Home Tin Tức Thời Sự 20 năm sau ngày Liên-sô tan vỡ

20 năm sau ngày Liên-sô tan vỡ PDF Print E-mail
Tác Giả: Nhữ Đình Hùng/tin tổng hợp   
Thứ Bảy, 10 Tháng 12 Năm 2011 08:33

Kỷ niệm 20 năm ngày Liên Sô tan vỡ đã đưa ra nhiều tranh cãi ở Nga...

Cách đây 20 năm, vào ngày 08.12.1991, các nhà lãnh-đạo của ba nước cộng hoà 'người slave' là Russie, Ukraine, Bielorussie căn cứ trên việc họ là những nước sáng lập viên của Liên Sô (URSS) vào năm 1922, đã họp nhau lại để ký một thoả-hiệp về việc giải tán Liên Bang Sô Viết. Từ đó cho đến nay, đã có những tranh cãi về tính cách chính đáng hoặc hợp pháp của thoả hiệp trên, nhưng việc giải tán này đã được thực hiện 20 năm qua và dù muốn dù không, cũng phải nhận thực rằng vào thời điểm 1991, Liên Bang Sô Viết đã không còn khả năng hoạt động nữa và mỗi nước công hoà tự lo liệu công việc của nước mình!

Hai mươi năm!  Nếu đó là một phần tư hay một phần năm của đời sống một người, thời gian này chỉ là một 'chớp mắt' của lịch sử. Vậy mà, các quốc gia từ Liên Sô rã ra đã chịu đựng biết bao nhiêu là thay đổi, không phải chỉ cho các nước cộng-hòa nhỏ mà ngay cả nước Nga!

Sự tan rã của liên-bang sô-viết không phải chỉ do thoả-hiệp ký kết giữa ba nước Russie, Biélorussie, Ukraine vào ngày 08.12.1991. Công việc này chỉ là để xác nhận một tình trạng đã xảy ra dưới thời của Mikhaïl Gorbatchev,vị tổng bí thư cuối cùng của Liên Sô.

Để có một cái nhìn chung về tình hình Liên Sô dưới thời của ông Gorbatchev, xin ghi lại sau đây một vài ngày, tháng, năm có những sự việc đáng để ý.

-11.03.1985 :Mikhaïl Gorbatchev,53 tuổi,trở thành tổng-bí-thư của đảng cộng-sản của liên-bang sô-viết (PCUS)

-25.12.1986 :Mikhaïl Gorbatchev,trong đại hội lần thứ XXVII của đảng cộng-sản liên-sô đã cam kết thực hiện "perestroïka" (cải tổ cơ cấu),một hình thức nhằm tân-tiến hoá kinh tế,điều dẫn đến việc 'tự do hoá' hệ-thống sô viết.

-27.04.1986 : nổ lò phản ứng nguyên tử của trung tâm nguyên tử điện năng Tchernobyl.Lần đầu tiên nhà cầm quyền Liên Sô đã không còn bưng bít tin tức theo truyền thống bảo mật,đã thông báo tin này.Đây là khởi điểm của chính sách 'glasnost' (trong suốt).

-02.11.1987 : thành lập ủy ban điều tra về các nạn nhân của Staline.

-07.12.1988 : động đất tàn phá trong vùng tiểu bang Arménie.Lần đầu tiên Mạc tư Khoa chấp nhận một sự cứu trợ nhân đạo từ nước ngoài

-15.02.1989 : khởi sự triệt thoái quân Liên Sô ra khỏi Afghanistan.

-26.03.1989 : lần đầu tiên có cuộc bầu vào Sô Viết tối cao của Liên bang cộng hoà xã hội sô viết (URSS) với nhiều ứng cử viên.

-25.03.1989 : truyền hình sô viết trực tiếp chuyển đi quang cảnh buổi họp đầu tiên của quốc hội có được sau một cuộc tuyển cử phần nào tự do.

-23.08.1989 : tại ba nước cộng hoà 'baltes' đã có những cuộc biểu tình được gọi là 'cuộc cách mạng ca hát' tố cáo việc Liên Sô sát nhập ba nước này vào năm 1939.

