Home Tin Tức Bình Luận Giỏi lắm, Lào ơi.

Giỏi lắm, Lào ơi. PDF Print E-mail
Tác Giả: Ngô Minh   
Thứ Sáu, 29 Tháng 4 Năm 2011 21:00

Cả tháng nay, báo chí Việt Nam lùm sùm về đập thủy điện Xayaburi ở hạ lưu sông Mê Công mà nước Lào đang rục rịch xây dựng .

Ngô Minh trong Vườn tượng Phật ở Viên Chăn

Chính phủ Lào phản ứng trước mọi nghi vấn và chỉ trích về con đập . Nước Lào trong mấy năm nay sống chủ yếu bằng “tiền bán  điện”  do các Nhà máy thủy điện sản xuất.  Hiện nay Lào có  tổng cộng 70 dự án thủy điện, trong đó 10 dự án đã khởi công. Như vậy , nước Lào không coi “Tình hữu nghị đặt biệt Việt –Lào” là cái cớ bắt buộc để dừng dự án. Cũng như Trung Quốc đã không coi “16 chữ vàng”, “môi hở răng lạnh” là sự ràng  buộc để  thu lại cái “lưỡi bò” vô cùng tham lam trên bên Đông của mình. Từ lâu người Lào đã làm theo cách của mình, còn người Việt thì vẫn ngây thơ tin về về tình hữu nghị, tin vào cũng chung hệ tư tưởng, cùng là nước Xã hội chủ nghĩa, tin vào “16 chữ vàng”…
        
Thời bao cấp ở xứ ta đi ra  nước ngoài khó lắm. Nên mới có  bài  thơ dân gian nói  chuyện “thụt vào thụt ra” rất phổ biến thời ấy:
                  
      Trăm năm trong cõi người ta
      Ai ai cũng muốn thụt ra thụt vào
      Lạc hậu như cái nước Lào
      Người ta cũng cứ thụt vào thụt ra
      Lạ thay cái nước Nam ta
      Dân không hề được  thụt ra thụt vào
        
 Quả thực, người Việt mỗi khi nghĩ đến nước Lào cũng đều cho là lạc hậu, là nước kém phát triển so với  nước mình. Thế mà “Lạc hậu như cái như cái nước Lào/ Người ta vẫn cứ thụt vào thụt ra”, nghĩa là trong việc xuất ngoại từ lâu Lào đã tự do hơn Việt Nam. Trong một tuần đi  thăm  và ăn Tết Bunpimay tháng 4/2011 tại Viên Chăn và các tỉnh  ở Lào, tôi đã mục sở thị nhiều sự việc người Lào, nước Lào rất văn minh.
 
 Điều dễ nhận thấy nhất là xe chở đoàn nhà văn Huế đi từ Cửa khẩu Lao Bảo đến Viên Chăn xa 700 cây số mà tuyệt nhiên tôi không thấy bỗng dáng một anh cảnh sát giao thông Lào nào. Ở Thủ đô Viên Chăn mấy ngày tôi cũng không thấy cảnh sát đứng đường như ở Việt Nam. Tại cuộc gặp gỡ giữa Hội Nhà văn Lào và Đoàn nhà văn Huế, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã phát  biểu chân thực:  “Đây là lần đầu tiên tôi đến  đất nước Lào của các bạn. Ấn tượng đầu tiên của tôi là suốt  hai ngày nay tôi không gặp anh công an nào trên đường. Chứng tỏ  đất nước các bạn rất bình yên và văn minh”. Không có công an trên đường chứng tỏ xã hội rất trật tự. Không có công an nên không hề có “bắn tốc độ” hay “làm tiền” xe ca, xe tải một cách trắng trợn như ở  khắp các con đường Việt Nam. Nhờ vậy mà chúng tôi làm xong thủ tục ở Lao Bảo lúc 10 giờ sáng, xe chạy 750 cây số đến Viên Chăn 6 giờ chiều, chỉ 8 giờ đồng hồ.

