Scandal "Fast and Furious" |
Tác Giả: Hứa Vạng Thọ |
Thứ Năm, 28 Tháng 6 Năm 2012 12:01 |
Có thể làm Obama thất cử trong cuộc tranh cử tổng thống sắp tới nhiệm kỳ 2012-2016
Tổng trưởng Tư Pháp Mỹ Eric Holder Ủy Ban Hạ Viện Mỹ " Giám sát và cải tổ chánh phủ " quyết định cáo buộc tổng trưởng Tư Pháp Mỹ , Eric H.Holder Jr về tội nhục mạ Quốc Hội vì không trình bày hết những tài liệu trong cuộc điều tra của Quốc Hội về chiến dịch "Fast and Furious/ Nhanh, và Cuồng nộ", tên gọi phỏng theo một cuốn phim của Hollywood. Fast and Furious ( FF) là một chiến dịch bán vũ khí do cơ quan liên bang ATF( đặc trách về rượu, thuốc hút, vũ khí) bí mật điều khiển để gài bắt những kẻ mua bán vũ khí lậu ở biên giới Mễ và Mỹ từ năm 2009 đến 2010. Chủ đích là để bắt những "nghiệp đoàn" mafia của Mễ đưa người sang Mỹ mua vũ khí. Nhưng chiến dịch nầy hoàn toàn thất bại, và làm thiệt mạng nhiều viên chức của Mỹ và Mễ. Mùa thu 2009, các tiệm bán vũ khí ở biên giới Mỹ/Mễ bị ATF làm áp lực để họ phải cộng tác với chánh quyến trong chiến dịch bí mật nầy. Các tiệm bán được đặt camera kín, và điện thoại bị nghe lén. Theo lời khai của một người bán vũ khí, Andre Howard Lone Wolf, trong vòng 15 tháng liên tiếp, ông được lệnh phải bán súng cho rất nhiều khách dù họ trả tiền mặt ( bị cấm ở Mỹ), và trình giấy căn cước giả mạo. Sau đó, dù không có tin bắt bớ chi hết về những người mua súng, Howard được nhân viên ATF nói rằng họ đã theo dõi và sẽ tìm đến những tay "trùm lớn " hơn, ra lệnh cho ông cứ tiếp tục bán. Howard cho biết ông đã bán trên vài trăm ngàn đô la, kể cả những những khẩu súng " bắn tỉa" calibre 50.
Loại vũ khí bán sang Mễ Tây Cơ Theo đài truyền hình CBS, có ít nhất là 11 nhân viên ATF và công chức cao cấp của ATF chống đối mãnh liệt chuyện nầy. Có người đã cảnh cáo : " Thât điên khùng, có người sẽ bị giết vì việc nầy ! ". Chiến dịch nầy được giữ bí mật hoàn toàn cho đến khi nhân viên Brian Terry tuần tiểu biên phòng bị ám sát chết với 2 vũ khí được bán trong chiến dịch " FF" tìm thấy tại hiện trường.
Ủy Ban điều tra chiến dịch "Fast and Furious" Theo lệnh của những người có trách nhiệm cao cấp, nên các nhân viên của cơ quan ATF không tịch thu ngay khi người mua nhận lãnh vũ khí nếu họ chưa sang biên giới Mễ , trong đó có những vũ khí hạng nặng, được dùng để ám sát thường dân, hoặc bắt cóc và giết các nhân vật lãnh đạo Mễ, và bắn hạ các trực thăng của quân đội Mỹ.
Dân Biểu Cộng Hòa Darrell Issa - Tổng trưởng Tư Pháp Eric Holder đang tường trình trước Ủy Ban
" nhiều nhân viên ATF rất thất vọng khi nhận lệnh ngưng việc theo dõi các vũ khí bán ra vì họ biết rằng , sau vài ngày các vũ khí đó sẽ được dùng trong các cuộc bắn giết tại Mỹ và tại Mễ". Khi cáo buộc tổng trưởng Tư Pháp Eric H. Holder về tội nêu trên, Ủy ban của Hạ Viện cho biết là tìm thấy những "hành động phạm pháp " của bộ Tư Pháp. Chiến dịch FF đã làm thất thoát một số vũ khí gây thiệt mạng cho rất nhiều người ở 2 bên biên giới. Ủy Ban , mà chủ tịch là dân biểu Cộng Hòa Darrel Issa, sẽ yêu cầu hạ Viện biểu quyết để ông Biện Lý ở Washington ( DC) hay ông Biện Lý đặc biệt để bắt buộc chánh phủ Obama phải nộp tất cả hồ sơ về chiến dịch FF nầy. Đây là một cuộc đối đầu hiến định đầu tiên giữa 2 cơ cấu của chánh quyền liên bang ( lập pháp và hành pháp), đặt tổng thống vào một vị thế khó xử. Nhưng tại sao đưa đến tình trạng nầy ? Tại vì tổng thống Obama, dựa vào quyền hạn đặc biệt của hành pháp đã không cho phổ biến 1300 trang trên tổng số 8000 của hồ sơ FF. Đó là không kể đến chủ tịch Hạ Viện Mỹ John A. Boehner ( Cộng Hòa - Ohio), và trưởng khối Dân Biểu Cộng Hòa Eric Cantor ( Cộng Hòa - Virginie) : " Đáng lẻ ra , theo sự mong muốn của chúng tôi, sự việc không đến nỗi như thế ( ám chỉ sự chống đối của Obama), trừ phi tổng trưởng tư pháp thay đổi ý định và giao đầy đủ tài liệu như đã hứa. Nếu không, Hạ viện sẽ biểu quyết trong tuần tới ..." Trên đài truyền hình CBS, Rick Perry, cựu ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa vừa qua, thống đốc tiểu bang Texas, nói rằng thái độ của Obama trong vụ nầy giống như Nixon lúc Watergate, Obama biết hết nhưng quên không nói tất cả sự thật. Giới truyền thông Mỹ đả kích OBAMA
