Nhân Văn Giai Phẩm phần III : Giai phẩm mùa xuân |
Tác Giả: Thụy Khuê | ||||||||||
Thứ Năm, 25 Tháng 2 Năm 2010 17:15 | ||||||||||
Về mặt văn bản, căn cứ vào các sáng tác in trong Giai Phẩm mùa xuân, chúng ta có thể xác định rằng : Giai Phẩm mùa xuân là tạp chí văn học đầu tiên ở miền Bắc sau Cách mạng tháng Tám, đáp ứng hai đòi hỏi : tự do sáng tác và đổi mới văn học do Lê Đạt, Hoàng Cầm chủ trương, với sự cộng tác của Trần Dần, Văn Cao, Tử Phác... Trong Giai phẩm mùa xuân bài thơ quyết liệt nhất, hỏi tội bọn nịnh thần, là của Văn Cao. Nhưng không ai dám đánh Văn Cao, tác giả quốc ca. Tất cả mũi dùi đổ vào Trần Dần, Lê Đạt, hai nhà thơ trẻ chưa nổi tiếng. Chính vì vụ đánh Trần Dần, Lê Đạt mà Phan Khôi trở lại vai "ngự sử văn đàn" với bài Phê bình lãnh đạo văn nghệ và các nhà trí thức khác tích cực tham gia phong trào.
Tổ chức Giai phẩm mùa xuân Nhưng sự thực thì Trần Dần có tham gia vào việc ra Giai Phẩm mùa xuân : Sau khi bị bắt lần thứ nhất, bị cấm trại 3 tháng cùng với Tử Phác [vì "phạm kỷ luật quân đội" nhưng trên thực tế vì tổ chức phê bình thơ Tố Hữu và viết bản dự thảo đòi tự do sáng tác], Trần Dần, Tử Phác được gửi đi tham quan Cải cách ruộng đất. Trong lời "thú tội", Trần Dần viết về thời điểm này như sau : Phía Lê Đạt, ông xác định việc chủ trương và tổ chức Giai Phẩm mùa xuân như sau : "Trần Dần ra rồi, chúng tôi mới nghĩ đến chuyện này : bây giờ làm sao mà in được một tập thơ, trái với nguyên tắc lúc bấy giờ - nguyên tắc bấy giờ là tất cả các bài đều bị kiểm duyệt. Tôi chủ trương tập này phải là một tập tự do sáng tác hoàn toàn, tức là mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm về bài của mình và không có kiểm duyệt gì cả. Tôi có bàn với Dần, Cầm, với Văn Cao, Tử Phác và mấy anh hội họa nữa là Sỹ Ngọc và Nguyễn Sáng. Lúc đó thì chưa tìm được chữ gì hay lắm. Tôi cũng không thích chữ Giai Phẩm tại chữ Giai Phẩm có vẻ Tự Lực Văn Ðoàn, nghe chữ ấy nó sang trọng quá tôi không thích. Nhưng lúc đó anh Minh Ðức (nhà xuất bản) và anh Ðang đều thích chữ ấy. Trước tôi định cái tít là "Thơ năm người", nhưng mọi người bảo thế là "gây sự" quá, thì sau cũng đành lấy chữ Giai Phẩm". (Lê Đạt trả lời phỏng vấn RFI). Về mặt văn bản, căn cứ vào các sáng tác in trong Giai Phẩm mùa xuân, chúng ta có thể xác định rằng : Giai Phẩm mùa xuân là tạp chí văn học đầu tiên ở miền Bắc sau Cách mạng tháng Tám, đáp ứng hai đòi hỏi : tự do sáng tác và đổi mới văn học do Lê Đạt, Hoàng Cầm chủ trương, với sự cộng tác của Trần Dần, Văn Cao, Tử Phác... Nội dung Giai phẩm mùa xuân Giai phẩm mùa xuân chuyên về thơ. Tất cả có 9 bài thơ (Lê Đạt ba, Hoàng Cầm hai, Văn Cao, Nguyễn Sáng, Phùng Quán, mỗi người một và bài Nhất định thắng của Trần Dần), ngoài ra còn một truyện ngắn của Sỹ Ngọc và truyện phiếm Lão Rồng của Trần Dần. Về hình thức, thơ trong Giai phẩm mùa xuân khác với Thơ Mới : các câu dài, ngắn, không đồng đều; nhịp điệu phóng khoáng; có thể nói đây là tạp chí thơ đầu tiên thể hiện cách làm thơ hiện đại không vần ở miền Bắc. Tất nhiên cũng mới chỉ là những thử nghiệm, các tác giả chưa xác định được căn cước của riêng mình, như sau này Lê Đạt với Bóng chữ, Trần Dần với Cổng tỉnh, Hoàng Cầm với Về Kinh Bắc, Đặng Đình Hưng với Ô mai, Bến lạ. - Khuynh hướng tuyên truyền cách mạng : Chống địa chủ, cường hào ác bá, đề cao cách mạng (Mùa xuân đến rồi đây của Hoàng Cầm), thơ chiêu hồi gửi miền Nam (Thơ qua đài phát thanh, Hoàng Cầm). Thơ đề cao chiến thắng và công lao của Đảng (Hoa đào vẫn nở, Nguyễn Sáng). Thơ kiến thiết đất nước, xây dựng xã hội mới (Mỗi ngày mỗi lớn - Gửi kế hoạch nhà nước 1956, Lê Đạt). Thơ ca tụng công nhân quét đường (Thi sĩ và công nhân, Phùng Quán). Văn tả cảnh đói khổ của người dân lao động, sự bóc lột của địa chủ, nhưng nhờ ánh sáng của Đảng, từ nay, trời sẽ "trong sáng vĩnh viễn" (Sổ tay, Sỹ Ngọc). - Khuynh hướng vừa chống vừa theo :Trần Dần (Nhất định thắng). - Khuynh hướng chống đối và đòi tự do sáng tác : Văn Cao (Anh có nghe thấy không) và Lê Đạt (Làm thơ và Mới). Thơ Hoàng Cầm
Về mặt thi ca, Hoàng Cầm có phần nổi tiếng hơn Tố Hữu : những bài Đêm liên hoan, Tâm sự đêm giao thừa, Bên kia sông Đuống... tuy không được phổ biến rộng rãi trên báo của đảng, nhưng vẫn truyền qua các kênh đại chúng, trở thành những tác phẩm tiêu biểu của thi ca kháng chiến và đã đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền cho tinh thần chiến đấu vệ quốc quân. Thơ Tố Hữu, vì có nhiều câu kêu gọi sự giết chóc (dù là giết "quân thù") : "Giết giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ...", lại có những câu ca tụng đảng trơ trẽn : "Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt" hoặc "Đảng ta Mác - Lê nin vĩ đại...", hoặc những câu thờ phụng lãnh tụ ngoại lai : Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít- Ta-Lin bất diệt, đôi khi đi đến chỗ vong bản như : Xít- ta- lin ! Xít- ta- lin ! / Yêu biết mấy, nghe con tập nói / Tiếng đầu lòng con gọi Xít-Ta - Lin... nên dù Tố Hữu có quyền thế, dù thơ Tố Hữu được học, được tung hô trong hơn nửa thế kỷ, nhưng thơ ông vẫn không được toàn dân chấp nhận. Tố Hữu cũng có những câu thơ hay, nhưng chúng bị ngập trong rừng thơ tuyên truyền. Đối với số đông người Việt, Tố Hữu là chủ soái của trường thơ ca tụng Bác và Đảng. Hoàng Cầm là nhà thơ đích thực, từ Bắc chí Nam, trước và sau 1954, thơ Hoàng Cầm được mọi người yêu mến, bởi thơ ông nói lên tâm sự đớn đau của con người. Hoàng Cầm cũng tuyên truyền, nhưng thường tuyên truyền cho lòng yêu nước, rất ít những câu ca tụng đảng, ca tụng lãnh tụ hay một chủ nghĩa ngoại lai như trường hợp Tố Hữu. Cho nên, không phải tình cờ mà Nguyễn Hữu Đang, năm 1956, khi ra Nhân Văn số 1, đã nhờ Hoàng Cầm viết bài bênh vực Trần Dần : Bởi trong nền thi ca cách mạng, chỉ Hoàng Cầm mới có đủ tư thế văn học để đương đầu với Tố Hữu lúc bấy giờ. Trong NVGP, Hoàng Cầm giữ vị trí điều hoà và liên lạc mời những người có "vai vế" như Văn Cao, Phan Khôi... tham gia phong trào. Hoàng Cầm cùng với Lê Đạt tổ chức Giai phẩm mùa xuân, nhưng thơ ông trong Giai phẩm mùa xuân không có tính cách quyết liệt như thơ Văn Cao, không tố giác như thơ Trần Dần và cũng không đòi đổi mới thi ca như thơ Lê Đạt. Đó cũng là phong cách của Hoàng Cầm : trung dung, ôn hoà, cũng có thể như ông tự nhận mình là nhát, ít nhất trong những bước đầu. Nhưng khi cần bênh vực Trần Dần, ông đã lên tiếng mạnh mẽ trong bài Con người Trần Dần. Bài Mùa xuân đến rồi đây của ông nói lên nỗi khổ của người dân trong bảy mươi năm nô lệ, đói khổ, dưới sự thống trị của bọn "địa chủ cường hào ác bá", nhưng rồi cách mạng thành công, công bằng, ấm no, hạnh phúc trở lại : Bẩy mươi mùa xuân không xuân