Home Tin Tức Bình Luận Sách cổ A-rập 'tiên tri' cuộc nổi dậy

Sách cổ A-rập 'tiên tri' cuộc nổi dậy PDF Print E-mail
Tác Giả: Jane O'Brien / BBC News Washington   
Thứ Bảy, 09 Tháng 4 Năm 2011 08:09

Cuốn sách Khaldi của tác giả Ameen Rihani được cho là mang tính tiên tri về xã hội A-rập.

 

Vào dịp kỷ niệm 100 năm của cuốn The Book of Khalid ("Sách của Khalid"), cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Anh đầu tiên được một người Ả Rập viết, tác phẩm được phát hiện có vẻ liên quan đáng kể đến cuộc nổi dậy sâu rộng ở Trung Đông ngày nay.

Cuốn "Sách của Khalid" được viết bởi tác giả Ameen Rihani, một trí thức người Mỹ gốc Ả-rập, sinh ra ở Libăng năm 1876.

Đây là câu chuyện về hai người bạn Lebanon di cư đến New York.

Nhân vật chính, Khalid, bắt đầu cuộc sống mới của mình bằng việc rao bán đồ trang sức tôn giáo.

Ông trải qua một cuộc sống khá tự do, nhưng rồi từ chối chủ nghĩa tiêu thụ Mỹ và trở lại Libăng để tìm kiếm sự thỏa mãn về tinh thần.

Cuốn sách đem lại một cái nhìn sâu sắc vào sự phức tạp của các mối quan hệ người Mỹ gốc Ả-rập.

"Kết nối kỳ lạ'

"Rihani lập luận vào đầu thế kỷ 20 rằng cả nước Mỹ và thế giới Ả-rập đều là các thế lực to lớn vốn sẽ sớm quyết định tương lai nền chính trị toàn cầu", Todd Fine, giám đốc dự án Khalid, một nỗ lực để quảng bá tác phẩm của Rihani tới độc giả Mỹ hiện đại, nói.

"Sách của Khalid" là về cách thức mà các giá trị thực sự của Mỹ có thể truyền cảm hứng cho cuộc cách mạng từ Đế quốc Ottoman," ông Fine, người đang biên tập cho lần ấn bản mới của cuốn sách vốn được dự kiến công bố vào cuối năm nay, nói thêm.

"Trên thực tế, thậm chí cuốn tiểu thuyết đã kết thúc với cuộc bạo loạn gây ra bởi Khalid tại Damascus.

"Đó là một kết nối kỳ lạ làm cho tôi tin rằng nếu chúng ta xem xét lại mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và thế giới Ả-rập thông qua Rihani và thông qua cuốn Sách của Khalid, thì chúng ta có thể nhận ra điều đó.

"Chúng ta không thấy có những sự khác biệt quá lớn."

'Cầu nối Đông và Tây "


Bìa của cuốn sách được cho là dự báo xã hội A-rập và tiên tri cuộc nổi dậy đầu năm 2011.

Âm hưởng của lập trường của Rihani chống lại chủ nghĩa độc tài và những vi phạm nhân quyền được thể hiện trong các cuộc biểu tình tại Quảng trường Tahrir ở Cairo dẫn đến việc lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak, người cháu trai của Ramzi Rihani nói.

"Tôi nghĩ rằng thông điệp ở đây là về cầu nối Đông và Tây," ông nói.

"Đây là lý do tại sao tác giả tạo được ra tiếng vang không chỉ với người Ả-rập, mà còn với toàn thế giới."

Rihani tin rằng ông có một vị trí đặc biệt để kết nối hai thế giới và tìm cách thực hiện điều đó thông qua tất cả các tác phẩm và bài viết của ông.

Tác giả cuốn sách nổi tiếng di cư đến New York vào năm 1887 lúc 11 tuổi và lớn lên ở khu Hạ Manhattan, trong một cộng đồng mà người ta biết đến sau đó là cộng đồng tiểu Syria, vốn sinh sống ở cách khu vực mà sau này Trung tâm Thương mại Thế giới sẽ được xây dựng, chỉ vài khu nhà.

Ông đã học tiếng Anh, tham gia một nhà hát như một diễn viên kịch nghệ Shakespeare, rồi đi học trường luật cho đến khi một chứng bệnh nghiêm trọng buộc ông phải từ bỏ việc học hành của mình.