-09.11.1989 : bức tường Bá Linh sụp đổ.

-14.12.1989 : nhà khoa học vật lý Andreï Sakharov từ trần.Ông này là một nhà tranh đấu cho nhân quyền và cũng là một dân biểu đòi cải cách.Nhân dân ở Mạc Tư Khoa đã tụ tập đông đảo trong đám tang của ông vào ngày 18.12.

-04.03.1990 :Boris Eltsine được bầu vào sô viết tối cao.

-13.03.1990 : Quốc Hội hủy bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản (điều 6) và tạo ra chức tổng thống của URSS.

-15.03.1990 : Mikhaïl Gorbatchev được bầu làm tổng thống URSS

-29.05.1990 : Boris Eltsine được bầu làm chủ tịch quốc hội Nga.Ông này đòi hỏi chủ quyền của Nga.

-12.06.1990 : Bãi bỏ kiểm duyệt báo chí.

-11.09.1990 : Quốc Hội Nga phê chuẩn 'kế hoạch cải cách kinh tế 500 ngày'

-15.10.1990: Mikhaïl Gorbatchev được trao tặng giải Nobel về hoà-bình.

-03.03.1991: Lettonie tuyên bố độc lập.

-17.03.1991: Trưng cầu dân ý 'xuyên sô viết' (pansovìtique) về dự án Liên Bang đổi mới.Các nước 'baltes',Géorgie,Arménie và Moldavie từ chối tổ chức!

-09.04.1991: Sô viết tối cao của Géorgie biểu quyết luật tái lập sự tự chủ quốc gia (indépendance nationale).

-12.06.1991:Boris Eltsine được bầu làm tổng thống Nga, qua một cuộc phổ thông đầu phiếu,với đa số 57% phiếu bầu.

-29.07.1991: Nga thừa nhận sự tự chủ của Lituanie.

19-21.08.1991: "Ủy ban quốc gia vì tình trạng khẩn trương" (Comité d'Etat pour l'état d'urgence) định lật đổ Mikhaïl Gorbatchev và hủy bỏ các thủ đắc dân chủ;

Mưu toan bất thành do sự kháng-cự đặt dưới sự lãnh đạo của Boris Eltsine.Từ đó,ông này trở thành người thực sự nắm quyền ở Liên Sô.

20.08 đến 01.09.1991 : các nước Bìlorussie,Estonie,Moldavie,Azerbaïdjan,Kirghzistan,Ouzbékistan tiếp nối nhau tuyên cáo tự chủ.

-29.08.1991 : Giải tán Sô viết tối cao của URSS.

-17.09.1991 : ba nước Lituanie,Lettonie và Estonie được gia nhập LHQ; Tadjikistan tuyên cáo tự chủ.

-27.10.1991 :Turkménistan tuyên cáo tự chủ.

-01.12.1991 : 90% dân chúng Ukraine bỏ thăm thuận cho việc tự chủ của Ukraine.

-08.12.1991 :Thoả hiệp Belovège giữa các tổng thống Boris Eltsine (Nga),Leonid Kravtchouk (Ukaine) và Stanilas Chouchkévitch (Bìlorussie) về việc giải tán URSS.

-18.12.1991 : Kazakhstan tuyên cáo tự chủ.

-21.12.1991 : Thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (CEI) gồm 11 nước công hoà cũ của URSS (không có ba nước baltes, và Géorgie. trong một cuộc hội nghị ở Alma Alta (Kazakhstan)

-25.12.1991 : Mikhaïl Gorbatchev từ chức tổng thống URSS vì trên thực tế,URSS không còn nữaNga được coi như kế thừa URSS và việc kiểm soát vũ khí nguyên tử đã được Gorbatchev trao cho Boris Eltsine. Cùng với sự từ chức của Gorbatchev,chánh sách perestroïka và Glasnost cũng chấm dứt!

