Home Tin Tức Bình Luận Hãy để hết sức lực, trí não phụng sự một chính nghĩa cao cả

Hãy để hết sức lực, trí não phụng sự một chính nghĩa cao cả PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Phước Thanh   
Thứ Ba, 27 Tháng 9 Năm 2011 06:53

Phương pháp chắc chắn nhất để quên kẻ thù là ta để hết sức lực, trí não phụng sự một Chính Nghĩa cao cả hơn bản thân ta.

Câu nói trên, là của triết gia Dale Carnegie, tác giả của nhiều cuốn sách có giá trị, trong số đó có cuốn: Bảy bước đến thành công - Đắc nhân tâm - Quẳng gánh lo đi và vui sống…,và câu nói trên ở trong cuốn sách thứ ba, cũng là tựa đề của bài này do tôi đã chọn.
 
Tôi là một người không biết nhiều về chính trị, nhưng bởi vì từ bao nhiêu năm qua, khi cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản được hình thành tại hải ngoại, thì cũng là lúc xuất hiện những bất đồng - những tranh biện về mọi vấn đề, có những cuộc tranh biện đã kéo dài đến liên tu - bất tận, mà đôi khi không phải xuất phát từ những tấm lòng thành vì việc chung.
 
Là một người đã già, đã đi qua những chông gai trên đường đời, nhưng tôi tự thấy mình vẫn chưa làm hết được nghĩa vụ của một công dân, và của một quân nhân vì  ”Lệnh đầu hàng” của Dương Văn Minh, nên đất nước đã phải bị rơi vào bàn tay của cộng sản Bắc Việt, vì trong lúc có rất nhiều người ở cùng lứa tuổi của tôi, chưa hề mỏi tay súng - chưa hề nản chí sờn lòng và không hề sợ phải ra nơi chiến trường để đối đầu với làn sóng xâm lăng đỏ.
 
Ngày nay khi chúng ta đã phải lìa xa đất nước, những tưởng rằng sẽ cùng nhau chung sức, kề vai để thu ngắn con đường quang phục quê hương, nhưng rồi suốt hơn 36 năm qua, cứ mỗi ngày chúng ta càng rời xa nhau - càng chống nhau nhiều hơn là chống cộng. Nhưng khi nói đến những việc đau lòng này, thì chúng ta cũng nên tự hỏi là tại sao chúng ta không thể ngồi lại với nhau được ?!
 
Tự hỏi, để rồi phải tự trả lời, phải chăng vì thời gian cai trị của đảng cộng sản càng dài, thì đã có một số người đã và đang muốn làm tay sai cho cộng sản, nhất là cái “Nghị quyết 36” của bọn Việt cộng thực sự đã chi phối được một số người, kể cả nhiều người là “trí thức”.
 
Ngoài những điều trên, chúng ta còn thấy những bài viết gây tranh cãi, chẳng hạn như, một số người đã viết lại những kinh nghiệm máu xương trong quá khứ, để cùng nhau lấy làm bài học thực hành trong tương tai, thì đã và đang bị đem ra “mổ xẻ”. Vậy chúng ta thử hỏi, tại sao cho đến bây giờ người Việt Nam chúng ta vẫn còn viết về những trang sử oai hùng của dân tộc, từ những vị anh hùng như:
 
Hai Bà Trưng - Bà Triệu - Đức Thánh Trần Hưng Đạo - Vua Quang Trung v…v…
 
Rồi chúng ta cũng đã từng lên án những kẻ toan buôn dân bán nước như Trần Ích Tắc - Lê Chiêu Thống…
 
Lịch sử, là lịch sử - lịch sử luôn luôn công bằng, nếu chúng ta không đem những bài học trong quá khứ ra soi rọi, thì làm sao chúng ta biết đường nào để đi đến con đường giành lại đất nước tương lai.
 
