Home Tin Tức Thời Sự Châu Âu ngưng viện trợ Hy Lạp

Châu Âu ngưng viện trợ Hy Lạp PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Thứ Năm, 03 Tháng 11 Năm 2011 12:00

Chính phủ Hy Lạp đã tuyên bố rằng họ sẽ hết tiền chi tiêu trước thời hạn

  

Các lãnh đạo châu Âu bất ngờ trước quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý của Hy Lạp

Châu Âu sẽ không giải ngân tám tỷ euro tiếp theo để cứu trợ Hy Lạp cho đến sau cuộc trưng cầu dân ý của nước này về thỏa thuận cứu trợ, các lãnh đạo châu Âu nói.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói rằng nó có thể được tổ chức vào ngày 4 hoặc ngày 5/12.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết đây sẽ là cuộc bỏ phiếu về việc liệu Hy Lạp có muốn ở lại trong khu vực đồng euro hay không.

Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã được triệu tập để thảo luận về cuộc khủng hoảng ngay trước hội nghị thượng đỉnh G20 tại Cannes để giải thích về quyết định bất ngờ của ông về việc trưng cầu dân ý .

Động thái này đã gây hỗn loạn trên thị trường ngày thứ Ba 1/11, và không được các lãnh đạo châu Âu đồng ý.

Cuộc họp hai ngày của những người đứng đầu chính phủ 20 nền kinh tế lớn trên thế giới chính thức khai mạc vào thứ Năm 3/11 tại Cannes.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bay đến Pháp tối hôm thứ Tư 2/11. Người đầu tiên mà ông sẽ gặp là Tổng thống Sarkozy vào sáng ngày 3/11.

Trong khi đó, có tin rằng Anh sẵn sàng ủng hộ việc IMF tăng quỹ cứu trợ đồng euro.

Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, Trung Quốc nói rằng họ không cam kết đầu tư vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) cho đến khi vấn đề Hy Lạp được rõ ràng.

Các nhà lãnh đạo Pháp và Đức trước đó đã kêu gọi ông Papandreou giữ đúng cam kết và quyết định liệu Hy Lạp có ở lại khu vực đồng euro hay không.

Lựa chọn của Hy Lạp

Thủ tướng Papandreou xác nhận sau cuộc đàm phán rằng cuộc trưng cầu dân ý trên thực tế là quyết định liệu nước ông có nên ở lại trong khu vực đồng tiền chung châu Âu hay không.

"Tôi tin rằng có một sự đồng thuận rộng rãi trong nhân dân Hy Lạp ... và người dân Hy Lạp sẽ lên tiếng," ông nói.

Trước đó, khoản cứu trợ mới nhất đã được đồng ý giải ngân vào giữa tháng 11.

Chính phủ Hy Lạp đã tuyên bố rằng họ sẽ hết tiền chi tiêu trước thời hạn đó, nhưng Thù̉ tướng Papandreou đã giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của nguy cơ này.

Ông nói rằng công việc tiếp theo của chính phủ là giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội Hy Lạp vào thứ Sáu 4/11.

Một dân biểu Đảng Xã hội Pasok cầm quyền đã rút khỏi đảng này hôm Thứ tư 2/11, làm cho thế đa số của đảng này chỉ còn hai ghế, trong khi một số dân biểu khác đã kêu gọi ông Papandreou từ chức.

"Cần phải ổn định"Tuy nhiên, sự giận dữ đang lan rộng ở Hy Lạp đối với việc cắt giảm chi tiêu nhiều hơn nữa mà các chủ nợ cù̉a Hy Lạp yêu cầu như một phần của thỏa thuận cứu trợ mới.

Nhiều nhà kinh tế lo ngại rằng nếu Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro, thì khủng hoảng tài chính sẽ lây lan vì các nhà đầu tư và những người gửi tiền ngân hàng bình thường ở các nước khác trong khu vực cũng sẽ lo sợ chính phủ của họ sẽ theo chân Hy Lạp.

"Ngày càng có nhiều lo ngại về việc vỡ nợ gây hỗn loạn" nhà kinh tế Donna Hanna thuộc tập đoàn đầu tư Fortress nói với BBC.

Bồ Đào Nha và Ireland có thể theo bước Hy Lạp và chúng ta cũng có thể thấy các nền kinh tế như Ý đang phải gánh chịu chi phí vay mượn ngày càng tăng,” ông Hanna nói.

Ông Hanna giải thích rằng nếu Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro, thì nước này sẽ phải quay trở lại với đồng tiền của mình và đồng tiền này sẽ mất giá trị rất nhiều so với đồng euro.

Ông cảnh báo bất kỳ động thái nào như vậy cũng sẽ làm gia tăng giá trị nợ châu Âu và có thể dẫn đến việc phá sản của các công ty chủ nợ.

Thủ tướng Đức Merkel cho biết các lãnh đạo khu vực châu Âu vẫn muốn Hy Lạp nằm trong khối, nhưng nhấn mạnh rằng quyết định của chính phủ Hy Lạp đang đe dọa gây mất ổn định trong khu vực.

"Về tổng thể, đồng euro cần phải ổn định ", bà nói. "Chúng tôi muốn làm được điều này cùng với Hy Lạp hơn