 Ở Cửa Khẩu Lao Bảo tôi đổi tiền KIP Lào để sang Viên Chăn tiêu. 1.000.000 (một triệu) đồng Việt Nam  ngày 12/4/2011 đổi được 350.000 kíp. Như vậy một đồng tiền Việt giá trị chỉ bằng  một phần ba đồng Kip. Năm 2004, tôi làm báo Thương mại sang Kron, Lào đổi một Kip được 1,4 đồng Việt. Thế mà  chỉ 7 năm sau, đồng tiền Việt đã mất giá gần 100 % so với tiền Kíp. Có đi mới biết đồng tiền của mình nó èo uột như thế nào. Tháng 3-2004, trong lúc  cả thế giới đồng tiền nào  cũng lên giá so với  đô-la Mỹ, còn đồng Việt trong Ngân hàng lại quyết định xuống  giá từ hơn 19.000 ngàn ăn một  SD xuống hơn 21 ngàn / 1USD .Đồng tiền  mất giá, điện, xăng dầu tăng giá, nghĩa là con ngựa bất kham là lạm phát đã thoát ra khỏi chuồng. Mần răng mà chống lạm phát ? Lào ơi, giỏi thiệt.
 
Ngày Tết Bunpimay ở Lào, tất cả người Lào đều  phải đến viếng 9 cái chùa mới “đủ tiêu chuẩn” để cầu may mắn. Nhà văn Trần Công Tấn người Triệu Phong, Quảng Trị hiện ở TP Hồ Chí Minh là người có thẻ bài thành viên trong Hoàng Gia Lào. Cứ đến lễ lạc Hoàng Gia là anh được mời sang. Vì anh là con nuôi của Hoàng thân Xuphanuvong. Anh Tấn quen rất nhiều  lãnh đạo nước Lào, cả thủ tướng Lào. Anh Tấn kể : Khi vào chùa ông Tổng bí thư , Thủ tướng Chính phủ , giàu hay nghèo đều là quỳ trước Phật. Trước Phật tất cả đều bình đằng. Tổng Bí thư  tự lái xe riêng mà đi chùa. Thủ tướng tự lái xe riêng mà đi chùa. Không biết lái ô tô thì nhờ con cháu lái. Chứ không có chuyện lái xe nhà nước trực cả ngày Tết để lái xe chở  quan lớn đi làm việc riêng . Càng không có chuyện quan lớn về tỉnh  lễ chùa cũng cả đoàn xe  công an còi hụ đẹp đường. Chuyện đó ở ta  e khó ! Giỏi lắm, Lào ơi !

Ấn tượng nhất là người dân Lào chấp hành luật giao thông rất nghiêm. 5 giờ kém 15 sáng, tôi đi bộ  từ khách sạn Mina trên đường Lanexang đến Khải Hoàn môn hơn cây số, đèn đỏ đèn xanh ở các ngã tư vẫn hoạt động. Có chiếc ô tô đi làm sớm, đến  gặp đèn  đỏ, dù  bốn phía  trước sau chẳng có xe nào, người lại xe vẫn cho xe đỗ , chờ đèn xanh mới vượt ngã tư. Chứ như ở Việt Nam đang đỏ vẫn vượt, đèn còn vàng,  chưa xanh vẫn vượt. Nước Lào không bắt buộc đội mũ bảo hiểm, vì đa phần xe cộ lưu thông trên đường là ô tô (Thành phố Viên Chăn có 400.000 dân, đã có 60.000 chiếc ô tô). Thế nhưng vẫn có rất nhiều người đi xe máy trên đường phố đội mũ bảo  hiểm. Đó  là ý thức tham gia giao thông từ trong máu thịt. Nước Lào họ giáo dục công dân răng mà giỏi rứa hè ?

Ở Lào có tới hàng trăm ngàn người gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, họ đến Lào  nhiều nhất là vào năm Thân , năm Dậu (đầu những năm 1940). Họ phải chạy khỏi  quê hương để tránh nạn đói dang hoành hành. Họ là bộ đội tình  nguyện Việt Nam tại Lào, rồi lấy vợ Lào, thành người Lào.v.v… Người Lào Lùm (người Lào sống ở thành phố Viên Chăn và các tỉnh đồng bằng phía nam) rất giống người Việt . Rất khó  phân biệt. Một người Việt làm  ăn ở Lào đã  20 năm tên là Trà này bày cho chúng tôi cách phân biệt người Việt với người Lào như sau : Vào siêu thị hay chợ thấy người nào bán mà nói thách giá trên trời thì đó là người gốc Việt; người nào mua hàng mà  trả giá một cách kiên nhẫn hàng giờ đích thị là người Việt. Người Lào chân thực, thật thà mua bán ít nói thách, ít trả  giá. Ở phố quán nào  bán hàng khuya tới 10, 11 giờ đêm đích thị là quán người Việt. Vì người Lào chỉ  bán hàng đến 8 giờ tối là nghỉ đi nhảy lăm vông. Ở quán  nhậu nào mà có người hô “zô..zô…zô…” đích thị là người Việt, 10 người ăn cắp trên phố  có 7 người Việt.v.v..
  
