra tình trạng hiện nay của đất nước chúng tôi…".

Một vài đồng chí của ta biết những thông tin này bảo với Chủ tịch: Chuyện này thường thôi! Cách thức kiếm chác của các đồng chí ta phong phú hơn nhiều! Chủ tịch bảo: dưng mà để làm gì nhỉ, nhiều tiền như đồng chí Rak rồi cũng sang thế giới bên kia. Không cẩn thận con cái đồng chí phải tỵ nạn ở nước ngoài, sống bất hợp pháp, kiếm chác nhiều rồi cũng phí đi một đời!

(Theo các nguồn tin nước ngoài)