Tác phẩm của Rihani hấp dẫn với một số cộng đồng ở Mỹ, thế nhưng tác động thực sự của ông còn ở trong nền văn học, văn hóa, chính trị và tư tưởng khổi ngôn ngữ Ả-rập / Stephen Sheehi, Đại học Nam Carolina

Mặc dù ông trở thành công dân Mỹ vào năm 1903, ông tiếp tục phân chia thời gian của mình giữa New York và Libăng.

Các bài báo, thơ và tiểu luận bằng tiếng Anh và tiếng Ả-rập của ông nhanh chóng giành được danh tiếng cho ông như một trong những trí thức hàng đầu của cả hai thế giới.

Là một công dân Mỹ và nhà thơ, ông đi khắp thế giới Ả-rập và gặp gỡ với các vị vua Ả-rập cũng như các nhà lãnh đạo hàng đầu thời đó.

Tình bạn rất gần gũi của ông với Quốc vương Abdul Aziz, người sáng lập ra Arabia Saudi, vẫn được coi là một điểm sáng, tạo nên nền tảng của mối quan hệ Mỹ-Saudi.

Rihani, người qua đời năm 1940, thường được so sánh với một nhà tư tưởng nổi tiếng của thời kỳ này là Khalil Gibran, tác giả của cuốn Nhà Tiên tri (The Prophet). Cuốn sách này, không giống như cuốn "Sách của Khalid", vẫn còn phổ biến rộng rãi ở Mỹ.

Gibran đã minh họa cho cuốn "Sách của Khalid" và coi Rihani như một vị thông thái.

"Nhà hoạt động xuyên Ả'rập"


Cuộc cách mạng hoa nhài làm rung chuyển thế giới A-rập từ đầu năm vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi.

 "Tác phẩm của Rihani hấp dẫn với một số cộng đồng ở Mỹ, thế nhưng tác động thực sự của ông còn ở trong nền văn học, văn hóa, chính trị và tư tưởng khối ngôn ngữ Ả-rập", ông Stephen Sheehi, Giám đốc Chương trình tiếng Ả-rập tại Đại học Nam Carolina cho hay.

Rihani ngưỡng mộ nước Mỹ và nghĩ rằng nó có thể có ảnh hưởng tích cực đến Trung Đông, theo Giáo sư Sheehi.

Tuy nhiên, ông tạo ra bản sắc cho chính mình trong sự nối kết chặt chẽ với văn hóa và chủ nghĩa quốc gia Ả-rập.

"Nếu chúng ta nhìn vào tất cả các cuộc nổi dậy khác nhau đang xảy ra trong thế giới Ả rập hiện nay - tất cả chúng đều tìm thấy ít nhiều trong đó một loại tình cảm bào huynh với người dân cùng văn hóa ở các quốc gia Ả-rập khác," ông nói.

"Và đó chính là Rihani - một nhà hoạt động xuyên Ả-rập."

Vào tháng Giêng năm nay, Tunisia trở thành quốc gia Ả-rập đầu tiên đánh đổ nhà lãnh đạo độc đoán của mình, trong một làn sóng thúc đẩy cho tự do và dân chủ nhiều hơn.

Những hạt giống mà ông Rihani từng trồng nay đang bắt đầu cho những cây ăn trái /Cựu Đại sứ Liên đoàn Ả-rập tại LHQ, Maksoud

Cuộc biểu tình đã truyền cảm hứng cho hàng chục quốc gia Ả-rập khác vốn lâu nay vẫn vật lộn với vấn đề tương tự.

Ai Cập cũng đã phế đổ Tổng thống Mubarak.

Và trong khi quân nổi dậy ở Libya vẫn còn trong một cuộc tranh đấu chống lại Đại tá Muammar Gaddafi, thì Syria lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ đã xuống đường dồn dập.

Một số quốc gia Ả-rập khác ở vùng Vịnh cũng đang đối mặt với các cuộc biểu tình chống chế độ quân chủ.

Chính cuốn "Sách của Khalid" đã nói lên cuộc đấu tranh của họ, cựu Đại sứ Liên đoàn Ả-rập tại Liên Hiệp Quốc, Clovis Maksoud, nói.

"Những hạt giống mà ông Rihani từng trồng nay đang bắt đầu cho những cây ăn trái," cựu Đại sứ Maksoud nói.

"Cho dù đó có mối quan hệ trực tiếp hay không, đây là một thời điểm khi cuốn "Sách của Khalid" trở nên có tính liên quan.

"Giới trẻ cần phải phục hồi các dòng tư tưởng của các quốc gia Ả-rập như là biểu hiện xác thực của tiến bộ chính trị, hơn là chủ nghĩa bè phái co cụm hay trào lưu Hồi giáo kinh điển. "