Home Tin Tức Thời Sự Không trở về với cội nguồn Thiên Chúa giáo- Âu châu không có tương lai.

Không trở về với cội nguồn Thiên Chúa giáo- Âu châu không có tương lai. PDF Print E-mail
Tác Giả: Dominic David Trần   
Thứ Hai, 24 Tháng 5 Năm 2010 17:58

 Nếu Âu châu muốn có một tương lai tươi sáng trở lại thì việc tiên quyết nhất và quan trọng nhất là Âu Châu phải canh tân đổi mới và về lại với cội nguồn Thiên Chúa Giáo của Âu châu."

 Đức Hồng Y Kasper

 Toà Thánh Vatican ngày 20/05/2010 lúc 10:12AM theo tin Liên Thông Tấn Xã Công giáo (CNA/EWTN News) trong Diễn đàn về " Các Giáo Hội Công giáo và Chính Thống giáo của Âu Châu" vừa được tổ chức gần đây; Đức Hồng Y Walter Kasper Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách về Cổ Vũ -Hợp nhất Tín Hữu Thiên Chúa Giáo, một người ăn nói rất thực tế đã phát biểu rõ ràng và ngắn gọn về tương lai của Âu Châu như vậy. Với cá tính thẳng thắn và thực bụng, ĐHY Kasper nói; " Nếu Âu châu muốn có một tương lai tươi sáng trở lại thì việc tiên quyết nhất và quan trọng nhất là Âu Châu phải canh tân đổi mới và về lại với cội nguồn Thiên Chúa Giáo của Âu châu."

Diễn đàn " Chính thống giáo và Công giáo ngày nay tại Âu châu. Cội rễ Thiên Chúa giáo và Di sản Văn hoá Chung của Đông Phương và Tây Phương" đã khai mạc vào chiều thứ Tư tại Giáo Xứ Thánh nữ Catherine of Alexandria của Giáo Hội Chính Thống Nga ở Rôma. Diễn đàn cũng bao gồm buổi trưng bày-thảo luận về " Những Ngày Văn Hóa Và Tôn giáo nước Nga tại Vatican" sẽ được tổ chức trong hai ngày 19 và 20 tháng Năm 2010.

Nới về Đại Kết Tôn giáo và mục tiêu cao cả là hoàn thành sự Hiệp thông trọn vẹn giữa các Tín hữu Thiên Chúa giáo: theo tin Thông Tấn Xã SIR; ĐHY Kasper nêu rõ "sự cần thiết phải thông qua đối thoại trong các nỗ lực và không sử dụng sức mạnh hoặc áp chế đè nén lẫn nhau."

Đức Hồng Y Kaper nhớ lại những " vấn đề cấp thiết và cường độ căng thẳng mới' đã nảy sinh trong những mối quan hệ giữa Các Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương sau khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ- ĐHY Kasper nói rằng những điều ấy cũng đã mang lại cái bề mặt bên ngoài như của thời kỳ Đại Ly Giáo giữa Rôma và Constantinople trong thế kỷ thứ 11.

Chứng cớ của "Sự Không Tồn tại" hay "Trống Vắng Sự Có mặt của Tòa Đại diện" đã được nhận ra từ cả hai Giáo Hội- Đức Hồng Y đứng đầu Thánh Bộ Giáo Triều vể Hiệp Nhất Các Tín Hữu Thiên Chúa giáo đã tuyên bố như vậy. Tây Phương được coi như bị đặc tính hóa bởi "Chủ nghĩa Vô Cảm thời kỳ Hậu Hiện đại và cái não trạng như tâm bệnh của ý hướng muốn trốn thoát ra khỏi chủ nghĩa hưởng thụ," trong khi đó ở bên Đông Phương lại mang dấu tích của " Sự Tàn Phá Tôn giáo và những chứng tích thật đáng hổ thẹn" là kết quả từ "bộ máy tuyên truyền Vô thần" của thời kỳ người Cộng Sản cầm quyền. ĐHY Kasper nhìn nhận như vậy.