Bảy mươi năm cùng tháng tận Dòng sông Nhị ơi ! Con cò lận đận Bãi ngô dài cát trắng Lòng sông cuốn nặng Phù sa Nước mắt mẹ con ta Chảy ra ngoài biển rộng Réo lên đầu sóng Đùn đùn mây đen Mưa lọt mái nhà rách thủng. Mưa thốc xuống tàu chuối khô Ướt đẫm manh tải Mẹ con nằm trong đêm mưa Nằm trong nước mắt đỏ như máu Nằm trong nước sông đầy bùn nhơ Dòng sông Nhị ơi ! Lúa mượt hai bờ Địa chủ đứng trên đê Mắt ngầu hổ dữ... Sau khi duyệt lại những năm tháng tối tăm cùng khốn của con người trong đói khổ, bị đàn áp, Hoàng Cầm ca tụng mùa xuân trở về (cách mạng thành công), mang lại ấm no, công bằng : Dòng sông Nhị ơi ! Mùa xuân đến rồi đây Mẹ con được chia : hai gánh thóc đầy (Mùa xuân đến rồi đây) "Thơ qua đài phát thanh" là một bài thơ "chiêu hồi" gửi "người em" bên kia vĩ tuyến, có những câu rất lãng mạng : Tôi tìm Em trên sóng điện bao la Thơ đã đứng lên, vút đi, cao lớn Ống nói như môi em chờ đón Trầm ngâm, ấp một nụ cười Tôi sung sướng truyền thơ tôi Cho những Người yêu khắp nước Tóm lại, Hoàng Cầm trong Giai phẩm mùa xuân mới chỉ thử nghiệm những câu thơ không vần, trong tinh thần tuyên truyền cách mạng, chưa đả động đến những vấn đề gai góc như tự do tư tưởng, tự do sáng tác, và trong văn bản, chưa có câu nào "bôi đen" chế độ. Thơ Trần Dần
Bài thơ Nhất định thắng là tác phẩm chính trong thời kỳ NVGP của Trần Dần, phản ánh khá rõ tính cách mâu thuẫn trong tư tưởng tác giả với giọng anh hùng ca. Trần Dần lồng bi kịch cá nhân của mình (yêu người con gái ở phố Sinh Từ) trong bối cảnh chung của đất nước sau hiệp định Genève : - Miền Bắc nghèo đói, thất nghiệp "Anh bước đi không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ". - Miền Nam dưới gót dày của "giặc" : "Ở miền Nam có tên giặc họ Ngô, tài của hắn là Khuyển Ưng của Mỹ". - Nhưng chúng ta "Nhất định thắng", đất nước sẽ thống nhất : "hàng triệu tâm hồn, đã bỏ miền Nam ra Bắc", và "kẻ thù" (nghèo đói, Ngô, Mỹ) sẽ phải thua : "bọn Mỹ Diệm ôm đầu sợ hãi". - Rồi trời lại xanh : "Anh bước đi đã thấy phố đã thấy nhà, không thấy mưa sa, chỉ thấy nắng lên, trên màu cờ đỏ". Nhất định thắng như một bài thơ tuyên truyền Đây là đoạn mở đầu :
Tôi ở phố Sinh Từ : Hai người Một gian nhà chật. Rất yêu nhau sao cuộc sống không vui ? Tổ Quốc hôm nay tuy gọi sống hoà bình Nhưng mới chỉ là năm thứ nhất Chúng ta còn muôn việc rối tinh... Chúng ta Ngày làm việc, đêm thì lo đẫy giấc Vợ con đau thì rối ruột thuốc men Khi mảng vui - khi chợt nhớ - chợt quên Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt, Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt. Ta biết đâu bên Mỹ Miếc tít mù Chúng còn đương bày kế hại đời ta ? Người ta nói thằng Ngô con đĩ Ở miền Nam có tên giặc họ Ngô Tài của hắn là : Khuyển Ưng của Mỹ Bửu bối gớm ghê là : một lưỡi đao cùn Hắn nhay mãi cố xẻ đôi Tổ Quốc. Tác phẩm trình bày cảnh đói khổ của miền Bắc, nhưng thầm ngụ ý Mỹ Diệm mới là nguồn cơn của mọi đớn đau : "Em ơi, Em có biết đâu, Ta khổ thế này, Vì sao ? Em biết đâu, Mỹ Miếc, Ngô Nghê gì ?". Khi chửi Ngô Đình Diệm, Trần Dần có những câu sắt máu, đại loại : "Hắn thét lên ộc máu mũi máu mồm", "Đất trời sâu / đương vẩy máu / đuổi theo chân hắn. Hắn run sợ - Quỳ xin đã muộn ! / Dù đêm khuya, bóng tối đặc ngầu ngầu / Máu vẫn đỏ / trúng đầu trúng mặt / Tên tội nhân kia ! / Lịch sử vang tên mày !" Bài thơ kết