Home Tin Tức Thời Sự Dân Tộc Tự Quyết

Dân Tộc Tự Quyết PDF Print E-mail
Tác Giả: Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh   
Thứ Năm, 03 Tháng 11 Năm 2011 03:32

Ngày nay chúng tôi nghĩ người Việt nên nhìn đến Mỹ để chống mối họa phương Bắc. Đó chính là quyền dân tộc tự quyết.

Mỹ sẽ rút hết quân khỏi Iraq vào cuối năm và dự liệu sau đó sẽ rút hết quân khỏi Trung Đông, kể cả Afghanistan và Gaza. Cuối tháng 10, một kẻ khủng bố đánh bom tự sát đã làm nổ một xe buýt ở Kabul, làm 17 người chết trong đó có cả người Mỹ. Tất cả những sự tranh chấp ở vùng này đã có các đồng minh của Mỹ là Anh và Pháp lo liệu. Anh Pháp ở Âu châu sẽ tìm cách can thiệp vào những vụ khủng bố ở vùng này.

Nhưng biến chuyển đáng chú ý nhất trong chiến lược đối ngoại của Mỹ là khu vực Thái Bình Dương. Bộ truởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã đến Tokyo và tuyên bố thẳng thừng hiểm họa lớn nhất làm Mỹ quan tâm là sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, đồng thời chỉ trích Bắc Hàn đã có những hành động “liều lĩnh và khiêu khích”.

Tại vùng biển Thái Bình này Mỹ có liên minh chặt chẽ với Nhật Bản, quân đội Mỹ-Nhật đóng ở căn cứ Không quân ở Yokota, thuộc ngoại thành Tokyo. Mỹ cũng có căn cứ quân sự tại Okinawa Hoàng Hải. Trả lời một câu hỏi của báo chí Nhật, Panetta nói Mỹ và Nhật Bản chia sẻ những sự khiêu khích đang xẩy ra ở Á châu và Thái Bình Dương. Ông còn nói: “Trung Quốc đang gấp rút hiện đại hóa quân đội, và rắc rối là họ dấu kín, trong khi gia tăng hoạt động tại khu vực Đông và Nam vùng biển của họ”.

Vùng biển này từ đảo Hải Nam về phía Nam có bờ biển Việt Nam, nhưng Bắc Kinh còn tham lam muốn thò cái lưỡi bò dài xuống cả đến vùng Mã Lai Á và Nam Dương. Vùng này vốn đã có một liên minh từ lâu gọi là SEATO (Tổ chức Liên hiệp Đông Nam Á), Trong khi Trung Quốc là một nước Đông Bắc Á nên không có hy vọng gia nhập. Ở khu vực bờ biển Việt Nam có các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các đảo này gần với thềm lục địa Việt Nam hơn bất cứ nước nào khác ở trong vùng. Thềm lục địa của Trung Quốc không thể kéo dài đến Hoàng Sa và Trường Sa.
Tại sao Trung Quốc muốn nhòm ngó đến Hoàng Sa, Trường Sa? Lý do dễ hiểu là dưới hai quần đảo này có mỏ dầu lửa khá lớn. Cách đây không lâu, hai chiếc tầu thăm dò dầu của Việt Nam hoạt động ở vùng này, chiến hạm của Trung Quốc chỉ lẩn quẩn ở xa trên phía Bắc trong vùng biển quốc tế mà nhìn chớ không dám đến gần khiêu khích. Vùng mỏ dầu này được Việt Nam khai thác sẽ là một nguồn lợi lớn cho người Việt.

Theo báo Financial Times ngày 26 tháng 10 vừa qua, công ty dầu lửa Exxon Mobil đã khám phá một mỏ dầu khí lớn ở ngoài khơi Việt Nam, trong một khu vực cũng bị Trung Quốc dòm ngó. Rất có thể sự khám phá này cũng là do Hà Nội tiết lộ.
Trước tình thế đó, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách gây hấn ở biên giới Trung-Việt để làm áp lực, đòi Việt Nam phải chia sẻ miếng mồi ngon là dầu lửa ở Hoàng Sa. Nhưng nước Việt Nam hiện nay đã tìm cách đề phòng, bằng cách xiết chặt quan hệ với Mỹ. Cách đây không lâu đã có một chiến hạm Mỹ, do một sĩ quan Mỹ gốc Việt điều khiển đã ghé cảng Việt Nam để thăm thú.
Thiết tuởng cũng nên nhắc lại chính trong nội bộ Trung Quốc cũng đã có chuyện rắc rối từ hồi tháng 7 năm nay. Trong Đại sảnh đường nhân dân ở Bắc Kinh có khoảng 6,000 đảng viên tham dự, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào phải nhìn nhận là đảng lâm nguy trầm trọng vì có nạn tham nhũng lan rộng sau khi đảng cầm quyền đã khá lâu.

Nhắc lại những chuyện xưa như vậy chúng tôi muốn nhấn mạnh Trung Quốc ngày nay là kẻ thù của nước Việt Nam. Riêng về lịch sử thời xa xưa nhất kể từ khi loài người ở khắp nơi chưa có chữ viết, dân Trung Quốc vẫn truyền khẩu người Việt là do nòi giống Bách Việt sinh ra để ám chỉ từ phía Bắc đến, nghĩa là từ bên Quảng Đông Quảng Tây bên Tầu qua. Sự thật tổ tiên của người Việt là những người từ vùng Vân Nam theo sông Mekong tràn xuống, nên người Việt gần gụi với người Thái hơn người Tầu.
Ngày nay chúng tôi nghĩ người Việt nên nhìn đến Mỹ để chống mối họa phương Bắc. Đó chính là quyền dân tộc tự quyết.