Để giải quyết những vấn đề nóng bỏng này trong tình thế hiện nay, ĐHY Kasper cảnh báo; " Nếu Âu Châu muốn có một tương lai tươi sáng trở lại - thì việc tiên quyết nhất và quan trọng nhất là Âu Châu phải canh tân đổi mới và về lại với cội nguồn Thiên Chúa Giáo của Âu châu. Dịp may duy nhất thành công của sự canh tân này là phải thông qua việc Tái Phúc Âm Hóa lại lục địa Âu châu." Vị Hồng Y 77 tuổi đời này tuyên bố rõ là trong những biến động và khủng hoảng của riêng mỗi bên -cả hai phía Đông Phương và Tây Phương đều phải đối diện với những thách đố giống nhau- như lịch sử khẳng định là những những nền văn hóa-văn minh đã được định hình sâu đậm bởi Đức Tin Thiên Chúa giáo."

Đức Hồng Y Kaper nói rõ thêm; "Nếu bảo rằng tự thân Thiên Chúa giáo không phải là cội rễ của văn hóa-văn minh Âu châu -mà chỉ là một nền văn minh thâm nhập từ bên ngoài vào-một thứ văn hóa tháp nhập vào." thì Âu Châu đang gặp nhiều nguy hiểm. Lục địa Âu Châu này hiện nay đang mang dấu hiệu suy yếu rõ rệt về tôn giáo và đòi buộc phải khởi sự việc canh tân bằng cách hàn gắn lại các vết thương gây nên bởi sự chia rẽ giữa những người tín hữu Thiên Chúa giáo."

"Để tìm lại sức mạnh về Tôn giáo và Thừa Sai Truyền giáo như thuở trước đây, Âu châu cần phải tìm được một Sự Hiệp Nhất Mới- trước tiên hết và tiên quyết nhất từ giữa các tín hữu Thiên Chúa giáo." Trong tinh thần này, một Hàn Lâm Viện Liên Quốc gia Ý-Nga đã được khai mạc ngay hôm nay tại Rôma. Hàn Lâm Viện Liên Quốc Gia Ý và Nga sẽ là địa điểm thường xuyên và nơi tổ chức họp mặt cho các đại biểu dân sự cũng như Đại diện Giáo Hội của cả hai bên Tây Phương và Đông Phương và hoạt động vì sự phát triển những quan hệ giữa các quốc gia.

Cao điểm của " Những ngày Văn Hóa và Tôn giáo của nước Nga tại Tòa Thánh Vatican" sẽ là một buổi hòa nhạc được tổ chức tại Đại Sảnh Đường mang tên Đức Giáo Hoàng Phao-Lô thứ 6 vào chiều tối thứ Năm hôm nay: buổi hòa nhạc đặc biệt này được coi như là một qùa tặng của Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống toàn Nga Kirill I kính gởi đến Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI.

Cảm nghiệm khiêm tốn của Dominic David Trần: Âu Châu với Tây Phương và Đông Phương đã được tiếp nhận Tin Mừng Phúc Âm ngay từ chính các môn đệ trực tiếp của Đức Chúa Giêsu KiTô là hai đại Thánh Phêrô và Phao Lô cùng các thánh Tông đồ tiên khởi cách đây hơn 1950 năm. Thế nhưng hôm nay trong cao điểm về văn minh-văn hóa-xã hội của họ, họ đang cần phải canh tân lại Đức Tin và cần phải được Tái Rao giảng lại Phúc Âm của Chúa và nghiêm chỉnh phản tỉnh quay về tìm lại cội nguồn và căn tính sau hơn 1000 năm Thiên Chúa giáo hóa tòan Âu Châu.

Trông người lại nghĩ đến ta

Với các Đại Lễ Kỷ niệm 1000 năm vua Lý Công Uẩn, quốc vương nước Đại Việt đã ban chiếu dời đô từ cố đô Hoa Lư ra Thăng Long; với 350 năm đón nhận Tin Mừng Phúc Âm đến Việt Nam và có 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam- thông qua những lời tâm tình chính thức của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, người Việt Nam nói chung phải đoàn kết lại và người tín hữu Thiên Chúa giáo Việt Nam cách riêng cần phải hiệp nhất lại.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Lạy Chúa, như lời Chúa đã phán dạy; Ut sint Unum; Ước gì Giáo Hội, Đất Nước, Đồng Bào và Dân Tộc Việt Nam của chúng con biết thực sự nên một và đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Chúng con cần phải trở về cội nguồn chân thật và đích thực-chứ không phải thứ về nguồn bề ngoài.