Home Tin Tức Thời Sự Giá bao nhiêu thì vừa?

Giá bao nhiêu thì vừa? PDF Print E-mail
Tác Giả: James Melik/ BBC World Service   
Thứ Ba, 23 Tháng 2 Năm 2010 14:01

Bất kể chuyện mua bán các bộ phận cơ thể khiến một số người phản cảm

 hiện vẫn có nhu cầu chính đáng về các bộ phận cơ thể, các mô và xác người, để dùng trong trường đại học và các ngành y khoa chuyên môn.

Các bác sĩ giải phẫu cần phải thực tập trên xác người trước khi mổ người sống trong phòng mổ.

Các nghiên cứu về cơ thể liên quan đến cơ thể người dùng để huấn luyện sinh viên, bác sĩ và các ngành y tế về kết cấu cơ thể và hoạt động của nó.

Các tổ chức ở Anh có các hoạt động này chịu sự kiểm soát của Cơ quan mô người HTA (Human Tissue Authority).

Người ta trước đó có thể quyết định hiến xác hay các bộ phận cho cơ quan y tế sau khi chết.

Không có khoản tiền nào được trả cho người hiến xác, hay tài sản sau khi chết.

'Chợ khuất'

Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ thì ngày càng phổ biến tính thương mại hóa trong khu vực cung cấp cho nhu cầu này, với các tổ chức không vụ lợi tham gia thu gom xác.

Họ thường đề nghị giúp đỡ về tài chính cho gia đình người chết, thu xếp quá trình vận chuyển và chuẩn bị xác, cũng như là việc hỏa táng.

Giáo sư Michel Anteby từ Đại học Harvard quan ngại về qui trình hoạt động của các tổ chức đó.

"Ở Hoa Kỳ, có một tội ác về mua hay bán xác người, các bộ phận hay mô người," ông nói.

"Nhưng luật pháp lại ngăn trả tiền cho việc lấy các bộ phận, chế biến và giữ để làm mẫu."


Luật mổ xác được Anh ban hành năm 1832

Lấy tiền bồi hoàn cho các dịch vụ đó mở cánh cửa lớn cho thương mại.

"Hoa Kỳ là nơi tuyệt vời để cho các nhà kinh doanh hoạt động và làm những gì họ đã làm," ông nói.

"Khoảng 15 năm trước, một số người quyết định rằng có một chỗ khuất cho những dịch vụ kiểu như vậy và rất thành công. Một số người nhận được trên 1.000 ca hiến một năm."

GS Anteby cũng chỉ ra rằng thị trường mẫu xác không được luật hóa.

"Hành nghề bán nhà cần giấy phép, ngay cả bán kẹo trong hội chợ của bang cũng cần giấy phép, nhưng liên quan đến mẫu x́ac thì không cần."

Trọn gói

Theo luật Hoa Kỳ, người ta có thể nói là muốn hiến xác cho khoa học, hoặc người thân có thể hiến sau khi họ chết và các tổ chức không lợi nhuận có thể nhận "các món quà giải phẫu".

Cơ quan đăng ký quà giải phẫu AGR ̣(Anatomy Gift Registry) thu tiền để cung cấp xác và mô cho các công ty y khoa và các trường đại học dùng trong nghiên cứu y khoa.

"Chúng tôi phải trừ chi phí, bao gồm chuyển xác, hoạt động ký kết giấy tờ, quá trình giám nghiệm tử thi để xác định các bệnh lây, mổ và chuẩn bị xác," theo ông Brent Bardsley từ cơ quan đăng ký.

"Chúng tôi dự trù sẽ thu 5.000 đến 6.000 USD trên một xác mẫu - toàn phần hay là sau khi cơ thể đã được chia ra," ông nói.

Chi phí vào khoảng 10̀% và trên nữa đối với các chi phí cho phép công ty mở rộng thành một trung tâm huấn luyện giải phẫu tại chỗ, nơi công chúng có cơ hội vào xem phòng thí nghiệm.

Công ty sẽ hỏa thiêu các bộ phận không cần thiết sau đó, gia đình không phải chịu tổn phí.

"Chúng tôi đưa một phần của các bộ phận còn lại về cho gia đình trong vòng 4 tuần lễ sau ngày hiến xác - đó là những phần cơ thể sẽ không được dùng vào nghiên cứu. Các trường đại học và trung tâm y khoa có thể kéo dài đến hai năm." ông Bardsley nói.

Người ta (các bác sĩ) không thể có nhiều kinh nghiệm nếu không có người hiến các mẫu xác.
Brent Bardsley
Ông phủ nhận mọi ý kiến cho rằng nghề của ông ghê tởm và kinh khủng.

"Nếu quí vị bị thương thì sẽ đến bệnh viện và mong sẽ được điều trị một cách tốt nhất," ông nói.

"Người ta coi như đương nhiên khi bác sĩ giải phẫu là người có nhiều kinh nghiệm để chăm sóc họ tốt nhất. Người ta không thể có nhiều kinh nghiệm nếu không có người hiến các mẫu xác," ông giải thích.

"Chúng tôi duy trì sự kiểm soát sự phân phối các mô." ông nói thêm, "và chúng tôi phải duy trì lòng tin đó, vì nếu không người ta sẽ không tặng những món quà đó cho chúng tôi."

Cướp xác

Trước đây các bác sĩ thường nhắm mắt làm ngơ về nguồn xác mà họ có được.

Trước Luật giải phẫu năm 1832, nguồn xác hợp lệ duy nhất để giải phẫu ở Anh là những người bị tòa án tử hình hoặc xác bị tòa yêu cầu khám nghiệm.

Nhưng các bản án không đủ phục vụ cho nhu cầu của các trường y khoa và tư nhân vì đến thế kỷ 19 mỗi năm chỉ có khoảng 55 bản án tử hình.

Cùng với sự phát triển của các trường y khoa, con số xác cần đến mỗi năm là chừng 500.

Và thế là nhiều bác sĩ chuyển sang tìm xác để cung cấp cho nhu cầu cấp thiết đó.

Trong năm 1827 và 1828 ở Edingurgh, William Burke và William Hare chuyển phương pháp làm ăn từ ăn trộm xác dưới mộ thành giết người, vì họ được trả giá rất nhiều cho các xác còn tươi.

Hoạt động của họ và những kẻ đào mộ trộm xác ở Luân Đôn đã khiến chính phủ phải ra luật về giải phẫu năm 1832.

Luật này cho phép dùng xác vô thừa nhận và xác được thân nhân tặng để nghiên cứu giải phẫu học, và yêu cầu các giáo viên có giấy phép mới được dạy giải phẫu, chấm dứt nạn mua bán cướp xác.