Tôi chỉ muốn đóng góp một ý kiến nhỏ của mình, tôi nghĩ những cá nhân hay tổ chức nào, mà trước kia đã trót gây ra những sai lầm, để rồi trở thành một trong những khối lượng nước nào đó, đã chảy tràn vào chiếc thuyền của đất nước Việt Nam Cộng Hòa, nên khiến cho chiếc thuyền “Rồng”  này đã từ nghiêng ngả, rồi lật chìm sâu xuống đáy nước, và cuốn trôi hết cả những người đang sống trên chiếc thuyền ấy, mà hãy can đảm để tự xét - tự thấy những sai lầm của chính cá nhân hay tổ chức của mình, chứ đừng vì mặc cảm với những điều oan khuất đã gây nên trong quá khứ, mà công kích những người viết lại quá khứ; vì quá khứ là những trang sử của một dân tộc, trong đó, có những vinh quang và thất bại - có nụ cười - có nước mắt - có những đấng anh hùng và cũng có những kẻ đã đang tâm đi làm tay sai cho ngoại bang, để rồi đẩy đất nước và dân tộc đi đến những cảnh đời lầm than, đau khổ.
 
Chúng ta cần phải biết, bao nhiêu năm qua rồi, mà  tại sao đa số nhiều cá nhân, nhiều tổ chức vẫn không ngừng những bài để ca tụng bản thân và tổ chức của mình trong quá khứ , dù họ vẫn có những việc làm không chính đáng, hoặc đã có nhúng bàn tay vào máu của những người yêu nước - hoặc đã từng làm tay sai cho giặc; thì cũng vậy, những tổ chức khác họ cũng có quyền viết và nói lên những việc làm của họ. Còn đem cái luận điệu, “chống chộng” để  “cấm” người khác, tổ chức khác viết về những việc làm của họ, là những chuyện mà chỉ có bọn cộng sản mới đem ra áp dụng, để ngăn chặn những tổ chức yêu nước không được nhắc - không được nói đến những những hành vi làm tay sai cho ngoại bang trong quá khứ  của những bọn người vong bản. Đừng khỏa lấp những việc làm sai trái của tổ chức mình bằng những trò không minh bạch.
 
Với những lời này - là tâm huyết của một người đã già, nên muốn trút hết nỗi lòng của mình cho những người trẻ tuổi hơn, vì với hoàn cảnh đất nước hôm nay, thì chỉ có những người trẻ tuổi, kiến thức cao - dồi dào sức lực mới có thể đưa vai ra mà gánh vác việc đất nước. Nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, thì những người già như tôi, mỗi khi ngồi trước máy, thì đôi tay cứ quờ quạng, không biết gì về máy móc tối tân, khi viết, thì cũng phải lo, vì sợ sẽ có nhiều lỗi chính tả - sai ngữ pháp, thì đừng mong gì đến chuyện lấp biển vá trời.
 
Vì thế, điều nên làm là chúng ta hãy suy xét mọi việc cho thật cặn kẻ, kỹ càng, rồi viết ra những suy tư của mình, để cho mọi người cùng đọc, còn nếu có người nào chỉ trích hay khích bác, thì đó là quyền tự do của họ, ở những nước văn minh của Âu-Mỹ, không có ai có quyền cấm những người khác không được viết những bài không theo ý muốn của mình. Đừng làm giống như bọn cộng sản. Nói tóm lại, sau khi đã đắn đo, cân nhắc, rồi viết ra những điều mình đã suy nghĩ thật chín chắn, rồi mặc cho những lời khích bác - thị phi, chúng ta cũng đừng bao giờ dây dính vào những cuộc tranh biện vô ích.
 
Trở lại với những lời của Dale Carnegie mà tôi đã lấy làm tựa đề của bài viết. Đối với những người lớn tuổi như tôi, thì chắc đã biết đến những cuốn sách này rồi. Bởi vậy, tôi xin trích những đoạn trong hai chương của cuốn sách: “Quẳng gánh lo đi và vui sống”, để xin gửi tặng cho những người trẻ như sau đây:
 
 
“Không Ai Đá Đồ Chó Chết Cả”
 
Năm 1929, một chuyện kỳ dị xảy ra làm náo động cả giáo giới. Từ khắp nước Mỹ, những nhà thông thái ùa tới châu thành Chicago để được mục kích việc ấy. Vài năm trước, một thanh niên tên Robert Hutchins vừa đi làm - khi làm bồi, khi đốn củi, khi dạy tư, khi bán hàng ở một tiệm cắt áo - vừa học, mà giật được bằng cấp của Đại học Yale và tám năm sau được làm hiệu trưởng trường Đại học Chicago, lớn vào bậc thứ tư ở Mỹ. Mà lúc ấy ông bao nhiêu tuổi? Ba chục! Thiệt không ai tin được. Những nhà mô phạm cổ đều lắc đầu. Khắp nơi chỉ trích anh chành “thần đồng” như bảo táp: “Y thế này, Y thế nọ. Con nít không có trách nhiệm. Quan niện giáo dục của y sai bét”. Báo chí cũng hùa vào công kích nữa.