thúc có hậu : "Em có thấy bay trên trời xanh / Hàng triệu tâm hồn / Họ đã bỏ miền Nam ra Bắc ! / Chúng đem súng mà ngăn / Đem giây mà trói ! / Giữ thân người không giữ được nhân tâm / Người Nam gửi tâm hồn ra Bắc cả / Bọn Mỹ Diệm ôm đầu sợ hãi / Đổ lên chúng nó / Mây đen / lửa loạn / bão thù". Và khi "ta" đã toàn thắng : "Anh bước đi / đã thấy phố thấy nhà / Không thấy mưa sa / Chỉ thấy nắng lên / trên màu cờ đỏ". Người dân phố Sinh Từ đóng cửa xuống đường đi mít tinh : "Vung cờ đỏ hát hò vỡ phổi". Đó là một bài anh hùng ca theo đường lối thơ cách mạng, có nhiều câu tuyên truyền theo thông tin nhà nước. Thực ra, tháng 4/1955, khi Trần Dần viết bài Nhất định thắng, người Mỹ chưa vào miền Nam. Ngô Đình Diệm mới về, chỉ là thủ tướng, đang lo dẹp Bình Xuyên, Hoà Hảo, chưa thật sự nắm quyền và có chính sách chống Cộng triệt để như sau này. Ngày 23/10/1955, Ngô Đình Diệm mới tổ chức cuộc trưng cầu dân ý "truất phế" Bảo Đại. Cho nên khi Hoài Thanh viết : "Toàn bài của Trần Dần toát ra một sự hằn học sâu sắc đối với chế độ tươi sáng ở miền Bắc, đối với sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, thống nhất của nhân dân ta. Tôi không kết luận về người. Tôi chỉ căn cứ vào bài văn. Tự nó, bài “Nhất định thắng” trong lời và chữ của nó, chứa đựng những tư tưởng phản động, đứng về phía địch chống lại nhân dân ta, chống lại cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Trong nền văn nghệ chúng ta đầy tin tưởng ở hiện tại và tương lai của chế độ, của dân tộc, bài “Nhất định thắng” của Trần Dần thật đúng như lời đồng chí Nguyễn Tuân nói, là một thứ mụn lở trên một cơ thể lành mạnh". (Hoài Thanh, Vạch trần chất phản động của bài Nhất định thắng của Trần Dần, Báo Văn nghệ, Hà Nội, số 110 (1.3.1956), Lại Nguyên Ân sưu tầm). Viết như vậy, Hoài Thanh không còn đứng ở cương vị một nhà phê bình đứng đắn dựa trên văn bản để xét mà ông đã xuyên tạc, hoặc nói ngược lại ý nghiã trong bài thơ của Trần Dần. Nhưng tại sao Trần Dần cũng lại viết : "Bài Nhất định thắng sinh ra trong cái nôi những tư tưởng chống đối như thế. Dưới chiêu bài “phát hiện mâu thuẫn xã hội”, "chống công thức, tìm cái mới”, bài Nhất định thắng bôi đen miền Bắc. Thất nghiệp hàng ế, đi Nam, hai năm không thống nhất được v.v… và cái điệp khúc “mưa sa trên màu cờ đỏ” nó nhấn mạnh : “Đảng là nguyên nhân của cái xã hội thê thảm này.” Những sự quy kết khác ép cho địch, thực chất chỉ là chiêu bài. Có những câu đả kích cán bộ chính trị “nhà chính trị lắm mưu trong bụng” về sau in xoá đi. Bài Nhất định thắng là một cuộc đánh thẳng vào tư tưởng của Đảng, trắng trợn và hung hăng". (Trần Dần, Những lời thú nhận bước đầu, Văn Nghệ, số 12, tháng 5/1958, trang 60). "Thú nhận" như thế tức là tức là hoàn toàn nhận lỗi chống chế độ về mình. Mà thực tế văn bản đâu phải thế ? Tại sao ? Vậy có thể hiểu là, ở thời điểm 1958, trong bối cảnh trù dập của lớp học Thái Hà, Trần Dần đã phải thú nhận tất cả mọi "tội", kể cả những tội không phải của mình, ví dụ như "phát hiện mâu thuẫn xã hội", "chống công thức, tìm cái mới" là "tội" của Lê Đạt. Những lời thơ trong Nhất định thắng chưa thể gọi "là một cuộc đánh thẳng vào tư tưởng của Đảng, trắng trợn và hung hăng" như Trần Dần đã (phải) xác nhận. Vì vậy, chúng ta nên thận trọng khi tìm hiểu hiện tượng những thành viên trong NVGP, người