Home Tin Tức Ngày Này Năm Xưa Ngày 22 tháng 6

Ngày 22 tháng 6 PDF Print
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Sáu, 22 Tháng 6 Năm 2012 00:00

431 – Công đồng Ephesus (Công đồng chung thứ 3) khai mạc.

816 – Đức Giáo Hoàng Stephen IV được bầu kế vị Đức Giáo Hoàng Leo III.

972- Ngày khánh thành nhà thờ Hồi giáo “Al-Azhar” lớn nhất thế giới, tại Caire, Ai Cập.

1558 – Người Pháp chiếm thành phố Thioville của Pháp khỏi tay người Anh.

1611 – Nhà thám hiểm người Anh Henry Hudson, con trai của ông và nhiều người khác bị những người chống đối thả trôi dạt trên vịnh Hudson.

1757 – Sinh nhật ông George Vancouver, Hải quân của Anh. Khi thi hành công tác lập bản đồ vùng duyên hải Mỹ và Canada , ông đã dùng tên của ông đặt tên cho đảo Vancouver, nay là thành phố Vacouver.

1772 – Tình trạng nô lệ bị cấm ở Anh.

1807 – Thủy thủ Anh lên tàu USS Chesapeake, sự khiêu khích nầy đưa đến cuộc chiến năm 1812.

1815 - Napoleon Bonaparte thoái vị lần thứ 2.

1870 – Quốc hội Hoa kỳ thành lập ngành Tòa Án.

1893 - Chiến hạm Canada, “HMS Camperdown” đụng và làm chìm Chiến hạm “HMS Victoria" (cũng của Canada), gây tử vong 356 người, kể cả Phó Đô đốc Thuyền trưởng.

1911 – Vua George V nước Anh đăng quang.

1915 – Quân đội Austro-German chiếm đóng Lemberg ở mặt trận phía Đông khi quân Nga rút lui.

1925 – Pháp và Tây Ban Nha đồng ý gia nhập lực lượng chống Abd el Krim tại Morocco.

1933 – Đức trở thành một quốc gia có một chính đảng khi Hitler cấm bất kỳ các đảng phái nào ngoại trừ Đức quốc xã.

1940 – Ngày 22-6-1940, Chính phủ Pétain của Pháp đã phải ký hiệp định đình chiến với Đức. Theo hiệp định này, Pháp bị tước vũ trang hai phần ba nước Pháp bị Đức chiếm đóng, trong đó có thủ đô Paris; vùng Andat và Loren của Pháp phải sáp nhập vào Đức; Pháp phải nuôi toàn bộ quân đội chiếm đóng Đức. Trước khi ký hiệp định này, Pháp bị thất bại nặng nề trong trận Dunkerque (từ ngày 26-5 đến ngày 4-6-1940) rồi "bỏ ngỏ" thủ đô Paris. Chính phủ Pháp bỏ chạy về Tua (ngày 10-6) và ngày 16-6-1940, Râynô từ chức, Pétain lên cầm đầu chính phủ Pháp đã xin đầu hàng Đức..

1941 – Rạng sáng ngày 22-6-1941, phát xít Đức bất thình lình mở cuộc tấn công trên khắp biên giới phía Tây của Liên Xô, trải dài từ biển Baltic đến biển Đen. Do yếu tố bất ngờ và chiếm ưu thế hơn hẳn về lực lượng và kinh nghiệm chiến đấu, quân Đức nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Đến cuối tháng 10-1941, mũi phía Bắc đã bao vây Leningrad, mũi trung tâm tiến sát cách Moscow 20 kilômét, mũi phía Nam tới Rôxtôp bên bờ biển đen. Mặc dù khó khǎn ban đầu những nhân dân Liên Xô đã kháng cự dũng cảm, ngoan cường nên chỉ trong hai tháng đầu quân phát xít Đức đã tổn thất vô cùng nặng nề.

1942 – Một tàu ngầm của Nhật nã pháo vào đồn Fort Stevens tại cửa sông Columbia.

1942 – Tại Pháp, Pierre Laval tuyên bố "Tôi muốn người Đức chiến thắng ".

1944 - Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt ký dự luật "GI Bill of Rights" nhằm đem lại những lợi ích lớn cho các cựu chiến binh trong chiến tranh.

1945 – Trong thế chiến thứ II, trận đánh Okinawa chính thức kết thúc sau 81 ngày.

1956 – Trận đánh của người Algiers bắt đầu khi 3 tòa nhà tại Casbah nổ tung.

1970 – Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon ký bản tu chính hiến pháp lần thứ 26, hạ tuổi đi bầu xuống còn 18 tuổi.

1973 – Các phi hành gia của phòng thí nghiệm không gian đáp an toàn xuống Thái Bình Dương sau kỷ lục 28 ngày trong không gian.

1980 – Sô Viết tuyên bố một cuộc rút quân phần nào khỏi Afghanistan.

1981 - Mark David Chapman nhận tội giết John Lennon.

1989 – Chính quyền Angola và các cuộc nổi loạn chống cộng sản của phong trào UNITA đồng ý một hiệp ước chính thức trong cuộc nội chiến 14 năm.

Việt Nam

Nguyễn Gia Thiều sinh nǎm 1741 và qua đời ngày 22-6-1798. Ông quê ở xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sinh ra trong một gia đình quý tộc, thuở bé ông được vào học trong phủ chúa Trịnh. Ông hiểu biết nhiều ngành nghệ thuật như âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, trang trí, làm quan được phong tước hầu. Nǎm 1786, nhà Tây Sơn đưa quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh và nǎm 1789, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, lập ra triều đại mới. Nguyễn Gia Thiều được mời ra cộng tác, nhưng ông từ chối. Ông trở về quê, hằng ngày uống rượu tiêu sầu, sống như một người bất đắc chí. Nguyễn Gia Thiều sáng tác nhiều thơ chữ Hán, nổi tiếng hơn cả là tập thơ chữ Nôm có tên là: "Cung oán ngâm khúc".

 

 

Nguyễn Thông, nhà thơ, sinh ngày 22-6-1827 ở Phú Ngãi Trị, Vàm Cỏ, tỉnh Long An.
Nǎm 1849 ông đỗ cử nhân. Nǎm 1856 ông tham gia biên soạn bộ "Khâm Định nhân sự kim giám". Khi giặc Pháp chiếm Gia Định, ông về Nam đánh giặc. Nǎm 1862 ông nhận chức đốc học Vĩnh Long. Thời gian này ông tích cực giúp nhân dân trong việc giáo dục. Nǎm 1871, ông bị triều đình xử oan. Sau được minh oan và được thǎng Hàn lâm viện trứ tác, lãnh chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Tại đây ông kiểm tra lại bộ "Khâm Định Việt sử thông giám cương mục". Nǎm 1881 ông được triều đình sung chức Điện nông phó sứ kiêm chức Đốc học Bình Thuận.

Các tác phẩm chính của Nguyễn Thông là : "Khâm Định nhân sự kim giám", "Dương chính lục", "Việt sử thông giám cương mục khảo lược", "Kỳ xuyên thi sao", "Kỳ xuyên vǎn sao", "Ngoa du sào tập".
Ông mất ngày 7-7-1884, thọ 57 tuổi.