Trung Tướng Lâm Quang Thi và tác phẩm: ”Hell in An Lộc” |
Tác Giả: Ý Dân | |
Thứ Ba, 12 Tháng 1 Năm 2010 22:51 | |
Quyển HELL IN AN LOC bìa cứng, dầy 290 trang, gồm có một số hình ảnh và 14 bản đồ. Lời tòa soạn: Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi, một vị tướng tác chiến tài giỏi của QLVNCH. Ông là cựu Chỉ Huy Trưởng trường Võ Bị Quốc Gia VN. Cựu tự lệnh Sư đoàn 7 và 9 Bộ Binh. Nguyên là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I và Tư Lệnh Bộ Tư lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I. Ông là tác giả của quyển hồi ký “Hai Mươi Năm Thế Kỷ” được xuất bản vào năm 2005. Nay ông lại cho xuất bản tác phẩm: ”Hell in An Lộc” được viết bằng Anh ngữ và đã được Viện Đại Học University of North Texas cho xuất bản. Đây là một tác phẩm ghi lại những diễn tiến của trận chiến khốc liệt tại An Lộc giữa quân đội VNCH và quân đội Bắc Việt vào năm 1972 và sau cùng đã mang lại thắng lợi vẻ vang cho QLVNCH.
Và sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn: 1- Xin Trung Tướng cho biết sơ qua về hình thức quyển sách HELL IN AN LOC và lý do nào Trung Tướng được trường đạị học Mỹ đứng ra cho xuất bản quyển sách nầy? Quyển HELL IN AN LOC bìa cứng, dầy 290 trang, gồm có một số hình ảnh và 14 bản đồ. Thiết tưởng cũng nên biết rằng trận đánh An Lộc là một trận đánh lớn nhất trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam và cuộc Chiến Tranh Đông Dương trước đó. Tuy nhiên cơ quan truyền thông Mỹ đã không dề cập đến trận đánh này. Và một số rất ít sử liệu Mỹ nói đến trận đánh này tìm cách đề cao vai trò của Không Lực và cố vấn Hoa Kỳ và hạ thấp sự đóng góp của QLVNCH. Lý do chánh là tường thuật một cách trung thực chiến thắng này sẽ đi ngược lại tiền đề căn bản của cơ quan truyền thông Mỹ: đó là cuộc chiến tranh không thể thắng được vì QĐVNCH kém khả năng. Quyển HELL IN AN LOC được viết ra để nói lên tinh thần chiến đấu vượt bực của quân đội Miền Nam Việt Nam và phản bác lại sự bóp méo sự thật của cơ quan truyền thông Mỹ, một cơ quan truyền thông phần lớn thiên tả và phản chiến. Trường Đại Học University of North Texas, sau khi điều nghiên sự sưu tầm của tôi và các sử liệu tôi dung để viết quyển HELL IN AN LOC, đã đồng ý với quan điểm của tôi và đã cho xuất bản quyển sách này. 2- Trong cuộc chiến bảo vệ Miền Nam , QLVNCH đã đụng độ nhiều trận với quân đội Bắc Việt, tại sao Trung Tướng lại chọn trận chiến An Lộc là nội dung của quyển sách HELL IN AN LOC lần nầy? Cái tựa “Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle that Saved South Viet Nam” dã nói lên tầm quan trọng của trân đánh An Lộc, vì nếu địch chiếm được An Lộc thì các sư đoàn Bắc Việt tăng cường bởi chiến xa có thể hăm dọa trực tiếp thủ đô của Miền Nam Việt Nam. 3 Xin Trung Tướng cho biết sơ qua diễn tiến của trận đánh An Lộc cùng cán cân lực lượng giữa đội bên? 4 Theo Trung Tướng lý do nào đã giúp QLVNCH anh dũng chiến thắng quân đội Bắc Việt trong trận chiến nầy? Theo tôi có ba lý do khiến