Home Tin Tức Bình Luận Bầu cử Quốc hội Việt Nam?

Bầu cử Quốc hội Việt Nam? PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Trung Thành   
Thứ Năm, 24 Tháng 2 Năm 2011 07:37

Có một điều rất phản động là dân thì không được bầu lãnh đạo của đảng mà Đảng lại đứng ra chỉ định và lãnh đạo cơ quan dân cử.

- Hãy cẩn thận...
- Hiểm nguy, đấu tố và nhà tù đang rình rập những ai tự ứng cử

23/02/11 2:41 AM

Bầu cử Quốc hội Việt Nam: Cẩn thận, hiểm nguy, đấu tố và nhà tù đang rình rập những ai tự ứng cử
 

Có một điều rất phản động là dân thì không được bầu lãnh đạo của đảng mà Đảng lại đứng ra chỉ định và lãnh đạo cơ quan dân cử.

Như vậy chính đảng đã “cướp” mất quyền được làm chủ đất nước của nhân dân.

Làm như vậy chính đảng cũng bôi nhọ chính mình vì sự cầm quyền không chính đáng.

Một trong những hành động thể hiện quyền yêu nước mạnh mẽ nhất là tự đứng ra ứng cử vào làm đại biểu quốc hội để thay mặt cử tri quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Tiếc thay, những người tự ứng cử quốc hội tại Việt Nam luôn bị hiểm nguy rình rập.

Luật bầu cử Đại biểu quốc hội của nước CHXHCNVN quy định: “Công dân việt nam đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu quốc hội”. Nhưng liệu quyền đó được bảo hộ và thực thi trong thực tế hay không ? Những người tự ứng cử có gặp phải những  khó khăn nào không ?.

Theo những gì tôi biết thì những người tự ứng cử mà Nhà nước không cho phép hoặc cơ cấu  đều gặp phải những khó khăn trong việc thực hiện quyền của mình. Tệ hại hơn, nhiều người trong số họ bị bắt. Có thể kể ra đây những nhân vật nổi bật như luật sư: Lê Công Định, Luật sư, Nguyễn Văn Đài, Luật sư Cù Huy Hà Vũ,  Luật sư Lê Quốc Quân,  Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức… là những người đã từng tự đứng ra ứng cử và đã họ đã bị vào tù.

Một số người khác thì gặp khó khăn trong công việc, kinh doanh như: Thầy giáo – người đương thời – Đỗ Việt Khoa, Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, Ông Lê Kiên Thành, Ông Đặng Hùng Võ….

Luật sư là những người hiểu biết luật pháp. Họ mong muốn thực hiện luật và đưa kiến thức luật pháp của mình ra xây dựng đất nước. Nhưng do hiểu luật, muốn làm theo luật thì sẽ “đụng hàng” với ý chí rất chủ quan của đảng. Họ tự ứng cử là để thực hiện “quyền và nghĩa vụ” của mình trong việc xây dựng đất nước nhưng đảng biết rằng khi hiểu rõ bản chất của đảng thì họ càng không chịu đựng được và se đấu tranh cho nhân dân. Đảng CS biết mình làm sai luật nên sợ có người phát hiện, chỉ mặt nêu tên nên vội vàng bắt sớm và “cơ cấu” đưa những người dễ sai bảo vào làm. 

                   "Đảng cử - dân bầu" hay đảng cưỡng dân bầu?

Thực tế rằng Hiến pháp Việt Nam quy định Nhà nước là “của dân, do dân và vì dân” và “đảm bảo quyền ứng cử và tự ứng cử của công dân” nhưng Đảng cộng sản cho mình được quyền lựa chọn “những đại biểu xứng đáng” để vào Quốc hội. Trong nhiều năm ròng, đảng tuyên truyền thô thiển rằng: “Đảng cử – dân bầu”. Điều đó có nghĩa là việc dân “bầu” chỉ là hợp thức hóa một quyết định “cử” của đảng. Những ứng viên không phải là đảng viên và có tư tưởng khác với quan điểm của đảng nên thì đảng gây khó khăn hoặc tóm họ cho vào “kho”.

Những người đơn giản chỉ muốn đóng góp ý kiến xây dựng đất nước nhưng đảng không thích thì lần lượt bị đảng dùng các lần hiệp thương để loại bỏ. Hiệp thương là một “gian từ” được đảng dùng để loại bỏ bất cứ thành phần nào đảng không thích. Nhân dân hoàn toàn không được tham gia vào quá trình đó mà chỉ có tay chân của đảng là Uỷ ban mặt trận tổ quốc bàn luận và tự đưa ra các tiêu chí nhằm loại bỏ, hoặc đưa thêm một số đối tượng mà đảng thích.

