Home Tin Tức Thời Sự Cục An ninh Quốc gia (ABW) Ba Lan tuyên chiến với maphia Việt Nam

Cục An ninh Quốc gia (ABW) Ba Lan tuyên chiến với maphia Việt Nam PDF Print E-mail
Tác Giả: Xuân Nhung   
Thứ Tư, 16 Tháng 11 Năm 2011 22:21

 

Theo số liệu của ABW năm 2010 tại Wólka Kosowska có 1420 công ty kinh doanh chủ yếu là của người Việt nam.

 Trong số đó 57 % (771 đơn vị kinh doanh) không khai báo thuế. Nếu cứ 5 người Việt Nam kinh doanh chỉ có một người đóng thuế, thì năm 2010 tổng thu nhập ước tính là 41,5 triệu zł., số thuế nộp cho nhà nước là 7,5 triệu zł.
Hàng ngày nhiều triệu đô được gửi vào một ngân hàng là của nhóm tội phạm châu ÁTừ 01.09 tại 4 nước: Ba Lan, Czech, Litwa và Ukraina đã bắt giữ 28 thành viên của nhóm tội phạm quốc tế. Một trong những vấn đề nổi cộm những năm gần đây là cách thức và ảnh hưởng của nhóm maphia Việt Nam tại Ba Lan, mà ABW đã nghiên cứu , một sĩ quan điều tra giấu tên nói với báo „RZ”.

                                                  Lực kượng đặc nhiệm của ABW

Nhóm tội phạm kiếm ăn như thế nào?

 Về tổng thể họ đưa hàng hoá vào châu Âu trong đó có Ba Lan như quần áo, đồ điện tử, thiết bị dân dụng, nhưng họ không trả đủ thuế vì đã sử dụng hoá đơn dỏm mà giá trị bị giảm đi nhiều lần. Lợi nhuận thu được tới hàng tỷ złotyh (toàn bộ số tiền bán hàng được chuyển ra nước ngoài). Ngân khố nhà nược thất thu đáng kể.
 
Việc theo dõi có sự hợp tác của lực lượng an ninh nhiều nước châu Âu, trong đó có cả FBI của Mỹ. Từ tháng 10.2010 Viện Kiểm sát tối cao của Warszawa và Cục An ninh Quốc gia cũng vào cuộc. Họ còn hợp tác với nhân viên của Bộ Tài chính liên quan đến đấu tranh chống rửa tiền.
 
Quầy bán hàng giá 100 nghìn đô la 

Theo các điều tra viên, nhóm tội phạm hoạt động ít nhất từ 3 năm nay. Hàng hoá từ Trung quốc khi cập cảng, chủ yếu qua Hamburg. Công đoạn tiếp theo là làm hoá đơn dỏm. Giá trị thực bị hạ thấp hàng chục lần, do vậy việc trả thuế rất ít (theo ABW, năm 2010 Cơ quan điều tra Đức đã phát hiện 3 vụ làm hoá đơn dỏm về hàng hoá nhập từ Đông Nam châu Á). Sau khi làm xong thủ tục hải quan, hàng hoá được đưa về Czech và Ba Lan. Tại Wólka Kosowska – Ba Lan có những kho hàng, quầy hàng mà nhân viên điều tra cho rằng có bộ phận đầu não của nhóm tội phạm Việt Nam điều hành hoạt động buôn bán. Một sĩ quan ABW nói: người Việt Nam muốn buôn bán ở đây phải mua chỗ bán với giá 100 nghìn złoty, chưa kể tiền sử dụng và các khoản bảo kê (haracze) khác. Đáng chú ý là phần lớn số hàng bán được không đăng ký và trả thuế. Bằng cách đó hàng nghìn tỷ đồng kiếm được một cách bất hợp pháp không đóng thuế. Rất khó tính được nhà nước đã thiệt hại bao nhiêu.
 