Về tổ chức nhân sự bộ máy đảng,  nhà nước, nước Lào cũng văn minh hơn Việt Nam từ  mấy chục năm trước. Ở Việt Nam Tổng Bí thư đảng riêng, Chủ tịch nước riêng. Còn ở Lào từ những năm 80 của thế kỷ trước,  ông Cay Xon Phômvihản vừa Chủ tịch Đảng, vừa Thủ tưởng Chính phủ. Ở nước Lào ở Trung ương hiện nay, Tổng bí thư Đảng là Chủ tịch nước, ở các tỉnh Bí thư tỉnh ủy là chủ tịch tỉnh, bí thư huyện ủy là chủ tịch huyện. Nên mỗi lần cán bộ Lào sang thăm Việt Nam, một ông làm việc với hai ba ông Việt Nam, nghĩa là một ông Lào “buộc “ hai (có khi ba bốn) ông Việt phải tiếp tử tế. Sang trọng lắm chứ. Oai phong lắm chứ.  Nước Lào có có 18 tỉnh và thành phố (cả Viên Chăn), mỗi tỉnh có nhiều huyện. Cơ cấu nhân sự Đảng, nhà nước như thế giảm được biên chế, công việc chạy hơn, tính chủ động cao hơn và nhât là tiết kiệm được rất nhiều ngân sách , vì lương và lộc của một máy lãnh đạo Trung ương, tỉnh, huyện là rất cao . Nếu nước ta mà học tập Lào về  việc này thì hàng năm tiết kiệm được ba bốn trăm tỷ đồng tiền thuế của dân vì nước ta có tới 64 tỉnh, 500 huyện.
 
 Mấy  chuyện  sơ sịa như thế cũng đủ thấy nước Lào giỏi như thế nào. Họ tiếp nhận tất cả sự  hỗ trợ của các nước, nhưng không theo nước nào cả !
 
 Mấy ngày sau, trong cuộc mật đàm, Kissinger nói với Lê ĐứcThọ: khi TT Phạm Văn Đồng đưa ra "lập trường 4 điểm" ngày 8/4/1965 để trả lời đề nghị đàm phán của TT Johnson, tổng thống Mỹ chấp nhận ba điểm. Duy chỉ có một điểm, HK không thể chấp nhận, đó là nội dung điểm 3: "Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo cương lĩnh của Mặt trận Giải phóng miền Nam, không có sự can thiệp bên ngoài". Từ đó đến nay quí vị vẫn duy trì "lập trường trước sau như một của nước VNDCCH", nay cương lĩnh của MTGPMN đã thay đổi. Chúng tôi thấy lập trường 10 điểm của Chánh phủ CMTL có nhiều điểm trùng họp với kế hoạch hòa bình 8 điểm của HK. Hai bên HK và VNDCCH có thể dung hòa hai đề nghị trên để kết thúc chiến tranh. Kế hoạch 8 điểm của Mỹ được TT Nixon trình bày trên hệ thống truyền hình ngày 14/5/1969: Mỹ muốn rút quân nhanh chóng, không muốn tìm kiếm căn cứ quân sự ở NVN, đòi hai bên cùng rút quân trong vòng 12 tháng sau khi có hiệp định để nhân dân miền Nam VN quyết định công việc nội bộ của họ. HK đồng ý để
Mặt trận GPMN tham gia vào đời sống chính trị ở NVN, tham gia vào tổng tuyển cử tự do có giám sát và kiểm soát quốc tế. (13)