Giới truyền thông phản đối Obama một cách quyết liệt, không nương tay. Trong một bài báo trên New York Post, ký giả Michael A.Walsh viết : "Cơ quan ATF dường như đã ra lệnh cho một nhân viên của mình để mua vũ khí với tiền thuế của dân Mỹ và bán trực tiếp cho bọn "mafia Mễ" buôn bạch phiến. Tờ Baltimore Sun: Nếu ông cứ tiếp tục hành động và có thái độ như vậy, có thể người ta bắt đầu so sánh ông với vị tổng thống mà chánh quyền bị cuốn trôi theo xì căn đan Watergate ( ám chỉ Nixon) ". Tờ Washington Post nhấn mạnh về khía cạnh vô liêm sĩ của Obama khi còn là thượng Nghị Sĩ, ông chỉ trích quyền của hành pháp (quyền từ chối không trình bày đầy đủ tài liệu cho Ủy ban điều tra), nay đến lượt mình thì lại áp dụng quyền hạn đó một cách tuyệt đối. Quyền từ chối nầy được Nixon viện dẫn trong vụ Watergate, nhưng ít khi được áp dụng trong những vụ không gây nguy hại đến uy tín của chánh quyền. Tờ báo Los Angeles Times cho biết : Tại những tiệm bán vũ khí, hệ thống Camera kín được thiết lập để các viên chức cao cấp của ATF theo dõi dể dàng các cuộc mua bán. Vào tháng 6 năm 2011, dân biểu Darrel Issa tuyên bố: 'Giám đốc thừa nhiệm Kenneth Melson ,ngồi tại văn phòng làm việc ở Hoa thịnh Đốn, có thể xem những người mua súng tại các tiệm một lần cả chục khẩu AK-47. Ngoài ra các nhân viên ATF còn đích thân mua súng để bán lại cho các mafia Mễ ". Những vũ khí đó còn dùng để thanh toán giết người tại Mễ , với khoảng 150 người vừa bị giết hay bị thương.
Thật ra, Chánh phũ Obama không có trả lời các câu hỏi của tổng trưởng tư pháp Mễ, bà Morales Marisela, và cũng chưa bao giờ cáo lỗi về sự việc nầy. Giám đốc thừa nhiệm ATF, Kenneth Melson, đã cộng tác với Ủy Ban điều tra. Cuối tháng 08, ông bị thuyên chuyển về Bộ Tư Pháp, đặc trách phần vụ khác. Nhiều nhân viên dính líu trong vụ ATF, được thăng chức. Ngày 3.05.2012, Eric Holder, trước Ủy Ban điều tra, đã khai (hữu thệ) như sau: " Hình như tôi có nghe về FF trong những tuần lễ gần đây". Sau đó, nhiều chứng cớ cho thấy là tổng trưởng Tư Pháp Eric Holder không nói lên sự thật. Nhiều văn kiện khác chứng tỏ là nhiều buổi thông báo hằng tuần về chương trình của NDIC được tổ chức cho đến ngày 5.7.2010 Các dân biểu Cộng Hòa đòi hỏi một biện lý đặc biệt để diều tra xem coi Eric Holder có man khai trước Ủy Ban điều tra vụ FF. Thuợng Nghị Sĩ Cộng Hòa Chuck Grassley tin tuợng tuyệt đối việc "che đậy" ở cấp cao hơn( tức Obama) Barrack Obama đã biết những gì về chiến dịch FF ? Ngày 22.03.2011, Obama đã tuyên bố như sau : " Tôi không có cho phép chiến dịch FF, và Eric Holder, tổng trưởng Tư Pháp cũng vậy. Có thể có một lỗi lầm lớn trong trường hợp đó. Nếu có như thế, chúng tôi sẽ tìm ra. Chúng tôi phải biết, và sẽ tìm ra thủ phạm." Nhưng tại sao phải đến tình trạng "khó xử" như hiện nay? Báo chí , truyền hình khắp nước Mỹ không ngừng nêu lên những giả thuyết về chiến dịch FF: -Tại sao Obama nhất định dùng "quyền từ chối " hiến định nầy để không phổ biến 1/3 tài liệu trong vụ FF. Việc dùng "quyền từ chối" đã tạo nhiều nghi ngờ về các sự liên hệ sâu rộng và mờ ám, khiến tên của Obama từ nay dính liền với Richard Nixon (watergate), một ông tổng thống tồi tệ nhất của nước Mỹ. Trong khi tình trạng kinh tế và nạn thất nghiệp ở Mỹ chưa có giảm bớt được, nay lại thêm vụ " Fast and Furious " , Obama rất khó mà thắng cử lần tới nhất là khi làm mất "lòng tin" của dân chúng vì sự "nghi ngờ" đang lớn dần do sự man khai của ông Eric Holder. 26.06.2012
|