chúng ta chiến thắng An Lộc. Thứ nhất, BV đã phạm những lỗi lầm chiến lược và chiến thuật quan trọng, mà tôi không tiện nêu ra đây trong khuôn khổ hạn chế của bài phóng vấn này. Hai lý do khác là sự hữu hiệu của không yểm Hoa Kỳ, nhứt là sự yểm trợ của pháo đài bay B-52, và, quan trọng nhất, là tinh thần chiến đấu cao độ của QLVNCH. Để trả lời những lời phê bình của các phóng viên phản chiến Mỹ cho rằng chiến thắng An Lộc là nhờ Không Quân Hoa Kỳ, Tướng Creighton Abrams, Tư Lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam, nói rằng : “Tôi nghi ngờ cuộc phòng thủ có thể giữ vửng nếu không có Không Quân Mỹ. Nhưng điều phải xảy ra, đó là người Việt Nam phải đứng lên và chiến đấu. Nếu họ không làm điều đó thì mười lần không yểm Mỹ cũng không chận đứng được địch quân.” Chúng ta đã đứng lên và đã chiến thắng. 5- Trung Tướng có tham dự trận chiến nầy không? Lúc xảy ra trận An Lộc, tôi ở QĐI. Thiết tưởng cũng nên nhớ rằng một người viết sử một giai đọan hoặc một trận chiến nào đó không cần thiết phải sống trong giai đoạn lịch sử hoặc trận chiến mà người viết sử đang viết. Khi viết tác phẩm HELL IN AN LOC, tôi đã truy cứu rất nhiều tài liệu liên quan đến trận này, nhứt là những tài liệu Việt ngữ. Tôi cũng đã phỏng vấn hầu hết những đơn vị trưởng tham gia trận chiến An Lộc hiện còn đang sống sót. Sự kiện quyển HELL IN AN LOC được một trường đại học lớn Hoa Kỳ xuất bản cũng đủ đảm bảo giá trị lịch sử của tác phẩm. 6- Đại tá hồi hưu Edward P. Metznez đã so sánh trận chiến tại An Lộc cũng khốc liệt không kém gì trận chiến tại Điện Biên Phủ và Khe Sanh, theo Trung Tướng điều nhận xét nầy có đúng không? Đại Tá Edward P. Metzner, tác giả quyển “More Than a Soldier’s War”cho rằng sự so sánh An Lộc với các trân chiến Điện Biên Phủ và Khe Sanh sẽ cho phép đưa ra “một nhản quan đứng đắn về ý nghĩa lịch sử của sự phòng thủ An Lộc và sự anh dũng và cang trường của binh sĩ trú phòng.”.Khi tuyên bố điều này, Đại Tá Metzner chỉ muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa lịch sử của trân chiến An Lộc và sự can trường của quân nhân QLVNCH . Các nhà phân tích gia quân sự cho rằng trận An Lộc lớn hơn các trận Điện Biên Phủ và Khe Sanh. Trận công hãm Điện Biên Phủ chẳng hạn kéo dài hai tháng trong lúc chiến sĩ phòng thủ An Lộc phải chiến đấu suốt ba tháng.và phải gánh chịu vào khoảng 80,000 quả pháo binh, hỏa tiển hoặc sung côi, tức là ba lần số đạn pháo binh bắn vào Điện Biên Phủ. Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất giữa ba cuộc công hãm đó là người Pháp thua Điện Biên Phủ, người Mỹ rút bỏ Khe Sanh vì sợ nó trở thành một Điên Biên Phủ thứ hai, và chúng ta thắng lợi tại An Lộc. Được biết "Một buổi ra mắt tác phẩm "Hell In An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle that Saved Viet Nam (do Viện Đại Học Unitersity of North Texas xuất bản) sẽ được tổ chức vào Chúa Nhật 24 tháng Giêng, 2010, tại Trung Tâm Sinh Hoạt VIVO, 2260 Quimby Road , San Jose , từ 1:00 đến 4:00 PM. |