này tố cáo người kia, trong không khí thanh trừng này, kể cả việc phải tố cáo chính mình. Tóm lại xung quanh bài Nhất định thắng có ba vấn đề : - Tính cách mâu thuẫn trong tư tưởng Trần Dần - Việc bắt buộc phải nhận tội dưới áp lực cách mạng. - Bi kịch Trần Dần. Nhất định thắng như một tác phẩm văn học Nhất định thắng trước hết là một bài thơ tuyên truyền, nhiều câu khẩu hiệu, có lẽ vì thế mà cả Hoàng Cầm lẫn Phan Khôi (hai người cực lực bênh vực Trần Dần) đều không cho Nhất định thắng là một bài thơ hay. Nhưng nếu cắt những đoạn tuyên truyền máu mê thô thiển đi, như Hoàng Văn Chí đã làm thì bài Nhất định thắng trở thành một tác phẩm văn học giá trị. Bởi khi đem bi kịch riêng lồng vào lịch sử, Trần Dần đã có những câu thơ thật xúc động : Tôi ở phố Sinh Từ Những ngày ấy bao nhiêu thương xót Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
Gặp em trong mưa Em đi tìm việc Mỗi ngày đi lại cúi đầu về - Anh ạ ! họ vẫn bảo chờ... Tôi không gặng hỏi, nói gì ư ? Trời mưa, trời mưa Ba tháng rồi Em đợi Sống bằng tương lai Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi Lũ lượt dắt nhau đi buồn bã... Em đi trong mưa cúi đầu nghiêng vai Người con gái mới mười chín tuổi Khi nói đến tình trạng thất nghiệp ở miền Bắc, Trần Dần có những hình ảnh thơ mộng và nhức nhối : Gặp em trong mưa Em đi tìm việc Mỗi ngày đi lại cúi đầu về - Anh ạ. Họ vẫn bảo chờ... Tôi không gặng hỏi, nói gì ư ? Trời mưa, trời mưa Ba tháng rồi Em đợi Sống bằng tương lai Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi Lũ lượt dắt nhau đi buồn bã... Em đi trong mưa cúi đầu nghiêng vai Người con gái mới mười chín tuổi. Nói đến nghịch cảnh chia đôi đất nước, Trần Dần có những lời lẽ thiết tha, đòi đoạn : Tôi đã sống rã rời cân não Quãng thời gian nhưng nhức chuyện đi Nam Những cơn mưa rơi mãi tối sầm Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng .... Tôi nức nở giữa trời mưa bão. Họ vẫn ra đi. - Nhưng sao bước rã rời ? Sao họ khóc ? Họ có gì thất vọng ? Đất níu chân đi, gió cản áo bay về Xa đất Bắc tưởng như rời cõi sống ... Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió Bắc Nam ơi, đứt ruột chia đôi Tôi cúi xuống - Quỳ xin mưa bão Chớ đổ thêm lên đầu họ Khổ nhiều rồi !" Chính những câu thơ này đã khiến bài Nhất định thắng sống mãi trong lòng người dân miền Nam. Toàn bài phản ánh những suy nghĩ của Trần Dần về tình hình đất nước năm 1955, những suy nghĩ này thường mâu thuẫn nhau : vừa nói lên cái khổ của người dân miền Bắc dưới chế độ cộng sản : tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà... nhưng lại mong miền Bắc thắng trong cuộc thống nhất đất nước. Hoặc nói về màu cờ : Trần Dần vừa thấy "mưa sa trên màu cờ đỏ", nhưng lại cũng thấy "nắng lên đỏ phố đỏ cờ", "cờ bay đỏ phố đỏ nhà", và có lúc "cầm cờ đỏ hét hò vỡ ngực". Phần dở là những câu, những đoạn tuyên truyền khơi gợi căm thù, kiểu : "Hôm nay hàng triệu mối thù sâu / tới đập cửa lão già Ngô đòi mạng / Vung đao cùn chém phải quãng trời không". Phần hay là những đoạn thơ nhân bản, nói lên những đau đớn xót xa của người dân đói khổ, thất nghiệp, ở Bắc; của người dân lìa bỏ quê cha đất tổ, trong Nam, và tác giả mong một ngày sẽ có hiệp thương, thống nhất đất nước, để hai miền cùng đọc tác phẩm của mình, và như thế độc giả sẽ tăng lên gấp bội. Hoàng Văn Chí khi in bài Nhất định