   Từ đó cuộc đàm phán Paris đi thẳng vào vấn đề chính là giải quyết cuộc chiến tại miền Nam VN. Sau này, ông Lưu Văn Lợi phụ tá Lê Đức Thọ tiết lộ: "Đây là một bất ngờ" mà Hànội không tiên liệu vì lập trường mới của MTGPMN. Từ trước đến giờ, trên bàn đàm phán chỉ có hai kế hoạch giải quyết vấn đề VN. Mỹ với hai điểm chủ yếu là quân miền Bắc cùng rút với quân Mỹ và giữ chánh quyền Sàigòn. Còn phía VNDCCH thì đòi giữ quân miền Bắc ở lại MN sau khi Mỹ rút, xóa bỏ chánh quyền Sàigòn". Nay lập trường 10 điểm của Chánh phủ CMLT chủ trương liên hiệp giữa hai chính phủ ở miền Nam. Hànội nhận xét: "Mỹ đang có ưu thế ở MN và tất nhiên muốn giải quyết vấn đề trên thế mạnh. Phía VN phải chờ đợi thời cơ. Cần có thời gian để khôi phục lại tình thế cách mạng và chiến tranh nhân dân ở MN". Họ phê phán MTGP: "Ngay trong vấn đề chính phủ liên hiệp đưa ra trong hoàn cảnh hạ tầng cơ sở của ta tan ra như lúc đó, nếu địch nhận ra thì có thể cũng là một khó khăn cho ta". (14) Hậu quả, Trần Bửu Kiếm mất chức trưởng phái đoàn Chánh phủ CMLT. Từ khi bà Nguyễn thị Bình thay thế "Hai đoàn chúng ta tại hội nghị Paris -VNDCCH và MTGPMN- tuy hai mà một, tuy một vẫn là hai: cùng chịu sự chỉ đạo chung, nhưng là hai đoàn độc lập". (15)

   Ngày 16/7/1969 TT Nixon gặp Sainteny nhờ trao thư cho HCM và yêu cầu ông ta nói thêm rằng: "nếu từ nay đến 1/11 (1969) là hạn cuối cùng không có sự khai thông nào trong thương lượng, Mỹ sẽ dùng những biện pháp gây hậu quả lớn, những biện pháp mạnh mẽ". Trong thư Nixon nhắc lại đề nghị trong diễn văn ngày 14/5 là "thích đáng cho các bên" và "sẳn sàng thảo luận cả những kế hoạch khác" đặc biệt là 10 điểm của MTGP. Ông kết luận "Đã đến lúc phải đưa bàn hội nghị đến một giải pháp nhanh chóng cho cuộc chiến tranh bi thảm này, Ngài sẽ thấy chúng tôi sẳn sàng và cởi mở trong một nổ lực chung để đem lại những lợi ích của một nền hòa bình cho nhân dân VN anh dũng. Hãy để cho lịch sử ghi lại rằng trong giai đoạn quyết liệt này hai bên đã hướng về phía hòa bình chớ không phải hướng về gây hấn và chiến tranh".

   Trong thơ trả lời ngày 25/8, HCM cho rằng kế hoạch 10 điểm của Mặt trận GPMN là cơ sở logic và họp lý để giải quyết vấn đề VN. "Muốn có hòa bình, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi MNVN, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân MNVN và của dân tộc VN. Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự. Với thiện chí của phía Ngài và phía chúng tôi, chúng ta có thể đi tới những cố gắng chung để tìm một giải pháp đúng đắn cho vấn đề VN". Đây là văn kiện đối ngoại cuối cùng của HCM. (16)

   Cuộc chiến vẫn còn kéo dài vì sự bất đồng giữa Hànội (chủ trương phải chờ thời cơ để đánh bại chánh quyền Sàigòn) và Chánh phủ CMLT Cộng hòa Miền Nam (chủ trương lập chánh phủ liên hiệp với VNCH). Mối xung đột trên chưa kịp phát triển nhờ phía VNCH đang có mối bất đồng lớn với HK xuất phát từ "lập trường bốn không" của TT Nguyễn Văn Thiệu.

    *  Ván bài lật ngửa: một canh bạc bịp khổng lồ

   Mở ra các đợt Tổng tấn công từ Tết Mậu Thân, CSVN đã mượn tay HK và VNCH tiêu diệt gần như toàn bộ Lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Những gì xảy ra hai thập niên trước, nay lại tái diễn. Năm 1946, CSVN mượn tay Pháp tiêu diệt các đảng phái Quốc gia để giành độc quyền yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nay, từ sau Mậu Hànội gia tăng lực lượng xâm nhập từ miền Bắc vào, toàn quyền thao túng trên cả hai mặt trận đánh và đàm với Mỹ. Cuối cùng chiến tranh được kết thúc theo như cương lĩnh mới của MTGPMN phù hợp với quan điểm của HK: "Nhân dân miền Nam VN tự quyết định công việc nội bộ của mình, không có sự can thiệp của bên ngoài". Nhờ đó, giúp HK chấm dứt chiến tranh, giải kết trách nhiệm đối với VN, rút đi trong danh dự với cam kết góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh VN. Nhưng nhân dân miền Nam chưa bao giờ được hưởng quyền tự quyết của mình, thì làm sao hàn gắn vết thương chiến tranh được !