Ngày ông lãnh trọng trách, có người nói với thân phụ ông: “Sáng nay đọc báo, thấy một bài công kích con bác mà tôi khó chịu”. Ông già đáp: “Phải, họ công kích dữ thiệt, nhưng bác nên nhớ rằng không ai thèm đá một con chó chết cả”.

Đúng. Địa vị càng cao bao nhiêu thì đời càng thích mạt sát bấy nhiêu. Ông Hoàng xứ Galles, bây giờ là công tước Windsor đã nếm cái nùi ấy. Hồi đó, khoảng 14 tuổi, ông học trường Hải quân Dartmounth ở Devonshire. Một hôm các sĩ quan thấy ông khóc, liền hỏi duyên cớ. Mới đầu ông giấu, sau ông thú rằng bị các bạn học đá đít. Vị sĩ quan hiệu trưởng rầy bọn kia và bảo họ rằng Hoàng tử không mách, nhưng ông muốn hiểu tại sao họ không đá đít học sinh khác mà nhè Hoàng tử mà xử vậy? Họ nín một hồi rồi đằng hắn, gật đầu, rồi thú rằng họ làm vậy để sau này giữ chức thuyền trưởng trong Hải quân của Hoàng gia, họ có thể khoe hồi nhỏ đã đá đít Hoàng Đế.

Vậy khi bị đá, bạn nên nhớ rằng người xử với bạn cách đó, thường chỉ tỏ ra quan trọng, có nghĩa là bạn đã làm sự gì đáng được chú ý và ghen tỵ. Nhiều kẻ mạt sát những người có giáo dục hơn họ, hoặc thành công hơn mà thấy thỏa thích một cách khả ố. Khi viết chương này, tôi nhận được bức thư của một người đàn bà mạt sát Đại tướng William Booth, người lập ta “đạo binh tế độ lầm than”. Vì tôi ca tụng Đại tướng trên đài phát thanh, nên mụ ấy tố cáo Đại tướng đã thủ tiêu hết tám triệu Mỹ kim quyên cho người nghèo. Lời vu cáo ấy, cố nhiên hoàn toàn bịa đặt. Nhưng mụ ta không cần biết nói đúng hay sai. Mụ chỉ kiếm cái vui bỉ ổi là đã bôi nhọ được một người cao hơn mụ cả ngàn bực. Tôi liệng bức thư vào sọt rác và cám ơn ông Tơ không xe tôi với con người ấy. Bức thư không làm xấu danh Đại tướng mà làm ô danh mụ rất nhiều. Schopenhauer trước kia đã nói: “Những kẻ hèn kém thấy thỏa thích vô cùng khi họ vạch ra lỗi lầm cùng những tật nho nhỏ của những người xuất chúng”.

Khó mà tưởng tượng ông hiệu trưởng trường Đại học Yale là một người tầm thường. Vậy mà ông Timothy Dwight trước làm hiệu trưởng trường ấy, đã thấy một nỗi vui mênh mông khi mạt sát một người ra tranh chức Tổng thống Hoa Kỳ. Ông tuyên bố rằng người đó được bầu làm Tổng thống thì vợ và con cái chúng ta là nạn nhân một chế độ mục nát công khai, sẽ nhục nhã, ô uế, sẽ không còn gì là thanh lịch, đạo đức nữa. Trời và người trông thấy đều sẽ gớm!.

Mới nghe giọng nói đó, ai không tưởng rằng ông ta mạt sát Hitler. Nhưng không. Người bị mạt sát không là Hitler mà là Thomas Jefferson. Thomas Jefferson nào? - Chắc chắn không phải là vị bất tử Thomas Jefferson, tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập, vị thánh bênh vực nền dân chủ? - Ấy, chính vị đó!

Bạn có biết người Mỹ nào bị tố cáo là giả dối, là “bịp đời”, là “gần như là thằng sát nhân” không ? Một người mà một tờ báo Mỹ vẽ ngồi trên đoạn đầu đài, lưỡi dao kề cổ, một người mà khi đi ngoài đường, bị công chúng chửi rủa? Bạn có biết người đó là ai không? Là cố Tổng thống George Washington vậy.