Trốn chạy và bị gẫy chânTháng 8 .2010 lực lượng An ninh, trong đó có ABW, mở cuộc tấn công vào Trung tâm thương mại tại Wólka Kosowska. Một người Việt Nam quyết định trốn chạy, bằng cách nhẩy từ tầng một một ngôi nhà. Anh ta bị gẫy chân và phải vào bệnh viện. ABW xác định anh ta thường xuyên gọi điện cho cán bộ Đại sứ quán Việt nam tại Ba Lan. Nếu như có thể rời Ba Lan, anh ta sẽ đến một nước châu Âu khác để trở về Việt Nam. Chúng tôi chưa có đủ bằng chứng để bắt anh ta và kết tội, sau đó rất tiếc lại phải thả anh ta. Sĩ quan tiết lộ là tại công ty mà người Việt Nam lao động cất dấu một khoản tiền tới 3,5 triệu złoty tiền mặt. Chủ công ty – một phụ nữ Việt Nam, dù thuê một Văn phòng luật sư để được nhận lại số tiền, nhưng đã không thành công.
 
Có tới 300 nguồn thông tin

Cơ quan điều tra đã phát hiện ra 2 kênh chuyển tiền. Lợi nhuận kiếm được, được nhóm chủ „Kantor” đổi thành đô la, sau đó được đóng gói và gửi sang Ukraina có thể bằng ô-tô, có thể bằng tầu hoả Warszawa- Kiew. Một tuần có thể vài đợt, mỗi đợt vài trăm ngàn đô la, một cách thường xuyên, như vậy một tháng số tiền chuyển lên tới 30-40 triệu đô la. Một kênh khác qua ngân hàng. Nhân viên điều tra nói rằng tài khoản của một số công ty gắn với người Việt Nam có chứng từ, chỉ trong vòng 2 năm 2009-2010 lên tới 1,5 tỷ złoty. Số tiền mặt hàng triệu złoty được rót trực tiếp vào ngân hàng qua nhân viên ngân hàng „ruột” (có thoả thuận trước), mà không được báo cho thanh tra ngân hàng phụ trách việc rửa tiền biết. Ngay sau đó được chuyển đổi thành ngoại tệ để gửi sang Ukraina qua ngân hàng của Łotwa-Trasta Comercbank hoặc sang tài khoản của ngân hàng ở Litwa - Ukio Bankas rồi tiếp tục chuyển sang ngân hàng tại Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam. Trùm sỏ của nhóm là một người Việt Nam giầu có sống tại Kiew. Anh ta có nhiều bất động sản tại Ukraina và đội xe luksus sang trọng. Anh ta nhận số tiền chuyển bằng con đường trực tiếp hoặc qua các ngân hàng liên kết. Anh ta thường xuyên qua Ba Lan và Czech để theo dõi hoạt động của nhóm tội phạm này. Anh ta khéo che đậy bằng việc đi xe cũ, tỏ ra không giầu có. Anh ta đã bị bắt trong chiến dịch quốc tế hôm 01.09 bởi lực lượng An ninh Ukraina. Cũng ngày hôm đó 24 người khác bị bắt, 80 vụ kiểm soát được tiến hành với nhiều tư liệu kế toán, hoá đơn và gần 15 triệu złoty.
 
Chúng tôi cũng xác định được rằng, nhiều người có định cư do cơ quan của Czech cấp đang sống tại Ba Lan, sĩ quan ABW tiết lộ. Khi kiểm tra không tìm thấy vũ khí, ngoài mấy khẩu súng bắn hơi cay. Quá trình kiểm tra phát sinh nhiều vấn đề nan giải do cộng đồng Việt Nam là cộng đồng khép kín, nhiều người không biết tiếng Ba Lan, hoặc giả vờ không biết. Việc này không khó giải quyết vì có thể khai thác tới 300 nguồn thông tin cá nhân (chỉ điểm) khác nhau.