Home Tin Tức Thời Sự WTO lập tổ công tác đặc biệt xem xét xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc

WTO lập tổ công tác đặc biệt xem xét xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc PDF Print E-mail
Tác Giả: Anh Vũ   
Thứ Hai, 23 Tháng 7 Năm 2012 16:42

Năm ngoái Trung Quốc đã giảm một nửa hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm so với dự kiến.

 

Đất hiếm được đào lên, đưa ra cảng ở Giang Tô để xuất khẩu sang Nhật.
AFP

Theo AFP, hôm nay 23/07/2012, theo đề nghị của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản,Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã cho thành lập một tổ công tác đặc biệt xem xét vấn đề xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc.

Quyết định trên được thông qua ngày hôm nay trong cuộc họp Cơ quan giải quyết bất đồng (ORD) của Tổ chức Thương mại Thế giới. Bất đồng được đưa ra trong cuộc họp lần này liên quan đến việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm, tungstene và molydene, những nguyên vật liệu thiết yếu trong công nghệ cao cấp mà hiện tại Trung Quốc chiếm hơn 90% sản lượng khai thác của cả thế giới. Năm ngoái Trung Quốc đã giảm một nửa hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm so với dự kiến.

 Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản đã kiện Bắc Kinh ra trước Tổ chức Thương mại Thế giới.

Đối với Hoa Kỳ, việc Trung Quốc áp đặt hạn ngạch và quyền xuất khẩu cũng như các thủ tục hành chính khác lên các loại đất hiếm nói trên sẽ dẫn tới việc nguyên vật liệu cơ bản này sẽ trở nên đắt đỏ cho các nhà nhập khẩu nước ngoài.

Liên Hiệp Châu Âu chỉ rõ rằng việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc là vi phạm những nghĩa vụ thương mại quốc tế. Trong khi đó Nhật Bản cho rằng các quy định của Bắc Kinh là đi ngược lại quy chế của WTO.

Về phần mình, Trung Quốc tỏ ý « lấy làm tiếc về việc thành lập tổ công tác đặc biệt này » , đồng thời phái đoàn Trung Quốc tại OMC phân bua rằng chính sách của Bắc Kinh trên vấn đề đất hiếm là « nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên và bảo đảm phát triển kinh tế bền vững » cho Trung Quốc.

Theo con số thống kê của Bắc Kinh, Trung Quốc hiện chiếm hơn 90 thị trường đất hiếm của thế giới, trong khi mà họ chỉ nắm giữ 23% trữ lượng của cả thế giới. Vì thế theo Bắc Kinh, « việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên này sẽ dẫn đến vấn đề hủy hoại môi trường sinh thái ».

Tổ công tác của WTO thường gồm ba người, có nhiệm vụ dựa trên các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới để xem xét vấn đề được trình ra Cơ quan giải quyết bất đồng và để giúp cho cơ quan này ra văn bản quyết định.

Trên nguyên tắc, trong vòng sáu tháng kể từ ngày được thành lập, tổ công tác phải nộp báo cáo. Trong thời gian tổ công tác tiến hành công việc của mình các bên tranh chấp có thể dàn xếp thuận tình với nhau về các bất đồng.