Những chuyện ấy xa quá rồi. Từ đó tới nay, tình hình con người có lẽ khá hơn chăng? Ta cùng nhau xét thử coi nào:

Xin lấy trường hợp Đô đốc Peary, nhà thám hiểm đã làm cho thế giới kinh dị vì ông đã ngồi trong một chiếc xe do chó kéo mà tới được Bắc cực ngày 6 tháng tư năm 1909. Hàng mấy thế kỷ nay không biết bao vị anh hùng chịu gian nan cực khổ, hy sinh tánh mạng để tới đó mà khó được. Chính Peary cũng gần như chết lạnh, chết đói mà tám ngón tay lạnh quá, cứng đơ, phải chặt bỏ đi. Nhiều tai nạn dồn dập đến nỗi ông sợ gần muốn hóa điên. Nhưng ông không điên. Chính những thượng cấp của ông sống sung sướng ở Washington lại phát điên, vì Peary đã nỗi danh vang lừng trong nước. Bởi vậy họ tố cáo ông quyên tiền để thám hiểm cho khoa học mà rồi lại ăn no “nằm khềnh” ở gần Bắc cực. Và có lẽ họ tin như vậy thiệt, vì khi ta đã muốn tin điều gì thì cơ hồ khó mà không tin nó được. Họ hăng hái quyết định bôi nhọ và hãm hại Peary tới nỗi nếu không có lệnh trực tiếp của Tổng thống Mc. Kenley, Peary đã phải bỏ dỡ công việc thám hiểm ấy rồi.

Nếu Peary chịu làm một công chức nhỏ mọn trong phòng giấy của bộ Hải quân tại Washington, thì ông có bị chỉ trích tới như vậy không ? Quan trọng gì mà khiến kẻ khác ghen ghét ông được.

Đại tướng Grant còn gặp một cảnh chua cay hơn nữa. Năm 1862, Đại tướng thắng một trận quyết liệt, làm phương Bắc hoan hỉ - một trận thắng trong một buổi chiều mà làm cho kẻ chiến thắng nỗi danh muôn thuở - một ảnh hưởng ghê gớm tới cả châu Âu - một trận mà từ miền Maine tới sông Mississipi, đâu đâu cũng đổ chuông, đốt pháo ăn mừng. Vậy mà sáu tuần sau, Đại tướng Grant vị anh hùng phương Bắc bị giam cầm, tước cả quyền tư lệnh. Ông tủi nhục, thất vọng tới sa lệ.

Tại sao ông bị giam cầm trong khi danh ông lên như thủy triều vậy? Nguyên nhân là vì ông làm cho bề trên tiểu kỷ ghen tài và ghét ông.

Vậy nếu những lời chỉ trích bất công làm cho ta buồn bực, chán nản thì đừng quên quy tắc này:

Lời chỉ trích bất công thường là một lời khen che đậy.

Nhớ rằng không ai thèm đá đồ chó chết cả.
 
 
Hiềm thù rất có hại cho bạn
 
Đêm kia, trong một cuộc du lịch, tôi có ghé thăm công viên Quốc gia ở tỉnh Yellowstone. Tôi ngồi trên khoảng đất cao, trước một khu rừng thông rậm rạp cùng với một số khách du lịch khác. Bất thần, một con gấu xám Bắc Mỹ,- mối kinh hoảng của rừng thẳm - bỗng xuất hiện dưới ánh đèn pha và bắt đầu nghiến ngấu những khúc thịt vụn do nhà bếp Công viên vứt ra đó. Viên kiểm lâm ngôi trên mình ngựa, gần những du khách, liền vui miệng kể cách sinh sống của các giống gấu, nhất là gấu Bắc Mỹ này. Ông ta cho chúng tôi hay rằng nó là giống vật khoẻ nhất Tây Bán Cầu, ngoài trông giống trâu và, có lẽ, ngoài giống gi gấu Kadiak. Thế mà, tối đó, tôi lại thấy chú gấu Bắc Mỹ để cho một con này ăn cùng con nữa: con chồn. Cố nhiên con gấu biết rằng chỉ có một cái tát là con chồn sẽ nắt như tương. Tại kinh nghiệm bảo nó biết rằng làm như vậy chẳng ích lợi gì.

Chính tôi cũng đã có lần nhận định điều ấy. Hồi còn là đứa nhỏ chạy rong trên các cánh đồng cỏ xứ Misssouri, tôi thường bắt được giống chồn bốn chân; và khi trưởng thành, đôi khi tôi cũng gặp một vài con chồn “hai chân” lẩn lút trong các phố Nữu Ước. Kinh nghiệm lâu đời và chua cay đã dạy tôi rừng hai giống chồn, bốn chân cũng như hay cẳng, chẳng đáng cho ta bận ý.
 