Những sự việc lịch sử chính được ghi lại dưới thời Gorbatchev cho chúng ta có một cái nhìn chung và thoáng qua về tình hình Liên Sô trong giai đoạn từ 1985 đến 1991.Ngày nay,các tài liệu,báo chí,hình ảnh có được giúp người ta hiểu nhiều hơn về những điều đã xảy ra nhưng những tài liệu mật cần có một thời gian lưu trữ lâu hơn trước khi công chúng có thể biết đến.Có thể nói là với Mikhaïl Gorbatchev,đảng cộng sản liên-sô đã có những nỗ lực để cứu vãn chế độ bằng các chánh sách cải tổ cơ cấu (perestroïka) và trong sáng (Glasnost).Nhưng ông Mikhaïl Gorbatchev và đảng cộng sản liên sô không biết là đang làm công việc giải thể chế độ cộng sản.

Sự tự do về chánh-trị đã tháo 'van' cho những sự phản kháng.Nếu như chính chế độ đã chỉ trích bệnh giấy tờ,bệnh lãng phí và bệnh tham nhũng,dân chúng còn chờ đợi gì mà chẳng ùa theo Các báo chí,vào thời đó báo giấy hãy còn vai trò quan trọng nhất,đã chỉ trích các ung nhọt của xã hội về mọi mặt,từ tệ nạn nghiện ngập,sida cho đến những chán chường của các cựu chiến binh bị phó mặc.!Các nước cộng hoà trong liên bang sô viết đã bày tỏ ý muốn được tự chủ!

Sự tự do ngôn luận cũng đã cho phép người ta nói đến những tội ác dưới thời Staline.Sự tự do kinh doanh đã thúc đẩy việc tạo dựng cácxí nghiệp vì tư lợi,thúc đẩy sự tiêu thụ..Nhưng không phải trong một sớm một chiều một xã hội bị chỉ huy từ gần ba phần tư thế kỷ có thể thích ứng hoàn toàn với chế độ cởi mở;Những đòi hỏi quá nhanh,quá mạnh đã đưa URSS đến chỗ tan vỡ.Ngày 08.12.1991,URSS tan vỡ sau sáu năm 'perestroika'.

*Kỷ niệm 20 năm ngày Liên Sô tan vỡ đã đưa ra nhiều tranh cãi ở Nga và cùng với thời gian trôi qua,các tranh cãi này không mang nhiều tính cách phe phái hay chủ quan.Vả chăng,sô-viết không còn là khí cụ để xây dựng tương lai nữa.Đối với những công dân 'sô viết' trước đây,phần lớn là người gốc Nga, đó là sự buồn thảm và luyến tiếc.Với những người khác,trong những nước đã tuyên cáo tự chủ vào năm 1991,đó là sự khai sinh một quốc gia mới với một vận hội mới.

Ngay như đối với nước Nga,thoả hiệp Belovège ngày 08.12.1991 được coi như một hành động phá huỷ dù rằng từ sự phá huỷ đó đã xây dựng nên một quốc gia mới.So với biên giới URSS ngày xưa,biên giới Nga nhỏ hơn,so với thế lực của URSS ngày xưa,Nga không thể sánh được.Tuy vẫn còn được coi là cường quốc,Nga không có sức nặng của Liên Sô.Và điều này thì mọi người Nga đều cảm thấy và luyến tiếc,nhưng việc tái lập lại một URSS là điều không làm được!

Điều mà Vladimir Poutine đang làm hiện nay là khêu gợi lại hào quang của thời kỳ URSS,coi URSS như một nước Nga lớn.Trong một cuộc gặp gỡ với cáccựu chiến binh và các người hồi hưu tại điện Kremlin, Poutine kể lại chuyện vào lúc xảy ra sự tan vỡ của URSS,có người hỏi ông là theo URSS hay theo Nga. Và ông ta đã trả lời "đâu là sự khác biệt? Điều này gọi khác đi,nhưng đúng đó là nước Nga,một nước Nga lớn".Được biết là Poutine đã có lần coi sự biến mất của URSS là đại thảm hoạ địa lý chánh trị của thế kỷ vừa qua.