thắng trong Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, đã cắt những câu, đoạn, những lời sắt máu, oán thù, khiến bài thơ hay hơn, nhân bản hơn. Nhưng việc cắt xén này làm thay đổi ý nghĩa của bài thơ và lập trường chính trị của Trần Dần năm 1956, làm cho Nhất định thắng trở thành một tác phẩm chống cộng, được chính quyền miền Nam trưng dụng như một biểu tượng "tố cộng". Và chính quyền miền Bắc dựa vào đó để buộc tội Trần Dần. Bi kịch của nhà thơ là tác phẩm của ông, đã bị/được, bên này, bên kia gán cho những ý nghĩa không có trong văn bản, đem trưng dụng để tung hô hay buộc tội. Độc giả miền Bắc, năm 1956, theo lời Lê Đạt, khi đọc Nhất định thắng, cũng chỉ giữ lại những câu hay nhất : "Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ". Bởi nó đã nói lên được tâm sự của con người sống dưới chế độ cộng sản. Hậu thế sẽ nhớ đến Trần Dần qua hai câu thơ kiệt tác đó. Văn Cao và Lê Đạt : tác giả đích thực "có vấn đề" Hai tác giả đích thực "có vấn đề" phải là Văn Cao và Lê Đạt, bởi họ đã nói đến thực chất của chế độ, đòi quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tác, và chủ trương đổi mới văn học trên Giai phẩm mùa xuân.
Cửa đóng lại từ chín giờ Không một cuốn sách chờ đợi Dù những ngôi sao đang nở trên trời Dù đêm mùa xuân bắt đầu trở lại
Tất cả hướng về biển Bọt cứ tan trên bãi cát xa Mà cửa bể vẫn im lìm chưa mở
Bao giờ nghe được bản tình ca Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật Bao giờ Bao giờ chúng nó đi tất cả
Những con người không phải của chúng ta Vẫn ngày ngày ngang nhiên sống
Chúng nó còn ở lại Trong những áo dài đen nham hiểm Bẻ cổ bẻ chân đeo tội ác cho người
Chúng nó còn ở lại Người bán giấy cũ Anh muốn giơ tay lên mặt trời Chung quanh còn những người khôn ngoan Anh có nghe thấy không Những người của chúng ta Nghìn năm cũ phủ mất nhiều giá trị Vào một cuộc đấu tranh mới Vào một cuộc đấu tranh mới Giọng thơ Văn Cao nhẹ nhàng, nhưng ý thơ rất quyết liệt : đòi tự do, lên án sự bưng bít của chế độ và kêu gọi mọi người đứng dậy tranh đấu đến cùng. Những lời đầu, Văn Cao mở vào không gian kín mít, không gian nghẹt thở sau khi cách mạng thành công : Cửa đóng lại từ chín giờ Không một cuốn sách chờ đợi Dù những ngôi sao đang nở trên trời Dù đêm mùa xuân bắt đầu trở lại Đó là thứ không khí thiết quân luật. Cửa đóng. Không có sách hay không còn sách. Mặc dù sao (vàng) lấp lánh trên trời. Mặc dù mùa xuân đã đến. Mọi con mắt hướng ra biển (về phía tự do), nhưng cửa biển vẫn im ỉm đóng : Tất cả hướng về biển Bọt cứ tan trên bãi cát xa Mà cửa bể vẫn im lìm chưa mở Vẫn giọng ôn hoà, nhưng không kém phần khắc hạch, Văn Cao trỏ thẳng vào bọn gian thần, bọn dốt nát, bọn kìm kẹp văn hoá tư tưởng, mắng và đuổi, khi nào "chúng nó" còn đây thì : Bao giờ nghe được bản tình ca Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật Bao giờ Bao giờ chúng nó đi tất cả Chúng nó là ai ? Nhà thơ trả lời - Chúng là : Những con người không phải của chúng ta Vẫn ngày ngày ngang nhiên sống Chúng nó còn ở lại Trong những áo dài đen nham hiểm Bẻ cổ bẻ chân đeo tội ác cho người. "Chúng nó", bọn áo thụng, len lỏi khắp nơi, từ trong tủ sách gia đình đến điếu thuốc trên môi đứa bé mười lăm, quẩn trong bước chân người con gái. "Chúng nó" nấp trong mọi lứa tuổi, mọi từng lớp xã hội, "chúng nó" trà trộn vào đời