Khi ta thù oán, tức là ta đã cho họ dịp ảnh hưởng đến đời ta:  ảnh hưởng đến giấc ngủ, đến cái thú ăn, đến tiềm lực, đến sức khoẻ và sự yên tĩnh trong tinh thần của ta. Bọn cừu nhân chỉ cần biết chúng đã làm ta phải băn khoăn, phải bứt rứt là nhẩy lên vì sung sướng. Ta thù oán chúng, chắc chắn là chẳng làm cho chúng đau đơn chút nào, mà trái lại làm cho đời là luôn luôn thành ác mộng.
 
“Nếu những kẻ ích kỷ tìm cách lừa dối bạn, thấy bạn tử tế lại làm quá, thấy bạn tin lại lừa đảo, thì bạn đứng giao du với chúng nữa, coi chúng như không có, nhưng chớ nên tìm cách trả đũa lại,. Khi bạn nghĩ cách để trả thù tức là bạn đã tự làm mình đau đớn hơn là làm đau đỡn kẻ bạn định tâm hại”. Theo ý bạn thì lời lẽ đó của ai mà không ngoan được thế? Chắc lại của một người theo duy tâm luận, nói dựng đứng như nhà tiên tri phải chăng? Thưa không. Tôi đã đọc những câu ấy trong một tờ thông tri của công ty Cảnh sát Milwaukee.

Thử hỏi tại sao ý muốn “trả đũa” lại có hại cho bạn? Theo tờ tạp chí “Life” thì ý muốn đó có thể làm sức khoẻ bạn phải vĩnh viễn suy nhược. Tác giả một bài đăng trong tờ “Life” có viết rằng:
 
 ”Tính xấu đặc biệt thường thấy trong số những người đau bệnh động mạch là tính thù vặt. Khi tính xấu này luôn luôn biểu lộ, nó sẽ làm cho bệnh ấy thành kinh niên và có khi thành bệnh đau tim”.

Tôi có một người bạn thân vừa đây bị một cơn đau tim kịch liệt. Thầy thuốc bắt anh ta phải tĩnh dưỡng và nhất là không được nổi nóng với bất cứ một cớ nào, vì lẽ thầy thuốc nào cũng biết rằng người đau tim rất có thể chết bất thần khi nổi giận . Chắc bạn chẳng cho là thật? Tôi xin kể một chứng minh. Cách đây mấy năm, một ông chủ hàng cơm tỉnh Spokane, thuộc tiểu bang Washington, đã ngã đùng ra chết sau một cơn thịnh nộ. Đây là bài tường thuật của viên cảnh sát trưởng, mô tả trường hợp xảy ra tai nạn: “Ông William Falkaber 68 tuổi, chủ một tiệm ăn, đã tự giết mình khi đang nổi giận vì người bếp không nghe lời ông mà cứ uống cà phê trong đĩa chứ không uống bằng tách. Ông ấy nổi khùng vác súng lục đuổi người bếp, rồi bỗng ông ngã vật ra chết thẳng, tay hãy còn nắm chặt khẩu súng. Viên y sỹ nhà nước đến khám nghiệm tử thi, tuyên bố ông đứt mạch máu vì “thịnh nộ”.

Các bạn cũng như tôi, ai cũng đã có lần thấy bộ mặt đàn bà khắc khổ vì giận dữ, hay biến tướng vì thù oán. Không một mỹ viện nào ở thế gian lại có thể chữa những bộ mặt này, trừ một trái tim đầy hỉ xả, đầy tình thương yêu nhân loại.

Sự thù oán không những làm tinh thần mất bình tĩnh, mà còn giết từ hương vị của đời sống đến những thú vui nhỏ nhặt nhất như ăn một bữa cơm ngon. “ăn một đĩa rau mà vui vẻ, còn hơn là ăn cả một con bò quay có hương vị của oán thù”.

Bạn không biết rằng kẻ thù của ta sẽ xoa tay sung sướng khi biết vì tức giận họ mà ta cáu kỉnh, héo hắt, kém sắc, đau tim và rất có thể sẽ giảm thọ sao?