Chính vì vậy, hầu hết các đại biểu quốc hội khi được trúng cử thì đều là những ông “nghị gật” và làm theo sự chỉ đạo của đảng. Mặc dù họ là đại diện của dân nhưng những đại biểu được bầu lại làm việc cho đảng và không đại diện cho dân trong khi “ý đảng và lòng dân” ngày một cách xa nhau, thậm chí mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Khi bảo vệ quyền lợi của đảng là chỉ bảo vệ cho một nhóm thiểu số đang cầm quyền. Như vậy bản chất của “người đại diện cho nhân dân” đã bị đánh cắp. 

                                  Người dân "bỏ phiếu lại"

Qua đó ta thấy sự độc tài của đảng cộng sản là rất rõ ràng. Ngay cả đảng viên cũng không được tự ứng cử nếu chi bộ đảng ở nơi người đó sinh hoạt không cho phép. (Trường hợp của nguyên thứ trưởng Đặng Hùng Võ ). Rõ ràng một đảng viên thì cũng là công dân. Tư cách công dân phải là lớn hơn và được pháp luật bảo hộ hơn. Nghĩa là họ có toàn quyền tự đứng ra ứng cử với tư cách là một công dân. Tiếc thay đảng không chấp nhận tự do cho đảng viên của mình và cũng không dám thử thách để tranh cử với nhau một cách công khai và bình đẳng. Mặt khác Đảng lại dùng quyền lực của mình để tìm mọi cách loại trừ các tiếng nói khác với mình. Đó thực sự là trò chơi của những người hèn, không đủ năng lực để đưa thành phần của mình ra tranh cử công khai với những thành viên ứng cử khác.

Là đại biểu quốc hội thì phải là đại biểu của dân, do dân bầu và trở thành thành viên trong cơ quan quyền lực cao nhất. Thế nhưng Đảng cộng sản đã to hơn “cơ quan quyền lực cao nhất” và sắp đặt các đại diện cho cơ quan quyền lực này. Như vậy là đảng đã “ngồi xổm” trên cơ quan quyền lực cao nhất và bắt buộc cơ quan này đi theo các quyết định của mình. Điều này lạ lùng và phi lý vô cùng nhưng nó vẫn tồn tại.

Nhìn lại cuộc bầu cử quốc hội lần đầu khi quốc gia được tự do là vào ngày 6/1/1946 gồm có 403 thành viên trong đó 57% các thành viên đến từ nhiều đảng phái khác nhau. Ngoài ra có đến 43%  đại biểu không  đảng phái. Nếu tính với quốc hội hôm nay thì tụt hậu quá xa vì số đại biểu nhiều hơn, đảng viên nhiều hơn và chỉ có một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản.

Qủa thật ở Việt Nam quốc hội cũng chỉ là tay sai của đảng. Trong nhiều trường hợp thì họ coi ý kiến của các đại biểu quốc hội chỉ là “chó sủa” và đoàn người tham nhũng “vẫn cứ đi”, Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã từng đề lập ủy ban điều tra về tham nhũng tại Vinashin nhưng con tàu Vinashin vẫn tiếp tục được ông Thủ tướng cầm lái đi trong khi ông Đại biểu của dân Nguyễn Minh Thuyết chắc chắn không thể trúng cử tiếp nữa.

Có một điều rất phản động là dân thì không được bầu lãnh đạo của đảng mà Đảng lại đứng ra chỉ định và lãnh đạo cơ quan dân cử. Như vậy chính đảng đã “cướp” mất quyền được làm chủ đất nước của nhân dân. Làm như vậy chính đảng cũng bôi nhọ chính mình vì sự cầm quyền không chính đáng . Điều này chính Hồ Chí Minh cũng không thể hình dung và chấp nhận được vì chính Ông đã giải tán đảng cộng sản và đổi tên thành Đảng Lao Động. Đồng thời vào lúc đó vẫn có 2 đảng phái chính trị khác là Dân chủ và Xã hội cùng tồn tại cho đến tận sau khi ông chết lâu dài.

Nhiều người bạn tôi muốn tự ứng cử để làm “một điều gì đó” cho dân tộc được tự do, hạnh phúc và bình an hơn nhưng họ dần dần cũng mất nhuệ khí vì hôm nay những hiểm nguy luôn luôn rình rập những nhà yêu nước thương nòi.