sống hàng ngày, làm ô uế không gian, lũng đoạn thời gian. Sách cũ, sách mới đem bán cân giấy lộn, đến cả những bài thơ mới nhất của anh. Những kẻ "khôn ngoan" thì ngậm miệng "mắt không bao giờ nhìn thẳng". Nhưng Anh người nghệ sĩ tự do, Anh có nghe thấy không ? Bọn chúng đã "đốt nghìn kinh chưa thắp sáng cuộc đời". Còn Anh, anh phải bước vào cuộc đấu tranh mới : mở tung các cửa bể, và anh phải tung ra những con người thật của chúng ta, để thay thế "chúng nó", những con người giả. Thơ Văn Cao là nộ khí trầm lặng của một nghệ sĩ bị giam hãm tư tưởng, của một kẻ sĩ can trường hạch tội gian thần. Giọng nhẹ nhàng nhưng tha thiết kêu gọi mọi người đứng lên đấu tranh cho tự do tư tưởng. Văn Cao là một nghệ sĩ và cũng là một kẻ sĩ. Nhưng lạ lùng là cả triều đình và bọn nịnh thần không ai dám động đến Văn Cao. Chẳng lẽ họ không hiểu ? Kể cả những người lắm chữ như Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi ? Dĩ nhiên là họ hiểu. Nhưng bởi Văn Cao là một tài năng lớn, trên tất cả "chúng nó" và Văn Cao là tác giả quốc ca. Chính bài quốc ca đã đỡ đòn cho Văn Cao trong toàn bộ hành trình Nhân Văn Giai Phẩm. Thơ Lê Đạt
Bài Làm thơ nói lên tâm trạng và hoài bão của một nhà thơ trẻ, trước tình thế đất nước : Đêm khuya Bóng đầu anh Hằn lên trang sách nhỏ Như bóng hàng cây quặn gió Lắng xuống mặt đường Giông bão mênh mông Anh nhìn Tổ quốc Đất nước đêm nay trĩu đầu ngòi bút
Anh nghe tiếng đất trời Xao động lùm cây ngọn cỏ Như hiệu thính viên Đêm không ngủ Ghi những lời cuộc sống điện về Những tiếng nặng nề Những tiếng cục cằn uất ức Lê Đạt tự coi mình như một hiệu thính viên lắng nghe tất cả những tiếng đau thương do người đồng loại điện về và thầm kín nói lên tham vọng "Anh nghe tiếng đất trời" của một "lãnh tụ". Năm 1956, với những câu thơ : Ghi những lời cuộc sống điện về. Hoặc : Óc anh là một công trường Mỗi dòng thơ là một cây số mới. Hoặc : Một tiếng súng tương lai Nổ vào đầu dĩ vãng Lê Đạt đã trở thành người đầu tiên làm thơ hiện đại ở miền Bắc, đã thực sự đưa ra cách suy nghĩ, cách tạo hình và kiến trúc tư tưởng rất mới (Trước đó có Nguyễn Đình Thi, bài Đất nước, nhưng thơ Nguyễn Đình Thi vẫn còn nằm trong không gian lãng mạn). Lê Đạt còn là người đầu tiên đặt vấn đề nhà văn dấn thân (écrivain engagé), nhà văn không thể làm ngơ trước những khó khăn của dân tộc, của con người và của cuộc sống. Sự dấn thân này, do tự thân Lê Đạt, không do ảnh hưởng của Sartre, vì năm 56, Lê Đạt chưa đọc Sartre và cả sau này ông cũng không mấy chú ý đến tư tưởng của Sartre. Tóm lại, Lê Đạt là người có hoài bão chính trị cho dân tộc ngay từ những bước thơ đầu, khác hẳn với Trần Dần là nhà thơ "nổi loạn" chống lại mọi áp bức bó buộc bản thân, nhưng không có mục đích tranh đấu chính trị cho quốc gia dân tộc. Lê Đạt xác định một lần nữa, bản chất và nhiệm vụ của một nhà thơ dấn thân, phải đi vào cuộc sống, phải tìm cách thay đổi xã hội, xây dựng lại con người : Người làm thơ nắng mưa thiêu đốt Ăn nằm với cuộc đời Thai nghén đất trời Sinh ra sự sống Năng tâm tư của trăm ngàn quần chúng Đau xót hơn bao nhiêu Em ơi ! Anh thức thâu đêm suốt sáng Moi óc làm thơ Moi tim làm thơ Như người thợ Chui xuống lòng hầm mỏ Moi than moi lửa Đốt sáng cuộc đời Anh muốn Đảng gọi anh đến nơi Hội ý về cuộc sống Điều động anh vào Bộ Tâm hồn quần chúng Giúp Trung ương