    Ngày 30/4/1975 được ký giả nổi tiếng thân Cộng là nhà văn Jean Larteguy ghi lại trong quyển "L'Adieu Saigon": "Sàigòn không được giải phóng. Nó bị một đạo quân xa lạ từ miền Bắc đến chiếm đóng. Sự thật là thế. Chúng tôi 120 nhà báo ngoại quốc ở đây để chứng thật điều ấy…Này anh bộ đội, anh đội mũ sắt từ pháo tháp của xe tăng ló đầu ra cũng giống như bọn lái xe tăng Xô Viết trước đây tàn sát thường dân Tiệp khắc ở Prague, giết công nhân nổi dậy ở Budepest, ở Berlin. Anh từ đâu tới? Từ Hànội, từ Hànội…"

    Đất nước thống nhất, CSVN thực hiện ngay NQ Đại hội Đảng lần III (1960): "giải phóng miền Nam để thiết thực tăng cường phe Xã hội chủ nghĩa" bằng cách đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, theo đúng khuôn mẫu LX. Cuối năm 1978, Hànội ký hiệp ước hữu nghị với LX, ngay sau đó đưa quân sang Cam Bốt lật đổ chánh quyền Pol Pot, còn LX đưa quân sang Afghanistan. TC liền lên án LX là Đế quốc XH thực hiện chủ nghĩa bá quyền sau khi HK rút lui. Bắc Kinh kêu gọi HK, Tây Âu và Nhật Bản hợp lực với họ chống LX. Thập niên sau, Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc. Còn VN ngày nay là một trong bốn nước CS cuối cùng với chế độ độc đảng chuyên chính vô sản thì làm sao có dân chủ tự do với tình trạng tụt hậu ngày càng thê thảm.

   Cuộc chiến VN là một canh bạc bịp khổng lồ với những tay chơi đều nặng ký. Vị thế càng cao, bịp bợm càng lớn, chỉ tội người dân bị "sạch túi", chỉ vì họ yêu nước một cách ngây thơ. Người dân bị Trần Bạch Đằng -người yêu nước theo CNCS "bịp". Rồi Đằng lại bị cấp trên "bịp". Cấp lãnh đạo đất nước "bịp" cả đàn anh nên bị Trung Cộng dạy cho bài học vì sự phản bội. Và sau hết là tay "đại bịp" LX, chưa bị coi là kẻ thù vì họ không đưa quân vào đánh VN như bọn thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bành trướng Bắc Kinh. Đế quốc xã hội tinh khôn hơn đế quốc tư bản: không thực hiện chủ nghĩa thực dân "kiểu mới" mà xâm lược "kiểu mới", do những người VN theo CNCS thực hiện, để đánh bại "chế độ thực dân kiểu mới" của Mỹ ở miền Nam VN.

    Chiến tranh lạnh, thực chất là Thế chiến III giữa Quốc tế CS và Thế giới Tự do, hai đối thủ LX và HK "chung sống hòa bình"…Nhưng chiến tranh nóng xảy ra ở VN khi những người CSVN tự nguyện làm tên lính xung kích của phong trào giải phóng dân tộc đứng lên chống chủ nghĩa thực dân đế quốc theo chủ trương của trùm Đỏ Stalin. HK không còn sự lựa chọn nào khác, đành phải can thiệp vào VN -một đối thủ bất cân xứng về mọi mặt cách đất Mỹ gần nửa vòng trái đất. Vì thế, HK không chủ trương giành chiến thắng, như tuyên bố của TT Reagan về binh sĩ Mỹ tham chiến ờ VN: "Các anh chiến đấu trở về không mang theo chiến thắng, không phải các anh bị đánh bại, mà vì người ta không muốn các anh chiến thắng" (They came home without a victory not because they'd been defeated, but because they'd been denied permission to win". (17) Những người CS lại diễn dịch: "đánh mà không thắng tức là thua", nên thừa thắng xông lên, tin tưởng: "Chủ nghĩa đế quốc -giai đoạn phát triển tột cùng của chủ nghĩa tư bản, đang rẫy chết dưới sức đẩy của phong trào giải phóng dân tộc". Nào ngờ, đó lại bước rẫy chết của chính họ. HK đã thắng QTCS với giá quá rẻ so với Thế chiến I và II, đương nhiên họ có bổn phận đối với nạn nhân bất đắc dĩ là VN, với sự đền bù xứng đáng, một khi người Việt chúng ta hiểu được vấn đề.