Nếu ta không thể yêu được kẻ thù, làm tốt cho họ, thì ít ra ta cũng phải yêu lấy ta chứ ? Ta phải yêu ta, khiến họ không thể làm chủ hạnh phúc sức khỏe và những nét nhăn trên mặt ta được chứ ?

Tôi muốn kể ra đây một bức thư của ông Georrge Rona, hiện ở tỉnh Upsala, thuộc Thuỵ Điển. ông ta trước kia làm trang sư tại tỉnh Vienne và đến ngày quân đội QUốc xax sang xâm lăng áo, ông trốn sang Thuỵ Điển. Vì số tiền lương mang được theo quá ít ỏi, ông đành phải tìm việc làm. Vì viết và nói thông thạo nhiều thứ tiếng nên ông hy vọng sẽ kiếm được việc trong một hãng xuất cảng. Nhưng đơn đưa vào đâu thì phần nhiều đó đều trả lời rằng, trong thời kỳ chiến tranh, người ta không thể thu nhận một thư tiến viên ngoại quốc, tuy nhiên họ cũng ghi tên và sẽ gọi đến ông, nếu cần... Trong khi đó, một thương gia gởi cho ông Georrge Rona lá ưth sau đây: “Những ý nghĩ của ông về công việc của tôi, hoàn toàn sai lầm và có phần lố bịch nữa. Trước hết, tôi xin nói rằng, tôi cũng chẳng mướn ông, bởi vì ông không viết nổi một bức thư bằng tiếng Thuỵ Điển cho đúng mẹo. Chứng cớ là bức thư của ông đầy những lỗi vậy”.

Khi đọc bức thư phúc đáp ấy, ông ta tức uất người. Cái lão Thuỵ Điển này có quyền gì mà dám mắng ông dốt! Lại tức hơn nữa là chính thơ của lão cũng đầy những lỗi! Ông Rona lập tức lấy giấy bút ra viết gởi cho lão một bài học. Nhưng sau nghĩ lại, ông tự nhủ: “Kể cũng phải, làm sao mình biết được lão này nói vô lý? Mình có học tiếng Thuỵ Điển, nhưng đâu phải là tiếng mẹ đẻ của mình! Như vậy rất có thể mình viết sai mà không biết. Tốt hơn mình nên học thêm tiếng này rồi tìm chỗ khác vậy. ấy thế lão đó đã vô tình bảo mình cũng phải cảm ơn lão. Phải đấy,mình đi viết thơ cám ơn lão ta mới được”.

Thế là ông George Rona xé nát lá thơ “nói móc” vừa viết xong và thảo lá thư khác lời lẽ như vầy: “Ông thiệt đã có lòng tốt, bỏ chút thời giờ phúc đáp tôi. Bởi vậy tôi cảm phục cử chỉ của ông, nhất là khi ông nói không cần một thư tín viên tiếng ngoại quốc. Tôi lấy làm hổ thẹn đã có những ý nghĩ sai lầm vè quý hãng. Sở dĩ tôi đã mạn phép gởi đơn vì tôi nghe có người mách rừng hãng ông lớn nhất trong phạm vi xuất cảng. Còn những chỗ viết sai mẹo trong thơ tôi mà ông đã vạch ra, xin thú thật là tôi không nhận thấy, và không ngờ tôi lại viết sai nhiều đến thế.
 
Từ hôm nay, tôi sẽ cố gắng học thêm tiếng Thuỵ Điển, hầu lần sau sẽ không phạm những lỗi như một đứa trẻ mới học nữa. Tôi có lời cảm ơn ông đã vạch ra những lỗi để tôi biết mà tự rèn luyện thêm”.

Mấy ngày qua, ông George Rona bỗng nhận bức thư của ông chủ hãng buôn này mời đến hội kiến. Ông George Rona đến chỗ hẹn và được nhận vào làm. Chính ông đã khám phá ra rằng một câu trả lời hoà nhã có thể làm nguôi cơn giận của một người.

Có thể rằng ta chẳng đủ nghị lực để đàn áp những thói thường của con người, để có thể yêu kẻ thù của ta. Nhưng hãy nên vì sức khoẻ và hạnh phúc của chính ta mà tha thứ cho chúng, mà quên chúng đi. Đó là điều hay nhất, khôn ngoan nhất nên làm. Khổng Tử dạy rằng: “Bị mất cắp, bị vu oan chẳng phải là điều quan trọng, nếu ta bỏ không nghĩ đến nữa”. Có một lần tôi hỏi người bạn trai đại tướng Eisenhower rằng ông ta có thấy cha ông để ý thù ghét ai không. Ông trả lời: “Chẳng khi nào thân phụ tôi lại rỗi thì giờ nghĩ đến những kẻ mà người không ưa”.

