Home Tin Tức Thời Sự Trường luật Stanford kiến nghị bỏ điều 88

Trường luật Stanford kiến nghị bỏ điều 88 PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Chúa Nhật, 29 Tháng 7 Năm 2012 14:21

Chúng tôi gửi đơn đại diện cho những người đã tìm đến tôi nhờ giúp đỡ.

 

Lá đơn nhân danh 17 người Công giáo và Tin Lành bị bắt giữ

 

Chương trình Luật Quốc tế, thuộc Đại học danh tiếng Stanford của Hoa Kỳ, vừa gửi kiến nghị lên Nhóm Công tác về giam giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc nhân danh 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành đang bị giam ở Việt Nam.

Giáo sư Allen Weiner, Đồng Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Trường Luật Stanford, nhận làm luật sư cho những người đứng đơn thỉnh cầu.

Nhận định về việc hoãn ngày xử Điếu Cày, Hoa Kỳ muốn Việt Nam thả blogger 'Lo cho 5 thanh niên Công giáo ở Vinh', ông Allen Weiner giải thích vì sao ông tin rằng chiến dịch này sẽ có tác động đến chính quyền Việt Nam:

Allen Weiner: Việc sử dụng điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, ít nhất như cách Việt Nam sử dụng với những nhà hoạt động này, vi phạm luật nhân quyền quốc tế.

Nếu Nhóm Công tác LHQ xác nhận điều này, chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tuân thủ nghĩa vụ quốc tế bằng việc thả họ, và trong tương lai không còn lạm dụng quyền lực dựa trên luật trong nước. Và ngay cả nếu Việt Nam không chịu tuân thủ, ý kiến có lợi từ Nhóm Công tác có thể giúp vận động những phía khác – các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức quốc tế và các nước có quan hệ quan trọng với Việt Nam – để đòi Việt Nam tôn trọng các ràng buộc nhân quyền.

Việc này có thể cho Việt Nam một số lý do thực tiễn để ngừng lạm dụng hệ thống luật pháp.

BBC: Về mặt thủ tục, Nhóm Công tác LHQ sẽ xem xét lá đơn của ông như thế nào?

Nhóm Công tác về giam giữ tùy tiện của LHQ là một cơ quan độc lập gồm các chuyên gia hoạt động dưới quyền Ủy ban Nhân quyền LHQ. Họ sẽ chuyển đơn cho chính phủ Việt Nam để nghe bình luận. Thông thường họ yêu cầu có trả lời trong vòng 90 ngày.

Nếu Việt Nam trả lời, Nhóm Công tác sẽ chuyển lại phản hồi cho người đứng đơn và yêu cầu cung cấp hồi âm về bình phẩm của chính phủ Việt Nam.

Khi đã sẵn sàng ra quyết định, Nhóm Công tác sẽ có bình luận, không mang tính ràng buộc, là liệu những người này đã bị giam cầm tùy tiện hay không.

Nếu Nhóm Công tác thấy rằng họ đã bị giam cầm tùy tiện, họ sẽ gửi thư kiến nghị cho chính phủ Việt Nam.

BBC: Vì sao toàn bộ 17 người được ông đề cập trong đơn đều liên quan Dòng Chúa Cứu Thế mà không phải những trường hợp khác?

Chúng tôi gửi đơn đại diện cho những người đã tìm đến tôi nhờ giúp đỡ.

Bản thân tôi không lựa chọn đại diện cho những ai từ những người có thể đã bị giam cầm tùy tiện ở Việt Nam.

17 người này có điểm chung là chính phủ Việt Nam bắt giữ họ trong một phần cuộc tấn công vào những người hoạt động thông qua mạng xã hội, gồm cả hình thức báo chí công dân và viết blog, cùng hoạt động đào tạo liên quan.

Họ đều tham gia vào những hình thức hoạt động hợp pháp mà chính phủ Việt Nam dường như thấy bị đe dọa và tìm cách trấn áp.

BBC: Ông có chia sẻ quan điểm của một vài dân biểu Mỹ gần đây, như ông Frank Wolf, cho rằng chính phủ Mỹ nhẹ tay với Việt Nam trong vấn đề nhân quyền?

Tâm điểm lá đơn của chúng tôi xoay quanh hành vi của chính phủ Việt Nam, chứ không phải Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nếu Nhóm Công tác LHQ kết luận rằng việc giam giữ các nhà hoạt động này vi phạm luật quốc tế, tôi hy vọng chính phủ Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực giúp trả tự do cho họ.

BBC: Việt Nam luôn nói các tổ chức phi chính phủ đặt ở nước ngoài và tổ chức của Việt kiều muốn chính trị hóa nhân quyền. Ông trả lời thế nào?

Các chính phủ cấm đoán nhân quyền có hệ thống và thường xuyên luôn nói các NGO vận động cho nhân quyền đang chính trị hóa vấn đề, hay can thiệp công việc nội bộ.

Đó là cách đánh lạc hướng khỏi thực tế. Chính phủ Việt Nam đang dùng quyền lực nhà nước, lạm dụng hệ thống tư pháp để hạn chế quyền dân sự và chính trị của công dân.

Những quyền này không phải do người ngoài áp đặt cho Việt Nam mà dựa trên Hiệp ước quốc tế mà Việt Nam chấp nhận.

Điều đang bị chính trị hóa ở đây là hệ thống tư pháp Việt Nam. Luật pháp và tòa án đang bị dùng làm công cụ của chính thể để đàn áp hoạt động chính trị, xã hội, đe dọa những người kêu gọi dân chủ hay phản đối chính sách của chính phủ.