Home Tin Tức Bình Luận Biểu Tình, Tại Sao Không?

Biểu Tình, Tại Sao Không? PDF Print E-mail
Tác Giả: Vi Anh   
Thứ Ba, 04 Tháng 10 Năm 2011 04:20

Thủ Tướng của CSVN Nguyễn tấn Dũng đang ra lịnh cho Bộ Công An sọan dự thảo luật Biểu tình trình cái gọi là Quốc Hội “Đảng cử dân bầu”.

Liệu CS có thể hóa giải nhu cầu thiết yếu biểu tình, một phản ứng sinh tồn tất yếu trong sinh họat chánh trị của người dân trong xã hội hay không?

- Không, tuyệt đối không.

Ai ở Little Saigòn tại Mỹ này cũng nhớ cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày và đã thành công trong việc chống Trần Trường treo hình trùm và cờ máu của CS.

Còn ai sống ở Pháp đều biết dân Pháp thường hay biểu tình và mùa này là mùa xuống đường ở Pháp.

Còn người Mỹ, các sắc tộc Mỹ trong xã hội đa văn hóa, đa chủng tộc. Mỹ coi biểu tình là chuyện cơm bữa. Vài chục người cũng biểu tình, hai ba người cũng biểu tình đánh động công luận Mỹ.

Chớ không “cầu toàn” như một số người Mỹ gốc Việt đòi hỏi phải biểu tình hàng trăm, hàng ngàn người, để “hàng ngàn cánh tay giơ lên”, hàng vạn tiếng vô vang lên cho có khí thế như khi còn thời Việt Nam Cộng Hòa chống hoà đàm Paris.

Dù các cuộc bầu cử ở Pháp, Mỹ chánh quyền đâu có ăn gian được, mà vẫn có biểu tình chống đối. Luật chơi dân chủ là vậy, thừa nhận và tôn trọng ý kiến ngược lại của đa số. Lãnh tụ đối lập có quyền ăn nói và được đối xử ngang với lãnh tụ đa số, trong các quốc hội dân chủ tiền tiến. Do vậy không thể xem ý kiến của những cử tri ủng hộ người thất cử, ý kiến thiểu số, ý kiến khác ý kiến đa số là sai, không được quyền bày tỏ.

Các chế độc tài nhân danh an ninh, trật tự công cộng để biện minh lịnh cấm và ý ghét biểu tình. Nhưng các nước dân chủ lâu đời như Pháp, Anh, Mỹ thì khác, thừa nhận người bất đồng ý kiến có quyền bày tỏ. Những người này biểu tình vì có quyền bày tỏ sự bất đồng ý kiến. Còn người biểu tình ngoài việc bày tỏ ý khác với số đông, người mạnh còn có mục đích lôi kéo thêm người ủng hộ ý kiến mình.

Điều này rất cần cho sinh hoạt dân chủ, chớ không hại cho dân chủ. Vì đại diện dân cử có giới hạn, có nhiệm kỳ. Cầm quyền lên rồi lại phải xuống làm đối lập. Cầm quyền cần nghe đối lập để sửa sai. Đối lập cần thuyết phục, lôi cuốn để có đa số lên nắm chánh quyền. Chuyện nước việc dân là chuyện chung, có hành động công khai và bày tỏ công nhiên như vậy mới đánh động quần chúng tham gia vào việc chung được. Khác với chế độ độc tài cái gì cũng giấu kín như bưng để dễ thao túng, tự tung tự tác.

Các chế độ độc tài dưới mọi hình thức nói chung đều rất ghét biểu tình. Vì bản chất độc tài là phủ nhận và luôn chống đối ý kiến khác. Độc tài không có đối lập. Dân chủ không có đối lập là không dân chủ. Nên độc tài hễ có biểu tình là đàn áp, triệt hạ nhơn danh an ninh trật tự công công, ổn định đời sống bình thường. Nhưng xét cho cùng kỳ lý, chính hành động đàn áp –chớ không phải hành động biểu tình -- gây bất ổn trật tự và nhịp sống bình thường.

Kinh nghiệm cho thấy các cuộc nổi dậy, vùng lên tức nước bể bờ của người dân tại các nước Đông Âu, Trung Á thời CS và hậu CS, Bắc Phi và Trung Đông gần đây là do sự trấn áp, đàn áp quá đà, không cần thiết của nhà cầm quyên độc tài. Sức ép càng nhiều sức bật càng cao là qui luật phản ứng của người dân theo định đề xã hội là xung đột của Karl Marx. Bị đàn áp một lúc nào đó, bị lùa tới chân tường, người dân sẽ lồng lên, xông tới, xuống đường, tức biểu tình chống đối.

Chẳng những dân mà cánh tay của nhà cầm quyến độc tài như Cảnh Sát, Công An, Quân Đội sẽ run lên vì lương tâm cắn rứt, dằn xé trước lịnh phải bắn vào bà con, con em, bè bạn không một tất sắt trong tay. Và chính những cánh tay ấy của nhà cầm quyền độc tài sẽ giơ lên bóp cổ nhà cầm quyền độc tài. Từ đó có chữ cách mạng nhung, cách mạng hoa hồng, hoa tulips, mùa xuân Á rập xảy ra ở tại các nước của cựu đế quốc CS và độc tài Hồi Giáo.

Thời đại Tin Học, Trái Đất trở thành một xóm nhà, các dân tộc là những người hàng xóm. Những cuộc biểu tình ở Ukraina, tại Kyrghizstan lật đổ tàn dư CS chỉ trong nháy mắt tin và hình đã lan truyền khắp hoàn cầu. Đông Âu, Nam Á đều đã xảy ra những cuộc biểu tình lật đổ nhà cầm quyền độc tài. Không xa VN, Nam Dương cũng có. Mới đây dân chúng nổi lên biểu tình, đấu tranh, chiền đấu lật đổ độc tài ở Bắc Phi và Trung Đông; CS Trung Quốc và VN rất lo sợ lan sang hai chế độ độc tài đảng trị tòan diện của họ.

Xu thế thời đại là cách mạng hòa dịu. Chiến lược toàn cầu của đệ nhứt siêu cường Mỹ là dân chủ hóa để diệt mầm độc tài khủng bố, như TT Bush đã tuyên hứa với người dân các nước, 'As you stand for your own liberty, America stands with you' (Khi quý vị đứng lên đòi tự do, Hoa Kỳ sẽ đứng bên cạnh quý vị). Như người Việt Quốc Gia nào cũng thấy, ai cũng bằng cách này hay cách khác vận động cho một cuộc biểu tình để dứt điểm CS.

Hơn năm mươi năm ở Miền Bắc, hơn ba mươi năm ở Miền Trung và Miền Nam, cộng lại hơn 80 năm, đã quá đủ rồi; người dân Việt đã quá khổ với CS Hà Nội rồi.

CS Hà nội dù có ba đầu sáu tay, cố gắng làm luật biểu tình để hóa giải hay hạn chế nhu cầu biểu tình, phản ứng sinh tồn của người dân Việt, CS cũng không làm chệch hướng, hóa giải hay ngăn chận được.