   Chiến tranh lạnh kết thúc, nhưng mối thân tình giữa Reagan và Gorbachev vẫn không thay đổi. Tháng 4/1981, chưa đầy 6 tuần sau khi mới nhậm chức tổng thống, Reagan nhận được bức thư của tổng bí thư đảng Cộng sản kiêm chủ tịch nước Liên Xô Leonid Brezhnev, tái khẳng định chính sách của LX bằng những lời lẽ cứng rắn. Reagan muốn bắt đầu một thời kỳ tan băng và đáp lại bằng một giọng mềm mỏng hơn.

Ngài Chủ tịch kính mến,
 
Tôi lấy làm tiếc nhưng tôi có thể hiểu được những lời lẽ có phần gay gắt của ngài…Trong bức thư của mình, ngài ám chỉ rằng vì những tham vọng mở rộng lãnh thổ của Mỹ, chúng tôi có những mưu đồ đế quốc và vì vậy là một mối đe doạ đối với an ninh của nước ngài và các quốc gia mới nổi. Không những không có bằng chứng cho lời cáo buộc đó, mà còn có bằng chứng rõ ràng rằng Mỹ, trong khi đã có thể làm bá chủ thế giới mà không gặp nguy hại gì, đã không theo đuổi nỗ lực nào tương tự như thế.

    Khi Thế chiến II kết thúc, nước Mỹ có nền công nghiệp không bị tổn hại duy nhất trên thế giới. Sức mạnh quân sự đạt tới đỉnh cao và riêng mình chúng tôi có thứ vũ khí mạnh nhất, bom nguyên tử, cùng khả năng không cần phải bàn cãi là có thể đưa nó tới bất kỳ nước nào trên thế giới. Nếu chúng tôi muốn làm bá chủ thế giới, ai có thể chống lại chúng tôi? Nhưng nước Mỹ đã đi theo một con đường khác -con đường độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Chúng tôi sử dụng sức mạnh và sự phồn vinh của mình để xây dựng lại những nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, bao gồm cả những nước đã từng là kẻ thù của chúng tôi. (18) 

    * Chú thích:

1-    Bài viết của Hồ Hữu Nhựt, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sàigòn 1966-67, Tuổ i trẻ Sàigòn Mậu Thân 1968, NXB Trẻ, TP/HCM, 2003, Tr. 223-225
2-    Bài viết của Trần Bạch Đằng, Sđd, Tr. 53-54.
3-    Hoàng Ngọc Nguyên, Ván bài lật ngửa với Trần Bạch Đằng, Tuần báo Văn nghệ Úc châu, Thứ năm 26/4/2007.
4-    Clayton Jones, Twenty Years Ago: The Tet Offensive – Viet Says: We Were Forced into Tet, The Christian Science Monitor, Vol 80, Feb 1-7, 1988.
5-    Chung một bóng cờ (Về MTDTGPMNVN), NXB Chính trị Quốc gia, Hànội, 1993, Tr.947-48.
6-    Lyndon b. Johnson, The Vantage Point: Perspectives of the Presidency, Redwod Press Ltd, London, 1972, P.595.
7-    Nguyễn Đức Thiện, Diễn tiến và hậu quả HĐ Paris 1973 về Việt Nam, Tự Lực HK, 2005, Tr.162-179.
8-    Trần Văn Trà, Chung một bóng cờ, Sđd, Tr. 305.
9-    Trần Văn Trà, Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, NXB Văn Nghệ, TP/HCM, 1982, Tr.75-76. 
10-     Don Oberdorpher, Tet, Doubleday & Co.,1971, New York, PP. 329-330.
11-     Ban Nghiên cứu lịch sử đảng trung ương, Bốn mươi lăm năm hoạt động của Đảng Lao động Việt Nam, NXB Sự Thật, Hànội, 1975, Tr. 140-41.
12-14- Lưu văn Lợi - Nguyễn anh Vũ, Các cuộc thương lượng Lê đức Thọ & Kissinger tại Paris,
               Tr. 70 & 75.
15-  Nguyễn Thị Bình, MTDTGP, Chính phủ Cách mạng Lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam,
              NXB Chính trị quốc gia, Hànội, 2001, Tr. 40)
16- Lưu văn Lợi, Sđd, Tr. 85-86.
17- Ronald Reagan, Remarks on Presenting the Medal of Honor to Master Sergent Roy P.
             Benavidez (February 24th, 1981)
18- Thư Reagan gửi Brezhnev (7), VN Express, Thứ tư 8/10/2003

Ngô Minh
22/04/2011