Có một ngạn ngữ nói rằng:
 
“Một người mà bị ai phạm tới, nói sao cũng không nỗi nóng tức là người ngu. Nhưng thật ra, chính người ấy phải là một nhà hiền triết”.

Viên Thị trưởng Nữu Ước, William J.Gaynor là một người như vậy. Ông bị cơ quan ngôn luận phe đối lập cực lực công kích phỉ báng, rồi cuối cùng một kẻ quá khích bắn ông bị thương nặng. Khi được chở đến nhà thương, khi phấn đấu với tử thần, ông đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại: “Mỗi tối, tôi tự nhủ phải tha thứ tội lỗi cho kẻ thù của tôi” Chắc bạn ông ta dã quá lý tưởng, đã tỏ ra mình hiền hậu và hỉ xả một cách quá đáng? Bạn hãy so sánh ông ta với nhà triết học đại tài người Đức, ông Schopenhauer, tác giả cuốn: “Học nghiệm về lạc quan của chủ nghĩa”. ÔNg này đã coi đời như một cuộc phiêu lưu vô vị và nặng nhọc, buồn chán lạ thường. Trong thâm tâm ông thất vọng, nhưng vẫn tự nhủ rằng: “Phải cố làm sao tránh không oán hận một ai”.

Tôi đã có dịp gặp ông Bernard Baruch - viên cố vẫn chính thức của sáu vị Tổng thống Hoa Kỳ: Wilson, Harding, Coolidge, Hoover, Roosevelt và Truman. Tôi hỏi có lần nào ông phải bực tức vì những lời công kích của phe đối lập không thì ông đáp: “Chẳng ai có thể hạ giá trị giá hay làm tức tôi được. Tôi sẽ không để cho họ làm như vậy”.

Tôi nhiều lần đứng trong Công viên Quốc gia Jasper ở Gia Nã Đại, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xán lạn của một trong những ngọn núi đẹp nhất Mỹ Châu. Ngọn núi ấy là ngọn Edith Cavell, lấy tên là viên nữ khán hộ người Anh, ngày 12 tháng chạp năm 1915 đã can đảm và bình tĩnh đứng như một thần nữ trước đội quân hành hình Đức. Cô Edith Cavell bị buộc tội chưa chấp, chạy chữa và nuôi tại nhà cô ở Bruxellé một số quân nhân Anh, pháp cùng giúp họ trốn sang Hoà lan. Vào buổi sáng mùa đông hôm đó, khi viên cố đạp người Anh vào phòng giam cô tại nhà tù quân sự Bruxelles, cô đã hậu thế đọc và suy nghĩ : “Bây giờ con mới biết lòng yêu nước không đủ làm tinh thần con được thư thái trước khi chết. Con phải bỏ hết oán hận, hết ý nghĩ chua chát trước khi chết. Con phải bỏ hết oán hận, hết ý nghĩ chua chát đối với bất cứ ai”.

Bốn năm sau, thi hài cô đlược chở về Anh và nhà thờ Westmister Abbey đã làm lễ cầu hồn. Ngày nay một pho tượng đá hoa cương được dựng trước phòng Triển lãm Quốc gia - một bức tượng nhắc nhở cho những ai qua lại, một vinh dự hoàn toàn nhất của Anh Cát Lợi. “Bây giờ con mới biết lòng yêu nước không đủ làm tinht hần con thư thái trước chết. Con phải bỏ hết oán hận, hế ý nghĩ chua chát đối với bất cứ ai”.

Phương pháp chắc chắn nhất để quên kẻ thù là ta để hết sức lực, trí não phụng sự một Chính Nghĩa cao cả hơn bản thân ta. Lúc đó, những lời thoá mạ, những hành động của người khác để hại ta, sẽ chẳng quan hệ chút nào, vì ta đã quyết định bỏ ngoài tai những điều không trực tiếp liên quan đến Chính Nghĩa mà ta phụng sự”.
 
Kính chúc quý vị độc giả bốn phương luôn luôn: “Quẳng gánh lo đi và vui sống”
 
Xứ sương mù, Anh quốc, 25/9/2011