Home Tin Tức Thời Sự Hiệp định chống buôn bán sừng tê giác Việt Nam - Nam Phi

Hiệp định chống buôn bán sừng tê giác Việt Nam - Nam Phi PDF Print E-mail
Tác Giả: Anh Vũ   
Thứ Năm, 06 Tháng 9 Năm 2012 14:57

Pretoria và Hà Nội sẽ ký hiệp định phối hợp chống nạn săn bắn tê giác lấy sừng.

 

Nam Phi đau đầu về nạn săn bắt tê giác để lấy sừng
REUTERS/Rogan Ward

 

Báo chí tại Nam Phi hôm nay 6/9/2012 dẫn nguồn tin của bộ Môi trường nước này cho biết, trong khuôn khổ hội nghị quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học diễn ra tại Hyderabad, Ấn Độ diễn ra vào tháng 10/2012, Pretoria và Hà Nội sẽ ký hiệp định phối hợp chống nạn săn bắn tê giác lấy sừng.

Đây sẽ là văn kiện hợp tác đầu tiên giữa hai nước ở hai châu lục cách xa nhau trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học.

Nạn săn bắt tê giác trái phép ã tăng vọt trong những năm gần đây vì nhu cầu mua sừng tê giác ở Á châu, nhất là Việt Nam  để làm dược liệu cho các bài thuốc cổ truyền được cho là thần dược.

Một báo cáo của Quỹ bảo vệ thiên nhiên thế giới WWF hồi cuối tháng 7 ghi nhận Việt Nam là một trong những trọng điểm của nạn buôn lậu sừng tê giác.

 Thực tế trong thời gian qua, cảnh sát Nam Phi đã nhiều lần bắt giữ các vụ buôn bán sừng tê giác cùng các đối tượng là người Việt Nam.

Các cơ quan hữu trách của chính phủ Nam Phi cũng đã nhiều lần gặp gỡ các đồng sự Việt Nam để xúc tiến việc ký kết một hiệp hiệp định nói trên.

Trong tuần này, bộ Môi trường Nam Phi đã thông báo hai bên hoàn tất nội dung cho một « hiệp định hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn và bảo bảo vệ đa dạng học ».

Hiệp định này bao gồm các vấn đề áp dụng luật pháp phù hợp với Công ước quốc tế về bảo vệ các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Văn kiện nói trên sẽ được ký tại Hôi nghị quốc tế về đa dạng sinh học khai mạc ngày 08/10/2012 tại Ấn Độ.

Theo báo chí Nam Phi, hiện tại tệ săn bắn tê giác để lấy sừng vẫn tiếp tục diễn ra.

Từ đầu năm đến nay đã có 373 con tê giác bị giết tại Nam Phi. Cũng trong thời gian này, chính quyền đã tiến hành bắt giữ 199 đối tượng tham gia vào các vụ buôn lậu sừng tê giác.

Trong khi đó tại Việt Nam, do những lời đồn thổi về công dụng chữa bệnh đã khiến sừng tê giác trở thành mặt hàng cấm và quý hiếm được nhiều người săn lùng mua dù giá cả đắt hơn cả vàng.