Home Tin Tức Thời Sự Trung Quốc hết chôm thương hiệu cà phê lại đến nước mắm

Trung Quốc hết chôm thương hiệu cà phê lại đến nước mắm PDF Print E-mail
Tác Giả: Người Việt   
Thứ Năm, 20 Tháng 10 Năm 2011 11:17

Nhiều đồng hương Việt Nam ở hải ngoại cứ tưởng đó là sản phẩm của người trong nước

VIỆT NAM (TN) - Sau vụ nhốn nháo đòi kiện thu hồi nhãn hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột” từ tay công ty Trung Quốc, các công ty Việt Nam vừa khám phá ra nhãn hiệu nước mắm Việt Hương cũng đã bị “ăn cắp bản quyền.”
 

  


Nước mắm Phú Quốc chính thật do Việt Nam sản xuất nhưng công ty Trung Quốc lại được bảo hộ độc quyền. (Hình: Báo Thanh Niên)
 

Theo báo Thanh Niên, bà chủ tịch Hội Nước Mắm Phú Quốc tại tỉnh Kiên Giang, Nguyễn Thị Tịnh, đã mở cuộc họp khẩn cấp để phản đối công ty Viet Huong Trading Company cũng của Trung Quốc đã “chôm” nhãn hiệu của mình.

Theo bà Tịnh thì công ty trên đã ngang nhiên nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu nước mắm có hình chữ Phú Quốc in chồng trên bản đồ Việt Nam và hình con cá cơm cùng với bản đồ đảo Phú Quốc.
 
Bà Tịnh còn cho biết, nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc nổi tiếng của Việt Nam đã bị các công ty Thái Lan trước đó dán lên sản phẩm của họ để xuất cảng sang Mỹ và Liên Âu từ những năm thập niên 1970.

Nhiều đồng hương Việt Nam ở hải ngoại cứ tưởng đó là sản phẩm của người trong nước mà đua nhau mua về sử dụng.
 
Bà Tịnh còn tố cáo công ty Viet Huong Fishsauce thấy “làm ăn được” nên từ năm 1982 tiếp tục ghi danh xin được cấp nhãn hiệu “Nước mắm Phú Quốc tại Hoa Kỳ, Liên Âu và Úc Ðại Lợi.

Thương hiệu “Nước mắm Phan Thiết” của công ty Thái Lan còn được gia hạn nhãn hiệu độc quyền cho đến năm... 2019.
 
Báo Thanh Niên cũng cho biết thêm, Sở Khoa Học-Công Nghệ Bình Thuận mới đây mới lên một kế hoạch ghi danh nhãn hiệu sản phẩm độc quyền “Nước mắm Phan Thiết” tại Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Hoa Kỳ. E rằng hành động chậm chạp, trễ nãi của các công ty Việt Nam sẽ tạo ra vụ tranh chấp phiền phức trên thương trường quốc tế rất tốn kém cho phía Việt Nam.
 
Mới đây, Luật Sư Lê Quang Vinh của công ty Luật Bross & Partners là đơn vị cố vấn của các công ty khách hàng Việt Nam cho rằng nếu không giành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu thì sản phẩm của chính các công ty Việt Nam sẽ bị mất thị trường tại các quốc gia đã có sản phẩm cùng loại được bảo hộ.

 Ông Lê Quang Vinh còn đe dọa rằng các công ty Việt Nam có thể phải chi một khoản tiền lớn để chuộc lại thương hiệu, nếu không muốn bị mất vĩnh viễn cơ hội làm ăn trên thế giới.
 
Ông Vinh đổ trách nhiệm cho các hiệp hội các ngành và kể cả chính quyền địa phương “thiếu tầm nhìn xa” và “không lường trước sự phức tạp của thị trường xuất cảng.”
 
Theo báo Thanh Niên, không chỉ có “Cà phê Buôn Ma Thuột” và “Nước mắm Phú Quốc” bị mất mà hàng loạt sản phẩm như Vinataba, cà phê Trung Nguyên, tôm Cầu Tre, mì Vifon cũng đã được cấp quyền bảo hộ sản phẩm ở... nước người. (PL)