Xây dựng Những con người Từng từng giọt mồ hôi Đẫm bản đồ chính sách Anh mở lối giữa cuộc đời ngóc ngách Óc anh là một công trường Mỗi dòng thơ là một cây số mới Trên con đường đi tới Xã hội Ngày mai Một tiếng súng tương lai Nổ vào đầu dĩ vãng Anh vác bút đi theo Đảng Xông lên hàng đầu Năm 1956, khi chủ trương Giai phẩn mùa xuân, Lê Đạt vẫn còn làm việc ở tuyên huấn, cạnh những cột trụ Trường Chinh, Tố Hữu. Lê Đạt chưa thể tách rời khỏi Đảng. Đoạn kết bài Làm thơ có những câu tỏ ý vẫn tin tưởng vào Đảng, một Đảng sẽ lành mạnh hơn, biết đặt văn nghệ sĩ vào những vị trí xứng đáng để họ có thể nhả tơ xây dựng lại đời sống con người. Đó là một chiến lược của nhà chính trị Lê Đạt, hay là niềm tin tưởng thật của nhà thơ Lê Đạt. Khó biết được. Tố Hữu nhìn thấy những "nguy cơ" trong bài thơ thứ nhì của Lê Đạt, bài Mới, như một lời tố cáo, mạnh mẽ và quyết liệt của lớp đảng viên trẻ, muốn đổi mới văn học, muốn "đập cánh bay lên", muốn chống lại "bao nhiêu gồng xiềng tập quán / cột lấy bước chân", muốn chống lại những thành phần kỳ cựu đã sống quá lâu, trở thành những ông bình vôi, khép kín trong công thức, bị xỏ dây vào mũi : Tôi mới hai mươi lăm tuổi Chung quanh tôi bao cuộc đời mệt mỏi Thất bại cúi đầu Công thức xỏ giây vào mũi
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi Ỳ như một chiếc bình vôi Càng sống càng tồi Càng sống càng bé lại
Tôi đã sống rất nhiều ngày thảm bại Khôn ngoan không dám làm người Bao nhiêu lần tôi không thực là tôi Nhà thơ nhìn quanh : một xã hội "công thức giả tạo", với những ông bình vôi hủ lậu kéo dài cuộc sống và nhìn lại chính mình, còn trẻ, nhưng đã tự đánh mất mình, vì khôn ngoan, nên không dám làm người ! Cuối cùng nhà thơ mạnh dạn đứng lên hô hào đổi mới toàn diện thi ca xã hội và con người : Mới Mới ! Tố Hữu khó chịu nhất những câu thơ trên đây, có thể coi là bản tuyên ngôn, là lời kêu gọi của Lê Đạt cho một đường hướng sáng tác mới vượt trên lối mòn cũ của các bậc đàn anh Tố Hữu, Xuân Diệu. Thấy sự nghiệp thi ca cách mạng của mình có thể bị chao đảo, sẵn quyền uy trong tay, Tố Hữu đã thẳng tay triệt hạ mầm mống nổi loạn, đòi thay đổi cục diện văn nghệ, đòi "chôn đàn anh" của ngòi bút trẻ Lê Đạt. Giai phẩm mùa xuân là tác phẩm đầu tiên ở miền Bắc chủ trương đổi mới thi ca, tự do sáng tác, với những khuynh hướng khác nhau : thơ tuyên truyền theo đường lối cách mạng của Hoàng Cầm, Sĩ Ngọc, Phùng Quán... Thơ nói lên tình hình nghèo khổ thất nghiệp ở Bắc và tố cáo tội ác Mỹ Diệm trong Nam của Trần Dần. Thơ đòi tự do tư tưởng và chửi bọn nịnh thần của Văn Cao. Thơ xây dựng một xã hội mới, một nền thơ mới của Lê Đạt. Bài thơ quyết liệt nhất là của Văn Cao. Nhưng không ai dám đánh Văn Cao. Tất cả mũi dùi đổ vào Trần Dần và Lê Đạt, hai nhà thơ trẻ chưa nổi tiếng. Và chính vì vụ đánh Trần Dần và Lê Đạt mà trí thức tham gia. Lúc đầu trí thức chưa tham gia, nhưng vì vụ đánh Trần Dần, Lê Đạt mà Phan Khôi trở lại vai "ngự sử văn đàn" với bài Phê bình lãnh đạo văn nghệ. Bài tham luận của Nguyễn Hữu Đang đọc trước lớp học 18 ngày và bài Phê bình lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi là hai tác phẩm chủ chốt, đã thuyết phục Trương Tửu và những nhà trí thức khác tham gia tích cực, tạo nên một phong trào rộng lớn : Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. (Hết phần thứ ba)
|